1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THIẾT KẾ ĐÔ THỊ - LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi hot_heart, 12/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    THIẾT KẾ ĐÔ THỊ - LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH

    I - LỜI TỰA:

    Thưa các bạn, Thiết Kế Đô Thị là một khái niệm khá mới so với các lĩnh vực chuyên môn khác như Quy Hoạch Đô Thị, Kiến Trúc Công Trình và Kiến Trúc Cảnh Quan. Đặc biệt là trong tình hình kiến trúc Việt Nam hiện nay, vai trò của Thiết Kế Đô Thị, theo tôi, nên được đặt lên hàng đầu trong các lĩnh vực chuyên môn mà chúng ta, những kiến trúc sư, có thể chạm tay vào được.

    Thiết Kế Đô Thị là gì? Thiết Kế Đô Thị giống và khác Quy Hoạch Đô Thị, Thiết Kế Kiến Trúc và Kiến Trúc Cảnh Quan như thế nào? Tiến trình và sản phẩm Thiết Kế Đô Thị là gì? Vai trò và ý tưởng của các nhà thiết kế đô thị? Áp dụng của lý thuyết Thiết Kế Đô Thị vào thực hành như thế nào? Những ví dụ, những kinh nghiệm, bài học nào chúng ta có thể tiếp nhận được?

    Tôi đặt ra chủ đề này không mang mục đích giải mã hết các câu hỏi trên mà là tạo ra một chủ đề để chúng ta, những nhà chuyên môn, có thể cùng nhau thảo luận, tranh cãi, đưa ra dẫn chứng thuyết phục cùng với những quan điểm của mình về lý thuyết và thực hành Thiết Kế Đô Thị.

    Vẫn biết là đã có topic Club of Urban Planning - Thiết Kế Đô Thị do anh HTYCG lập ra cách đây khá lâu. Nhưng qua theo dõi tôi thấy topic này chưa được hệ thống và cô đọng để tạo nên những chủ đề và tranh luận về Thiết Kế Đô Thị. Vì vậy tôi mạnh dạn lập ra topic này để cạnh tranh

    Chủ đề này trước hết sẽ bao gồm những tư liệu tôi tổng hợp được về Thiết Kế Đô Thị (mặc dù tôi chưa được đào tạo chính quy nhiều về Thiết Kế Đô Thị). Mặc khác, cấu trúc của topic này sẽ thay đổi theo sự tham dự, sự nghiên cứu, nhận xét và tranh luận của tất cả chúng ta.

    Phần 1 là những định nghĩa về Thiết Kế Đô Thị (definition), lý thuyết Thiết Kế Đô Thị (typology, theory), tiến trình (process) và sản phẩm (product) của Thiết Kế Đô Thị.

    Phần 2 có lẽ sẽ bao gồm các kiểu mẫu thiết kế đô thị (paradigm) (chủ yếu trong thế kỷ 20) và các ví dụ tiêu biểu (case study).

    Phần 3 là sự tìm hiểu về Thiết Kế Đô Thị trong tương lai và bàn sâu hơn về một vài xu hướng mới trong Thiết Kế Đô Thị, ví dụ như Deconstructivism và New Urbanism.

    Song song xuyên suốt theo cấu trúc đó, tôi nghĩ chúng ta nên đặt vấn đề về tình hình thực tế Thiết Kế Đô Thị ở Việt Nam. Những vấn đề khó khăn (issue), những mục tiêu (goal), những quy định (guidelines), những giải pháp thiết kế (solution) và những ví dụ tiêu biểu (case study) như khu đô thị Nam Sài Gòn, Thủ Thiêm, v.v... cùng với sự thành công hay thất bại của chúng dưới quan sát của các bạn.

