1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiền...

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi Tinhnguyen08, 17/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Thiền...

    Tôi xin giới thiệu một số tài liệu giản dị, dễ hiểu, dễ thực hành, ... về Thiền.
    Với mỗi người có thể sẽ phù hợp với phương pháp, cách tiếp cận cuộc sống khác nhau.
    Tuy nhiên hi vọng những tài liệu này sẽ giúp quý vị dể thông cảm với mọi người, làm được nhiều ích lợi cho mình và người xung quanh, tiến tới an vui, hạnh phúc.
    Xin cảm ơn.
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    1. Làm quen với Thiền
    Thiền là khoảng lặng mà ở đó tâm hồn mỗi người sẽ được hưng phấn để có thể bay cao và xa hơn. Thiền rèn luyện sức khỏe, thiền nuôi dưỡng tinh thần.... Chính vì thế mà con người thời hiện đại tìm đến thiền ngày một nhiều hơn cũng là điều dễ hiểu.
    Nếu trước đây thiền chỉ giới hạn trong phạm vi các thiền viện thì ngày nay, loại hình thư giãn độc đáo này đã có mặt ở khắp nơi, từ các trung tâm hoặc câu lạc bộ đến các bệnh viện, thậm chí cả trong nhà tù.
    Từ lâu tác dụng tích cực của thiền đối với sức khỏe thể chất và tinh thần con người đã được minh chứng cụ thể dưới lăng kính khoa học.
    Vào năm 1980, tại đại học Havard (Hoa kỳ), các nhà khoa học đã thực hiện nhiều thử nghiệm đối với các thiền sư Ấn Độ bằng cách để họ nhập Thiền trong một gian phòng có nhiệt độ thấp, đồng thời khoác thêm lên mình nhiều tấm khăn đã được ướp lạnh.
    Thật kì lạ, thay vì run do lạnh thân nhiệt, các Thiền sư không chỉ ổn định thân nhiệt mà còn đủ nóng làm khô các tấm khăn choàng! Hay trong một thử nghiệm khác với các bệnh nhân trầm cảm nặng, thiền cũng có khả năng giúp họ thuyên giảm bệnh đến 75%.
    Trạng thái Thiền tuy là sự tĩnh lặng hoàn toàn nhưng lại có tác dụng gây hưng phấn tâm trí rất hiệu quả. Nhiều nghiên cứu bằng máy móc điện tử cho thấy hoạt động của não ở các Thiền sư luôn ở mức cao và trạng thái hưng phấn của tâm trí họ hoàn toàn hơn hẳn những người bình thường.
    Một trong những quốc gia thường xuyên tổ chức các buổi toạ thiền là Ấn Độ - quê hương của kĩ thuật nuôi dưỡng tinh thần độc nhất vô nhị này. Chuyện kể rằng, vào năm 1944, một nhà tù ở Ấn Độ đã hướng dẫn cho hơn 9000 phạm nhân thực tập Thiền trong vòng 10 ngày với hi vọng giúp họ bình ổn tâm trí cũng như giảm tối đa việc tái phạm sau khi mãn án.
    Kết quả rất khả quan, hầu hết các phạm nhân đều trở nên bình tĩnh hơn và các cuộc bạo động trong nhà tù cũng giảm xuống một cách đáng kể. Theo thống kê, hiện nay việc tổ chức các buổi tọa thiền như thế đang rất phổ biến trong các nhà tù ở phương Tây.
    Điểm đặc biệt của thiền là nó có thể thích hợp với tất cả mọi người, không phân biệt văn hóa chủng tộc. Bất cứ ai cũng có thể tập thiền, vào mọi nơi mọi lúc. Các nhà khoa học cho rằng ngồi thiền mỗi ngày có thể giúp bình ổn huyết áp, giảm stress...Tthiền giúp con người bình tĩnh, kìm chế cảm xúc, lạc quan và giải quyết công việc một cách sáng suốt hơn.
    Kỹ thuật ngồi thiền về cơ bản có thể sơ lược qua ba bước sau:
    1. Chuẩn bị
