1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiền_Thiện song tu

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi Tinhnguyen08, 28/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Sống kiểu ngược dòng
    http://tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=160918&ChannelID=2
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Hiện tại ở Chùa Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội đang có các buổi thuyết pháp
    Mới quý vị quan tâm tới dự.
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Dự kiến Chiều chủ nhật hàng tuần,
    Tại chùa Pháp Vân (Hoàng Mai, Hà Nội- cách bễn xe Giáp Bát khoảng 1 km)
    Có buổi hướng dẫn Thiền
    Mời quý vị quan tâm tới dự
    ĐT: (04) 6450577
    Xin cảm ơn
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Năm bài tập Thiền có hướng dẫn http://www.langmai.org/PhapMon/PagesPmon/NamBaiThienTap.htm
  5. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Một sinh viên được nhận học bổng tiến sĩ của 7 trường ĐH lớn
    Đó là Lê Anh Vinh, sinh viên đang theo ngành công nghệ thông tin tại trường Đại học New SouthWales (UNSW). Trong 7 lựa chọn, Vinh đã quyết định theo học Đại học Harvard vào tháng 9 tới với mức học bổng 56.000 USD/năm.
    Lê Anh Vinh (23 tuổi) nguyên là sinh viên khoa Toán cơ tin (Trường ĐH Quốc gia Hà Nội) và đã từng đoạt HCV môn Toán châu Á Thái Bình Dương, HCB môn Toán quốc tế (năm 2001). Năm 2003, Vinh được nhận học bổng toàn phần của Chính phủ Úc theo học ngành công nghệ thông tin tại Trường đại học New SouthWales (UNSW).
    Trong 3 năm học ở Úc, Vinh tốt nghiệp 2 bằng cử nhân chuyên ngành toán và công nghệ thông tin. Điểm tốt nghiệp 99/100, cao nhất trong vòng 15 năm của khoa Toán Trường UNSW. Ngay sau khi tốt nghiệp, Vinh được nhận học bổng tiến sĩ toàn phần của 7 trường đại học hàng đầu thế giới: Harvard, MIT, Berkeley, Stanford, Yale, Cambridge và Oxford.
    Hiện nay, Vinh quyết định theo học Trường ĐH Harvard vào tháng 9 tới với mức học bổng 56.000 USD/năm. Giáo sư Norman Wildberger (một trong những giáo sư đầu ngành Toán học tại Úc) nhận xét, Vinh là một sinh viên xuất sắc nhất mà ông đã từng giảng dạy. Luận văn tốt nghiệp về lý thuyết Ramsey của Vinh được đánh giá là tương đương với luận án tiến sĩ.
    Còn giáo sư Colin Sutherland (nguyên là Trưởng khoa Khoa học Trường UNSW) cho rằng, đây là luận văn sáng tạo nhất mà ông đã từng chấm. Trong thời gian 3 năm học tại Trường UNSW, Vinh đã tham gia hơn 10 đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực toán học và tin học (có những kết quả được xuất bản trong cuốn Divine Proportions: Rational Trigonometry to Universal Geometry), được đăng 8 bài báo khoa học tại các tạp chí báo toán quốc tế.
    Trong thời gian học tại Úc, Vinh được rất nhiều giải thưởng và học bổng lớn nhỏ, tiêu biểu là giải thưởng dành cho sinh viên xuất sắc nhất về lĩnh vực toán và tin học. Vinh còn được tham gia trợ giảng ở khoa Toán và khoa Tin học ngay từ năm học thứ 2, tham dự các hội thảo và được mời làm việc ở một số nước như: Đức, Úc, Singapore, Ấn Độ...
    Thanh niên việt nam rất cần những tấm gương tài năng và nghị lực như anh
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Giải thoát mọi loài
    Một vị Lạt ma già nọ kiếm được một tảng đá bằng phẳng bên cạnh một cái hồ để chuyên tâm thiền định. Mỗi ngày ông đều ngồi đó. Đó là một cái hồ đầy ếch nhái chuyên ăn côn trùng. Nhưng cứ mỗi lần bắt đầu ngồi thế liên hoa để đạt tâm thức sâu kín của tự tính thì lại một lần ông thấy một côn trùng giãy giụa trong nước, dường như cần đến ông giúp đỡ. Lần nào cũng thế, vị sư già lại phải xuất thiền, lại cử động cái xương cốt đã già, lại giải cứu thứ côn trùng tí hon này, sau đó mới lại nhập định.