    Rất mong nhận được ý kiến hồi âm của các bạn để chúng ta cùng bắt đầu chủ đề này. Thân mến.
  2. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
  3. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Nên chăng thêm Phần 4: Những khác nhau về khái niệm Thiết kế Đô thị (ở đây) với Mục 4: Thiết kế Đô thị tại Nghị định 08/2005/NĐ-CP của Chính phủ về Quy hoạch Xây dựng.
    Để nâng cao thì cũng nên có Phần 5: Làm sao để các nhà quản lý đô thị (Bên A của chúng ta) hiểu được rằng chúng ta đang thiết kế đô thị
  4. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Phần: "Những khác nhau về khái niệm Thiết kế Đô thị (ở đây) với Mục 4: Thiết kế Đô thị tại Nghị định 08/2005/NĐ-CP của Chính phủ về Quy hoạch Xây dựng" có thể được ***g vào Phần 1 của topic (Định nghĩa khái niệm thiết kế đô thị và các phạm vi của nó).
    Vấn đề: "Làm sao để các nhà quản lý đô thị (Bên A của chúng ta) hiểu được rằng chúng ta đang thiết kế đô thị" cũng nằm trong phạm vi của phần 1: Tiến trình và sản phẩm của Thiết Kế Đô Thị.
  5. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Theo sách Thiết Kế Đô Thị của tác giả Kim Quảng Ngân ( người dịch : Đặng Thái Hoàng ) viết :
    TỔNG THUẬT KHÁI NIỆM THIẾT KẾ ĐÔ THỊ
    -Môi trường hình thể luận Thiết kế đô thị là thiết kế môi trường hình thể đô thị dưới góc độ không gian ba chiều hoặc thiết kế môi trường công cộng.
    - Kiến trúc luận Thiết kế đô thị là sự sáng tạo trật tự không gian ,về cơ bản là một vấn đề kiến trúc ,là thiết kế kiến trúc đại quy mô hoặc sự mở rộng của thiết kế kiến trúc.
    - Quy hoạch luận Thiết kế đô thị là một giai đoạn của quy hoạch đô thị hoặc một ngành của quy hoạch đô thị, là sự đi sâu hơn và cụ thể hoá của quy hoạch đô thị.
    - Quản lý luận Thiết kế đô thị là một bộ phận của công việc nhà nước ,là sự vận dụng pháp luật để khống chế tổng hợp sự phát triển đô thị.
    - Toàn cục quá trình luận Thiết kế đô thị nên quán xuyến tổng thể quá trình xây dựng đô thị, là thủ đoạn để giải quyết những vấn đề kinh tế ,xã hội và hình thức vật chất .
    Các quan điểm trên đều tỏ ra không toàn diện,nhưng ít nhất có thể cho thấy ,thiết kế đô thị là một lĩnh vực của nhiều bộ môn khoa học, nó bao hàm một phạm vi rất rộng,đang ở vào giai đoạn phát triển chưa thành thục và muốn có một nhận thức toàn diện về nó cần phải có cả một quá trình .
    ------------
    Một tài liệu khác : ( Phần dưới này không phải của tác giả Kim Quảng Ngân !)
    Thiết kế đô thị ( urban design ) và quy hoạch đô thị ( urban planning ) (QHĐT) không thể độc lập tồn tại như là lực lượng chính làm ra đô thị và bởi vậy,tất cả những thuyết quan trọng đều dường như nói về chúng nhưng lại không phải là tự bản thân chúng ." Chúng ta gọi sự thay đổi xã hội đô thị là sự thích ứng thoả hiệp của những chức năng đô thị nhằm mục đích chia sẽ những ý nghĩa đô thị.Chúng ta gọi thiết kế đô thị là những cố gắng biểu tượng ( symbolic) để thể hiện ý nghĩa đô thị (urban meaning) đã được chấp nhận bằng hình thức đô thị ( urban