    Trước hết bạn cần vệ sinh sạch sẽ, sau đó chọn mặc loại trang phục thoáng rộng rồi tìm một nơi thật yên tĩnh, tốt nhất là trong một gian phòng thông thoáng.
    2. Ngồi Thiền
    Để thoải mái, bạn nên ngồi trên một miếng đệm mỏng (có thể ngồi tựa lưng vào tường nếu chưa thật thành thục), lưng thẳng, mặt hướng về trước nhưng hơi cúi, lưỡi chạm nhẹ vào chân răng trên, mắt nhắm hờ hoặc nhìn xuống cách vị trí ngồi khoảng 1m, hai tay buông lỏng đặt trên đùi hoặc đan chéo để trước bụng và bắt đầu ngồi Thiền.
    Về thời gian Thiền, bạn không cần phải cố gắng hay nóng vội, cứ để việc hành thiền được diễn ra một cách tự nhiên, tùy theo khả năng cũng như mức độ thành thục của bản thân. Thực tế cho thấy thiền rất cần có thời gian để làm quen, có khi phải mất hàng tháng trời.
    3. Sau khi xả Thiền
    Khi chấm dứt Thiền, bạn không nên đứng dậy vội mà cần thực hiện một vài động tác, đầu tiên là buông duỗi hai chân, sau đó xoay hông và cổ qua lại vài lần rồi massage nhẹ vùng mặt, cuối cùng là dùng hai tay hai chân kể cả lòng bàn chân.
    Việc ngồi Thiền đòi hỏi chúng ta phải có đủ kiên trì để vượt qua. Bất cứ ai mới tập thiền cũng đều như thế, bạn không nên nản chí.
    Sau đây là những rắc rối mà người mới tập thiền có thể mắc phải:
    1. Tâm trí mông lung: Đây là rắc rối phổ biến nhất đối với những người tập thiền. Để khắc phục, bạn nên tập trung đếm hơi thở, nhưng tốt nhất chỉ nên đếm từ 1 đến 5 rồi dừng, sau đó đếm lại.
    Thêm một lưu ý là bạn nên giữ nơi hành thiền thật yên tĩnh, tránh những tiếng động mạnh vì có thể làm tâm trí bị xao nhãng.
    2. Mệt mỏi: Nếu chưa thật quen với việc ngồi lâu, cách giải quyết tốt nhất là nên điều chỉnh lại tư thế ngồi sao cho thật phù hợp hoặc chọn phương pháp hành thiền (tức thiền đi bộ) với những bước nhỏ, chậm rãi (mỗi bước tương ứng với một hơi thở), mắt hơi nhìn xống, sau đó khi đã quen thì chuyển sang ngồi Thiền.
    3. Hiệu quả không rõ ràng: Thấy chán nản vì lợi ích của thiền không biểu hiện một cách rõ ràng hoặc quá chậm chạp là sự cảm nhận chung ở nhiều người.
    Tuy nhiên, thực tế thì lợi ích của thiền muôn hình muôn vẻ. Có người cảm thấy thiền có ích đơn giản vì đã giúp họ thoát khói tình trạng mông lung của tâm trí, hoặc cao hơn là rèn luyện khả năng làm chủ bản thân cũng như giải phóng mọi ức chế tinh thần ...
    Hãy kiên nhẫn tập luyện một cách tự nhiên, đừng có chờ đợi điều gì đó phi thường sẽ xẩy ra, lâu ngày, lợi ích của Thiền sẽ tự đến với bạn.
    4. Quá bận rộn: Không mất quá nhiều thời gian, chỉ cần mỗi sáng sớm hoặc trước khi ngủ bạn dành từ 15 đến 20 phút để ngồi thiền là đủ.
    (Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần)
    Được tinhnguyen08 sửa chữa / chuyển vào 13:29 ngày 17/10/2006
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    2. Sách "Pháp Thiền Tại và Hiện" (hiện đã xuất bản tại VN)
    Tài liệu được dịch từ nguyên bản Tiếng Anh
    a. Sách Lớn: http://www.hereandnowme***ation.com/Vietnamese/taivahien_ebook.pdf
    b. Sách Nhỏ (dành cho những ai ít thời gian ): http://www.hereandnowme***ation.com/Vietnamese/taivahien_ebooklet.pdf
    Mọi chi tiết có thể tham khảo thêm ở địa chỉ: www.taivahien.com
    Tuy nhiên tôi thấy sách nhỏ khá cô đọng và hấp dẫn!
  4. rainbow25

