1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

***** thiền

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi chungdobe80, 25/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    ***** thiền

    GIỚI THIỆU VỀ ***** THIỀN
    Tâm Diệu



    Thiền là phương pháp tu hành chủ yếu của nhà Phật. Khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, các đệ tử của Ngài đều lấy việc hành thiền làm cơ bản. Các phương pháp hành thiền này đều nương theo các kinh, luật và luận đã thuyết; như thiền Qúan Niệm Hơi Thờ, thiền Tứ Niệm Xứ, Thiền Na Ba La Mật..v..v..Tu các pháp thiền này được chứng nhập tuần tự theo thứ bậc, tuỳ theo trình độ và thời gian hành trì của hành giả. Loại thiền này được gọi là Như Lai Thiền. Còn ***** Thiền thì ngược lại không có thứ bậc, là pháp trực tiếp chỉ thẳng vào bản thể chân Tâm Phật tánh.
    Được biết ***** Thiền bắt đầu từ Phật Thích Ca truyền lại cho ngài Ma Ha Ca Diếp, đến ngài A Nan rồi truyền tới Tổ thứ 28 là ngài Bồ Đề Đạt Ma. Sau đó ngài Bồ Đề Đạt Ma truyền sang Trung Quốc. Bồ Đề Đạt Ma được tôn làm sơ Tổ Thiền Tông Trung Hoa, truyền cho nhị Tổ Huệ Khả, tam Tổ Tăng Xán, tứ Tổ Đạo Tín, ngũ Tổ Hoằng Nhẫn và lục Tổ Huệ Năng. Sau đó chia thành năm phái: Lâm Tế, Tào Động, Pháp Nhãn, Quy Ngưỡng và Vân Môn. Mỗi phái đều có phương tiện cơ xảo riêng để khế hợp với từng cơ duyên của đệ tử. Tuỳ mỗi đương cơ mà chư Tổ, hoặc nói, hoặc nín, hoặc dùng gậy đánh hay dùng tiếng la, tiếng hét..v..v.. Các phương tiện cơ xảo ấy giống như chuyện vô lý nhưng lại có tác dụng làm ngưng suối nguồn ý thức của người đệ tử lúc bấy giờ. Mục đích là để đệ tử, ngay sát na đó khai ngộ. Các ngài không muốn đệ tử sa lầy trong văn tự chữ nghĩa, chỉ cần ngừng dòng tâm ý thức để trực thấy bản tâm, bản tánh của mình. Do đó một người khi nhập môn dòng thiền Lâm Tế liền bị tiếng la hét hay khi nhập môn dòng thiền Đức Sơn liền bị đánh.. v..v là vậy. Người tham thiền thời đó cảm thấy thích hợp với cơ xảo nào thì đến phái đó theo học. Tuy khác nhau ở cơ xảo nhưng sự ngộ chẳng khác.

    Lâm Tế và Tào Động là hai phái thiền ***** còn tồn tại truyền qua Việt Nam, Cao Ly, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

    Ngày nay, khi nói đến Tồ Sư Thiền, người ta lập tức nghĩ tới việc tham công án và nghĩ rằng tham công án cũng tương tự như khán thoại đầu. Thật ra công án và thoại đầu có khác nhau mặc dầu mục đích không khác nhau. Đa số các công án có chuyện tích phức tạp, thí dụ công án Vô của Thiền sư Triệu Châu: Một ông Tăng hỏi Hoà thượng Triệu Châu: Con chó có Phật tánh không? Sư đáp: Không. Vị khác hỏi: ?oCon chó có Phật tánh không?? Sư đáp: Có. Tại sao Triệu Châu nói ?oKhông? cho người này lại đáp ?oCó? với người kia? Tại sao các loài hữu tình chúng sinh đều có Phật tánh, mà Hoà thượng Triệu Châu lại nói không, rồi sau đó lại nói có? Ngài có nói sai không? Nếu không thì ý ngài ở đâu? thắc mắc không biết. v..v.. Còn khán Thoại Đầu, đơn giản hơn, không có chuyện tích phức tạp như thế mà chỉ là câu hỏi. Ví dụ như câu ?oNiệm Phật là ai?? hay ?oTrước khi cha mẹ chưa sanh, mặt mũi bổn lai của ta ra sao??..v..v...

