1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THIẾT KẾ ĐÔ THỊ - LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi hot_heart, 12/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Cái sơ đồ này có lẽ nằm trong giáo trình Cao Học Kiến Trúc ở ĐH Kiến Trúc Hà Nội? Hoasosac cũng đã post nó ở các bài trước.
    Tôi cũng thấy sự mâu thuẫn trong Nghi Định 08/2005 của Bộ Xây Dựng với sơ đồ này. Cần phải xác định là Thiết Kế Đô Thị và Quy Hoạch Đô Thị cũng như Kiến Trúc Công Trình gồm những công việc gì trong quy trình thiết kế, tách biệt với nhau ra sao. Chứ theo như sơ đồ thì phần chung giữa các ngành chuyên môn này làm sao giải quyết?
    Nhưng tôi nghĩ vấn đề không chỉ là nằm trong cái sơ đồ (lý thuyết đào tạo) này mà còn là ở các văn bản pháp quy về Thiết Kế Đô Thị, cụ thể là cái Nghị Định 08/2005. Tôi nghĩ cả hai cái đều phải có sự sửa đổi cho trùng khớp với nhau nhằm phù hợp cho việc đào tạo và thực hành Thiết Kế Đô Thị. Rõ ràng là cái Nghị Định 08/2005 còn rất hời hợt và sơ sài.
    P/S: Hôm trước tôi có nói chuyện với ông Kim Quảng Quân. Lão này mắng: "Tại sao bọn mi dám đổi tên cúng cơm của tao? Tên tao là Quân, tức là Quân Tử, dek phải Ngân, tức là Ngân Lượng. Tao viết sách để học đạo quân tử Tàu chứ không phải vì ngân lượng, hiểu chưa kiepcodai?, sao mi cứ mở miệng ra là $$$ vậy?"
    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 16:25 ngày 02/12/2005
  2. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Trong khi chờ đợi anh kiepcodai post hình hai tuyệt tác Hàm Cá Mập và Horizon lên, tôi tranh thủ nói tiếp về mối quan hệ giữa Kiến Trúc Công Trình và Thiết Kế Đô Thị.
    Như tôi đã trình bày ở hai bài gần đây, một công trình kiến trúc có thể được đánh giá như một sản phẩm Thiết Kế Đô Thị khi nó hòa nhập sâu sắc với bối cảnh không gian đô thị xung quanh hoặc có tác dụng như một chất xúc tác quyết định trong sự phát triển các sinh hoạt và lợi ích đô thị. Thêm vào đó, những bạn nào có đọc qua các lý thuyết về Đơn Vị Ở Láng Giềng của Clarence Perry hoặc các công trình của Archigram hay Le Corbusier có lẽ sẽ thấy sâu hơn mối quan hệ giữa Thiết Kế Đô Thị hay Quy Hoạch Đô Thị với Kiến Trúc Công Trình và khoa học kỹ thuật.
    c) Công trình mang những thành phần cơ bản của đô thị:
    Có những cụm công trình nằm đơn lẻ, nhưng ý tưởng và quy mô của nó bao gồm cả những yếu tố làm nên một khu đô thị, hai ý tưởng tiêu biểu nhất là giải pháp Siêu Cấu Trúc (Megastructure) hay Đơn Vị Ở Láng Giềng (Neigbourhood Unit). Những công trình như vậy còn có thể được xem như những sản phẩm của Thiết Kế Đô Thị.
    + c1 - Siêu Cấu Trúc (Megastructure):
    Ý tưởng Megastructure thật sự đến từ đề xuất Thành Phố Tương Lai (City of Tomorrow) vào những năm 1920 của Hugg Ferris, một kiến trúc sư và họa sỹ diễn họa người Mỹ. Trong cuốn sách The Metropolis of Tomorrow, 1923, Hugg Ferris để ra một giải pháp lớn cho thành phố tương lai dựa trên ý tưởng của nhà cao tầng và hệ thống giao thông tầng bậc. Điều này có thể chứng minh rằng ngay từ đầu thế kỷ 20, xu hướng thành phố nhà cao tầng đã xuất hiện thong qua tư tưởng của các nhà duy lý.
