1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiet ke Chi tiet may

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi phuong44dltt, 15/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. funnyv1

    funnyv1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    tớ vào
    http://beta.yousen***.com/transfer.php?action=download&ufid=C0BC3012490C16AE
    nhưng chẳng có gì để tải xuống cả
  2. phuong44dltt

    phuong44dltt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Để mình cập nhật lại file này lên your send it lần nữa
    File lần trước đã bị Yoursen*** cho hết hạn
    Một file chỉ được tồn tại trong 7 ngày
    Các bạn chờ một vài ngày để mình kiểm tra virus
    Vì mình đang bận thi và thực tập chuyên ngành động lực
    nên vẫn chưa hoàn thành phần Help và phần CAD của chương trình. Mong quý vị dùng tạm YHctm1.0 trong thời gian này, nhưng cơ bản, chương trình đã dựa trên các công thức thiết kế của sách hướng dẫn thiết kế chi tiết máy ( tác giả Nguyễn Trọng Hiệp)

    Xin chờ vài ngày
    Truong Van Phuong
  3. funnyv1

    funnyv1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Bạn gửi bằng megaupload được 30 ngày đấy dung lượng lại lớn 250 MB
  4. phuong44dltt

    phuong44dltt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Mình đã kiểm tra virus và sẽ gởi lên lần nữa. VIệc virus nhiễm vào là do trên mạng. Bản thân chương trình tôi viết hoàn toàn chưa bị nhiễm.
    Nếu nhiễm virus tôi sẽ hướng dẫn cách cài đặt khác. Xin liên hệ phuong44dltt@yahoo.com để biết thêm chi tiết
  5. phuong44dltt

    phuong44dltt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Mình đã kiểm tra virus và sẽ gởi lên lần nữa. VIệc virus nhiễm vào là do trên mạng. Bản thân chương trình tôi viết hoàn toàn chưa bị nhiễm.
    Nếu nhiễm virus tôi sẽ hướng dẫn cách cài đặt khác. Xin liên hệ phuong44dltt@yahoo.com để biết thêm chi tiết
  6. WJT