form ) thích hợp ". Castells đã cố gắng liên kết tất cả những quy trình thiết kế đô thị trong một diện rộng ,tổng hợp tất cả quá trình sản xuất không gian đô thị, kể cả kinh tế ,chính trị, xã hội học trong việc quy định hình thức không gian đô thị như những quy trình sản phẩm dựa vào kinh tế : sản xuất , tiêu thụ, trao đổi hàng hoá ,và nhà nước .Giống như vậy : Ross King đã viết : " TKĐT là quy trình sản xuất có mục đích của những ý nghĩa đô thị ,qua việc tổng hợp và liên kết tất cả những mối liên hệ giữa các thành phần không gian .Trong vấn đề thị trường mở ,sự sản xuất " ý nghĩa đô thị " đang tồn tại để ủng hộ cho sự tích luỹ vốn ,tái sản xuất của xã hội,và luật pháp trên những cách thức đặc biệt coi trọng đến lợi ích chung ".
    Ngược lại các suy nghĩ trên coi TKĐT như là sự tổng hợp quy trình cần bằng xã hội trên nhiều khía cạnh được thể hiện qua những hình thức không gian đô thị nhất định, rất nhiều học giả và các nhà chuyên môn lại có những định nghĩa khác nhau về TKĐT trên phương diện liên quan trực tiếp đến lĩnh vực chuyên môn của mình ,tới những chức năng nổi trội của đô thị .
    Bởi vậy, TKĐT như là sự tìm kiếm để lấp đi những lỗ hổng mà cả ngành Kiến trúc và QHĐT để lại ." TKĐT là một phần của quy hoạch thành phố ( city planning ), nó giải quyết cái đẹp và những cái định ra trật tự và hình thức của đô thị ", " TKĐT chủ yếu liên quan đến chất lượng của lĩnh vực công cộng của đô thị ( urban public realm ) cả về mặt xã hội và vật thể ( social and physical ) và làm ra những không gian đô thị mà con người có thể hưởng thụ và kính trọng. "
    ------------------------------
    Một tài liệu khác nữa
    NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ
    - Ross King có viết một đoạn về TKĐT như sau cùng với một ý nghĩ như trên " TKĐT là quy trình sản xuất có mục đích của những ý nghĩa đô thị ,qua việc tổng hợp và liên kết tất cả những mối liên hệ giữa các thành phần không gian.Trong vấn đề thị trường mở ,sự sản xuất " ý nghĩa đô thị " đang tồn tại để ủng hộ cho sự tích luỹ vốn ,tái sản xuất xã hội ,và luật pháp trên những cách thức đặc biệt coi trọng đến lợi ích chung ".
    - Nhìn nhận một cách đơn giản TKĐT thực chất liên quan đến nhiều hình dạng của các khu vực đô thị hoá - chính là điều Kevin Lynch đã mô tả là " Hình anh đô thị -image of city ", sự sáng tạo thẩm mỹ về không gian kiến trúc của cư dân thành phố để tạo nên đặc trưng riêng biệt của từng đô thị . Khoảng năm 1960 ,Kevin Lynch đã ghi nhận dấu ấn của TKĐT bằng việc nhận thức rõ nét mọi quan hệ giữa hình thể đô thị và nhận thức của cộng đồng trong từng yếu tố tạo nên chính hình ảnh đô thị mà chúng ta cảm nhận được.
    - TKĐT có thể trải dài từ QHC đến thiết kế công trình KT nhỏ trong đô thị và có đối tượng nghiên cứu là môi trường hình thể ba chiều ( so sánh với QHC và chi tiết quan tâm nhiều đến 2 chiều ), nắm vững hình tượng tổng thể ,chủ yếu mang tính thiết kế.
    - Nhà TKĐT sẽ làm việc theo hai xu hướng chủ yếu :
