1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuonphong

    cuonphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Thiền nâng cao:
    GIẤU MÌNH TRONG HƯƠNG
    Nhật Chiêu
    Những bông hoa giấu mình trong hương. Như trên Linh Sơn, Ðức Phật giấu mình trong niềm im lặng của một bông hoa. Thế Tôn niêm hoa và một làn hương vĩnh cửu bay đi. Chỉ một Ca Diếp mỉm cười. Thế cũng đủ. Ðủ cho một làn hương trao. Ðủ cho Phật pháp ra đi và trở về. Ðủ cho những nghìn năm thơm lừng hương Phật...
    Giấu mình trong hương
    Một bông hoa trắng
    Dạ lan.
    Buson
    (Yoru no ran
    Ka ni kakurete ya
    hana shiroshi)
    Nhà thơ Buson nhìn thấy một làn hương trong bóng tối. Làn hương ấy là hiện thể của hoa dạ lan.
    Có một Phật quốc tên là Chúng Hương, nơi mỗi làn hương là một lời nói trên môi người. Nói, ấy là trao hương cho nhau.
    Từ cây hoa nào
    Mà ta không biết
    Một làn hưong trao.
    Bashô
    (Nan no ki no
    hana towa shirazu
    nioi kana)
    Không có ngôn từ nào kỳ diệu hơn hương thơm, một ngôn từ không biết đến bạo lực. Một ngôn từ mà tinh tố là tình yêu.
    Dẫu lừng hương thơm
    Tôi không nhìn thấy
    Ôi cây mơ gần
    Chora
    (Nioi ****e
    tonari no ume no
    mienu kana)
    Những bông hoa ấy giấu mình trong hương. Như trên Linh Sơn, Ðức Phật giấu mình trong niềm im lặng của một bông hoa. Thế Tôn niêm hoa và một làn hương vĩnh cửu bay đi.
    Chỉ một Ca Diếp mỉm cười. Thế cũng đủ. Ðủ cho một làn hương trao. Ðủ cho Phật pháp ra đi và trở về. Ðủ cho những nghìn năm thơm lừng hương Phật.
    Vì thế lời xưa mới nói: ?oNhục thân Thích Ca còn ấm, nụ cười Ca Diếp còn tươi?.
    Nhục thân giấu trong niềm im lặng. Chính vì thế chúng ta cảm thấy cái ấm áp vô cùng của niềm im lặng. Ðóa hoa mà Phật nâng lên ở Linh Sơn vẫn còn tuơi như nụ cười Ca Diếp, vẫn nở ra trước mắt chúng ta mà không biết đến tàn phai.
    Bởi vì đóa hoa ấy đi vào trong mọi đóa hoa. Bởi vì nụ cười ấy đi vào trong mọi nụ cười.
    Dưói trăng
    Hương sắc tử đằng
    Mơ hồ xa xăm
    Buson
    (Tsuki ni tôku
    oboyuru fuji no
    iroka kana)
    Và làn hương ấy đi vào mọi làn hương.
    Cho nên còn một đóa hoa, còn một làn hương là nhục thân Phật vẫn còn ấm áp.
    Chỉ cần một cái nhìn sâu xa là hoa nở khắp nơi, hương lừng trời đất cây đời vĩnh viễn xanh tươi.
    Và mọi lý thuyết đều màu xám (goethe) như ý nghĩa của bài tắc sau đây trong Bích nham lục:
    ?oLục Hoàn đại phu (một học giả Phật giáo thời Lục Triều) hỏi Thiền sư Nam Tuyền:
    ?" Tôi nhớ Triệu Pháp sư nói: Trời đất cùng ta đồng gốc, vạn vật cùng ta đồng thể. Kỳ quái thật!
    Nam Tuyền chỉ bông hoa trước sân và đáp:
    ?" Người thời nay nhìn hoa này không như hoa mà như mộng?.
    Thiền sư nhắc nhở nhà học giả rằng hoa hiện thể như hoa, bao giờ cũng là hoa. Hoa có ở đây, bây giờ, trước mắt ta, với hương sắc diệu kỳ. Không cần lý luận, không cần giấc mơ.
    Hoa có đây, bên hàng giậu:
    Ta nhìn sâu xa
    Bên hàng giậu nở
    Cành nazuna
    Bashô
    (Yoku mireba
    nazuna hana saku
    kakine hana)
    Ðấy là cái nhìn đưa ta vào tinh tố của sự vật, niềm vui của sự vật, cái nhìn của Trang Tử trước những con cá bơi lội tung tăng dưới hào. Trang vui niềm vui của cá và Bashô vui niềm vui của hoa.
    Ta nhìn sâu xa
    Dưa nằm trong cỏ
    Hé mấy nụ hoa
    Shiki
    (Yoku mireba
    kiuri no tsubomi ya
    kusa no naka)
    ?oNhìn sâu xa? (yoku mireba) là cái nhìn thiền, một cái nhìn trong suốt, lắng đọng, như như. Cái nhìn đó ?ogiấu mình? vào sự vật, lặn vào sự vật chứ không mổ xẻ, phân tích. Cái nhìn đó không cần gọi tên, không cần xếp loại:
    Trong cỏ xanh
    cành hoa không biết
    nở ra trắng ngần
    Shiki
    (Kusa mura ya
    na mo shiranu hana no
    shiroku saki)
    Những bông hoa giấu mình trong cỏ, trong hàng giậu, trong hương thơm, trong bóng trăng, trong sự vô danh. Cái đẹp của hoa chỉ hiện ra trong cái nhìn sâu xa của tình yêu.
    Em ở đây, hoa nói. Em ở đây có nhìn thấy không? Em đây mà.
    Ở đây, bên con đường núi:
    Vưong trái tim tôi
    Bên con đường núi
    Cành hoa tím ơi
    Bashô
    (Yamaji kite
    naniyara yukashi
    sumire-gusa)
    Cũng bên con đường, có lần Bashô cảm nghiệm được cái kỳ diệu của một làn hương hoa:
    Mùi hoa mơ oi
    Con đường núi mọc
    Bỗng nhiên mặt trời
    Bashô
    (Ume ga ka ni
    notto hi no deru
    yamaji kana)
    Giữa mùi hoa mơ và mặt trời có tương quan gì? Và con đường núi?
    Và thi nhân?
    Và chúng ta.
    Tương quan gì giữa Pháp thân thanh tịnh và một đóa hoa? Có một vị Tăng hỏi Thiền sư Vân Môn:
    ?" Thế nào là pháp thân thanh tịnh?
    Vân Môn đáp:
    ?" Hoa thược lan.
    Hoa mơ, hoa tím hay thược lan... Hoa nào chẳng vì Pháp mà mọc, chẳng vì Pháp mà rơi.
    Nghe thác nước reo
    Những cánh hồng núi
    Đây đó rơi theo
    Bashô
    (Horo horo to
    Yamabuki chiru ka
    Taki no oto)
    Hoa và mặt trời và thác nước và nhà thơ và vũ trụ... tất cả như đang thể hiện một vũ điệu. Vũ điệu của sinh tử và cũng là vũ điệu của vĩnh cửu.
    Khi hoa bay đi, rơi xuống thác nước, hoa như mượn tiếng nước reo mà chào từ biệt đời, từ biệt một mùa .
    ?oTựa hồ hoa như nói: Bọn em đi về vĩnh cửu đây? (Okakura Kakuzo).
    Hoa biết cách giấu mình trong hưong cũng như biết cách giấu mình trong vĩnh cửu. Giấu mình trong Phật Ðà.
    Cố đô Nara
    Mùi hương hoa cúc
    Chân dung Phật Đà
    Bashô
    (Kiku no ka ya
    nara ni wa furuki
    hotoke tachi)
    Giấu mình trong tiếng chuông chiều, nối dài niềm tịch tĩnh Niết bàn:
    Tiếng chuông qua rồi
    Và hương hoa ngát
    Chiều ơi
    Bashô
    (Kane kiete
    hana no ka wa tsuku
    yube kana)
    Và ngay cả những lúc không có hoa, hoa vẫn giấu mình đâu đó trong giấc mộng đêm xuân, điều mà một bài tanka của Shotetsu đã diễn tả:
    Không có hoa nơi này
    Những cây thông thức giấc
    Trên đỉnh đồi ban mai
    Hoa đào đêm xuân mộng
    Cũng chỉ là mây bay
    Shotetsu
    (Hana zo naki
    Sametaru matsu wa
    Mine ni akete
    Magaishi kumo mo
    Haru no yo no yume)
    Khi thức giấc, cái mà ta tưởng là hoa đào chỉ là một áng mây đang lững lờ trôi. Nhưng chẳng phải là hoa giấu trong mây đó sao? Mây được tự do đi lại, hoa được tự do tung hương, tất cả có thể biểu hiện vì vuợt qua chúng là tánh không, là cái ảo, là mộng huyễn, là trò chơi vô tận của tự nhiên.
    Một trò chơi không chỉ có hoa mà có muôn loài.
    Tiếng chim oanh xa
    Thế mà thôi thúc
    Mặt trời mọc ra
    Chora
    Nếu như một mùi hương hoa mơ đã làm cho mặt trời xuất hiện bất ngờ thì một tiếng chim oanh xa cũng có thể thôi thúc vầng dương được chứ
    Nếu như vũ điệu mặt trời mọc cần hương hoa, tiếng chim thì toàn thể vũ trụ phải đáp ứng thôi.
    Và nếu như màu xanh của bầu trời cần tiếng nhạc thì:
    Ôi sơn ca
    Giấu mình đâu đó
    Trời xanh bao la
    Rikuto
    (Kuma mo naki
    sora ni kakururu
    hibari kana)
    Vì huyền bí của vũ trụ là giấu và mở, ẩn và hiện, sắc và không, mộng và thực.
    Cuộc đời tựa như giấc mộng nhưng đừng biến bông hoa trước mắt ta thành một cơn mơ trống rỗng. Ðời có thể như mơ nhưng hoa thì vĩnh cửu.
    Ðời thì trừu tượng.
    Nhưng hoa thì cụ thể. Cũng như tiếng chim oanh thì cụ thể. Như Thế Tôn niêm hoa. Như Ca Diếp vi tiếu.
    Như những kẻ giấu mình trong niềm im lặng sau đây:
    Chủ, khách không lời
    Và hoa cúc trắng
    Lặng lờ im hơi
    Ryôta
    (Mon iwazu
    kyaku to teishu to
    shiragiku to)
    Cái không gian im lặng ấy như đang diễu hành qua trước mắt ta. Cái im lặng của mỗi người va chạm vào nhau một cách êm ái, pha lẫn vào nhau một cách gợi cảrn. Và cái im lặng thơm hương của hoa cúc trắng vây phủ lên không gian ấy một hơi thở u huyền muôn thuở.
    Cũng giống như ai đó giấu mình trong hương khói tâm linh:
    Một đêm mùa xuân
    Trong góc Phật đường
    Bóng ai quỳ dâng hương
    Bashô
    (Haru no yo ya
    komoribito yukashi
    dô no sumi)
    Ai đó đang quỳ trước Ðức Phật, trước đêm xuân, giấu mình trong hương khói. Hương khói sẽ tắt, đêm xuân sẽ qua. Nhưng lời cầu nguyện vĩnh viễn nối kết tâm linh ai đó vào cõi Phật, vào quốc độ của làn hương bất diệt.
    Những dạ lan, tử đằng, đồng thảo, cúc trắng... giấu mình trong hương, trong niềm tịch tĩnh muôn đời.
    Cúi mình trước hoa, lặng im với hoa và ẩn giấu như hoa ẩn giấu, phải chăng là ước nguyện của ai đó một đêm mùa xuân?
    (NSGN số 74?" tháng 5 - 2002)
  2. TaTu4tuoi