    + Thành Phố Tương Lai (The Metropolis of Tomorrow), Hugg Ferris, 1923:
    [​IMG]
    Thành Phố Tương Lai - Mặt bằng tổng thể. Nguồn: Hugg Ferris, The Metropolis of Tomorrow, 1923.
    [​IMG]
    Thành Phố Tương Lai - Trung tâm Triết học (Philosophy Centre). Nguồn: Hugg Ferris, The Metropolis of Tomorrow, 1923.
    [​IMG]
    Thành Phố Tương Lai - Cảnh quan thành phố. Nguồn: Hugg Ferris, The Metropolis of Tomorrow, 1923.
    [​IMG]
    Thành Phố Tương Lai - Cầu đi bộ trên không trung. Nguồn: Hugg Ferris, The Metropolis of Tomorrow, 1923.
    Sau chiến tranh Thế Giới 2, những năm 1960 ?" 1970 chứng kíến sự phát triển khoa học kỹ thuật và bùng nổ đô thị hóa ở các nước phương Tây, kèm theo những giải pháp quy hoạch và thiết kế đô thị. Các nhà kiến trúc cũng bắt tay vào xây dựng những công trình kiến trúc với ý tưởng ?oThành phố trong một tòa nhà? (City in a building). Thực chất, nói một cách đơn giản, những Megastructure là tổ hợp của những tòa nhà với các chức năng nhà ở, văn phòng, không gian công cộng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật quy mô cực lớn phát triển theo phương ngang hay phương dọc. Theo tôi, các ý tưởng gần đây như Thành Phố Chiều Thẳng Đứng (Vertical City) hay Thành Phố Trên Biển có lẽ đều xuất phát từ ý tưởng Megastructure và những ví dụ này cũng chứng minh sự liên quan chặt chẽ giữa Thiết Kế Đô Thị với Kiến Trúc Công Trình.
    Ví dụ tiêu biểu của Megastructure vào thập niên 60 ?" 70 có thể kể đến các phương án Plug-in City và Walking City của Archigram; phương án Roadtown của Paul Rudolph, 1970; Đại học Bielefeld, Đức và Arcosanti, Arizona, USA, 1972 của Paolo Soleri (hiện vẫn còn đang được xây dựng!!! )
    + Plug-in City, Archigram, 1964:
    Phương án The Plug-in City được Archigram đề xuất năm 1964. Đây là một hệ khung kết cấu khổng lồ, các tầng nhà có cấu trúc như những tế bào module hóa gắn vào hệ kết cấu đó.
    [​IMG]
    Plug-in City, Archigram, 1964. Nguồn: http://www.archigram.net/projects_pages/plug_in_city.html
    [​IMG]
    Plug-in City, Archigram, 1964. Nguồn: http://www.archigram.net/projects_pages/plug_in_city.html
    [​IMG]
    Plug-in City, Archigram, 1964. Nguồn: http://www.archigram.net/projects_pages/plug_in_city.html
    [​IMG]
    Plug-in City, Archigram, 1964. Nguồn: http://www.archigram.net/projects_pages/plug_in_city.html
    [​IMG]
    Plug-in City, Archigram, 1964. Nguồn: http://www.archigram.net/projects_pages/plug_in_city.html
    [​IMG]
    Plug-in City, Archigram, 1964. Nguồn: http://www.archigram.net/projects_pages/plug_in_city.html
    + Walking City, Archigram, 1964:
    Phương án The Walking City còn táo bạo hơn Plug-in City. Walking City là một tập hợp các tòa nhà khổng lồ có khả năng di chuyển như những quái vật Robot mang hình dáng như côn trùng. Đây có thể như là một sự áp dụng có phần thái quá của quan điểm: ?oNgôi nhà là cái máy để ở? của lão Le Corbusier. Ý tưởng như trong một bộ phim viễn tưởng về tương lai con người và đô thị sau chiến tranh hạt nhân.
    [​IMG]
    Walking City, Archigram, 1964. Nguồn: http://www.archigram.net/projects_pages/walking_city.html
    [​IMG]
    Walking City, Archigram, 1964. Nguồn: http://www.archigram.net/projects_pages/walking_city.html
    [​IMG]
    Walking City, Archigram, 1964. Nguồn: http://www.archigram.net/projects_pages/walking_city.html
    [​IMG]
    Walking City, Archigram, 1964. Nguồn: http://www.archigram.net/projects_pages/walking_city.html
    [​IMG]
    Walking City, Archigram, 1964. Nguồn: http://www.archigram.net/projects_pages/walking_city.html
    + Roadtown, Paul Rudolph, 1970:
    [​IMG]
    Roadtown, Paul Rudolph, 1970. Nguồn: Jon Lang, Urban Design - Procedures and Products, 2005.