    rainbow25 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Thank bạn Cún,
    Tài liệu của bạn rất hay, mình cũng đang muốn học thiền. Có lẽ thêm tí music du dương thì hay hơn, con người lâng lâng dễ đi vào thế giới cực lạc.
    Cheers
  5. tuntunmeo68

    tuntunmeo68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2003
    Bài viết:
    1.640
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn muốn học Thiền thì tốt nhất là nên nhờ một thầy hướng dẫn, như thế sẽ tránh được sai sót trong tâm can và chính đạo khi học Thiền!! "Thiền là điều phục tâm.."
    Chúc bạn sẽ luyện được Thiền đến những mức độ cao!!
  6. motngaymoi71

    motngaymoi71 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Thày Tâm Hạnh, nhà tâm lý, giáo dục có buổi chia sẻ với mọi người về: nghệ thuật cân bằng cuộc sống, kiểm soát stress, ứng dụng đạo lý, đạo đức, Thiền học trong thường nhật - sống lạc quan, yêu đời, có ích.
    Hình thức: Thày sẽ trao đổi và trả lời các câu hỏi của thính giả.
    Thời gian: 19h 30 ngày thứ 6: 3/11/2006
    Địa điểm: Phòng 307 Cầu thang 2, H2 Thành Công (gần tòa nhà 14 Láng Hạ)Hà Nội
    Buổi chia sẻ hoàn toàn miễn phí
    Trân trọng kính mời quý vị quan tâm tới tham dự.
  7. Nofeeling

    Nofeeling Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    xin chân thành khuyên những ai chưa đủ tâm lí,sự tỉnh táo và bản lĩnh thì chưa nên học Thiền,tôi đã từng có 1 vài ng bạn trẻ tuổi tập thiền và đã mắc phải 1 cái gì đó đại loại như "Mộ Đạo" vậy,ốm lăn quay ra và tí nữa thì....tèo luôn,1 vài ng chứ ko phải 1 ng đâu nhé.
    Cái gì cũng có 2 mặt,và trong vđ này thì giữ cho mình là mình sau khi Thiền thì cũng khó đấy,chỉ sợ tâm lí sẽ thay đổi.....
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Phương pháp thư giãn ở nơi làm việc