    Mục đích của tu ***** Thiền là làm ngưng lại dòng tâm ý thức (thường lưu) trôi chảy liên tục trong tâm con người từ thời vô thuỷ. Chư ***** dùng cơ xảo để làm cho đương cơ bật ngược lại, vượt qua bức màn vô minh từ thời vô thủy, vượt qua luôn bờ bên kia của vô thủy vô minh, hoàn toàn giác ngộ, như vàng đã tôi luyện, loại bỏ hết tạp chất.

    Bản thể chân tâm của chúng ta vốn thanh tịnh, nhưng vì môt niệm bất giác, tức nhất niệm vô minh sinh khởi, nên sinh ra ý thức phân biệt, gây thành có ta, có cái không phải ta, sinh ra đối đãi, từ đó dòng tâm ý thức tham sân si dấy lên, ngày càng dầy đặc, càng trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi tạo nghiệp trả quả, vay trả không ngừng. Nay muốn trở về cội nguồn thì phải dừng được dòng tâm ý thức. Nghĩa là dừng lại những tạo tác của ý thức thường nghiệm, luồng tư tưởng, những ý niệm và nhận thức.

    Thoạt kỳ thủy, chưa có công án, mà chỉ là cơ xảo của chư Tổ, tùy theo theo căn cơ của người đối diện mà tháo gỡ vướng mắc đã khiến họ kẹt cứng, không hội nhập lại bản thể được, thí dụ như Lục Tổ hỏi thượng tọa Huệ Minh:

    - Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của thượng tọa Minh?

    Nghe câu đó, thượng tọa Minh ngơ ngác, trong một sát na dòng tâm ý thức bị khựng lại, bản thể hiển lộ lập tức. Những thí dụ như trong một ngàn bảy trăm công án đều là những câu vấn đáp của chư Tổ, chính là để đương cơ "khựng ngay dòng ý thức lại". Mỗi vị đều có những câu khác nhau, tùy theo nhận xét của thầy mà đưa câu hỏi cho trò.