    + Arcosanti, Arizona, USA, KTS. Paolo Selari:
    [​IMG]
    Arcosanti, Arizona, USA - Sơ đồ tổ chức không gian. Nguồn: Jon Lang, Urban Design - Procedures and Products, 2005.
    [​IMG]
    Arcosanti, Arizona, USA - Mặt bằng tổng thể. Nguồn: http://www.arcosanti.org/project/background/history/main.html
    [​IMG]
    Arcosanti, Arizona, USA - Một khối nhà. Nguồn: http://www.arcosanti.org/project/background/history/main.html
    [​IMG]
    Arcosanti, Arizona, USA - Mặt cắt điển hình. Nguồn: http://www.arcosanti.org/project/background/history/main.html
    [​IMG]
    Arcosanti, Arizona, USA - Hiện trạng năm 2004. Nguồn: Jon Lang, Urban Design - Procedures and Products, 2005.
    + Trường Đại Học Bielefeld, Đức:
    [​IMG]
    Trường Đại Học Bielefeld, Đức. Nguồn: Jon Lang, Urban Design - Procedures and Products, 2005.
    [​IMG]
    Trường Đại Học Bielefeld, Đức - Ảnh hiện trạng Nguồn: http://www.mh.ttu.ee/risto/bielefeld.htm
    [​IMG]
    Trường Đại Học Bielefeld, Đức trong toàn cảnh thành phố. Nguồn: http://www.mh.ttu.ee/risto/bielefeld.htm
    + c2 ?" Đơn Vị Láng Giềng (Neigbourhood Unit):
    Có lẽ tất cả các bạn nào học Kiến Trúc Công Trình hay Quy Hoạch Đô Thị đều biết khái niệm này. Khái niệm Đơn Vị Ở Láng Giềng được phát triển bời nhà xã hội học Clarence Perry trong đề xuất Quy Hoạch Vùng New York (The New York Regional Plan), 1927. Trong đề xuất này, Perry đưa ra luận điểm rằng tất cả các dịch vụ hạ tầng đô thị được bố trí trong khoảng cách đi bộ (walking distance) từ khu dân cư. Khu trung tâm của Đơn Vị Láng Giềng bao gồm trường tiểu học, khu mua sắm dịch vụ và không gian sinh hoạt cộng đồng. Bán kính của Đơn Vị Láng Giềng là ¼ dặm, khoảng 400m, tương đượng với 5 phút đi bộ. Năm 1942, Clarence Stein phát triển khái niệm Đơn Vị Láng Giềng thêm một bậc bằng cách xác định Đơn Vị Láng Giềng nếu đứng riêng lẻ thì như một ngôi làng (village), kết hợp nhiều Đơn Vị Láng Giềng với nhau sẽ thành một thành phố (town).
    [​IMG]
    Đơn Vị Láng Giềng, Clarence Perry, 1927. Nguồn: www.tcrpc.org/orientation/02_neighborhood_scale/ 2_neighborhood_scale_print.pdf
    [​IMG]
    Đơn Vị Láng Giềng, Clarence Stein 1942 - Một thành phố cấu thành từ nhiều Đơn Vị Láng Giềng. Nguồn: www.tcrpc.org/orientation/02_neighborhood_scale/ 2_neighborhood_scale_print.pdf
    [​IMG]
    Đơn Vị Láng Giềng, Clarence Stein, 1942 - Bán kính đi bộ. Nguồn: www.tcrpc.org/orientation/02_neighborhood_scale/ 2_neighborhood_scale_print.pdf
    Một điều dễ nhận thấy là ý tưởng này của Perry đã được cụ thể hóa cho khu đô thị Radburn, New Jersey, USA và trở thành một kiểu mẫu Thiết Kế Đô Thị (paradigm) được áp dụng cho rất nhiều khu đô thị trên Thế Giới, đặc biệt là ở Bắc Mỹ. Kể cả xu hướng New Urbanism đang thịnh hành hiện nay cũng được phát triển từ khái niệm này.