    Lần lần các vị tu tập thiền định và Lat-ma khác bắt đầu chú ý đến ông, một người không bao giờ ngồi yên và hầu như dùng thời gian thiền định để giải cứu côn trùng. Tuy người Tây tạng nào cũng biết cần cứu vớt loài vật, nhưng có vài vị tăng khuyên ông nên kiếm một chỗ khác thiền định chứ đừng ngồi bên hồ nữa. Họ nói: ?~nên chăng đi kiếm một nơi khác mà ngồi để thiền định, không ai quấy rầy??T. Có người nói: ?~nên chăng trước hết cần thoát khỏi mọi ảo giác? Sau đó, khi đã giác ngộ ta có thể giúp mọi loài hữu tình, chứ không thể giúp như thế?T. Một Lạt-ma trẻ tuổi khác lại nói: ?~nên chăng khi thiền định cần nhắm mắt lại để chưyên tâm quán tưởng vào cái chủ yếu nhất, tính vô thường của chính bản thân tâm thức mình?T.
    Sau khi nghe mọi lời góp ý, vị Lạt-ma già cúi đầu cảm ơn các tăng sỹ và nói: ?~các bạn có lí, hỡi các vị nam nữ. Nhưng một kẻ già yếu và thấp kém như tôi, đã nguyện theo lòng từ bi của đức Quán Thế Âm, thực hiện hạnh nguyên đó trong đời này và mọi đời sau,lại có thể ngồi yên và đọc mật chú đại bi trong lúc loài hữu tình bất hạnh đang chết đuối trước mắt mình??T
    Không ai trả lời cả.
    (SƯ TỬ TUYẾT BỜM XANH

    Nguyên tác: Surya Das
    Nguyễn Tường Bách dịch)
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4

    THƯ NGỎ
    Đầu tháng 9, cao nguyên bạc màu đá, xơ xác những thân ngô khô. Đoàn khách du lịch dừng tay ga, kéo cao cổ áo dạ ấm áp, chỉ trỏ, bình luận phong cảnh. 9 giờ sáng, sương muối vẫn còn rơi. Gió thổi ***g lộng hơn? Ở nơi đây không bao giờ có mùa thu ?" Mùa đông đã bắt đầu. Những đứa trẻ cũng bắt đầu cắp sách đến lớp. Chiếc áo mỏng, chật chội, ướt nhẹp sương sớm, không đủ che cái bụng ỏng eo, to quá cỡ. Khách nhìn ngắm, chụp ảnh. Những tấm ảnh có dáng còng còng, mong manh, có đôi chân trần đen đúa, lạnh ngắt và nụ cười tím tái? Ai đó trong đoàn bật khóc tự nhiên?
    Trưa Lũng Táo, nắng đã lên hoe vàng nhưng trời cành rét đậm. Cô bé Thào Thị Chợ học lớp 4 mà nhỏ trông như mới chỉ học lớp 2, ngồi bậu cửa run rẩy nhai cơm nguội bón cho đứa cháu chưa đầy 1 tuổi. Ngoài sân hai đứa nữa - trứng gà trứng vịt - cởi truồng lấm lem đất cát. Khuôn mặt các em hồn nhiên, căng hồng, nứt nẻ trong cái rét sắc ngọt. Chợ bảo:
    - "Em là dì thôi. Mẹ nó đi chợ mai mới về".
    - "Thế bố chúng nó đâu?"
    - "Đi lấy vợ khác rồi".
    Đứa bé khóc ngằn ngặt trên tay dì 13 tuổi. Tôi lấy gói bánh chia cho mấy đứa bé ngoài sân rồi đưa cho Chợ cái khăn len. Em mỉm cười như cảm ơn, quấn quanh thân đứa cháu nhỏ - Bé nín khóc. Còn chúng tôi quay đi? Mắt ai cũng ướt nhèo.