    TaTu4tuoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Ô hay thế mấy ông thiền tông thiếu lâm giữ bí quyết thai tức của đạt ma ***** ,vậy suy ra đạt ma ***** là ngoại đạo rồi .Hình như Thiền Tông Trung Hoa tôn vinh những người trong toàn chân thất tử và nhiều vị nữa tu ngoại đạo là tổ thì phải như Mã Tổ Mã Đơn Dương .Có nhiều điều kỳ lạ quá nhỉ ,hay do người đời ít hiểu biết ,bí quyết chân chính thường bí truyền
  3. luanxa

    luanxa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Thiền nhắm mắt và thiền mở mắt, xin các cao thủ cho ý kiến. thank!
  4. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Nhắm hay mở chỉ có ý nghĩa lúc đầu, cho người mới tập, tuỳ môn mà người ta chủ trương nhắm hay mở, vì phải luyện tâm pháp theo cùng.
    Những người thiền nhắm mắt khi khai mở ấn đường thì cũng giống như mở mắt mà thôi!!
    Mình thấy thiền nhắm mắt có lợi hơn, vì khi nhắm mắt, dễ quan sát đường đi của khí hơn, tĩnh tâm hơn..
  5. Phicanh

    Phicanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2002
    Bài viết:
    1.521
    Đã được thích:
    0
    Nhắm mắt là âm ,nửa nhắm nửa mở là dương .theo mình thì lúc thiền đừng có nhắm tịt mắt lại ,lâu ngày sẽ sinh ra nhiều vấn đề .Các bạn sang topic của sư huynh huyền quang tử đọc thêm về thiền âm giới và dương giới .
  6. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Bác Phi Cảnh nhận xét gì về việc thiền lâu mở ấn đường, việc nhắm hay mở mắt không quan trọng nữa??
  7. Phicanh

    Phicanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2002
    Bài viết:
    1.521
    Đã được thích:
    0
    Cả thiền tông trung hoa và đạo gia đều dùng phương pháp buông rèm khép mi nghĩa là nhắm hờ vẫn để chút ánh sáng lọt qua .Chung qui buông rèm khép mi là bí quyết hồi quang phản chiếu hay thâu thần nhập thân ,quán chiếu chân tâm .Đây cũng là phép tính công tu tâm chính tông vậy .
    Còn chuyện mở ấn đường thì có lẽ là hướng tới mục đích khác hay một phương pháp thiền của phái nào đấy .Cái này mình hoàn toàn ko biết .
  8. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Đúng là mỗi môn có cách lí giải khác hẳn nhau. Em chưa đủ kiến thức để biết cái nào đúng thế nào, sai thế nào.
    Thôi học môn nào theo tâm pháp môn đó vậy!!
  9. ngvanlai54

    ngvanlai54 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2005
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    ĐẠO & ĐỜI
    Đạo rắt rối vì tà lộn chánh
    Đời lạc lầm bởi Thánh với phàm
    Thánh phàm biết đoán sao kham
    Thánh phàm gì bởi cũng làm người ta
    Khó là bởi kẻ ma người Phật
    Khó là gì hai bật khác nhau
    Ma thì có tánh tự cao
    Khoe mình đạo đức mà pha màu trò chơi
    Thánh Phàm hai nẽo khác nhau xa
    Tự nhiên Thiên phẩm thấy rộng ra
    Giác là Tiên Phật, Mê là chúng sanh

Chia sẻ trang này