    Xét trên khía cạnh về sự ảnh hưởng của Đơn Vị Ở Láng Giềng đối với Kiến Trúc Công Trình đơn lẻ, có lẽ Đơn Vị Ở Lớn (The Unité d?THabitation) của Lê Cột Bu-gi (lại là cha nội này! ) ở Marseilles, Pháp là một ví dụ thú vị nhất. Chúng ta đều biết Lê Cột Bu-gi có tầm ảnh hưởng tới giới kiến trúc ngày đó giống như vai trò của Bill Gates trong giới công nghệ thông tin, ngay cả Võ Lâm Ngũ Bá của Mỹ cũng chịu sự ảnh hưởng ít nhiều của cha họ Lê này bên cạnh Walter Gropius.
    Đơn Vị Ở Láng Giềng của Perry được nghiên cứu và thực nghiệm trên phương ngang của bình diện đô thị. Lê Cột đã xoay cái Đơn Vị Láng Giềng đó từ phương ngang thành phương đứng (Vertical Neighbourhood Unit) rồi áp nó vào công trình The Unite?T d?THabitation, xây dựng trong giai đoạn 1946 - 1952. Le Corbusier cho rằng khoảng 4 tòa nhà đơn lẻ như vậy có thể có chức năng như một thành phố. Tòa nhà có kích thước xây dựng 110m x 22m, tầng trệt để cột trống. Công trình có 337 căn chung cư đủ cho 1000 ?" 1200 người bên cạnh những khu mua bán, thương mại, dịch vụ, khách sạn. Tầng trệt là bải xe, không gian giao thông và giải trí. Tầng mái bao gồm các không gian dịch vụ cộng đồng và nơi vui chơi của trẻ em. Một chi tiết đáng chú ý khác là Lê Cột sử dụng hệ thống thang máy Skip-stop chỉ dừng cách 3 tầng nhà (tầng 1, 4, 7, 10). Với phương châm ?oMặt trời, không gian và cây xanh? (Sun, space and greenery), Corby đã bố trí các không gian cây xanh cho tầng trệt, các căn hộ đều có balcony để lấy ánh sáng mặt trời. Thiết kế này của Le Corbusier đã được tiếp tục áp dụng ở một số nơi khác như Lyon và Berlin.
    [​IMG]
    Đơn vị Ở Lớn (Unité d''''''''Habitation), Marseilles, Pháp, Le Corbusier. Nguồn: Jon Lang, Urban Design - Procedures and Products, 2005.
    [​IMG]
    Đơn vị Ở Lớn (Unité d''''''''Habitation), Marseilles - Mặt đứng chính. Nguồn: http://www.pbase.com/boogier/image/31530961
    [​IMG]
    Đơn vị Ở Lớn (Unité d''''''''Habitation), Marseilles với tầng trệt để trống cột. Nguồn: http://www.pbase.com/boogier/image/31530961
    [​IMG]
    Đơn vị Ở Lớn (Unité d''''''''Habitation), Marseilles - Tầng mái với các không gian sinh hoạt cộng đồng. Nguồn: http://www.pbase.com/boogier/image/31530961
    [​IMG]
    Đơn vị Ở Lớn (Unité d''''''''Habitation), Marseilles - Hành lang trong. Nguồn: http://www.pbase.com/boogier/image/31530961
    Trên thực tế, thông qua đánh giá của một số nhà phê bình thì The Unite?T d?THabitaion có những sai lầm. Trước hết là ý tưởng của Le Corbusier được áp dụng vào công trình này một cách khá máy móc. Các khu thương mại mua sắm tỏ ra có quy mô quá lớn so với nhu cầu của dân cư trong tòa nhà, các khu này nhanh chóng bị chuyển sang các chức năng khác. Các tòa Unite?T d?THabitation chỉ có hệ số ở là ½. Một vấn đề khác nữa là tham vọng của Corby là áp dụng điển hình Đơn Vị Ở Lớn cho tất cả các địa phương và quốc gia, từ Pháp, Mỹ, Anh cho đến Venezuela hay Campodia. Đây cũng là sai lầm cơ bản của Phong Cách Quốc Tế (International Style) mà mọi người đều đã biết đến.