    Cô giáo tên Nho cười run run: "Mùa đông năm nào Mã Là cũng có tuyết. Tuyết thì đẹp lắm nhưng học sinh không đi học được. Lạnh quá, quần áo không đủ mặc."
    Tôi chạnh lòng? Hà nội bây giờ mới đang mùa thu mà áo len, áo khoác đã tràn ngập đường phố. Hôm trước gió mùa, tôi dọn dẹp bỏ ra một mớ quần áo cũ định mang bỏ. Mẹ xem rồi chép miệng: "Quần áo còn mới nguyên, bỏ đi phí quá". Nói rồi mẹ tìm cái bao tải, bỏ vào đó, bảo mang về quê cho. Tôi phì cười kêu mẹ lẩn thẩn: "Bây giờ còn ai cho quàn áo cũ nữa. Xấu hổ!"?
    Tôi đã kịp nhận ra ai là người phải xấu hổ khi đứng trên đèo Mã Pì Lèng nhìn những người phụ nữ, những đứa trẻ phong phanh, rét mướt, còn lưng địu quẩy tấu. Trái tim tôi đã biết rung lên trước thực tế trần trụi, gồ ghề này? Còn các bạn, các bạn đã bao giờ xấu hổ và run rẩy như tôi chưa?
    Sẽ chẳng bao giờ là muộn khi người ta nhận ra giá trị thực sự của cuộc sống là yêu thương, chia sẻ và bắt tay kiếm tìm những giá trị đó. Nhưng sẽ là muộn khi người ta đã nhận ra mà không bắt tay tìm kiếm, xây dựng nó.
    Trong chúng ta có nhiều người đã và đang hành động nhưng cũng có những người chưa biết và chưa hành động. Vậy thì tại sao, ngay bây giờ, chúng ta không liên kết lại, cả những người đã và những người chưa, cùng chia sẻ yêu thương, cảm nhận giá trị cuộc sống?
    Hãy cùng chúng tôi - Mạng Liên kết tình nguyện - bắt đầu từ những việc làm nhỏ bé.
    Xin hãy chung tay cùng tham gia chương trình "Áo ấm mùa đông" với các trẻ em vùng cao Hà Giang. Chỉ với những bộ quần áo rét, cũ, còn lành lặn mà các bạn không dùng đến, các bạn sẽ góp phần mang lại một mùa đông ấm áp hơn cho các em và góp phần xây dựng hình ảnh thế hệ chúng mình - Thế hệ biết yêu thương và chia sẻ.
    Chương trình có sự hợp tác giữa Mạng Liên kết tình nguyện và Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Hà Giang tại 3 xã: Lũng Táo, Lũng Cú, Ma Lé - Đồng Văn ?" Hà Giang và báo điện tử Tổ Quốc thuộc bộ văn hoá thông tin.
    Mọi đóng góp xin các bạn vui lòng gửi hoặc mang trực tiếp đến các địa chỉ sau:
    Địa chỉ 1:
    Nguyễn Mai Anh
    Báo điện tử Tổ Quốc
    Địa chỉ: 86 Mai Hắc Đế - Hai Bà Trưng - Hà Nội
    Số điện thoại: 04.9742818
    Mobile: 0983343968
    Địa chỉ 2:
    Nguyễn Văn Tuấn
    Địa chỉ: Số 71 - Nghách 139/27 - Ngõ 125
    Nguyễn Ngọc Vũ - Cầu Giấy ?" HN
    Số điện thoại: 049022102 / 9022101
    Mobile: 0904313181 / 0988263071
    Địa chỉ 3:
    Nguyễn Thanh Trà
    Địa chỉ: Số 86 Lê Duẩn ?" Hoàn Kiếm ?" Hà Nội
    Số điện thoại: 04.9424038
    Mobile:0912283847
    Xin chân thành cảm ơn!
  8. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    http://quehuongfoundation.org//index.php?act=news&CODE=02&id=333
    Sẽ chẳng bao giờ là muộn khi người ta nhận ra giá trị thực sự của cuộc sống là yêu thương, chia sẻ và bắt tay kiếm tìm những giá trị đó. Nhưng sẽ là muộn khi người ta đã nhận ra mà không bắt tay tìm kiếm, xây dựng nó.