    WJT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    4
    Mình vừa down và đã cài đặt được chương trình của bạn Phương. Qua chạy thử CT, mình xin đóng góp 1 vài ý kiến cá nhân sau:
    -Trước hết xin cám ơn bạn Phương đã phục vụ anh em box rất nhiệt tình!
    -Chương trình đã thể hiện công sức rất lớn và lòng nhiệt tình, ham mê đóng góp cho môn Chi tiết máy (CTM) nói riêng cũng như Cơ khí nói chung! Nó cũng thể hiện khả năng lập trình khá tốt của bạn Phương!
    -Chương trình này theo mình có thể giúp được 1 số bạn sinh viên của các trường phía Nam (tại sao lại phía Nam mình sẽ giải thích sau) tính toán đồ án CTM (ở 1 vài phần).
    Tuy nhiên có 1 số điểm cần lưu ý sau của CT:
    -Hạn chế lớn nhất theo mình là CT đã dựa trên cuốn Thiết kế CTM của GS TS Nguyễn Trọng Hiệp. Nói điều này nghe có vẻ hơi quá nhưng theo mình đó là sự thật. Thầy Nguyễn trọng Hiệp là gs số 1 và là người tiên phong trong lĩnh vực thiết kế chi tiết máy của nưóc ta. Mặc dù cuốn Thiết kế CTM và 2 tập sách CTM (Tập 1 và 2) của thầy viết tuy nội dung (nội dung về chuyên môn)không có gì là mới (so với thế giới) nhưng có thể nói đó là bộ cẩm nang (nhất là cuốn TK CTM) cho rất nhiều kỹ sư cơ khí (nhiều người còn gọi là cuốn "gối đầu giường"). Tuy nhiên, với xu thế hội nhập hiện nay (thực ra là đã bắt đầu từ lâu rồi), cuốn sách đó có rất nhiều hạn chế! Ví dụ: toàn bộ tiêu chuẩn dùng trong sách thầy Hiệp là tiêu chuẩn cũ (nội dung sách đa phần dựa trên các tài liệu của Liên xô cũ trước năm 1978); tiêu chuẩn VN hiện nay là theo hệ SI rồi (Ví dụ ứng suất sẽ có thứ nguyên là MPa thay vì N/mm^2 như trong sách thầy Hiệp...). Hơn nữa là nhiều nội dung tính toán là không phù hợp nữa. Ví dụ bạn có thể dùng nó để tính ổ lăn khi làm đồ án nhưng bạn không thể dùng nó để tính ổ lăn cho ổ của các hãng SKF, FAG... được. Vì cách tính toán và thông số hoàn toàn khác. Mà bây giờ làm sao người dùng có thể tìm mua được vòng bi, động cơ... như trong sách của thầy nữa đâu. 1 ví dụ nữa là phần phân phối tối ưu tỉ số truyền - phần rất quan trọng khi thiết kế hộp giảm tốc nếu theo sách của thầy Hiệp thì gần như bằng 0.
    -Hạn chế thứ 2 là vì dùng theo sách nói trên, nên chỉ có các bạn sv ở 1 số trường trong Nam mới có thể dùng được CT cho tính toán chẳng hạn. Như mình biết thì các trường DH Bách khoa Hà nội, DH Kỹ thuật Công nghiệp Thái nguyên đã dạy tính toán theo theo kiểu mới (theo bộ Tính toán và thiết kế hệ dẫn động cơ khí - Của PGS TS Trịnh Chất) từ lâu rồi. Mình cũng không hiểu tại sao các thầy CTM của 1 số trường trong Nam chưa chịu chuyển đổi. Vì nếu cứ dạy theo kiểu cũ đó thì làm sao có thể hội nhập và theo được thực tế được! (Tiêu chuẩn VN tính ổ lăn chẳng hạn -là đã tính theo kiểu mới (kiểu tính của tất cả các hãng ổ lăn trên TG hiện nay) từ 1994 rồi. Mà bây giờ cứ theo tiêu chuẩn cũ là không đúng đâu đấy!
    -Một lưu ý nữa là theo mình bạn Phương nên tập trung giải quyết 1 vài phần trước. Vì bạn làm gần như hết tất cả các phần (có lẽ vì tham vọng lớn quá) nên còn nhiều phần chưa giải quyết triệt để (chắc bạn sẽ hiểu).
    -Nên đưa phần phân phối tối ưu tỉ số truyền vào chương trình!
    -Về giao diện vẫn còn rắc rối và chưa hợp lý lắm - chắc còn phải bổ sung nhiều nếu bạn muốn thương mại hoá!
    -1 số phần nên bổ sung chức năng chọn thông số trực tiếp bằng kích vào giá trị trong bảng (thay vì đọc bảng và gõ giá trị vào...).
    -Bạn nên liên hệ với các thầy ở bộ môn CTM ở trường bạn để đề suất làm thành 1 công trình khoa học. Nó vừa có ý nghĩa cho bạn, cho trường, có money và quan trọng nhất là có người đánh giá, góp ý cho phần quan trọng nhất là nội dung và xử lý tính toán (mình và chắc mọi người cũng thế -không thể đóng góp được qua việc sử dụng CT).
    ...
    Mình góp ý như vậy, có gì bạn Phương bỏ quá cho nhé! Hy vọng là bạn tiếp tục phát triển phần mềm này!
    WJT.
  7. red_devil85

    red_devil85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2004
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Hòan tòan nhất trí với ý kiến của bác WJ .Theo mình nghĩ sẽ rất khó bởi mỗi trường dạy theo một sách,các tiêu chuẩn cũng rất khó,mới lại mỗi sách cũng viết một kiểu.Nhưng tóm lại có 3 quyển TKCTM,TK hệ đẫn động và sách chi tiết máy.Lên theo quyển nào đay.Theo em bac Phương lên share mã nguông cho anh em,đẻ mọi người cùng nghiên cứu
  8. red_devil85

    red_devil85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2004
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Virus đó là con W32,con này không ảnh hưởng lắm đâu.
  9. wheel

    wheel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2006
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0

