1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

***** thiền

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi chungdobe80, 25/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Cặ BỏÂN THỏằC H?NH
    Tỏằ' Sặ THIỏằ?N
    Muỏằ'n 'ỏĂt 'ỏn kiỏn tĂnh giỏÊi thoĂt, hành giỏÊ tham tỏằ. sặ thiỏằn cỏĐn phỏÊi thỏằc hành 'úng theo cặĂ bỏÊn nhặ sau:
    1 - TIN Tỏằ T,M
    Thỏ nào là TIN Tỏằ T,M? PhỏÊi tin tỏằ tÂm mơnh 'ỏằ"ng vỏằ>i Chặ Phỏưt chỏng hai chỏng khĂc, tỏằâc là thỏĐn thông trư huỏằ? cỏằĐa bỏÊn tÂm mơnh không kâm hặĂn Chặ Phỏưt mỏằTt tư nào cỏÊ. Vơ bỏÊn thỏằf và diỏằ?u dỏằƠng cỏằĐa bỏÊn tÂm mơnh câng nhặ Chặ Phỏưt, cạng khỏp không gian và thỏằi gian, nên nói tỏằ tĂnh bơnh 'ỏng bỏƠt nhỏằi 'ặỏằÊc gỏằi là tham thiỏằn, nói mỏằTt cĂch khĂc tỏằâc là dạng cĂi tÂm không biỏt (Nghi Tơnh) cỏằĐa bỏằT nÊo 'ỏằf chỏƠm dỏằât tỏƠt cỏÊ biỏt cỏằĐa bỏằT nÊo (1). Dạ nói chỏƠm dỏằât, kỏằ thỏưt khỏằi cỏĐn tĂc ẵ chỏƠm dỏằât, có
    nghi tơnh thơ 'ặặĂng nhiên tỏằ nó chỏƠm dỏằât, vơ tỏƠt cỏÊ biỏt cỏằĐa bỏằT nÊo 'ỏằu là tặỏằ>ng bỏằ?nh, câng là cĂi biỏt cỏằĐa ngặỏằi mạ. Vư nhặ ngặỏằi mạ không thỏƠy mỏãt trỏằi, hỏằi ngặỏằi mỏt sĂng, ngặỏằi mỏt sĂng nói "mỏãt trỏằi có tròn có nóng", ngặỏằi mỏt sĂng diỏằ.n tỏÊ mỏãt trỏằi thơ 'úng, nhặng ngặỏằi mạ chỏƠp tròn vỏằ>i nóng cho là mỏãt trỏằi thơ không 'úng rỏằ"i.
    Muỏằ'n giỏằ nghi tơnh trặỏằ>c tiên phỏÊi chỏƠm dỏằât nhỏằng tơm hiỏằfu biỏt và ghi nhỏằ> biỏt, sau chỏƠm dỏằât luôn cĂi tạy duyên biỏt (tạy duyên biỏt là khỏằi cỏĐn tơm hiỏằfu câng biỏt, nhặ 'i 'ỏằâng nỏm ngỏằ"i, mỏãc Ăo fn cặĂm v.v...). Nên Ngài Lai QuỏÊ nói "lúc công phu 'ỏn thoỏĂi 'ỏĐu thơ 'i chỏng biỏt 'i, ngỏằ"i chỏng biỏt ngỏằ"i". Công phu 'ỏn thoỏĂi 'ỏĐu thơ cÂu thoỏĂi tỏằ mỏƠt, tỏƠt cỏÊ biỏt cỏằĐa bỏằT nÊo 'ỏằu hỏt, khi ỏƠy tham thiỏằn không biỏt tham thiỏằn, fn cặĂm không biỏt fn cặĂm, luôn cỏÊ cĂi không biỏt câng không biỏt luôn. Công phu 'ỏn 'Ây là gỏĐn kiỏn tĂnh, ngặỏằi 'ỏằi coi mơnh nhặ ngặỏằi khỏằ ngỏằ'c, nhặng sỏằ thỏưt thơ sỏẵ phĂt 'ỏĂi trư huỏằ?, cuỏằ'i cạng cĂi nghi tơnh bạng nỏằ., cĂi tÂm không biỏt cỏằĐa bỏằT nÊo câng tan rÊ. BỏƠy giỏằ cĂi biỏt và không biỏt cỏằĐa bỏằT nÊo 'ỏằu sỏĂch, tặỏằ>ng bỏằ?nh (tĂc dỏằƠng cỏằĐa bỏằT nÊo) 'Ê hỏt, trong sĂt na 'ó tặỏằ>ng mỏĂnh (cĂi biỏt cỏằĐa bỏÊn thỏằf Phỏưt tĂnh) hiỏằ?n ra, gỏằi là kiỏn tĂnh thành Phỏưt.