    * Thiết lập những chính sách ,pháp chế cho công việc thiết kế ,đưa ra những hướng dẫn cho công cuôcj phát triển chung trong khuôn khổ những pháp chế ,chính sách , hướng dẫn đó.
    * Trực tiếp điều khiển ,quản lý và thực hiện toàn bộ quá trình thiết kế ,xây dựng và phát triển dự án.
    Xu hướng đầu sẽ thiên về Quy hoạch đô thị và xu hướng sau sẽ nghiêng về Kiến trúc.
    THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ KIẾN TRÚC.
    -Có thể dùng hình ảnh của " chiếc cầu " nối giữa Quy hoạch đô thị và kiến trúc ( urban design is a bridge between the proffession of urban planning and architecture ).
    - TKĐT ở Đài Loan ( 1981) được xem như phù hợp với các nội dung của quy hoạch chi tiết của một khu vực cụ thể nào đó và một số tiêu chí trong TKĐT cũng tương thích với các tiêu chí trong QHCT và QHC đã đề xuất.
    - Trong báo cáo của Nhóm tư vấn đặc biệt về TKĐT lên Thủ tướng Australia TKĐT được coi là : Những thành phố biểu thị cho những giá trị của chúng ta ,những khát vọng ,những quan hệ của quyền lực với tài hùng biện và rõ ràng : chúng ta là những tạo tác quan trọng nhất của chúng ta.
    - Theo định nghĩa của Hiệp hội TKĐT của Mỹ ( UDG ): TKĐT nhằm tạo ra " hồn đất - sense of place " liên quan đến không gian 3 chiều dành cho con người sống ,làm việc và vui chơi .TKĐT cũng có thể là thiết kế về hình thể của khu vực công cộng và có thể phản ánh những nhu cầu khác nhau và mong muốn khác nhau của người sử dụng và những hoạt động của nó .
    THIẾT KẾ ĐÔ THỊ QUA MỘT SỐ CHUYÊN GIA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
    Quan niệm về TKĐT tại Nhật Bản - GS Mochizuki Shinichi
    Khái niệm TKĐT ở Nhật Bản vẫn được coi là đi mượn và thuật ngữ này có khoảng những năm 1960 ,xuất phát từ trường phái Kiến trúc - QH Đô thị ở San Fransisco Mỹ.Hiện nay chưa có định nghĩa chính thức về TKĐT tại Nhật Bản. Năm 1980, Luật QH&T và Vùng & Luật Tiêu chuẩn Xây dựng ( sữa đổi ) đã đề cập đến việc thiết kế cảnh quan như một chủ đề riêng biệt và tác giả đề xuất TK&T cần cân nhắc như một phương pháp thiết kế cảnh quan ở Nhật Bản.
    Quan niệm về TKĐT của GS Jon Lang
    Thiết kế đô thị là một nghề tổng hợp.
    - Ba mươi năm trước đây,TKĐT là một chuyên mục hoàn toàn không hề được biết đến trong giới chuyên môn thiết kế .Kể từ đó ,nó trở thành một lĩnh vực được biết đến trong các hoạt động của các nhà chuyên nghiệp. Một số lượng đáng kể các tổ chức chuyên nghiệp dành hết cho việc phát triển các xưởng thiết kế đô thị và thúc đẩy thiết kế đô thị thành hoạt động chuyên nghiệp.
    - Có hàng loạt chương trình dạy học trong trường thiết kế ở Mỹ đã biến chương trình giảng dạy thành kỷ năng thiết kế đô thị .
    -----------------
    Một tài liệu khác nữa nữa
    THIẾT KẾ ĐÔ THỊ - KHÁI NIỆM CHUNG
    TKĐT chính là nghệ thuật của việc tạo không gian sinh hoạt cho con người ( The art making a place for living space of people )
    --------------
    Khái niệm về TKĐT sẽ liên tục được bổ sung và phát triển cùng mọi thăng trầm của quá trình đô thị hoá !

