1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiết bị hình sự tác động lên sóng não ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi kalenko, 19/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kalenko

    kalenko Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Thiết bị hình sự tác động lên sóng não ?

    Chào mọi người,
    Cho tôi hỏi hiện nay công an, cảnh sát điều tra có thiết bị gì có thể thu phát được sóng não: thu hình tư duy của náo, tác động lên não... Các thiết bị này xuất phát từ đâu và có nguyên lý hoạt động như thế nào ?
  2. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Chịu, tớ chả bít ...
    Vấn đề công nghệ cao phải nhờ chuyên gia thui, cô tiểu thư hay tên khang lòi ơ ấy, mà hình như nhà khốt cũng rành thì phải.
    Ngủ ngon.
    Được fsai sửa chữa / chuyển vào 21:44 ngày 19/11/2007
  3. Lycapheda

    Lycapheda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Làm gì có chuyện đó. Khoa học thế giới cũng chưa phát triển đến mức độ đó huống hồ gì là ở VN mình. Chờ vài chục năm nữa xem sao!
  4. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    Đừng đùa, về nguyên tắc thì loại máy ứng dụng kỹ thuật phân tích tín hiệu và hoạt động của não bộ phục vụ cho công tác điều tra đã có từ rất lâu. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp, tốn kém và một số yếu tố tế nhị khác nên nó không được phổ biến dạng đại trà mà chỉ sử dụng phục vụ cho công tác an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, lưu ý là để có loại máy ?othu phát hình tư duy của não, hoặc tác động lên não?? thì quả thực đúng là hơi viễn tưởng. Mặc dù vậy, với phương tiện, cách thức thủ công cũng có thể làm cho đối tượng mệt mỏi, mất sức kháng cự về tinh thần, từ đó có thể khai thác hiệu quả. Đây là các thức tác động lên não(không phải bằng máy). Hời chiến tranh, bọn ác ôn vẫn sử dụng cách này để khai thác tù binh là các chiến sĩ của ta
    Tại một số nước có KHKT phát triển, đã ứng dụng cho hoạt động gián điệp, tình báo? Nếu vị nào có quan tâm vấn đề này ắt biết Mỹ đã sử dụng công nghệ này cho trường hợp lấy lời khai của các đối tượng nào.
    Tại VN, tôi không dám nói có hoặc là không có.
  5. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    Về nguyên lý: Hiện nay khoa học đã chứng minh được não bộ gồm nhiều phân vùng, với các chức năng khác nhau: Vùng tư duy, vùng nhớ, vùng ý thức, vùng ngôn ngữ, vùng phản xạ? Khi vùng nào hoạt động nhiều, một máy quét có nhiệm vụ phát hiện ra các sóng điện phát ra từ vùng đó. Ví dụ:
    - Khi vùng tư duy hoạt động liên tục: rõ ràng đối tượng đang tìm cách nghĩ ra những logic chưa chắc là đã thật sự xảy ra;
    - Nếu vùng nhớ hoạt động tối đa: có thể tin tưởng đối tượng đang khai báo thành khẩn;
    - Hoặc vùng ngôn ngữ đang hoạt động mạnh: chứng tỏ đối tượng đang trong trạng thái đối phó, không sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Gián điệp đấy, oánh chết mịa nó đi!
    Để có được kết luận, người ta cho tiến hành hàng loạt các bài kiểm tra, sau đó mới lấy kết quả. Đây là một trong vô số phương pháp sử dụng khoa học kỹ thuật cao vào việc đấu tranh với tội phạm. Hiện nay còn có phương pháp nhận dạng sự thay đổi của gương mặt; hoặc sơ khai hơn là sử dụng biểu đồ điện tim?v?v
    Nếu đã từng xem phim hài ?oGặp gỡ nhạc gia?, có cảnh chàng rể bị cha vợ tương lai (do diễn viên Rebert De Niro thủ vai) kiểm tra mức độ thật lòng với con gái của mình bằng loại máy có nguyên lý tương tự.
    Tuy nhiên, điều mà tôi thắc mắc nhất về lý luận, đó là tính pháp lý của kết quả hoạt động này. Nó có được xem là chứng cứ trong TTHS hay không? Tại VN, đến nay tôi tin chắc là không được quy định, không biết ở các nước khác thì sao?
  6. kalenko