    Tỏằ. nói "Tri chỏng có hai ngặỏằi, phĂp chỏng có hai thỏằâ". TỏĂi sao tri chỏng có hai ngặỏằi? Vơ cĂi tri cỏằĐa bỏÊn thỏằf gỏằi là ChĂnh Biỏn Tri, cạng khỏp không gian và thỏằi gian, chỏằ? có mỏằTt cĂi tri(2), nỏu có thêm cĂi tri cỏằĐa bỏằT nÊo (không cạng khỏp) thơ thành hai cĂi tri, tỏằâc là hai ngặỏằi. Sao nói phĂp chỏng có hai thỏằâ? Vơ tỏƠt cỏÊ phĂp 'ỏằu do tÂm tỏĂo, bỏÊn thỏằf cỏằĐa tÂm 'Ê cạng khỏp không gian và thỏằi gian thơ phĂp cỏằĐa tÂm tỏĂo ra câng phỏÊi cạng khỏp nhặ bỏÊn tÂm, nên nói phĂp chỏng hai thỏằâ. Nỏu có phĂp nào do bỏằT nÊo chỏƠp nhỏưn là phĂp thỏưt thơ phĂp thỏằâ hai này câng là tặỏằ>ng bỏằ?nh.

    Hoàng thặỏằÊng DUY LỏằC
  2. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    a/ Việc khó và dễ của người mới dụng công.
    */ Việc khó của người sơ phát tâm tu đạo là tâm vọng không dứt.
    Bịnh nặng của người sơ cơ là xả bỏ vọng tưởng và tập khí không nổi. Vô minh, cống cao ngã mạn, ghen ghét, chướng ngại, tham lam, sân hận, tình ái, giải đãi, là những món ăn ngon. Thị phi nhân ngã chứa đầy cả bụng, thì làm sao tương ưng với đạo ? Có các vị xuất gia, do xuất thân từ hàng công tử tiểu thơ đài các nên khó lòng bỏ tập khí kiêu căng tự thị. Bị oan ức đôi chút, không thể nhẫn nổi, thì nói gì đến việc dụng công tu đạo ? Họ chẳng biết rằng Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là thái tử, nhưng xả bỏ tất cả để xuất gia tu đạo. Hoặc có vài người biết đôi chút văn tự chữ nghĩa, nghiên tầm văn chương, trích luận kệ cú, giải thích luận bàn thi cú cổ kim. Tuy tự chính mình không thể nào viết lách hay liễu giải được, nhưng lại sanh tâm cống cao ngã mạn. Khi bị bệnh nặng, kêu khổ thấu trời. Hoặc nhằm vào ngày ba mươi tháng chạp, tay run chân loạn; tri giải thường ngày, chẳng dùng được chút nào, hối hận sao kịp !
    Người có chút tâm đạo, nhưng chẳng biết chỗ hạ thủ công phu. Lại có người, rất sợ vọng tưởng; họ cố dẹp trừ mãi mà chẳng được, nên phiền não cả ngày, rồi tự oán than là nghiệp chướng nặng nề, khiến thối tâm tu đạo.
    Hoặc có người muốn cùng vọng tưởng thách đấu bỏ mạng, và quyết định tử chiến với chúng, mà hùng hổ cung tay nộ khí, ưỡn ngực trợn mắt, như gần bị giết. Tuy nhiên, không thể nào thí mạng với vọng tưởng được, nên tức giận ***g lộng, hộc máu phát điên cuồng.
    Hoặc có người sợ lạc vào không, tức phải nên biết tự chính mình đã phát sanh "con quỶ" chấp không. Muốn không mà không chẳng được. Muốn ngộ mà ngộ cũng chẳng xong.
    Hoặc có người mang tâm cầu giác ngộ, nhưng họ nào biết đâu, nếu đem tâm cầu đạo, nghĩ tưởng thành Phật, thì đó là đại vọng tưởng. Cát không thể nấu thành cơm; dẫu cầu đến năm con lừa quyết chẳng ngộ đạo được.
    Hoặc có người ngồi được một hai cây hương, rồi sanh tâm vui mừng, giống như rùa mù, ngẫu nhiên mà vớt được bọng cây khô trên biển, chứ chẳng phải là công phu chân thật, nên khiến ma vui mừng che lấp tâm tánh.
    Hoặc có người vì trong cảnh giới tịch tĩnh, cảm giác rất thanh tịnh, nên không muốn tu lúc ở trong động. Vì vậy, chỉ thích lẫn trốn nơi tịch tĩnh mà tu, nhưng nào biết đã làm quyến thuộc của hai con ma vương chấp động tĩnh.