    Được hoasosac sửa chữa / chuyển vào 15:18 ngày 12/11/2005
  6. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Vậy thiết kế đô thị khác gì với quy hoạch chi tiết đô thị, khác gì với thiết kế cảnh quan ngoại thất cho một khu đô thị?
  7. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề anh đặt ra rất hay và đúng với nội dung của chủ đề. Chúng ta sẽ dần đề cập đến nó đi theo cấu trúc chung của cuộc thảo luận.
  8. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin phép tổng hợp lại tư liệu của hoasosac. Chúng ta cùng bắt đầu PHẦN 1.
    PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ:
    1.1 ĐỊNH NGHĨA:
    Khái niệm Thiết Kế Đô Thị được đề xướng vào những năm 50 thế kỷ trước, sau chiến tranh Thế Giới thứ 2. Tuy nhiên, trên thực tế, những nền móng đầu tiên của Thiết Kế Đô Thị đã được xây dựng từ thời đầu thế kỷ 20 ở Mỹ và châu Âu (Anh).
    Phải chờ đến khoảng năm 1960 - 1970 thì quan điểm Thiết Kế Đô Thị và phạm vi của nó mới được nghiên cứu và thực hành một cách rộng rãi, trước tiên vẫn là ở Mỹ và lục địa châu Âu.
    Theo (Jon Lang, 2005), sở dĩ vai trò của Thiết Kế Đô Thị được nâng cao vào thời điểm này ở phương Tây là bởi hai lý do:
    + Nâng cao chất lượng môi trường đô thị và tiêu chuẩn sinh hoạt trước sự phát triển ồ ạt khoa học kỹ thuật, kinh tế kèm theo quá trình đô thị hóa.
    + Tạo nên một sự liên kết chặt chẽ giữa các lãnh vực chuyên môn bao gồm: Quy Hoạch Đô Thị (Urban Planning), Kiến Trúc Công Trình (Architecture) Kiến Trúc Cảnh Quan (Landscape Architectute) và cả Kỹ Thuật Kết Cấu Hạ Tầng (Civil Engineering).
    Từ đó đến nay, đã có khá nhiều định nghĩa về khái niệm Thiết Kế Đô Thị. Chúng ta cùng nêu ra một số định nghĩa tiêu biểu.
    + Năm 1955, Clarence Stein đưa ra định nghĩa: " Thiết Kế Đô Thị là nghệ thuật liên kết những thành phần cấu trúc và những xếp đặt tự nhiên của chúng với nhau nhằm phục vụ cho cuộc sống hiện đại "
    + Theo (Llewellyn và Davies, 2002), " Thiết Kế Đô Thị là sự sáng tạo ra một khu vực không gian cùng với những kỹ năng và nguồn lực nhằm hỗ trợ cho không gian đó "
    + Theo hoasosac, Ross King có viết một đoạn về Thiết Kế Đô Thị như sau " Thiết Kế Đô Thị là quy trình sản xuất có mục đích của những ý nghĩa đô thị ,qua việc tổng hợp và liên kết tất cả những mối liên hệ giữa các thành phần không gian "
    + " Thiết Kế Đô Thị là tổng hợp những mối quan hệ hữu cơ phức tạp giữa các thành phần không gian nhân tạo và tự nhiên " (DoE, 1997).
    + Một định nghĩa khác của tác giả Kim Quảng Ngân: " Thiết kế đô thị là thiết kế môi trường hình thể đô thị dưới góc độ không gian ba chiều hoặc thiết kế môi trường công cộng. "
    + Định nghĩa mà tôi cho rằng ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu nhất là của Jon Lang. Theo (Jon Lang, 2005), " Thiết Kế Đô Thị là thiết kế không gian 3 chiều của lãnh vực công cộng " (Urban Design is the three-dimensional design of the public realm)
    Hơn nữa, theo Jon Lang, chúng ta có thể bổ sung thêm chiều thời gian vào định nghĩa trên của ông ta.
    Các bạn hãy nêu ý kiến của mình. Chúng ta nên thống nhất về định nghĩa của Thiết Kế Đô Thị rồi sau đó sẽ bàn đến những khái niệm xung quanh định nghĩa đó.
    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 08:50 ngày 13/11/2005
  9. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Tôi lại hỏi một câu nữa về Hiệu quả.
    Trong quy trình thiết kế trước đây, chúng ta có quy hoạch chi tiết, thiết kế cảnh quan, thiết kế ngoại thất. Như vậy trong quy trình cũ không có Thiết kế đô thị. Như vậy quy trình cũ có nhược điểm gì. Vậy ngày nay, Thiết kế đô thị đứng ở vi trí nào trong quy trình thiết kế xây dựng. Khi có Thiết kế đô thị thì sẽ khắc phục được nhược điểm gì, và có ưu việt gì so với trước đây!
  10. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    hihihi,
    tôi không rành về tkdt lắm nhưng cũng muốn học hỏi chút !!
    tôi nghĩ đầu tiên là mục đích thực sự của tkđt là gì? điều này phải xuất phát từ nhu cầu đời sống của con người, dưới cái nhìn của những nhà xã hội học chứ không phải là không gian 3 chiều gì đó ( là cái xh không cần biết và không cần hiểu).
    Cho nên những ý tưởng về xd tkdt là đã có từ lâu, được viết thành sách từ cuối tk 19...đến đầu tk 20 thì mới được coi như là đề tài của các nhà qui hoạch, và người ta đã bắt đầu thiết kế và xây đựng từ trước WWII ....như do những hậu quả của chiến tranh...mà nó đình trệ, rồi lại ồ ạt phát triển...để rồi lại đập phá vào những năm 70-80...tkđt thực sự khởi sắc vào khoảng 10 gần đay mà thôi.
    vài dòng
    Ant
    Được wegotjam sửa chữa / chuyển vào 11:54 ngày 14/11/2005

Chia sẻ trang này