    Người sau thấy những câu hỏi đáp đó đã giúp khai ngộ cho đệ tử, bèn thu thập lại, rồi đề ra cho người tới xin tu, cho họ một câu, gọi là "một tắc công án", để họ tự hỏi hoài, thành ra một nỗi thắc mắc nhân tạo, coi như dụng cụ để giúp người tu thiền có thể ngưng đọng tâm tư, tạo được khối nghi, chờ một ngày kia có trợ duyên, khối nghi bùng vỡ, là Ngộ.
  2. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Càng về sau, tâm tư con người càng phức tạp, biện luận càng nhiều. Người tu dùng công án để tạo thắc mắc, nghi tình thì ít, đem công án ra để bình giải thì nhiều, công án nhà Thiền biến thành công cụ để bình luận văn thơ, đã không giúp cho dòng ý thức ngưng, còn khai triển ra đủ loại tư tưởng đối nghịch, biến thành trò chơi chữ nghĩa. Trong trường hợp đó, công án không còn phục vụ sứ mạng tạo nghi tình, lại lấp bít con đường đi tới giác ngộ chân chính, và cũng do bởi Cảnh Đức Truyền Đăng Lục ra đời thời điểm này, ghi chép tất cả các thủ đoạn, công án của chư Tổ, khiến người tham thiền biết hết kỹ thuật của Tổ nên không phát khởi được nghi tình; do đó, chư Tổ mới bất đắc dĩ chế ra pháp "Chiếu Cố Thoại Đầu" hay còn gọi là ?oKhán Thoại Đầu?. Chiếu Cố Thoại Đầu có từ đó.
    Như vậy Chiếu Cố Thoại Đầu là gì? Thoại là lời nói và Đầu là đầu tiên. "Thoại đầu" là "phía trước, trước khi có câu nói". Nếu đã nói ra, dù là một chữ, thì hết là "đầu", mà chỉ còn là "thoại vĩ", là "câu nói" mất rồi. Cho nên không có "câu thoại đầu", mà chỉ có "phía đầu của câu thoại", cho nên phải có chữ "chiếu cố", chiếu cố thoại đầu, tức là "quán chiếu về phía trước của câu nói".
    Trước câu nói là gì? Dĩ nhiên câu nói (thoại) phải là hậu quả của một dòng ý thức trước khi tuôn ra thành lời. Nhưng dòng ý thức trước khi thành lời đó ở đâu? Là cái gì? Sự thắc mắc ấy chính là nghi tình. Nghi tình này không có đáp án, không thể dùng tâm ý thức giải đáp huyên thuyên, dù có muốn, vì nó không có câu chuyện có đầu có đuôi như công án. Miên mật trong khối nghi này tức là hành giả đã vượt qua nhất niệm vô minh, đang ở trong vô thủy vô minh, tức là đang trên "đầu sào trăm thước". Sau đó sẽ là "bước thêm một bước", là nghi tình bùng vỡ, là bước vào nơi mà chư Tổ gọi là "đất điền địa kia" (gọi là "đất", là "bước", chỉ là hình thức hóa cho dễ hiểu trong ngôn từ, thật ra thì tất cả chỉ là chuyển hóa tâm thức, không có cụ thể thành vật chất được, nói ra đã là dùng tương đối, cách xa mất rồi). Bước này mau chậm tùy theo cơ duyên, có người ôm khối nghi nhiều năm, có người ngắn hơn. Cơ duyên khiến cho nghi tình bùng vỡ, là "bước thêm một bước" có thể là tiếng viên sỏi chạm vào cây tre, hoặc là tiếng vỡ của cái chén rơi, tiếng chuông chùa, câu nói vô nghĩa, vân vân.
    Chiếu Cố Thoại Đầu bắt đầu từ đời nhà Tống bên Trung Hoa, không rõ truyền qua Việt Nam từ năm nào nhưng sau năm 1975 có một vị Sư người Việt gốc Hoa truyền giảng pháp môn này tại Việt Nam rồi sau đó truyền qua Úc, Canada và Hoa Kỳ theo vết chân di cư của chính vị Sư này và những Phật tử Việt Nam và Phật tử Việt gốc Hoa. Vị Sư này là cố Hoà Thượng Thích Duy Lực.
    Hiện nay tại Việt Nam pháp môn này đang được truyền dạy tại các chùa: Phật Đà Quận 3 TP. HCM, (Thượng Tọa Thích Minh Hiền), Chùa Liên Hoa, Quận Bình Thới, TP. HCM (HT. Thích Chứng Khai), Chùa Tam Bảo, Nha Mân, Sa Đéc (TT. Thích Minh Thiền), Chùa Liễu Quán, Núi Dinh, Vũng Tầu (TT. Thích Thiện Đức), và Chùa Giác Nguyên, Quận 4 TP. HCM (TT. Thích Đồng Thường).
    Riêng tại Hoa Kỳ, Từ Ân Thiền Đường, ngôi thiền đường duy nhất hoằng truyền ***** Thiền ở hải ngoại được chính cố Hoà Thượng thiết lập và hiện tại được tiếp nối bởi Thượng Tọa Thích Truyền Vệ, là đệ tử và nguyên là thị giả của cố Hoà Thượng trong lúc ngài còn sinh tiền.
    Tâm Diệu
  3. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0

    Tiểu thừa chưa đến cứu cánh, chỉ phá nhân ngã chấp được ra khỏi phần đoạn sanh tử, tức là không đi đầu thai trong lục đạo (trời, người, a tu la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục), nhưng họ còn biến dịch sanh tử chưa dứt, họ cần phải tiến thêm nữa. Tức là họ cất nhà ở giữa đường mà cho là đã đến nơi rồi, kinh Pháp Hoa nói: ?oTiểu thừa chưa đến bảo sở?. Nên bị Phật quở: ?oKhông thể làm hạt giống Phật?, như hạt lúa bị cháy không làm hạt giống được.