    Tuy nhiên, theo tôi, xét trên khía cạnh Thiết Kế Đô Thị, The Unite?T d?THabitation của Le Corbusier là một ví dụ minh chứng rằng: một công trình kiến trúc cũng có thể được xem như là sản phẩm của Thiết Kế Đô Thị khi nó dung hợp được các chức năng và yếu tố cấu thành nên một tiểu khu đô thị. Những công trình như vậy có thể xuất phát từ ý tưởng Siêu Cấu Trúc (Megastructure) hay Đơn Vị Láng Giềng (Neighbourhood Unit), nhưng quy chung lại, chúng là những sản phẩm Thiết Kế Đô Thị, mang mục tiêu giải quyết nhu cầu sinh hoạt và lợi ích cho một cộng đồng dân cư đô thị.
    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 16:55 ngày 02/12/2005
  3. MTH

    MTH Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Vào phá đám bạn HH 1 tí, bạn HH nếu ví dụ về megastructure mà dùng Tokyo Bay của Kenzo Tange thì có lẽ rõ hơn Archigram vì họ này lai giữa thuộc dòng Pop-art và Hightech. Một quả megastructure nữa cũng rất hoành tráng nữa là Habitat 67 của Moshe Safdie
    Ngoài ra tớ cũng không đồng ý với bạn HH khi dùng chữ International Style của cụ Hitch****. Thuật ngữ này ám chỉ đến giai đoạn đầu của phong cách hiện đại hơn là bản thân nó.
  4. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Anh MTH đã phá đám thì hãy phá cho trót!
    Mời anh đưa lên giùm mấy cái hình và bình luận của anh về Habitat 67 của Moshe Safdie Plan for Tokyo 1960 của cố giáo chủ Minh Giáo Nhật Bản Kenzo Tange.
    Còn về cái thuật ngữ "International Style" thì tôi nghĩ nó chỉ đến giai đoạn sau của Chủ Nghĩa Hiện Đại đấy chứ.
    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 18:49 ngày 02/12/2005
  5. zero08

    zero08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2004
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta biết là người ta thường nói TKDT là khái niệm mới xuất hiện từ những năm 6,70, tuy đă manh nha từ đầu TK20. Những công trình như Unite?T d?THabitation hay Siêu cấu trúc thể hiện sự suất hiện manh nha đó vì nó có mang ý tưởng của TKDT nhưng không tính đến rất nhều tiêu chuẩn mà khái niệm TKDT đang bàn ở đây đòi hỏi (tất nhiên rồi !), Vậy không thể nói chúng là sản phẩm của cái khái niệm TKDT mà chúng ta đang tìm hiểu (nếu có thì sẽ là sản phẩm tồi), xin lưu ý thế !
  6. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bạn là phần lớn các ý tưởng đó đều là các phương án chưa xây dựng như Plug-in City, Walking-City, Tokyo Bay, hoặc đã và đang được xây dựng nhưng bộc lộ một số sai lầm như Unite'' d''Habitation và Acrosanti. Nhưng qua những đồ án này ta thấy được sư liên quan chặt chẽ giữa Kiến Trúc Công Trình và Thiết Kế Đô Thị thông qua các sản phẩm và tư tưởng thiết kế.
    Không ít các đồ án Thiết Kế Đô Thị ngày nay cũng mắc những sai lầm. Ví dụ như việc áp dụng máy móc kiểu mẫu Radburn, New Jersey cho các cùng dân cư lao động ở Australia hay phản ứng tiêu cực của các nhà xã hội học đối với đồ án Ground Zero, New York.
    Một phần bản chất của kiến trúc là thử nghiệm và rút ra bài học từ những sai lầm. Nói ra nghe có vẻ to tát nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể học tập ít nhiều từ những bài học kinh nghiệm này để áp dụng cho Thiết Kế Đô Thị Việt Nam.
