1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiết kế bằng tre tại VN ..

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi Mope, 13/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Cái vụ này...
    Tôi đang làm việc cho một công ty chuyên đồ thủ công mỹ nghệ, đương nhiên là dính đến tre nứa rồi. Một hôm sếp triệu tập đến bảo: Để chị thiết kế, mày chạy đi tìm cho chị ít người về lập cơ sở sản xuất mới. Nguyên nhân: mẫu thiết kế đầy ra, mỗi tội đem xuống các làng nghề thi công toàn bị người ta đem ra nhái mẫu bán loạn xạ, rất hồn nhiên. Thậm chí đợt triển lãm hàng thủ công vừa rồi bên Hongkong, mẫu của công ty nhà bị thợ làng nghề bán cho 1 công ty khác, xong mẫu ấy cuối cùng lại được giải, thế mới đau! Ko được giải ko cú, chỉ cú cái đứa tư duy : tôi thích thì tôi cứ bán, làm gì được nhau. Cả đời tư duy thủ công, thậm chí tiện bình tròn quen tay đến nỗi ko tiện nổi một cái bình méo, ko thể nào mà giải thích cho ngưòi ta hiểu được thế nào là sáng tác, là sản xuất, là công nghệ, là chất xám...
    ( Công ty bị ăn cắp mẫu là V-link Co., ltd- C1-3-Horison, Catlinh HN, công ty lấy mẫu ko tiện đưa tên ra đây )
    Bạn gì có nói kiểu làm ăn của Nhật, hay nhưng mà tính cách dân tộc ngưòi ta từ đời nào đã kỹ tính rồi. Ở mình khó áp dụng lắm. Mấy chiến hửu của tớ vừa sập tiệm vì cái tội làm hàng thủ công tinh xảo, bán cho ra bán. Sập vì cái tội hàng mỹ kí nhiều quá, mình muốn làm tử tế cũng cạnh tranh ko nổi.
    ( Xưởng bị sập là 129 Hàng Bông, bên trong Pinochio cũ )
    Hàng thủ công truyền thống thường bị đổ đồng là truyền thống, nhiều khi chỉ vì nó đã có từ lâu đời, chả phải vì nó thực sự đắc dụng. Giống như cái món dầu gội đầu. Bây h người ta bán nhặng xị dầu bồ kết, dầu chanh, ...tôi thì ko tin người ta bới ra được bồ kết mà ấn vào trong ấy, gọi là bồ kết để cho ta đỡ mặc cảm là bây h sống gấp gáp quá, chả còn lấy một lúc mà luộc bồ kết gội đầu. NGười ta mua dầu ấy vì nhớ bồ kết, bảo nhớ thế thôi chứ có đưa bồ kết thật cho cũng chả ma nào đủ kiên nhẫn mà gội. ( Mình đầu trọc nói liều quá :D )
    Thì hàng tre gốm nó cũng thế. Ông sản xuất thủ công thì thích bán được, thu nhiều tiền, nên đi ngang về tắt. Ông sử dụng thì cứ đòi thủ công "xịn", đến nơi đến chốn, nhưng người ta làm đúng thủ công thì lại bảo "ko công nghiệp"!
    Bây giờ phải đổi chỗ sự say mê của bọn nghệ sỹ với sự kỹ càng của thợ thủ công cho nhau, lúc ấy mới có kỹ thuật đúng thời, hợp thời. Kỹ thuật no đủ thì mới sinh ra nghệ, có nhiều nghệ thì mới có nền này nền kia...
  2. breaking_news