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Tìm hiểu gương hiếu trong kinh Pháp Hoa
    Thích Nhật Từ
    thichnhattu@yahoo.com
    --------------------------------------------------------------------------------
    I. Tóm tắt gương hiếu trong kinh Pháp Hoa
    Có một vấn đề vô cùng quan trọng và cũng hết sức gần gủi với nếp sống đạo đức luân lý là "hạnh hiếu thảo trong kinh Pháp Hoa" mà lâu nay giới nghiên cứu không đề cập đến. Người ta nói nhiều về chữ hiếu trong kinh tạng Pali, chữ hiếu trong kinh tạng Bắc tông, chữ hiếu trong ca dao và dân ca Việt Nam v.v? nhưng chữ hiếu trong kinh Pháp Hoa vẫn là điều bị bỏ quên và chưa được khai thác.
    Khi đề cập đến chữ hiếu trong kinh Pháp Hoa, người viết chỉ có ao ước duy nhất là bài viết sẽ góp phần tìm hiểu và ứng dụng chữ hiếu qua lời Phật dạy, dù đó là Nam tông hay Bắc tông, để cùng có cái nhìn nhất lãm về hiếu hạnh trong kinh điển Phật giáo mà thôi.
    Phẩm thứ 27 của kinh Pháp Hoa mang tựa đề "Sự tích của vua Diệu Trang Nghiêm." Trong phẩm này, đức Phật kể cho đại chúng trong pháp hội về con đường đến chánh pháp, thọ trì và truyền bá kinh Pháp Hoa của đức vua Diệu Trang Nghiêm (tiền thân của bồ-tát Hoa Đức), trong thời quá khứ của đức Phật Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí. Công lao hướng dẫn vua trở về với chánh pháp của Phật không ai khác hơn là hai thái tử Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn. Đức Phật cho biết hai vị thái tử này tuy chỉ là hàng cư sĩ tại gia nhưng đã từ lâu tu tập hạnh bồ-tát, thành tựu sáu ba-la-mật, phát triển bốn tâm vô thượng, và nhất là có thể vận dụng thần thông trong các trường hợp cần thiết. Ngoài ra, hai vị thái tử còn đạt được nhiều loại tam-muội của hàng bồ-tát.
    Mặc dù hai vị thái tử sùng tín tam bảo, tu tập hạnh bồ tát như vậy nhưng vua cha lại là người sùng mộ ngoại đạo. Vì thương kính cha, không để cha mình dấn thân vào con đường lẫn quẩn, hai thái tử đã bày cách xin mẫu hậu xuất gia, làm đệ tử của đức Phật Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí. Mục đích xuất gia của hai vị thái tử là nhằm gây sự chú ý, kéo theo niềm thương tiếc và ngạc nhiên của đức vua cha. Vì là một người mẹ sâu sắc, mẫu hậu đã biết được dự tính của hai con. Bà đồng ý cho hai thái tử xuất gia, rồi ân cần dặn dò:
    -- "Phụ vương của các con rất sùng tín Bà-la-môn giáo, các con nên khéo dẫn dụ cha các con trở về chánh pháp."
    Hai vị thái tử chấp tay cung kính thưa mẹ:
    -- "Chúng con là pháp vương tử, không thể để phụ vương lầm lạc vào con đường tà kiến được. Chúng con sẽ không để cho mẫu hậu thất vọng."
    Chẳng mấy chốc, nguồn tin xuất gia của hai vị thái tử đã đến tai của đức vua. Đức vua sửng sốt và tìm mọi cách ngăn cản.
    Để độ vua cha, hai thái tử Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn đã vận dụng thần túc thông, bay lơ lửng trên trời, lúc thì đi đứng nằm ngồi vô ngại, khi thì biến hiện lớn nhỏ và cũng có lúc ẩn hiện trong chớp mắt. Khả năng thần biến lạ kỳ này đã gây được niềm tín mộ nơi vua cha. Chứng kiến hiện tượng các con mình có thần biến, đức vua vừa thầm phục vừa vui mừng, ngẩng cao đầu lên và nói với một giọng từ ái:
    -- Các con là đệ tử của ai? Ai là thầy của các con?"
