1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THIẾT KẾ ĐÔ THỊ - LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi hot_heart, 12/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Dear acad66,
    Trước hết xin cảm ơn anh đã có đóng góp cho topic này. Đúng là tôi đã thiếu sót khi không nhắc đến bản vẽ Underground Level trong hồ sơ Thiết Kế Đô Thị, cãm ơn anh đã bổ sung. Về đồ án Thành Phố Du Lịch mà anh post lên, tôi xin mạo muội có vài ý kiến.
    Ấn tượng đầu tiên của tôi là tính hình học đăng đối của nó. Master Plan có trục đối xứng liên kết cầu tàu với quảng trường trung tâm. Đường bờ biển kết nối được với khu quảng trường thông qua phố đi bộ (pedestrian mall). Khu thương mại dịch vụ được bố trí tập trung nhường cho các khu nhà nghỉ tiếp cận với waterfront. Một trục ngang (axis) phân chia khu dịch vụ thương mại cao tầng với khu nhà nghỉ, bungalow. Đặc biệt tôi khá thích mặt bằng bố trí underground. Tầng hầm thể hiện một sự kiên kết khá chặt chẽ giữa các khối nhà thương mại và dịch vụ.
    Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, tôi thấy đồ án này có khá nhiều điều không hợp lý.
    Thứ nhất là mật độ (density) của khu đô thị. Có thể thấy là đô thị được chia ra làm 2 khu vực riêng biệt: khu thương mại dịch vụ khách sạn và khu nhà nghỉ biệt thự. Đây là một sự phân định rất rạch ròi với sự tổ chức tập trung của cơ sở hạ tầng từng khu. Tuy nhiên, tôi thấy cần cân nhắc về dự phân bố mật độ dân cư giữa 2 tiểu khu. Không biết là số lượng dân cư ở 2 khu chênh lệch nhau như thế nào? Tôi có nhận xét là khu khách sạn cao tầng có mật độ dân cư đông hơn hẳn khu nhà nghỉ, như vậy, việc tổ chức liên hệ giữa khu khách sạn thương mại và bãi biển chỉ thông qua một trục pedestrian mall có hợp lý chưa trong khi khu vực gần bờ biển không hề có một bãi đậu xe nào ở ground level lẫn underground level?
    Thứ hai là chất lượng môi trường của khu đô thị. Một điều có thể thấy là mật độ khu thương mại dịch vụ rất cao sẽ gây khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng môi trường. Khá nhiều căn hộ (apartment) không có view ra biển như ở các khối AP4, AP7, AP9. Các khối nhà được bố trí khá sát nhau nên tạo bóng đổ lên các facade, khó kiểm soát lưu lượng ánh sáng tự nhiên (solar access). Không biết là nhóm thiết kế có để ý đến sơ đồ solar access của địa phương không?
    Thứ ba là tính máy móc cứng nhắc (merchanical) của hình thức đô thị (urban form). Master Plan cũng như không gian 3 chiều của thành phố được chia làm 2 phần đối xứng gần như hoàn toàn qua trục chính (main axis). Các toà nhà và hệ thống đường sá đối xứng nhau. Điều này dẫn đến nhiều bất cập. Ví dụ như không có sự phân biệt đặc trưng giữa 2 phần nửa. Một người đứng trước cụm toà nhà (AP3 - AP4 - AP5) sẽ rất khó phân biệt với quang cảnh đô thị trước cụm (AP6 - AP7 - AP8). Điều tương tự cũng xảy ra đối với các khu nhà nghỉ villa hay trong nội khu các khu thương mại.
    Theo thiển ý của tôi thì việc sử dụng ý tưởng trục đối xứng có thể được sử dụng linh động hơn khi áp dụng cho urban form. Có thể chỉ cần các toà nhà Hotel FH1 và HD1 đối xứng với nhau một cách tương đối qua trục chính, các toà nhà còn lại trên trục dọc có thể được bố trí linh động hơn tùy theo ý đồ thiết kế. Việc sử dụng các toà nhà cao tầng TW1 và TW2 như những cột mốc (landmark) là khá hay trong ý đồ ngụ ý giới hạn phạm vi của khu đô thị. Nhưng hình thức và chiều cao của chúng, theo tôi, nên có sự đặc trưng khác nhau.