    Norme De Plume là một doanh nhân ngành ngân hàng. Ông vẫn luôn thực tập phương pháp thở trong lúc làm việc ở Wall Street, trung tâm thị trường chứng khoán nổi tiếng ở Mỹ. Dưới đây là những chia sẻ từ kinh nghiệm bản thân của ông.
    Thử hình dung một ngày làm việc bình thường: Vai bạn ép chặt ống điện thoại vào tai, chăm chú nghe, mắt dán vào màn ảnh máy vi tính, trong khi đôi tay lướt như bay trên phím chữ. Bạn không hề biết rằng, lúc đó, hơi thở bạn không đều mà gấp rút, tim bạn đập nhanh, sức lực bạn tiêu hao.
    Bạn không hề để ý vì các biến đổi này quá vi tế. Hơn nữa bạn là con người của thời đại mới, đã quen với nhịp độ căng thẳng, vừa lái xe vừa nói điện thoại, hay vừa lái xe vừa ăn, về đến nhà hay trước khi đi làm lại phải mở máy xem thư điện tử - vội vội, vàng vàng, lúc nào cũng vội vàng. Việc lúc nào cũng đặt công việc lên trên hết đã mang đến cho chúng ta những của cải và tiện nghi vật chất, nhưng với một cái giá như thế nào? Chúng ta đang trả giá bằng sức khỏe, bằng cuộc sống với đơn vị tiền tệ chính là hơi thở của ta.
    Thở là một hành động đơn giản, không cần ý thức nên phần đông chúng ta không để ý đến nó. Nhưng chúng ta chỉ có mạng sống khi còn hơi thở và cách chúng ta thở như thế nào là một trong những yếu tố quyết định chất lượng đời sống. Ngược lại cách sống của ta cũng ảnh hưởng sâu sắc đến cách thở của ta. Khi ta vội vàng, căng thẳng, hơi thở của ta trở nên cạn nhẹ. Ta không hít thở sâu vào trong ***g ngực, và hơi thở vào thường dài hơn hơi thở ra. Đó là cách thở sai phương pháp, dễ làm ta mệt. Cách thở đó khiến cho khí độc tồn động, khiến ta dễ sinh ra lo lắng, trầm cảm và làm rối loạn hoạt động của hệ thống não bộ.
    Hệ thống não bộ - điều khiển tim, phổi, hệ thống hô hấp và các tuyến tạng - hoạt động ngoài sự ý thức, điều khiến của ta. Khi bị áp lực hay có những tư tưởng lo âu, căng thẳng, hít vào dài và thở ra ngắn, làm rối loạn cơ thể khiến cho tim đập nhanh, máu lên cao, các cơ căng cứng. Thể xác và tinh thần càng căng thẳng, ta càng tiếp tục hít vào sâu hơn thở ra, làm rối loạn hệ thần kinh, cứ như thế như một vòng tròn tự hoại.
    Chẳng lạ gì khi sau một ngày làm việc căng thẳng ở sở, bạn trở về nhà mệt mỏi nhưng chẳng hề biết việc đó có liên quan gì đến cách thở sai nhịp của mình. Nhưng bạn biết từ kinh nghiệm dày dặn của mình là sau một ngày khá vất vả -ngày mà bạn cảm thấy bù đầu từ sáng sớm đến chiều tối - bạn sẽ thấy quá đỗi mỏi mệt để làm bất cứ việc gì khác khi trở về nhà, ngoài việc ngồi chong mắt xem TV. Nhưng có ích lợi gì khi nhắc nhở với bạn những điều đó? Tốc độ nhanh đến chóng mặt là tốc độ của thời đại này mà. Ngay nếu như bạn biết cách sống chậm lại, chưa chắc gì bạn đã thực hành được - còn phải tranh giành các bổng lộc, nới rộng thêm các sở hữu, phải dành tiền hưu nhiều hơn nữa, nợ nần phải thanh toán, địa vị cần phải đạt được.
    Vậy thì giải pháp của vấn đề nằm ở đâu? Giải pháp nằm ở việc chú tâm tới hơi thở. Thay đổi cách bạn thở và cả thế giới thay đổi theo bạn. Hãy huân tập thói quen thở sâu và đều, thở ra hoặc bằng hoặc dài hơn lúc hít vào, rồi bạn sẽ thấy rằng bạn không còn phản ứng đầy xúc cảm đối với những gì xảy ra quanh bạn. Nếu như cách thở cạn cợt, không đều là do các hoàn cảnh căng thẳng gây ra, khiến bạn cảm thấy không an ổn, nóng nảy thì cách thở nhẹ nhàng, thư thái sẽ giống như chiếc vỏ bao bọc bạn khỏi các căng thẳng, lo âu, giúp bạn làm chủ hành động mình hơn là phản ứng theo cảm tính.
    Nhưng vì hơi thở là một hành động vô thức, nhất là khi bạn bị việc nọ, việc kia lôi cuốn, bạn cần thời gian, sự kiên nhẫn để thay đổi cách thở của mình. Có thể bạn đã có quá nhiều việc đòi hỏi thời gian, sự chú tâm của bạn, vì thế bước đầu tiên là phải tự thuyết phục mình dành thời gian cho ?ocông tác? này.
    Trước hết cần nên nhớ rằng, nếu bạn có thói quen vội vã, thì tâm bạn cũng thế. Lúc bắt đầu, tư tưởng của bạn sẽ đi nhanh hơn hơi thở, nhất là nếu bạn cố thực tập vào những lúc đang bận rộn, như trước giờ vào phòng họp. Lúc đó bạn sẽ thấy hơi thở của mình quá sức chậm chạp so với các ý nghĩ trong đầu bạn, khiến bạn cảm thấy sự thực tập này tốn thời giờ vô ích. Nhưng nếu bạn cố cưỡng lại ý muốn đứng dậy bỏ đi, thì chỉ sau vài phút là tâm bạn sẽ bắt theo nhịp của hơi thở.
    Bước kế tiếp để làm chủ hệ thống não bộ của bạn là thực tập phương pháp thở 2-1 - nghĩa là bạn thở ra dài gấp đôi hít vào. Bằng cách đó, bạn tạo ra cho mình những phản ứng thư giãn, do đó cách thở 2-1 là một phương cách rất tốt để làm giảm căng thẳng, giúp bạn lắng dịu trước những căng thẳng dồn nén trong ngày. Phương pháp thở này còn có những ích lợi khác như: tống các khí độc, ô nhiễm, carbon dioxide ra khỏi phổi, khiến buồng phổi trống trải để tiếp đón vào không khí trong lành theo hơi thở vào. Khi đã thuần thục, bạn có thể thực hành khi đang ngồi làm việc, đang trong phòng họp, đang nghe điện thoại - hay bất cứ lúc nào mà hệ não bộ của bạn sắp căng lên, và bạn cần bình tĩnh, chủ động hơn.
    Thực tập tại nhà ngày hai lần, mỗi lần độ năm phút cho đến khi thuần thục. Sau đó có thể đem áp dụng vào nơi làm việc để giúp tinh thần bớt căng thẳng. Huân tập phương pháp thở này sẽ giúp bạn bỏ được thói quen vô thức khi hít vào, khi bạn không hề để ý tới, và một khi đã bỏ được thói quen đó, cuối ngày, bạn sẽ thấy rằng năng lực của bạn không bay đi hết cả.
    Khi hơi thở đã sâu hơn, dài hơn, và chậm rãi, thì cuộc đời bạn cũng giống thế. Ít nhất là như thế đó. Có thể bạn vẫn phải trả lời nhiều cú điện thoại giao tiếp với các đối tác, dự các buổi họp, đối đầu với nhiều gián đoạn, nhưng bạn sẽ thấy bình tĩnh hơn, tự tin hơn. Tóm lại, khi bạn đã có thể kiểm soát hơi thở của mình, bạn sẽ nhận ra rằng làm chủ cuộc đời bạn cũng dễ biết bao.
    Nguồn: Norm De Plume - Diệu Liên Lý Thu Linh
    (trích dịch theo Caught On The Fast Track?, tạp chí Yoga International 1998)
    Tạp chí Văn hóa Phật giáo
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=187767&ChannelID=194
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Lên net tìm hiểu yoga