    Những bệnh tật khi tu thiền có rất nhiều loại. Nói chung, người sơ cơ khi chưa đến đầu đường thì thật là khó; như có huệ giác mà không có chiếu soi, thì dễ sanh tán loạn, khiến tâm không thể bình lặng được. Hoặc có chiếu soi mà không có giác, tức là khi ngồi thiền bị nước chết của vô minh xâm nhập giết hại.
    */ Việc dễ của người sơ cơ là có thể xả bỏ hết tất cả, chỉ còn một niệm.
    Tuy bảo rằng dụng công là khó, nhưng khi đến đầu đường rồi thì rất dễ. Tại sao sơ tâm dụng công dễ dàng ? Vì chưa đạt được cảnh giới thiền định chi hết, nên xả bỏ muôn sự rất dễ. Xả bỏ cái gì ? Tức là xả bỏ hết vô minh phiền não. Làm thế nào để xả bỏ ? Như lúc chư tăng làm lễ cầu vãng sanh cho người quá cố, nếu quý vị chửi mắng vài câu thì tử thi chẳng hề động đậy, nổi khí giận hờn. Hoặc đánh vài gậy, người đó chẳng dùng tay chống cự. Lúc sống, thường khởi vô minh, nhưng ngày nay không còn khởi được nữa. Bình thường thích danh mến lợi, mà nay không còn muốn. Bình thường có bao loại tập khí ô nhiễm, nhưng nay lại không còn. Lại nữa, người đó không còn phân biệt gì cả. Việc gì cũng xả bỏ được hết. Quý vị đồng tham học ! Trút hơi thở cuối cùng, thân liền trở thành xác chết. Sở dĩ chúng ta xả bỏ mọi việc không được là vì coi trọng xác thân này, nên sanh thị phi mình người, thương ghét thủ xả. Nếu xem rõ xác thân này như thây chết, không quý mến nó, không cho nó là mình, thì việc gì lại không thể xả bỏ được ! Chỉ cần xả bỏ được thân xác này, thì trong mười hai thời, cho dầu đi đứng nằm ngồi, trong những lúc động tịnh bận rộn rảnh rỗi, trong ngoài thân chỉ có một niệm nghi. Bình bình hòa hòa nghi tình không gián đoạn, và không xen lẫn tạp niệm khác lạ. Khi đó, dùng câu thoại đầu, như cầm kiếm thiên trường, ma đến chém ma, Phật đến chém Phật; không sợ vọng tưởng gì cả thì ai làm trở ngại, ai phân biệt động tĩnh, ai chấp có chấp không ? Nếu sợ vọng tưởng thì lại khiến gia tăng thêm một tầng vọng tưởng. Biết thanh tịnh, tức đã không thanh tịnh. Sợ lạc vào không, tức lạc nơi có. Muốn thành Phật thì bị nhập vào đường ma. Vì thế bảo rằng gánh nước chặt củi, không chi là đạo vi diệu. Cuốc đất trồng rau đều là thiền cơ. Không phải xếp bằng ngồi thiền cả ngày mà tính là dụng công tu đạo.
    Thiền sư HƯ VÂN
  3. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    b/ Việc khó và dễ của người tu hành lâu năm.
    */ Việc khó của người tu hành lâu năm là trên đầu cây tre trăm thước không thể tiến thêm một bước.
    Tại sao lại khó ? Người tu hành lâu năm, dụng tâm đến lúc nghi tình chân thật hiện ra, phải có giác có chiếu mới vượt qua sanh tử. Không giác không chiếu tức là lạc vào không vọng. Đạt đến cảnh giới đó thật rất khó. Tuy nhiên, nhiều người đạt đến đó lại hoảng hốt và sợ không thể giải thoát, vì đứng trên ngọn tre trăm thước mà không thể tiến thêm một bước. Có nhiều người khi đạt đến cảnh giới này thì ngay trong định phát được chút ít trí huệ, khiến am hiểu thấu đáo vài công án của người xưa, liền xả bỏ nghi tình rồi tự cho là đã đại triệt đại ngộ, nên làm thơ viết kệ, nháy mắt giương mày, xưng là thiện tri thức, nhưng chẳng biết chính mình là quyến thuộc ma vương.
    Lại nữa, có người hiểu sai lầm ý nghĩa các câu kệ của Đạt Ma ***** "Ngoài ngưng các duyên, trong chẳng cấp bách, tâm như tường vách, mới có thể nhập đạo" cùng lời dạy của Lục Tổ "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác. Lúc đó, bổn lai diện mục của thượng tọa Minh là gì ?"
    Lúc ấy, thật như ngồi trên cây khô đá cuội, người này nhận hóa thành làm bảo sở và lầm nhận đất lạ là quê mình. Bà già đốt am chỉ vì muốn chửi những kẻ tử Hán chấp trước.
    */ Việc dễ của người dụng công lâu năm là công phu thầm lặng liên tục.