    breaking_news Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    Hehe, các bác làm bạn Mope sợ mất mật vì tính "hoành tráng" của vấn đề. Tớ mấy hôm bận túi bụi, định liếc qua box tý thôi nhưng thấy vụ này gay cấn quá lại thòm thèm phải nhảy vào buôn
    Trước khi mở đầu, góp ý bác Metal-arc tý. Gớm, tay bác đẹp như thế, bác lại hào hoa như thế, trình độ của bác "được" như thế mà cái khoản trình bày của bác tớ không làm sao mà chấp nhận nổi Chữ cứ dính tịt vào nhau từ đầu tới cuối, câu nọ chấp chới ôm hôn câu kia. Khổ, vừa đọc vừa banh mắt ra để nhớ nội dung, xong rồi kết luận lại bằng một cái tặc lưỡi là nhất định phải góp ý với bác
    Túm lại cái vấn đề nóng hổi tý nhể. Dom vẫn bức xúc vụ "Vật liệu cơ bản" và "Phương pháp ứng dụng", "Cách thức tư duy". Còn các bác khác dựa vào đó để lật lại vấn đề, tìm đến một xuất phát điểm hợp lý hơn để có thể đưa ra một kết luận hợp lý hơn.
    Quan điểm của tớ, là dù truyền thống, cổ truyền, tinh hoa, gì gì đi chăng nữa thì cũng phải có tính mục đích và giá trị tiêu dùng. Vì thế, chủ trương của tớ là gắn chặt khâu marketing vào khâu sản xuất. Trong một số ngoại lệ, có thể có những loại hàng đặc thù chuyên để nêu cao giá trị tinh tuý của làng nghề. Tuy nhiên, vì sự độc đáo đó mà không thể có số lượng lớn và không phải bất cứ ai cũng có thể mua được. Trường hợp này, có thể coi là đặt tính truyền thống, dân tộc cao hơn mục đích thương mại. Tuy nhiên, với tớ nó vẫn có tính thương mại rất lớn theo nghĩa có thể dựa vào để tạo dựng một brand name. Tức là một thương hiệu - một khái niệm của Duy Nhất, Chất Lượng và Đặc Thù.
    Nhà nước có hỗ trợ cho làng nghề hay không? Xin được trả lời một cách quả quyết rằng CÓ. Và còn hỗ trợ rất mạnh. Sự hỗ trợ này có sự phân tầng rõ rệt. Từ chủ trương phát triển chung theo chiến lược này nọ (ắt hẳn cái này các bác phải nghe nhiều hơn tớ), các tỉnh, thành phố lên phương án phân bổ nguồn ngân sách của mình theo các loại kiểu, hình thức đầu tư phù hợp. Qua cái đầu của một số quan chức đó mà bộ mặt làng nghề được giới thiệu với một hướng đi, một cách nghĩ.
    Những trường hợp đặc biệt như của Gốm Nhung, Gốm Quang... sự đóng góp của cá nhân là rất lớn. Với sự nhạy bén và khả năng huy động vốn, tìm nguồn tiêu thụ, họ đã mở ra một con đường để những người cùng nghề thấy triển vọng. Sự cạnh tranh từ trong nội hạt các cá thể bắt đầu.
    Nếu đặt những chủ thể sản xuất của làng nghề là những nhân tố hữu hình, thì những nhân tố này chịu một loạt tác động từ những tác nhân khác như vừa nói ở trên (chính sách, hướng phát triển...), cộng thêm: thị hiếu, người mua, sức mở rộng của thị trường. Hay nói cách khác, tập hợp nhân tố người sản xuất thủ công dao động trong một vòng tương tác của những nhân tố ngoại vi ảnh hưởng. Cộng trừ, tính toán độ mạnh yếu của những nhân tố ngoại vi này thế nào là tuỳ vào mỗi người. Nhưng như thế để thấy, độ quan hệ chằng chịt giữa những đối tượng trên.
    Quay trở lại với ví dụ Gốm Nhung. Tớ cũng thấy, không có lý do gì mà quy chụp sản phẩm của làng Phù Lãng vào với Gốm Nhung. Sự đi đầu của Gốm Nhung trong việc mở rộng tiếng tăm cho cả làng Phù Lãng là một sự đóng góp không thể chối cãi. Xét về nhiều mặt, Gốm Nhung là một cây cầu để gốm Phù Lãng có thể đặt chân đến bên bờ của hiện tại và hiện đại hoá. Nhưng Gốm Nhung chỉ đại diện cho gốm Phù Lãng ở một mức độ nào đó thôi. Còn nhiều những cách thức khai thác giá trị của làng nghề này. Ngay cả trong những thị trường tưởng đã đến mức bão hoà về sản phẩm vẫn còn có những thị phần riêng biệt để người sản xuất tạo tìm thấy sự bắt đầu của mình. Huống gì là trong những loại hình nghệ thuật luôn nảy nở những nhân tố bất ngờ như trong nghề gốm. Tớ nhất trí cao với Metal_arc rằng anh Nhung là một ví dụ thành công. Nhưng anh Nhung không phải là tất cả mà làng nghề Phù Lãng có.
    Butsat làm gì cho V-Linh đấy? Bận rộn thế thảo nào mà mất mặt. Cứ nghĩ đến bác lại nghĩ đến bài tản mạn về rượu Đông lạnh lẽo, đầu không nghĩ được cái gì khác ngoài cái chỗ nào hay ho để uống rượu. Dạo này bác có đi chỗ nào hay ho bác vào Kể chuyện Một mình tiếp đi bác
    Nhìn ảnh bác Metal_arc ắp lên thấy sướng thật. Bên này mà có cái xưởng như thế thì oai phải biết. Khi nào xuống đó "nằm vùng" được thì thích nhể
    Bác Mope ới ời, bọn bạn bác là dân nước nào đấy, ở được bao lâu? Bác kể thêm tý về bọn bạn bác để mọi người còn biết đường mà giúp đỡ chứ nhể
    Dom thân mến, sang mục Chợ Dưa Lê buôn tiếp cái vụ cưa cẩm Emxinh nhé
  3. Zeichenkohl