    kalenko Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn khoiks,
    Cho hỏi thêm về mặt kỹ thuật, thiết bị này các thể tác nghiệp trong khoảng cách bao xa ? bởi vì theo tôi biết sóng não có cường độ rất nhỏ và đối tượng lại luôn di chuyển.
    Về mặt y học, đối tượng bị tác động thời gian dài có ảnh hưởng gì đến tâm sinh lý sau đó ?
  7. Lycapheda

    Lycapheda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Chẳng có máy nào như bạn nói cả. Vỉ họat động tư duy của con người là hết sức phức tạp, con người không thể dùng máy móc can thiệp được. Như một người điên thì không thể dùng máy kích thích não cho hết điên. Đối với bị can , bị cáo chỉ có cách cho nghe nhạc heavy rock hết công suất trong thời gian dài cho họ mệt mỏi, không chịu nổi nữa mà khai báo chăng? Phương pháp này là nhục hình đó nghen.
  8. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    =====================
    Tại các bài viết, ngay từ đầu tôi đã khẳng định không có loại "máy thu hình tư duy" , mà chỉ có loại PHÂN TÍCH hoạt động não, dựa trên khám phá của y học về não bộ để kết luận về tính xác thực trong lời khai của đối tượng. Cac máy hoạt động theo nguyên lý trên có tên gọi nôm na chung là "máy phát hiện nói dối". Nếu bạn vẫn cho là hiện nay không có loại máy này thì đúng là tôi xin thua. Phổ cập thông tin cho người khác là ngoài khả năng, nhiệm vụ của tôi, xin không tranh luận thêm!
    Riêng việc tác động đến não (thực chất là tư duy con người) để khai thác, nắm bắt thông tin thì có vô vàn cách. Chẳng cần đến máy móc làm quái gì cho mệt!
  9. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy giả thuyết này đặt ra khá hay, nhưng trên thực tế thì khó mà thực hiện được, bộ não người là một tổng thể phức tạp cầu thành từ hàng tỉ noron thần kinh phân ra thành nhiều vùng, mõi vùng có mỗi nhiệm vụ khác nhau, như bác khoiks nói : "Vùng tư duy, vùng nhớ, vùng ý thức, vùng ngôn ngữ, vùng phản xạ?" Vậy máy móc làm sao có thể đọc được suy nghĩ ??!?!?!?
    Xưa nay con người, Ngành khoa học hình sự luôn muốn chinh phục bộ não để khám khá sự bí ẩn của nó, nhưng các nhà khoa học hàng trăm năm qua đã phải bó tay. Tôi có nghe qua những phát minh khoa học như : Máy trắc nhiệm tư duy IQ, máy phát hiện người nói dối .v.v .. tỉ như một thiết bị máy tính bao gồm một thiết bị hồng ngoại cảm ứng được gắn trên đầu đương sự. Các tia laze điôt phát ra từ thiết bị cảm ứng này sẽ truyền các xung động ánh sáng trong phạm vi tia hồng ngoại gấn nhất xuyên qua hộp sọ và sau đó phản hồi lại tín hiệu đã trong 1 phần não... nhanh hay chậm và có kết luận. Như vậy thì còn có thể chấp nhận được chứ đọc được suy nghĩ thì có lẽ viễn vong.
    Trong thực tế các nhà điều tra tài ba lợi dụng tâm lý của tội phạm mà khai thác. thông qua thiết bị, và đánh giá kết quả qua tâm lý mà thôi.
  10. Lycapheda

    Lycapheda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Máy phát hiện nói dối dựa trên việc đo đạc nhịp tim, đo sự tiết ra của tuyến mồ hôi của người được kiểm tra đồng thời đo thêm xung điện não khi trả lời. Nó không hề "đọc " trong não là con người đang nói thật hay nói dối. Thực tế có người vẫn vượt qua đươc máy kiểm tra nói dối nếu tâm lý hết sức vững vàng.

Chia sẻ trang này