1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiền_Thiện song tu

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi Tinhnguyen08, 28/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Mỗi Phút Đều Là Thiền
    Mỗi thiền sinh phải sống cạnh thầy ít ra cũng phải mười năm trước khi thu dạy kẻ khác. Tenno, vừa trải qua thời kỳ học tập và nay trở thành thiền sư, đến thăm Nan-in. Hôm ấy trời mưa, nên Tenno mang guốc và cặp một cái dù. Sau khi chào hỏi, Nan-in lên tiếng: "Có lẽ ông đã để guốc trước tiền đường. Ta muốn biết chiếc dù của ông nằm bên phải hay bên trái của đôi guốc."
    Tenno bối rối không đáp lại ngay được. Ông ta hiểu ra rằng mình chưa sống thiền trong từng phút. Ông ta trở thành đồ đệ của Nan-in, và học trong sáu năm nữa để đạt đến mức thiền trong từng phút.
  2. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Ấn Tống Kinh Điển
    Tetsugen, một kẻ mộ Thiền ở Nhật, quyết định ấn tống kinh Phật, lúc bấy giờ chỉ bằng Hán ngữ. Bản in tạng kinh phải được khắc bằng bản gổ đến sáu ngàn tấm, một công tác to lớn vô lường.
    Tetsugen bắt đầu du hành và quyên tiền đóng góp của bá tánh thập phương. Vài kẻ có lòng, biếu ông cả trăm lượng vàng, nhưng hầu hết còn lại thì chỉ cúng vài xu. Ông cảm tạ mỗi khách bố thí lòng tri ân ngang nhau. Sau mười năm Tetsugen kiếm đũ số tiền để khởi sự công tác.
    Nhưng lúc ấy sông Uji gây lụt lội. Nạn đói kéo theo. Tetsugen dùng tiền đã quyên góp được để in kinh, phân phát cứu đói. Rồi ông ta lại bắt đầu đi quyên góp trở lại.
    Vài năm sau, một trận ôn dịch tràn lan khắp nơi. Lần nữa, Tetsugen lại phân phát hết tiền quyên góp để cứu người.
    Ông lại khởi công lần thứ ba, và sau mười hai năm ông đạt được ước nguyện. Bản gỗ in bộ kinh đầu tiên hiện được trưng bày tại Tu viện Obaku ở Kyoto.
    Người Nhật thường truyền tụng cho con cháu nghe rằng Tetsugen đã làm ra ba bộ kinh, và rằng hai bộ đầu còn vượt trội hơn bộ chót.
  3. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Trong Cõi Mộng
    "Sư phụ của chúng ta hay ngủ trưa," một đệ tử của Soyen Shaku kể. "Khi bọn trẻ chúng tôi hỏi tại sao thầy làm vậy thì thầy bảo: ج"ta đi vào cõi mộng để gặp các bậc thánh nhân như Khổng Tử thường làm.?T Khi Khổng Tử ngủ, ngài hay gặp các bậc thánh và sau đó kể lại với các đồ đệ."
    Một ngày nọ trời nóng quá, vài đứa chúng tôi đánh một giấc. Sư phụ quở trách. ?~Chúng con đến xứ mộng để gặp các bậc thánh nhân như Khổng Tử thường làm,?T chúng tôi vội giải thích. "Các thánh nhân nói sao?" Sư phụ gắt. Một đứa trong bọn tôi trả lời: ?~Chúng con đến xứ mộng gặp các thánh nhân và hỏi họ có gặp sư phụ của chúng con đến đấy mỗi buổi trưa không, nhưng họ bảo chẳng hề gặp ông ấy,"
  4. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    Trăng
    Nếu trăng cũng chết như đời
    Thì ta đâu thấy kiếp người phù du
    Vì trăng sống mãi ngàn thu
    Cho nên càng thấy phù du kiếp người ..
  5. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Thiền Của JOSHU
    Joshu khởi sự học Thiền lúc ngài đã sáu mươi tuổi và tiếp tục đến mãi tám mươi tuổi thì liểu ngộ. Ngài dạy thiền từ khi tám mươi tuổi cho đến khi một trăm hai mươi tuổi.
    Một lần có một thiền sinh hỏi: "Nếu chẳng có gì trong tâm thì con phải làm sao?"
    Joshu trả lời: "Ném nó ra."
    "Nhưng nếu con chẳng có gì thì làm sao con ném nó ra được?" thiền sinh tiếp.
    "Vậy thì" Joshu bảo "Hãy khiêng nó ra."
  6. huequangtu