    TT - Yoga là một môn khoa học - nghệ thuật cực kỳ tinh tế cổ xưa nghiên cứu về thể xác, tâm trí và tâm linh của con người. Các website sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu và luyện tập yoga.
    http://www.yoga.com.vn/:
    Đây là trang web chính thức của câu lạc bộ yoga trực thuộc Trung tâm Unesco phát triển nhân văn, Hiệp hội Câu lạc bộ Unesco VN. Bạn sẽ được cung cấp những thông tin về yoga, về triết lý, tâm sinh lý, khoa học và sự cần thiết của yoga. Với các bài hướng dẫn về qui tắc, tư thế và bài tập yoga cơ bản, bạn có thể tự mình luyện tập yoga hoặc tìm đến các câu lạc bộ yoga được giới thiệu. Bên cạnh đó bạn còn được tìm hiểu về thiền, những bài tập thiền cơ bản và tham gia diễn đàn để trao đổi, thảo luận với những người có cùng mối quan tâm và sở thích.
    http://www.thiencungyoga.edu.vn/:
    Ngoài nội dung chính là những kiến thức và bài tập thực hành về thiền và yoga, bạn còn được biết những thông tin bổ ích về mối quan hệ giữa thiền với sức khỏe, nghệ thuật sống, doanh nhân, khoa học. Bên cạnh đó, các mục Sách hay, Ăn uống dưỡng sinh và Góc vui vườn thiền sẽ đem đến cho bạn những bài viết thú vị và bổ ích liên quan đến việc luyện tập thiền và yoga.
    ĐỨC THIỆN
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=185768&ChannelID=16
  10. thuoc115com

    thuoc115com Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/03/2007
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    phải cẩn thận khi tập yoga đấy, dễ bị tẩu hoả nhập ma, bị bệnh tâm thần đấy, tôi nói thật

Chia sẻ trang này