    Sao gọi là dễ dàng dụng công ? Bấy giờ, chớ nên tự mãn và chớ dừng lại nửa đường, mà phải liên tục thầm thầm lặng lặng tu hành. Trong liên tục thầm lặng lại tăng thêm sự liên tục thầm lặng. Trong vi tế lại thêm vi tế. Khi thời điểm đến thì thùng gỗ tự nhiên sẽ bị lủng. Nếu không, phải nhờ đến thiện tri thức nhổ đinh tháo chốt.
    Đại sư Hám Sơn viết kệ:
    "Trên đảnh núi cao vút
    Bốn bề rộng vô biên
    Tĩnh tọa không người biết
    Ánh trăng chiếu suối ngàn
    Trong suối chẳng có trăng
    Trăng treo trên trời xanh
    Ngâm nga bài ca này
    Ca ngâm chẳng là thiền."
    Hai câu đầu nói về tâm giác ngộ tính đơn độc chân thường của vạn vật mà không đắm chấp vào chúng; tâm đó chiếu sáng ngời khắp đại địa. Bốn câu kế bàn về chân như diệu thể mà phàm phu không thể hiểu được. Ba đời chư Phật cũng không thể tìm cầu nơi chốn của cái ngã, nên bảo là ''Không người biết''. Câu "Trăng đơn chiếu suối ngàn", ngài Hám Sơn tự dùng thí dụ làm phương tiện để diễn đạt cảnh giới của mình. Hai câu cuối, vì sợ người lầm ngón tay là mặt trăng nên đặc biệt cảnh tỉnh chúng ta. Một khi còn lời nói thì chẳng phải là thiền.
    Thiền sư HƯ VÂN
  4. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    ***** thiền chỉ là một phương pháp thiền, nó là một kỹ thuật.Tôi ko hề có ý định nói gì về TIỂU THỪA , vì đây là quá sức với tôi. Không những thế Vipassana là rất tuyệt vời. Vài lời của hoàng thượng Duy Lực nói về tiểu thừa chỉ để tham khảo. Phật thừa, tiểu thừa, đạo giáo,?..rất nhiều nhóm kiểu như thế trên thế giới, ai trong nhóm nào thì cũng đang nghĩ mình đúng, có một vài người sai, người đúng, người phản đối mình là ngu ngốc, thấp kém.Nền móng đã được làm rất chắc chắn, niềm tin đã ăn sâu, nên một vài lời lẩn thẩn sẽ chả có tác dụng gì hết. Nếu sự chọn lựa là từ sâu thẳm của cá nhân nào đó thì những lời phê bình đơn giản ko hề có tác dụng. Chính xác hơn là phản tác dụng. Nếu bạn đã quá yêu Vipassana thì hãy để ngoài tai lời ngài DUY LỰC. Còn tôi, tôi đã yêu OSHO từ chỗ sâu thẳm nên bạn đang thừa lời khi trách móc con người đó trước mặt tôi.Yêu ko có nghĩa là đệ tử, hãy để tôi nỗ nực nhiều nữa, hay để tôi thêm thời gian, bạn đang bôi nhọ OSHO bằng cách nói tôi là đệ tử.
    thầy ở trên cao
    ánh trăng sáng
    con ở dưới
    thầy cười
    con cười
    Tôi để tình yêu hát. Phật giáo, Osho giáo,hindu?.thật mệt mỏi nếu cứ so sánh và chọn lựa mãi. Hãy nghỉ ngơi, tôi và bạn đều sẽ thoải mái.
  5. kalachakra

    kalachakra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Chỉ một ánh nhìn và tất cả bỗng thay đổi ! Tâm trí ngừng bặt và chỉ còn là ánh sáng, là hư vô, là tất cả. Lời trở nên vô nghĩa, mỗi lời nói ra dường như một sự bôi bẩn. Bạn không chỉ là cái thân thể này, cao hơn và cao hơn nữa, vượt thoát khỏi ràng buộc của ngôn từ . Làm sao có thể hiểu cái nhìn nhận vượt qua giới hạn thân thể bằng cái đầu xác thịt ? Cao hơn và cao hơn nữa, đó mới chính là bạn.
  6. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Người tìm kiếm thông minh là người chỉ hỏi những câu hỏi cho nó có khả năng hiểu được. Và người đó hiểu một câu trả lời thì, người đó cũng sẽ có khả năng hiểu những câu trả lời khác.
    OSHO
  7. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Câu trả lời không tới từ bên ngoài, nó tới từ trong bạn. Nếu bạn có thể hỏi câu hỏi đúng, thì câu trả lời đúng bắt đầu nảy sinh trong bạn. Câu trả lời có thể tới từ bên ngoài, nhưng nó ko bao giờ đạt tới bạn
    Osho

Chia sẻ trang này