  7. ndmt

    ndmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Cuốn the image of the city (Kevin Lynch ) có thể là cuốn vỡ lòng của UrbanDesign, Vì sao? Vì nó cung cấp một phương pháp, một kỹ thuật có thể nói là có bản và sơ khởi nhất cho một tiến trính Thiết Kế Đô Thị, tiến trình này hiển nhiên đuuwợc bắt đầu bằng thao tác gọi là Tiếp Cận (approach) đô thị. tất cả các vấn đề trên đều xuất phát từ mong muốn khắc phuc jcác sai lầm của tư duy Công Năng chủ nghĩa......
    the image of the city quan trọng vì nó la sản phẩm của môt tâpj hợp bao gồm các lĩnh vực Anthropology, Ảchitectủe, engineering, Histỏy, Law, Philosophy, Political science, Sociology ...tại MIT và được tiến hành theo môt phương pháp gần với phân tích tâm lý ( chủ trì bởi G.Kepes???TRung tâm nghiên cứu Tôn giáo và đô thị MIT) nghiên cứu trên 3 thành phố Boston, Jersey và L.A (???)
    the image of the city cung cấp một kỹ thuật nhận diện đô thị được cho la sâu sắc và thực tế hơn nhiều so với cách cách tiếp cận truớc đây qua các bản vẽ, sơ đồ, không ảnh...
    Đây là một phương là vô cùng linh động và có thể áp dụng cho tất cả các điều kiện và hiệu quả nhận diện của nó là vô cùng lớn cả ở mức độ chi tiết lẫn tổng quát...
    Nhưng mục đích của the image of the city không chỉ là nhận diện theo kiểu điều tra xã hội học... mà là nhằm xác định Structure và Visual Form của thành phố đó mà theo K.Lynch thì việc tìm kiếm và xác định cấu trúc, hình thể, hình ảnh đó là một dạng đặc biệt của vấn đề thiết kế ....Cho nên nó không phải là thuần tuý lý thuyết mà là một thao tác của Thực hành thiết kế DT....
    Có lẽ một xã hội phức tạp và chuyên môn hoá như Mỹ đã là động cơ để the image of the city ra đời. ở Việt Nam thì không cần như thế, chúng ta chẳng cần Tiếp Cận hay tiệm cận gì cả mà cứ " bỏ qua giai đoạn TBCN và tiến thẳng lên XHCN"....
    Kiến Trúc Việt Nam muốn đàng hoàn hơn thi không thể không đọc và học những gì trong the image of the city mà K.Lynch đã dày công nghiên cứu và công bố.
    Tôi rất muốn lược dịch the image of the city ra ở đây nhưng hoàn toàn không có thời gian...Trên Box này có anh ggì đó đã từng dịch sách thì hãy nghiên cứu cuốn này xem, chỉ khoảng 150 trang....
    Ngoài ra city of tomorrow và death of the city cũng là 2 cuốn sách gối đầu giường của các Urbanist.......
  8. ndmt

    ndmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    [/quote]
    Chúng ta biết là người ta thường nói TKDT là khái niệm mới xuất hiện từ những năm 6,70, tuy đă manh nha từ đầu TK20. Những công trình như Unite?T d?THabitation hay Siêu cấu trúc thể hiện sự suất hiện manh nha đó vì nó có mang ý tưởng của TKDT nhưng không tính đến rất nhều tiêu chuẩn mà khái niệm TKDT đang bàn ở đây đòi hỏi (tất nhiên rồi !), Vậy không thể nói chúng là sản phẩm của cái khái niệm TKDT mà chúng ta đang tìm hiểu (nếu có thì sẽ là sản phẩm tồi), xin lưu ý thế !
    [/quote]
    Đồng ý hoàn toàn. Đơn Vị Ở Unite?T d?THabitation được xem là phát minh trong vấn đề cư trú của QHDT còn Siêu Cấu trúc (Megastructure) cũng là sản phẩm của một giai đoạn khủng hoảng trong kiến trúc và QHDT( khoảng những năm 55, 60) khi CNCN bắt đầu bị nghi ngờ....Và nói như MTH, là không thể không nhắc đến Tokyo Bay 60 của K.T, Kurokawa.... cũng như Peter và Alison (??)...
    nói thêm một tí:
    những thiết kế của R.K so với các Megastructure cách đây mấythập kỷ thì cái nào Big (bự)hơn????Dĩ nhiên là các Megastructure đồ sộ hơn nhiều, nhưng không lẽ vì thế mà ta quy các Megastructure trên về các ý tưởng Bigness của R.K?
    trong một topic gần đây có đặt ra câu hỏi : Bigness is really big?
    Nếu hiểu chữ Bigness là bự??? thì câu trả lời là không, nhưng nếu hiểu Bigness là Bigness như những gì R.K trình bày thì câu trả lời là có.