    Trong niềm hoan hỷ, cả hai vị thái tử đồng thanh thưa:
    -- "Đức Phật Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí là thầy của chúng con. Ngài là bậc tuệ giác viên mãn, đang giảng kinh Pháp Hoa ở một trú xứ gần đây. Chúng con là đệ tử của người. Do tu tập dưới sự hướng dẫn của người mà chúng con có được khả năng hy hữu này. Nếu phụ vương muốn gặp người thì cha con mình cùng đi."
    Trong niềm hân hoan tột độ, đức vua cùng hoàng hậu và hai vị thái tử chóng đến pháp hội. Sau khi nghe đức Phật tuyên nói chánh pháp, đức vua đã có được niềm tin bất động đối với đức Phật, đối với chánh pháp, đối với sự xuất gia giải thoát. Chẳng lâu sau, đức vua đã giao xã tắc cho người em rồi cùng hoàng hậu và hai thái tử xuất gia cầu Phật đạo. Do tinh tấn trau dồi đời sống đạo đức, thiền định và trí huệ, đức vua và hoàng hậu đã chứng được "Nhất thiết tịnh công đức trang nghiêm tam-muội." Sau khi thành tựu tam-muội này, vua Diệu Trang Nghiêm kính cẩn bày tỏ niềm hân hoan của mình trước đức Phật:
    -- "Bạch Thế Tôn, hai thái tử của con đã vì con làm Phật sự, dùng thần thông biến hóa, xoay tâm tà của con, làm cho con an trụ trong chính pháp, đạt được niết-bàn giải thoát. Hai thái tử này là thiện tri thức của con, vì muốn phát khởi thiện duyên cho con nên đã sanh vào hoàng gia làm thái tử vậy?"
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    II. Nội dung hiếu hạnh qua tích truyện trên
    Thông qua câu chuyện lược trích trên, chúng ta nhận thấy rằng hiếu hạnh trong kinh Pháp Hoa nặng về báo hiếu tâm linh và đời sống đạo đức cho cha mẹ. Nó phát xuất từ một động cơ hiếu kính cụ thể, từ những việc làm có ý thức sâu sắc. Một người con hiếu thảo nên học hỏi theo gương hạnh báo hiếu này. Để đút kết thành những bài học cụ thể hơn, chúng ta có thể đưa ra vài nội dung chính của hiếu hạnh trong kinh Pháp Hoa như sau:
    1. Người con hiếu là người sống đúng với tư cách
    của một người con trong gia đình
    Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không chỉ đơn thuần ở việc duy trì huyết thống giữa các thế hệ mà còn mang đậm tính luân lý và đạo đức xã hội. Một người con do đó là một tế bào trong một gia đình, được sanh ra và lớn lên trong sự đùm bọc và nuôi nấng của gia đình đó. Người con cần có bổn phận tôn kính và hiếu dưỡng cha mẹ. Trong cuộc sống hằng ngày, hiếu kính cha mẹ có thể được thể hiện qua nhiều hình ảnh khác nhau. Thái độ lễ phép, ánh mắt và nụ cười ái kính của người con đối với cha mẹ, vâng lời cha mẹ dạy, không ngỗ nghịch quấy rầy người khác, làm cha mẹ vui lòng, hoan hỷ, giúp cha mẹ làm các công việc nội trợ trong gia đình, góp phần chung lo đời sống gia đình, và khi cha mẹ đau ốm, con cái phải lo lắng thuốc thang, trông nôm thận trọng v.v? được xem là các biểu hiện của lòng hiếu kính cha mẹ thiết thực.
    Ở mức độ thông thường, một người con làm tròn các bổn phận như vậy được xem là hiếu kính cha mẹ. Tuy nhiên, hiếu kính như vậy thôi vẫn chưa đủ. Người con hiếu theo kinh Pháp Hoa còn phải phát huy đời sống đạo đức bản thân và hướng dẫn cha mẹ trở về chánh pháp, như hai thái tử ngoài việc làm tròn bổn phận của mình trong vương triều, không một lần làm phật lòng phụ vương và mẫu hậu, còn tìm cách hóa độ vua cha.