    Zeichenkohl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2004
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Các bác làm em hừng hực khí thế, phải góp tí nhời.
    Em là dân ngoại đạo, có gì sai trái, các bác đừng mắng, em hãi.
    Thứ nhất là chuyện truyền thống hay hiện đại.
    Đồ thủ công mỹ nghệ, xâm nhập được vào đời sống của người nước ngoài, nó phải đáp ứng được nhu cầu của người nước ngoài, nhưng nó lại phải mang được nét đặc trưng của nước mình. Một ví dụ mà em thấy là thành công ở nhà mình, đó là Craflink ( đối diện Văn miếu - Quốc tử giám )
    Đáp ứng được nhu cầu của người nước ngoài, tức là anh đừng có cong vênh mối mọt. Người ta muốn có một cái tách con con đựng trứng luộc, thì cái tách của tôi đúng là vừa để ăn trứng ( mà cái thứ này thì truyền thống Việt Nam làm gì có). Người ta ko an đũa, nhưng người ta dùng dao, dung dĩa. Tôi có dao, có dĩa đây.
    Nhưng nó phải mang được nét đặc trưng của nước mình. Cái tách ăn trứng kia, nó làm bằng men nhà mình, được luyện theo cách của nhà mình, cái mầu ấy là gu nhà mình .... Cái này đó là cái tinh hoa đúng kô ạ.
    Em muốn hỏi các bác trong nghề, nếu một sản phẩm thủ công được làm hoàn toàn theo cách truyền thống, em nhắc lại là hoàn toàn truyền thống- không có cải tiến cải lui gì cả- thì chất lượng thế nào. Cái này thì em rất quan tâm. Em rất muốn hỏi
    Em biết, ví dụ như thổ cẩm. Nếu đúng là người dân tộc làm bằng tay, đúng theo ngần ấy bước, thì đẹp lắm. Cái màu thổ cẩm đấy mấy đứa bạn người Đức mê lắm. Mà màu ấy bền, không phai.
    Hay như gỗ, nếu được ngâm tẩm đúng như các cụ ngày xưa làm, thì tôt phải biết. Mang sang xứ lạnh và khô mà cứ trơ trơ.
    Các bác trả lời em với. Nếu đúng là truyền thống thật thì chất lượng vật liệu như thế nào.
    Nếu thực là tốt ( tốt về mặt chất lượng sản phẩm, và có tính bảo vệ môi trường ) thì phải được bảo tồn, phải được tôn trọng ( ko co thêm thắt, cải tiến gì cả )
    Nếu kô tốt về mặt chất lượng ,thôi bỏ đi
    Nếu tốt về mặt chất lượng, nhưng hại môi trường, cái này thì cần khoa học mới.
    Còn mặt có mang tính công nghiệp hay ko, có sản xuất với số lượng lớn mà giá rẻ hay không. Em nghĩ ko nên tính tới. Vì nếu để thoả mãn được cái mặt này thì không phải là hàng thủ công nữa rồi. Vấn đề này nên để cho ngành sản xuất sản phẩm từ vật liệu công nghiệp ( nhựa, thuỷ tinh .... ) lo.
    Thứ hai, là vai trò của những người Việt Nam có trình độ trong cả dây chuyền sáng tác, sản xuất, bán, dịch vụ đi kèm, và bảo vệ bản quyền.
    Em nghĩ thị trường thủ công mỹ nghệ là một thị trường văn minh. Người tiêu dùng nói chung la có trình độ, vì thế họ đòi hỏi cao, nhưng cũng rất đúng. Mẫu mã đẹp (cái này thì phải hiểu được gu của họ), độc đáo ( cái nay thì phải trung thành với cái truyền thống - chính thống- nhà mình ), an toan, bảo vệ môi trường, có tính bảo tồn văn hoá, có tính phat triển cộng đồng ( tức là mang lợi nhuận về tận tay người sản xuất, chứ không phiêu lưu ở chỗ mấy anh môi giới )
    Nhưng, người làm thủ công mỹ nghệ thì chưa đủ trình độ để hiểu được thị trường thủ công. Thế nên không biết cái quý của truyền thống, cái quan trọng của thương hiệu, bản quyền, cái cần thiết của sự đoàn kết, liên kết các làng nghề nhỏ lẻ... Cái này thì em nói thật là em đếch có tin tưởng vào mấy bác nông dân nhà mình. Mà em cũng chẳng nghĩ đến chuyện làm cho mấy bác ấy hiểu, mệt lắm thất vọng lắm. Không tin nữa.
    Thế thì phải có người nối hai cái Cung-Cầu này lại chứ. Người này phải:
    tìm được thị trường, đeo bám thị trường, hiểu được thị trường
    Vẽ được mẫu phù hợp với thị trường ây
    Quản lý việc sản xuất đúng với tiêu chí hoàn toàn thủ công chính thống ( Có trách nhiệm về chất lượng sau sản xuất - bao gồm cả việc bảo vệ mẫu )
    Em thấy cái cầu nối này phải là một êkíp. Êkíp của một loạt những người có chuyên môn trong từng lĩnh vực. Ở đây em đề cập luôn đến tính đoàn kết, và khả năng làm việc nhóm của chính chúng ta ( he he, cho em mạn phép ...) Câu trả lời, thiết nghĩ chính là chúng ta, chứ ko phải những người thợ thủ công. Họ phải là một yếu tố được kiểm soát trong cả dây truyền, chứ không phải là yếu tố quyết định thành công của dây chuyền.
    Nghe bác butsat và metal_arc nói chuyện xập tiệm vì chính người mình đi bán mẫu, em chẳng thèm bực nữa. Tại nghe nhiều quá rồi, biết rồi, đếch bực nữa. Bây giờ là phải có 1 anh quản lý giỏi, thông thạo luật pháp, có cách quản lý chặt chẽ và khôn ngoan ( Cái này thì em cũng chẳng biết phải làm thế nào, vì em co học MBA đâu ) Đấy có bác nào đủ bản lĩnh để giải quyết vấn đề này.
    Nhưng em nghĩ đó chỉ là một vấn đề trong một chuỗi các vấn đề cần giải quyết. Nên nêu có tồn tại một anh quản lý giỏi như thế, thì anh này cũng đừng có nghĩ mình là nhân tố quyết định ( Cái này thì em thấy là bệnh kinh niên của dân mình) Nếu ko có anh Designer, ko có anh xuất nhập khẩu, anh Maketting thì cũng chẳng co gì cả.
    Em nghĩ quan trọng là co những người giỏi như thế, bắt tay được với nhau, đoàn kết được với nhau.
    Che.p.... Ước gì một ngày em được làm Designer trong một ekíp như thế....
  4. dom_rocker