    Vậy vấn đề là: nội dung Bigness R.K trình bày là gì ??????
  9. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Á à... Cuối cùng thì cũng lôi được anh ndmt ra đây!
    Cái anh nói về The Image of The City là nhằm xác định hình ảnh và cấu trúc đặc trưng hữu hình của đô thị (Kevin Lynch nghiên cứu trên 3 thành phố ở Mỹ). Có thời gian tôi sẽ post lên mấy phần chính trong cuốn sách này.
    P/S: Anh nghiên cứu Bigness tới đâu rồi? Ngoài cái Big Vật Lý ra còn có cái Big nào nữa?
    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 15:01 ngày 03/12/2005
  10. MTH

    MTH Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Về phương án Tokyo Bay nôm na là như thế này. Đây là một hệ thống thành phố nổi trên mặt vịnh Tokyo, được đề xuất vào khoảng những năm 60. Toàn bộ hệ thống hạ tầng đô thị (đường xá, cầu cống, hệ thống thang máy 3d...) được xây dựng dựa trên một hệ thống giàn lưới ô vuông khổng lồ nổi trên mặt vịnh Tokyo. Khối công trình đô thị được hình thành trên 16 cái ống beton khổng lồ mọc trên mặt nước. Đó là sự tích hợp của một hệ thống siêu cấu trúc all-in-one. Ý tưởng này thể hiện quan điểm của Tange sự bùng nổ về mặt kỹ thuật của một nước Nhật hiện đại trong thập niên 60. Theo đó, đô thị là 1 cỗ máy sinh học như cái cây, cái gì cần thì sẽ mọc ra. Đây được coi như tuyên ngôn mở đầu của trào lưu chuyển hoá luận ở Nhật sau này. Nếu nhóm Archigram phản ánh sự hỗn loạn của văn hoá Pop culture phương tây thời đó (kiến trúc cắt dán, họat hình đến mức ngta gọi đám này là anti-architecture) thì Tange và đồng sự là sự đam mê trước sự phát triển của kỹ thuật (máy móc, vũ trụ...)
    Habitas 67 là một khu nhà gồm 158 căn hộ nằm ở bên bờ sông St Laurent, Montréal, Canada. Hình thù ngôi nhà khá là cổ quái, tựa như các tổ chim. Đó là tổ hợp các bloc tiền chế gồm căn hộ và vườn xếp chồng lên nhau. Ý tưởng chính là tạo ra 1 cộng đồng gần gũi nhưng tồn tại độc lập và có khả năng phát triển rộng theo nhu cầu. Công trình này được xây dựng trong giai đoạn thành phố Montreal chuẩn bị cho triển lãm Expo thế giới 67. Một loạt hệ thống đường ngầm hạ tầng đô thị được xây dựng thơì điểm này biến Montreal thành 1 thành phố có hệ thống đường ngầm lớn nhất thế giới.
    Về International Style của H.Hitch**** và P.Johnson đưa ra năm 32 với sự dự báo về các đặc điểm như mặt bằng tự do, xác định không gian kiến trúc theo volume, vật liêu hiện đại..Thời đó mọi thứ còn đang tranh tối tranh sáng với Gropius, Le Corbusier, Theo Van Deburgse...Còn đến giai đoạn phát triển bùng nổ và đã định hình sau này trên tầm quốc tế thì người ta đã gọi nó là Chủ nghĩa hiện đại.
    Cái Unité d''habitation của L.C có đoạn rất hay là ý tưởng đường-phố-bên-trong-nhà (la rue intérieure) mà bạn HH đã đưa ảnh, đây là điểm rõ nhất thể hiện quan điểm đô thị của L.C ở đây. Ở đây, cấu trúc tiền-mega ở đây có thể hiểu nom na theo kiểu mỗi bloc căn hộ là 1 cái chai cắm trên 1 cái giá. Vì là thể loại căn hộ vượt tầng nên thang máy chỉ dừng ở 1 số tầng nhất định như bạn HH đã nói (mặc dù là hình như HH nhầm một chút về số tầng)
    Bạn nào có thể phân tích giúp tiếp về Team X với Alison được thì hay quá. Đám này cũng rất hay mà tôi lại lõm bõm :)

Chia sẻ trang này