    2. Người con hiếu thảo là người con sống đúng với chánh pháp
    Vâng lời và hiếu kính cha mẹ là một điều tốt. Biết học hỏi và tự trau dồi nhân cách và đạo đức bản thân là điều tốt hơn. Biết tìm đến đời sống chánh pháp, tôn kính tam bảo, tu tập đạo đức và thiền định để xây dựng đời sống an lạc và hạnh phúc cho bản thân là điều tốt hơn nữa. Người con như vậy thật xứng đáng cho gia đình và làm sáng danh cha mẹ.
    Sống với chánh pháp, người con phải biết tập tành hạnh lợi tha, biết tôn trọng sự sống của loài người và muôn vật, biết tôn trọng tài sản của người khác, biết tôn trọng hạnh phúc lứa đôi của người khác, biết sống với lời lẽ từ ái, chân thật và có ích, biết giữ gìn sức khỏe không tham đắm rượu che,蠣ờ bạc, hút sách, biết dứt trừ các tánh nóng nảy, tham lam và ngu muội. Song song người con hiếu thảo còn phát triển và trang trải tình thương đến với kẻ khác bằng tinh thần lẫn vật chất, với một thái độ rộng lượng, hoan hỷ và tự nguyện. Ngoài ra, người con hiếu còn biết gần gủi, học hỏi cái hay của những người có đạo đức, biết thân cận bạn xấu để giúp đỡ và cải hoán. Thực hành đời sống bình dị, chất trực, tạo ra của cải bằng đôi tay và khói óc khôn ngoan, lương thiện và có đạo đức.
    Nói chung, người con hiếu thảo nên noi gương hai thái tử Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn sống đời sống thanh tịnh, thực hành các pháp toàn thiện (ba-la-mật), phát triển các tâm cao thượng, an trụ thiền định, để một mặt hoàn thiện nhân cách đạo đức bản thân, mặt khác hỗ trợ cho vua cha an trú vào chánh pháp.
    3. Người con hiếu phải biết hướng cha mẹ về chánh pháp của Phật
    Nếu như thái độ hiếu kính là hiếu hạnh về mặt tinh thần, hiếu dưỡng là hiếu hạnh về mặt vật chất và cả hai thuộc về báo hiếu thế gian thì việc hướng dẫn cha mẹ trở về sống với chánh pháp của đức Phật được xem là hiếu hạnh cao hơn và hoàn thiện hơn, thuộc phạm vi xuất thế gian.
    Thông thường, cha mẹ có cái nhìn đúng đắn hơn con cái. Do đó, lời dạy của cha mẹ nên được con cái noi theo. Chính vì thế mà người ta thường nói "con không nghe cha mẹ trăm đường con hư." Đây là lối giáo dục đặt cha mẹ vào vị thế không thể sai lầm. Thực tế thì vấn đề có khác. Có nhiều bậc cha mẹ không có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống. Cũng có nhiều bậc cha mẹ có đời sống buông thả, đánh mất tư cách và đạo đức. Do đó, không nhất thiết làm con phải tuân phục cha mẹ, nếu lời cha mẹ dạy không phù hợp đạo đức và luật pháp xã hội, nhất là chánh pháp của đức Phật. Đó là lý do tại sao đức Phật dạy những người con hiếu thảo phải ý thức và có trách nhiệm hướng dẫn cha mẹ trở về với chánh pháp.
    Trong những trường hợp nếu cha mẹ có nếp sống đạo đức thấp kém, niềm tin đối với chánh pháp ít ỏi, tấm lòng vị tha quá nhỏ bé v.v? thì người con có hiếu phải tìm mọi cách để thuyết phục và hướng cha mẹ trở về đời sống cao thượng. Nếu cha mẹ chưa có niềm tin đối với tam bảo thì khuyến khích cha mẹ tin Phật, pháp, tăng. Nếu cha mẹ thiếu giới hạnh thì khuyên cha mẹ sống đời đạo đức. Nếu cha mẹ có nhiều tánh cách xấu như tham lam, bỏn xẻn, ích kỷ thì giúp cho cha mẹ trở nên rộng lượng, vị tha và vô ngã. Nói chung, bổn phận làm con không chỉ tuân thủ một chiều ở những lời dạy của cha mẹ mà còn phải tác hưởng tốt và hoàn thiện cha mẹ, nếu cha mẹ không bằng mình về phương diện nhận thức, đạo đức và trí tuệ.