    dom_rocker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2003
    Bài viết:
    946
    Đã được thích:
    0
    Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ, trăm sờ không bằng một lần " thử cho biết", em gửi các bác mấy cái mây tre trong và ngoài nước để các bác so sánh
  5. dom_rocker

    dom_rocker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2003
    Bài viết:
    946
    Đã được thích:
    0

  6. Firm

    Firm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Trồng tre lấy măng xuất khẩu
    Tre trúc thuộc họ Bambusaceae, trên thế giới có trên 1.250 loài thuộc 60 chi. các loài này đều phân bố rộng rãi và có khối lượng cây rất nhiều, song phần lớn đều mọc tự nhiên ở các nước thuộc vùng Đông Nam Á.
    Ngày xưa, tre được trồng dùng để làm nhà, làm đồ gia dụng, dụng cụ sản xuất . . . Và được dùng để làm thực phẩm.
    Ngày nay, tre còn được làm đồ thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, nguyên liệu cho nền công nghiệp sản xuất giấy, sợi và đặc biệt là làm thực phẩm cao cấp phục vụ cho các nhà hàng lớn ở nước ngoài.
    Sau đây là một số giá trị của việc trồng tre:
    - Măng mới mọc lên chỉ trong vòng ít tháng là hoàn thành sinh trưởng và có khả năng tiến hành thu hoạch.
    - Tre có khả năng sinh sản năm này sang năm khác theo con đường vô tính, cho sản lượng cao hàng năm và sau khi chặt không phải trồng mới.
    - Các loại măng của tre, trúc là thực phẩm có giá trị kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu cho thu nhập cao, dưới dạng ăn tươi, đóng hộp, sấy khô . . .
    - Tre, trúc là nguyên liệu chính trong ngành công nghiệp giấy, là nguyên liệu để sản xuất sợi vải và làm đồ thủ công mỹ nghệ xuất khẩu . . .
    - Lá tre ( bát bộ ) được sơ chế xuất qua Đài Loan để chế biến thành giấy gói cao cấp cho gói hàng, là đồ thực phẩm .. .
    - Trồng tre thành rào lũy có tác dụng phòng hộ rất lớn, rễ tre bám chặt vào đất làm nhiệm vụ giữ đất, chống xói mòn, sạc lở. Trồng tre ở chân đập, ven đê, ven dòng nước chảy . . . ở vùng đồi núi miền trung du tre dùng làm hàng rào để bảo vệ cây trồng, làm ranh giới đất đai giữa các hộ gia đình, các khu sản xuất . . .
    Những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, Bộ Nông Nghiệp cũng có những biện pháp nhầm thúc đẩy phát triển trồng một số giống hiện có trong nước và nhập thêm một số giống mới, các loại tre này có ưu điểm hơn hẳn một số giống tre khác , mà đặc biệt nhất là năng suất.
    1/ Tre Mạnh Tông ( tre tàu ):