    Quả A La Hán là cao nhất của thừa Thanh Văn, sự thấy họ chỉ thấy được 1 tam thiên đại thiên thế giới, còn 1 tam thiên đại thiên thế giới khác họ không biết. Về thời gian họ chỉ biết 8 muôn kiếp trước và 8 muôn kiếp sau, rồi quá 8 muôn kiếp thì họ không biết, vì cái dụng của họ có hạn chế.

    Còn cái dụng quả Phật không hạn chế, không bị cái gì làm chướng ngại, A La Hán còn chướng ngại, vì có kiến lập Niết Bàn của A La Hán, họ bỏ ngũ uẩn ngã nhưng còn ôm Niết Bàn ngã cho là ta chứng, tức là cái ngã vi tế. Cho nên bị Phật quở, phải bỏ A La Hán tiến lên Đại thừa.

    Tiểu thừa phá nhân ngã chấp, Trung thừa phá pháp ngã chấp, Đại thừa phá hết nhân ngã chấp và phá luôn pháp ngã chấp, nhưng lọt vào không chấp (chấp không). Nếu còn chấp cái gì đều không được, tức là có sở trụ, còn có sở trụ thì còn chướng ngại cái dụng của bản tâm. Cho nên, phải đến cứu kính không còn một chút chướng ngại gì nữa, miễn cưỡng gọi là vô sở hữu.
    Vì con người muốn kiến lập sở hữu, luôn cả hư không cũng muốn kiến lập, nên ngài Long Thọ nói: ?oHư không vô sở hữu dung nạp được tất cả vật?. Bây giờ con người muốn lìa cái sở hữu không được, như cho tiền và nhà là sở hữu của tôi,... có sở hữu mới được. Kinh Lăng Nghiêm nói: ?oTự tâm buộc tự tâm?.
    THÍCH DUY LỰC
  4. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Hỏi:
    Khác biệt giữa Tiểu thừa và Đại thừa là như thế nào?
    Đáp:
    1. Tiểu thừa ở trong giai đoạn ngã chấp, theo triết lý là Chủ Quan Duy Vật Luận. Phật nói tâm mà tại sao Tiểu thừa gọi là Duy Vật? Vì Tiểu thừa cho lục căn là thật, muốn dứt lục căn. Lục căn đối với lục trần, mà lục trần là vật. Như nhãn căn đối với sắc trần, sắc trần có hình tướng vật chất; nhĩ căn đối với thanh trần bên ngoài, hương, vị, xúc đều là vật, nên nói là vật. Ở trong phạm vi tương đối, tu Tứ Diệu Đế, mà cuộc sống hàng ngày đều ở trong nhất niệm vô minh, tức là từ niệm này qua niệm kia. Thừa này gọi là thừa Thanh Văn, mục đích cuối cùng là dứt lục căn.
    2. Trung thừa là giai đoạn pháp chấp, theo triết học là Chủ Quan Duy Tâm Luận. Nhưng vẫn còn ở trong phạm vi tương đối, cách tu là Thập Nhị Nhân Duyên, cũng ở trong nhất niệm vô minh. Thừa này gọi là thừa Duyên Giác, mục đích là dứt nhất niệm vô minh.
    3. Đại thừa là ở trong giai đoạn không chấp (chấp không), phá được ngã chấp, phá được pháp chấp lọt vào không chấp. Đến Đại thừa là Tâm Và Vật Hợp Một, khác hơn Nhị thừa. Cũng còn ở trong phạm vi tương đối, cách tu là 6 Ba La Mật (bố thí, trì giới, tinh tấn, thiền định, trí huệ). Đến đây là vô thỉ vô minh, tức là thoại đầu. Thừa này gọi là Bồ Tát thừa. Mục đích thừa này phá vô thỉ vô minh là kiến tánh.
    4. ***** thiền gọi là Tối Thượng thừa ở giai đoạn thật tướng. Thừa này là đến Phi Tâm Phi Vật (chẳng phải tâm cũng chẳng phải vật), muốn vào phạm vi tuyệt đối, cách tu tham thoại đầu, công án. Mục đích là hiện Chơn Như Phật Tánh, gọi là Phật thừa. Khi kiến tánh rồi gọi là vạn đức viên mãn, vô tu vô chứng.
    Vì kiến tánh rồi mới biết không có cái gì để dứt để phá! Chỉ là y như cũ, không phải tu mới thành, chứng mới đắc. Bởi Phật đã thành sẵn, đã đắc sẵn, chỉ bị biết và không biết của bộ não che khuất, nên không được hiện ra.
    Hỏi:

    Tiểu thừa chưa dứt nhất niệm vô minh, vậy làm sao thoát được vòng sanh tử?
    Đáp:

    Tiểu thừa chỉ thoát được phần đoạn sanh tử, mà chưa dứt được biến dịch sanh tử. Ở trong Phật pháp có hai thứ sanh tử: Phần đoạn sanh tử và Biến dịch sanh tử.
    Hỏi:

    ?oTiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa, Tối Thượng thừa?, lối chia này của người Tối Thượng thừa. Như vậy người Tiểu thừa có công nhận lối chia này không?
    Đáp:
    Lối chia này không phải Phật Thích Ca chia, mà người đời sau chia. Phật Thích Ca ban đầu thuyết liễu nghĩa, nhưng người nghe không chấp nhận được, nên phải thuyết bất liễu nghĩa, rồi mới thuyết liễu nghĩa.
    Tam thừa giáo là đối tượng khác nhau, ban đầu phá chấp phàm phu với ngoại đạo, thời thứ nhì là phá chấp của Tiểu thừa, giáo thời thứ ba là phá chấp Đại thừa.
    Phật thuyết pháp là để khế hợp với căn cơ, chứ không phải có chia. Những việc này là những giai đoạn, Đại thừa không phải thật, vì Phật cũng phủ định. Nên Phật nói: ?o49 năm thuyết pháp, tôi chưa từng nói một chữ?.
    Tất cả lời của Phật nói, Phật đều phủ định hết, như các người dịch kinh chấp có pháp thật, tại họ không hiểu căn bản Phật pháp, cũng có ý của mình xen vào.
    Như tông Thiên Thai, đến Tổ thứ 3 là Trí Giả đại sư mới được hoàn thành đầy đủ giáo lý của tông Thiên Thai. Trí Giả đại sư ở trên núi Thiên Thai, nên người ta gọi là tông Thiên Thai. Tông Hoa Nghiêm cũng vậy, Hiền Thủ đại sư mới hoàn thành giáo lý của tông Hoa Nghiêm, vì Tổ thứ 3 tông Hoa Nghiêm là Hiền Thủ, nên người ta gọi là tông Hiền Thủ.
    Tông Thiên Thai căn cứ kinh Pháp Hoa tu, cũng gọi là Pháp Hoa Tông. Tông Hiền Thủ căn cứ kinh Hoa Nghiêm, cũng gọi là Hoa Nghiêm tông, đều là kinh liễu nghĩa. Nói về giáo lý đầy đủ phong phú thì kinh Hoa Nghiêm hơn kinh Pháp Hoa
    hoàng thượng DUY LỰC
  5. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Tôi là ai?
    cứ hỏi mãi.Hãy để mũi tên ?otôi là ai?? được thấm ngày càng sâu. Một khoảng khắc sẽ tới khi không còn câu hỏi nào đến nữa.
    Đó là khoảng khắc đúng. Bây giò bạn đang gần với câu trả lời. Khi ko có câu trả lời nào tới thì bạn đang gần với câu trả lời vì tâm trí trở nên im lặng,hay bạn dã đi xa khỏi tâm trí. Khi ko còn câu trả lời và chân ko được tạo ra tất cả quanh bạn,thì việc hỏi của bạn sẽ có vẻ vô lí. Bạn đang hỏi ai đây?Chẳng có ai trả lời bạn cả. Bỗng nhiên ngay cả việc hỏi cũng dừng lại. Với việc hỏi pần cuối cùng của tâm trí đã biến mất,vì câu hỏi này cũng là của tâm trí. Cả hai đã tan biến, cho nên bây giờ bạn có đấy.
    Bạn hãy thử điều này. Có mọi khả năng, nếu bạn bền bỉ, rằng kĩ thuật này có thể cho bạn một thoáng nhìn vào cái thực, và cái thực là cái sống mãi.
    OSHO
  6. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Chịu cái bác OSHO nầy.
    Tâm vẫn còn phân biệt Đại thừa với Tiểu thừa, mà còn nói là Không chấp sao?
  7. mendo231