    huequangtu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Xin giới thiệu thêm 1 link:
    http://vnthuquan.net/truyen/theloai.aspx?theloaiid=24
  7. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Kẻ Cướp Trở Thành Môn Đồ
    Vào một đêm trong khi Shichiri Kojun đang tụng kinh thì một tên cướp xông vào với lưởi dao bén đòi tiền hoặc giết ngài.
    Shichiri bảo: "Xin đừng náo động. Ông có thể lấy tiền trong ngăn kéo kia." và tiếp tục tụng kinh.
    Giây lát sau, ngài kêu lên: "Xin đừng lấy hết tất cả. Ta cần một ít để đóng thuế ngày mai."
    Kẽ đạo chích gom góp gần hết và sắp sửa chuồn. "Hãy biết cám ơn thí chủ chứ," Shichiri nói thêm. Tên cướp nói lời cám ơn và biến mất.
    Vài ngày sau tên cướp bị bắt và thú tất cả mọi tội, trong đó có chuyện liên quan đến Shichiri. Khi Shichiri được vời đến để đối chứng, ngài bảo: "Ông này không phải là kẽ cướp, ít ra là phần có liên quan đến bần tăng. Bần tăng biếu ông ấy một ít tiền và ông ta có tỏ lời cám ơn."
    Sau thời gian ngồi tù, người đàn ông kia tìm đến Shichiri và trở thành đệ tử của ngài.
  8. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Đúng Và Sai
    Khi Bankei mở an cư kiết hạ, môn đồ khắp nước Nhật qui tụ về đông đảo. Trong một lần như thế, một dệ tử bị bắt gặp đang ăn cắp. Sự việc được trình lên Bankei với đòi hỏi kẽ phạm tội phải bị trục xuất, Bankei bỏ qua.
    Ít lâu sau người đệ tử ấy lại bị bắt quả tang trong một trường hợp tương tự, và một lần nữa Bankei lại bỏ qua. Việc này làm những môn đồ khác bất bình, họ liền làm một thỉnh nguyện thư đòi đuổi tên ăn cắp, nếu không họ sẽ cùng nhau rời khỏi thiền viện.
    Sau khi xem xong thỉnh nguyện, Bankei triệu tất cả môn đồ lại.
    "Đệ tử ai cũng phân biệt được phải trái nhưng riêng y thì không làm được.Nay nếu ta không chỉ bảo y thì ai làm việc này.Ta sẽ để y lại đây cho dù các con đều ra đi,không có cách nào khác"
    Một suối lệ đầm đìa rửa sạch mặt vị đệ tử ăn cắp. Từ đấy mọi tham vọng lấy cắp đều biến mất.
  9. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Chuyện hay!! Nhiều ý nghĩa! Rất có giá tri tham khảo!
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Thánh Trí Bát Nhã
    (Thày Thích Chân Quang)
    Khi Bồ tát Quán Tự Tại thành tựu được chánh định thẳm sâu , phát sinh trí tuệ bát nhã vi diệu , liền thấy thân tâm năm uẩn này trống rỗng , không quan trọng nữa , và ngay đó vượt qua tất cả đau khổ .

    Này Xá Lợi Phất , Bồ tát thành tựu được chánh định vĩ đại an lành nên không còn chấp vào sắc thân , tự tại đối với sắc thân ; không còn bị chi phối bởi cảm giác , tự tại đối với cảm giác ; không còn vướng mắc nơi tâm tưởng , tự tại đối với tâm tưởng ; không còn lệ thuộc vào tâm năng , tự tại đối với tâm năng ; không còn giới hạn bởi cái biết , tự tại đối với cái biết .
    Này Xá Lợi Phất , với sự tự tại an lành như thế , Bồ tát đi vào sanh tử mang hạnh nguyện hoá độ chúng sinh . Khi ở trong sinh tử , Bồ tát không bị dính mắc bởi bất cứ điều gì , không cần bất cứ điều gì , không xao động theo sự biến dịch nào của cuộc đời . Bồ tát đến với chúng sinh bằng tâm từ bi vô hạn , không phân biệt kẻ sang người hèn , kẻ dở người hay , thậm chí thương yêu cả kẻ xấu ác để tìm cách hoá độ . Bồ tát sẽ phải chấp nhận mọi điều tôn vinh hay nhục mạ , vinh quang hay cay đắng một cách bình thản . Dũng lực của Bồ tát là vô biên vô hạn .
    Bồ tát sẽ tuỳ theo tâm tình , sở thích , ngôn ngữ của chúng sinh mà tìm cách hoá độ chứ không chấp cứng vào văn tự kinh điển vì cả cuộc sống của Bồ tát là một bài kinh thiêng liêng bất tận ; những việc làm của Bồ tát là tấm gương sáng ngời , ngay cả một cái nhìn hay sự im lặng của Bồ tát cũng như sấm sét có thể làm thay đổi tâm hồn người đối diện .
    Tâm của Bồ tát chính là vô lượng đạo lý ;lời nói của Bồ tát chính là vô lượng kinh điển , nghe không giống như ngôn ngữ cổ thư nhưng không hề sai khác với ý Phật .
    Bồ tát thực hành Bát Nhã như thế nên thành tựu vô lượng công đức . Những công đức này khiến cho Bồ tát trở nên một vị thánh đầy uy lực , không một chướng ngại nào , khổ nạn nào có thể xâm phạm được nữa . Bồ tát đạt được sự bình an vô hạn cả nội tâm và ngoại cảnh .
    Chư Phật từ xưa đến nay hay sau này đều thực hành Bát Nhã như thế , thành tựu chánh định như thế , có được tự tại như thế , giáo hoá chúng sinh như thế để đắc thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác .
    Thần lực phi thường của Phật và Đại Bồ tát có thể cứu giúp chúng sinh qua khỏi khổ nạn cấp thời để chúng sinh có cơ hội tu tập và gây tạo phước lành đền bù ác nghiệp quá khứ .
    Phải biết Bát Nhã là bờ bến hiền lành an ổn , là thuyền to lớn giữa biển sóng lao xao , là ánh sáng soi rọi giữa đêm đen mờ mịt , là sự cao thượng vượt hơn mọi điều cao thượng trên đời .

Chia sẻ trang này