    Loại tre này có nguồn gốc từ Trung Quốc và đảo Đài Loan.Trước đây ở miền nam đã nhập và trồng giống này Tre Mạnh Tông phát triển nhanh mọc thành bụi lớn hàng trăm cây, bộ rể to khỏe, lá bản rộng, chịu hạn, chống xói mòn, sạc lở, cho sản lượng măng 10 tấn/năm.Măng ăn rất ngon, có giá trị xuất khẩu, hiện nay các nhà khoa học đang phục tráng giống này để phát triển trồng tốt hơn.
    2/Tre Lục Trúc ( tre Đài Loan ):
    Loại tre này có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ, trồng rộng rãi trên đảo Đài Loan nên gọi tre Đài Loan. Măng có màu xanh đặc sắc, chất lượng ngon vì có hàm lượng đường cao, có thể ăn tươi như khoai lang rất được thị trường thế giới ưa chuộng. Hiện nay lọai tre này trồng thử nghiệm thành công các Tỉnh phía Bắc và từng bước nhân rộng vào các Tỉnh phía nam.
    `Là loài thân lá có màu xanh lục, ưa khí hậu nhiệt đới, thích đất ẩm, tốc độ phát triển nhanh, cho sản lượng măng 10 tấn/năm, dễ nhân giống bằng hom và trồng trên được nhiều loại đất
    3/ Tre Điền Trúc ( Bát bộ ):
    Tre bát bộ không đòi hỏi cao về đất trồng, thich hợp nhất là đất đồng bằng , đất xung quanh ao hồ, ven sông , đất có tầng đất dày, chất đất xốp, tre không chịu đựơc hạn, đây là giống tre chuyên trồng để lấy măng làm thực phẩm, cây măng rất to, vỏ mỏng thịt trắng ngà dầy, tỷ lệ thịt đạt 85%, có giá trị dinh dưởnng cao, ăn ngon, giòn, tăng cường tiêu hóa, phá đờm, nhuận phổi, giảm chứng béo phì, ăn thường xuyên còn có tác dụng giảm huyết áp cao rất công hiệu.
    Măng tre bát bộ ngoài tác dụng ăn tươi, còn dùng để chế biến đồ hộp, làm măng chua, sấy khô dạng lát , dạng sợi . . . xuất khẩu nhiều nước trên thế giới. Hiện nay ở Trung Quốc Măng tre bát bộ đang là mặt hàng đặc sản khan hiếm và có nhu cầu tiêu thụ lớn.
    Trồng nhiều các Tỉnh phía Bắc và từng bước nhân rộng vào trồng các tỉnh phía nam.
    4/Trúc tạp giao:
    Ở Trung quốc người ta tiến hành lai tạo giữa 2 giống trúc với nhau là giống Chưởng Cao Trúc và Đại Lục Trúc tạo ra giống trúc lai gọi là Trúc tạp giao có ưu điểm sinh trưởng mạnh, năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt.
    Trúc tạp giao tính thích nghi mạnh. chịu hạn tốt, thích nghi rộng, trồng được trên nhiều loại đất, đất thoát nước tốt.
    Trúc tạp giao là loại cây trồng đáp ứng 2 mục đích: Trồng để lấy măng và trồng làm nguyên liệu chế biến giấy, làm đồ dùng như chiếu , hàng thủ công mỹ nghệ.
    Trúc tạp giao măng rất ngon, giòn, thành phần dinh dưởng có chứa chất Anbumin cao, rất ít chất béo, nhiều chất vi lượng và Vitamin, có thể chống được bệnh tim nên nhiều người rất thích dùng: ăn tươi, chế biến đồ hộp, đóng túi, làm măng chua, sấy khô dạng lát , dạng sợi . . . để xuất khẩu, tiêu dùng trong nước.
    Loại tre này mới trồng thử nghiệm ở các tỉnh phía bắc, miền nam chưa trồng loại tre này.