    mendo231 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    480
    Đã được thích:
    0
    sao trách được bạn ơi, tầm người ta có thế thôi. Bạn đang chấp cái chấp của ông ý đấy thôi
  8. validate

    validate Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2007
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Cái đó gọi là hý luận.
    Vòng vòng vo vo, cuối cùng OSHO dẫn đệ tử đến đâu?
  9. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Thật ra, dù có chấp mà vẫn thực đang ko chấp, thì dù có chấp đến cái gì thì vẫn là ko chấp!
    Đấy là Phật Thừa đấy! Chẳng có nhất, nhị, tam hay tiểu đại, ***** gì giề cả!
  10. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Nói tham thoại đầu, thoại đầu thì nhiều lắm, muôn muôn ngàn ngàn kể không hết, bây giờ tôi chỉ đề ra 5 câu thoại đầu để cho người tham thiền tự mình lựa một câu, câu nào tự mình cảm thấy rất khó hiểu, hiểu không nổi thì câu đó thích hợp cho mình tham. Chỉ được lựa một câu không cho lựa hai câu và sau khi quyết định câu nào rồi không cho đổi qua đổi lại, thẳng tới mà tham đến kiến tánh mới thôi.
    Năm câu thoại đầu là:
    Khi chưa có trời đất, ta là cái gì?
    Muôn pháp về một, một về chổ nào?
    Trước khi cha mẹ chưa sanh, mặt mũi bổn lai của ta ra sao?
    Sanh từ đâu đến, chết đi về đâu?
    Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, là cái gì?
    Câu thoại đầu là câu hỏi, có hỏi thì phải có đáp, cũng như câu: "Khi chưa có Trời đất, ta là cái gì?" hỏi thầm trong bụng cảm thấy không hiểu thì đáp không ra, đáp không ra thì càng thấy thắc mắc, chính cái thắc mắc đó gọi là nghi tình. Hỏi câu thứ nhất đáp không ra thì tiếp tục hỏi câu thứ nhì, đáp không ra, tiếp tục hỏi câu thứ ba, cứ tiếp tục hỏi mãi, ngày đêm không ngừng, bất cứ đi, đứng, nằm, ngồi, đang làm công việc tay chân hay bằng trí óc, đi bộ, đi xe, đang ăn cơm, đang đi cầu, đang ngủ mê, đều phải tiếp tục hỏi tới hoài, không giây phút gián đoạn. Người sơ tham thì hay quên cũng như một ngày 24 tiếng đồng hồ, gián đoạn 23 tiếng, tập tham dần dần thì sự gián đoạn giảm bớt còn 22 tiếng, rồi tiếp tục còn 21 tiếng, 20 tiếng v.v... dần dần đến công phu miên mật tức là ngày đêm 24 giờ không giây phút gián đoạn. Khi công phu được thành khối cũng gọi là đến thoại đầu, cũng gọi là đến đầu sào trăm thước. Từ đầu sào trăm thước tiến thêm một bước nữa là kiến tánh, đạt đến chỗ tự do tự tại, được giải thoát vĩnh viễn tất cả khổ.
    hoàng thượng DUY LỰC

Chia sẻ trang này