    Trước tiên, nhiệt liệt hoan nghênh bạn Phương. Mời bạn một cốc cho mát ruột!
    Mình hoàn toàn nhất trí với WJT và xin bổ sung vài ý:
    1- Cần xác định rõ đối tượng phục vụ chính của chương trình: sinh viên hay kỹ sư? Theo mình, sinh viên khi làm đồ án CTM phải tự tính toán để củng cố kiến thức; chương trình chỉ để đối chiếu, tham khảo thêm. Nếu xác định đối tượng chính là kỹ sư, cần chú trọng hơn đến tính thực tế.
    2- Nhược điểm cơ bản của chương trình như WJT phân tích là chí lý. Bao nhiêu lớp kỹ sư cơ khí chúng ta trân trọng ghi nhận những đóng góp của Thầy Hiệp cho ngành cơ khí Việt Nam. Nhưng trong tình hình hiện nay cần phải xem xét lại toàn bộ nội dung của cuốn ?oThiết kế chi tiết máy? của Thầy Hiệp (và cả cuốn ?oTính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí? của Thầy Chất) một cách nghiêm túc. Theo mình, có các vấn đề sau:
    a) Các bảng tiêu chuẩn trong sách đã quá lỗi thời (như WJT đã nêu). Nên dùng tiêu chuẩn ISO hoặc ANSI. Nếu cần, trong một số lĩnh vực có thể đưa thêm tiêu chuẩn riêng của các hãng lớn đang có ảnh hưởng trên thị trường.
    b) Về phương pháp tính thiết kế: các tài liệu trên đưa quá nhiều hệ số ảnh hưởng trong công thức tính. Mới nhìn thì có vẻ rất chính xác và chặt chẽ nhưng thực chất không đúng như vậy. Ví dụ: một công thức tính có hệ số ảnh hưởng k = k1 x k2 x k3 x k4. Mỗi hệ số thành phần có giá trị từ 1.0 đến 1.3 (ví dụ này rất điển hình, bạn có thể gặp rất nhiều trong các tài liệu nêu trên). Là kỹ sư thiết kế, bạn chọn giá trị nào? Có 3 trường hợp:
    - Anh nhát gan: lấy k = 1.3 mũ 4 = 2.86
    - Anh thận trọng: lấy k = 1.15 mũ 4 = 1.75
    - Anh liều mạng: lấy k = 1 mũ 4 = 1.0
    Kết quả chênh lệch quá xa! Tin anh nào? Vấn đề ở đây là phải dựa vào kinh nghiệm. Mà đã dựa vào kinh nghiệm thì có cần đưa quá nhiều hệ số vào không? Nếu cần phải đưa vào để hiểu rõ bản chất vấn đề thì phải đưa như thế nào cho hợp lý?
    Bạn nào thường xuyên làm công việc thiết kế sẽ thấy rất rõ: tính toán theo các tài liệu trên thường cho ra kết cấu chi tiết và bộ phận máy lớn hơn, kềnh càng hơn nhiều nếu so với máy móc thường dùng trong thực tế (nhất là khi so với các máy của Nhật).
    Trong khi chờ đợi các chuyên gia đầu ngành lên tiếng, mình đề nghị với bạn Phương giải pháp tình thế như sau:
    - Về phương pháp tính, bạn vẫn có thể theo Thầy Hiệp hoặc Thầy Chất (lưu ý là chỉ theo 1 thầy để bảo đảm tính nhất quán). Sau bước nhập số liệu ban đầu, chương trình nên đưa ra bước tính sơ bộ với các tham số mang tính đề nghị để người dùng tùy nghi thay đổi, sau đó mới tính chính thức. Nếu không vừa ý, anh ta có thể thay đổi các tham số cho đến khi thỏa mãn với kết quả cuối cùng.
    - Về các bảng số liệu thì phải đổi mới thôi, nếu không sẽ chẳng ai dùng chương trình của bạn! Có lẽ bạn nên đưa các database ở dạng tường minh để người dùng có thể chỉnh sửa và bổ sung giúp bạn.
    Còn một điều nữa, một chương trình ứng dụng nghiêm túc không bao giờ để run-time error làm thoát ngang xương như hình sau:
    [​IMG]
    Nhà lập trình phải rào trước mọi khả năng có thể xảy ra. Hơn nữa, phần nhập liệu ở đây hoàn toàn hợp lệ mà vẫn gây lỗi?
    Vài dòng góp ý chân tình. Nếu có gì quá đáng mong bạn bỏ qua.
    Chúc bạn vui khỏe, có thừa nhiệt huyết để hoàn thiện và phát triển YHctm.
    Được wheel sửa chữa / chuyển vào 15:30 ngày 26/05/2006
  10. phuong44dltt

    phuong44dltt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Rất cảm ơn về những ý kiến đóng góp chân thành của các bạn.
    Vấn đề tiêu chuẩn đặt ra ở đây giải quyết rất là khó, bởi vì đối tượng hiện giờ vẫn là các bạn sinh viên. Thiết kế, hay làm đồ án theo chỉ dẫn của thầy giáo.
    Vì vậy, đợt hè này mình sẽ bổ sung phần thiếu sót của chương trình này.
    1+ Chương trình vẫn thế nhưng sẽ được sửa đổi đễ dễ sử dụng hơn, ít nhất cũng phục vụ tốt ở trường mình đang học
    2+ Mình sẽ cố gắng làm cho nó hoàn thiện hơn bằng cách theo các tiêu chuẩn hiện thời. Lúc này chương trfinh sẽ rất thực tế và mình hi vọng như vậy. Nhưng việc này chắc mất nhiều thời gian hơn, không biết mình có theo được kô.

Chia sẻ trang này