    ------------------------------------------------------------
    Website: http://invenco.vnn.vn
    Công ty Sở hữu Trí tuệ INVENCO. - Chúng tôi bảo vệ tài sản trí tuệ cho các bạn
    "Mục đích lớn nhất của chúng tôi là cung cấp một chất lượng dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng"
  7. Zeichenkohl

    Zeichenkohl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2004
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Dom_Rocker à, cái nào là ở trong nước, cái nào là ở ngoài nước thế. Mà tớ cũng muốn biết so sánh và nhận xét của Dom . Dom muốn so sánh về mặt nào, mẫu mã hay chất lượng vật liệu, hay mặt nào nữa.
    Dom đưa những mẫu mã này lên nhằm mục đích gì, tớ cũng rất quan tâm.
  8. Zeichenkohl

    Zeichenkohl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2004
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Bác Frim à, chuyện trồng tre này là thế nào. Đó là đề tài nghiên cứu của các viện, của nhà nước, hay đã có cá nhân, hay công ty tư nhân nào đứng ra làm, và mang tính chất sản xuất thực tế chưa ạ
  9. Zeichenkohl

    Zeichenkohl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2004
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
  10. soul_of_stone

    soul_of_stone Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    1.257
    Đã được thích:
    2
    Trước, hồi có dự định mở quán tranh thủ thời buổi nhế nhoá , theo bạn bè bung ra làm ăn . cũng định làm không gian gần gũi thiên nhiên hơn bởi chất liệu mây tre . bạn iem nó gửi cho mấy cái link tựa tựa mấy hình bạn Dom post nhưng kèm theo câu nói này mới đau:"Của Việt Nam mình làm đấy !nhìn tham khảo cho thèm thôi chứ những thứ đó ko có bán trong nước. chỉ dành xuất khẩu " muốn đặt cũn ko đc Tức là chỉ chơi với Tây ko thèm quan hệ với thằng Việt nam ghẻ bẩn Đau sờ cau

Chia sẻ trang này