    Nói chung, người con hiếu nên học theo hai thái tử đã khéo léo vận dụng thần thông để thuyết phục cha mình, từ chỗ tin vào ngoại đạo, trở về sống trong chánh pháp của đức Phật. Sự kiện hai thái tử phải vận dụng thần thông để cảm hóa cha mẹ cho thấy rằng việc hóa độ cha mẹ trở về con đường chánh pháp không phải là chuyện dễ, mà đòi hỏi nhiều cam nhẫn, khôn ngoan và khéo léo; bằng không thiện chí đó có thể trở nên phản tác dụng.
    4. Người con hiếu còn là thiện tri thức của cha mẹ
    Hiếu thảo theo đạo Phật nói chung, theo kinh Pháp Hoa nói riêng, không chỉ cúc cung cha mẹ món ngon vật lạ, mà còn phải biết dâng cho cha mẹ các thức ăn chánh pháp và kính tặng cha mẹ các tài sản thánh. Dâng cho cha mẹ các thức ăn chánh pháp và tài sản thánh là cách báo hiếu cha mẹ mang ý nghĩa cao thượng nhất và đạo đức nhất. Trong trường hợp này, người con hiếu thảo đã trở thành một người bạn tốt, một thiện tri thức của cha mẹ trên đường tu tập chân lý của đức Phật. Con sống trong chánh pháp, cha mẹ cũng sống trong chánh pháp. Con cái và cha mẹ sẽ cùng trưởng thành trong chánh pháp. Tất cả các thành viên trong gia đình như vậy đã trở thành một tổ hợp của chánh pháp. Tổ hợp như vậy còn là một giao thoa, cộng hưởng của an lạc và giải thoát. Cha mẹ lúc bấy giờ đã trở thành Phật trong gia đình và gia đình bấy giờ đã trở thành một tịnh độ thực tiễn. Người con hiếu do đó là người con mang hạt nhân chánh pháp cho gia đình, biến gia đình trở nên thánh thiện, cha mẹ và con cái đều mang "gen" của tuệ giác và trí dũng. Đó chính là mẫu người con lý tưởng mà kinh Pháp Hoa đã giới thiệu cho chúng ta, như vua Diệu Trang Nghiêm đã tán thán hai người con ruột của mình:
    "Bạch Thế Tôn, hai người con của con đã vì con làm Phật sự, dùng thần thông biến hóa, xoay tâm tà của con, làm cho con được an trụ trong Phật pháp, được niết-bàn giải thoát. Hai thái tử này là thiện tri thức của con, vì muốn phát khởi thiện duyên cho con nên sanh vào hoàng gia làm thái tử vậy."
    * * *
    Nói tóm lại hiếu hạnh trong kinh Pháp Hoa nhằm xác định việc báo hiếu về tinh thần và đạo đức cho cha mẹ là cần thiết và quan trọng hơn hết trong các cách báo hiếu trong đạo Phật. Để làm việc đó, người con hiếu trước nhất phải làm tròn bổn phận làm con, sống đời đạo đức và trí tuệ. Kế đến người con hiếu còn phải vận dụng nhiều phương cách để hướng dẫn cha mẹ trên con đường tu tập chánh pháp của đức Phật. Để làm việc đó, người con có thể đóng vai trò của một vị thiện tri thức gương mẫu và tiên phong trước cha mẹ mình. Sự hiệu quả trong tu tập chánh pháp của bản thân sẽ trở thành chất xúc tác tốt cho việc chuyển hóa cha mẹ, giúp cha mẹ vững tin noi theo con đường chân lý của đức Phật. Người con bấy giờ không chỉ là người bạn đạo mà còn là người hướng đạo cho cha mẹ, để cùng cha mẹ sống an lạc và giải thoát trong chánh pháp của đức Phật. Hiếu thảo như vậy đã trở thành hành trang cho những người con hôm nay và mai sau, để xây dựng tịnh độ tại nhân gian, trong đó các bậc cha mẹ là các đức Phật trong nhà.
    http://www.buddhismtoday.com/viet/vulan/031-tnt-hieu hanh PhapHoa.htm

Chia sẻ trang này