    Thứ tư là về không gian đường phố (streetscape). Tương tự như các toà nhà, các trục đường phố được thiết kế rất giống nhau, không có đặc trưng hay những điểm nhấn cần thiết (node), điều này thể hiện rõ hơn khi anh thể hiện các mặt cắt ngang đường. Phố đi bộ (pedestrian mall) không thật sự là một "phố" theo đúng nghĩa của nó. Trục đi bộ này không có sinh khí, nó thật sự chỉ là một đường (path) kết nối giữa đường bờ biển với quảng trường. Theo tôi, khu vực này nhất thiết nên kết hợp với các khu hàng quán nhỏ, shop, cafe ngoài trời (outdoor coffee ) bám theo phố đi bộ, kết hợp với các khối nhà nghỉ tạo nên một quần thể mạnh mẽ mang tính chất du lịch và cộng đồng hơn hẳn.
    Thứ năm là về cảnh quan (landscape) và nghệ thuật đường phố (public art). Đường bãi biển khá đơn điệu với những cảnh quan lập đi lập lại. Theo tôi, cần có những sự thay đổi trong mật độ và hình thức các khối nhà nghỉ (bungalow) cũng như các yếu tố cảnh quan khác để tạo nên sự sinh động cho đường dạo bờ biển. Nên chăng có thêm những yếu tố cảnh quan và nghệ thuật công cộng sinh động trên các trục chính và quảng trường? Ví dụ như vườn nhạc nước (fountain) dọc theo pedestrian mall, sân chơi (playground) cho trẻ em hoặc hình tượng điêu khắc (sculpture) cho quảng trường, v.v...
    Một vấn đề quan trọng nữa là không rõ các khu xung quanh đô thị này như thế nào? Trục đường ngoại vi phía Tây Bắc có phải là đường liên khu vực? Các cạnh rìa (edge) của khu đô thị có đóng góp gì cho các khu vực lân cận hay không?
    Dự án đầu tư này hoàn toàn sử dụng ngân sách nhà nước Yemen hay là có sự đóng góp của các nhà đầu tư tư nhân (developer) khác? Không rõ tiến trình của nó như thế nào? ACREA- Studio chỉ chịu trách nhiệm thiết kế và giám sát Conceptual Design và Master Plan hay khai triển luôn cả phần kiến trúc, cảnh quan và cơ sở hạ tầng?
    Tạm thời thế đã nhé. Mong nhận được phản hồi của anh. Thân mến.
    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 23:14 ngày 10/01/2006
  2. HTYCG

    HTYCG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    The Design - đồ án không cho thấy - the surrounding land and its development (khu vực xung quanh của khu đang đề án - proposed area) - phải chăng ngầm cho rằng nó là pure sand - khu bãi cát ? Phần color màu xám nhạt & đậm có buildings hay Landscape - woods ? Hay chỉ là bãi biển ?
    Sự tương quan (và hổ tương) giữa khu vực đã có (existing) và khu vực sẽ xây dựng (development area) rất quan trọng - có lẽ vì Sensitive Matters & Copy Rights mà các phần hình ảnh minh hoạ của khu vực không có, vì thế làm ta có cảm giác nó là những mô hình đẹp chung chung - 3 D architectural models.
    RC Floating on the sea - nếu hình bán nguyệt sẽ làm cho người trên RC có cảm giác cảnh quan bao quát hơn không ?
    Chúc nhiều thành công đến ARCREA-studio - CUNG CHÚC TÂN XUÂN
    Được HTyCG sửa chữa / chuyển vào 08:47 ngày 11/01/2006
  3. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Nga xây thành phố triệu phú
    Với dự án trị giá 3 tỷ USD, Nga sẽ có một thành phố lớn gấp đôi Monaco, dành cho khoảng 30.000 triệu phú với những toà biệt thự, căn hộ sang trọng, bệnh viện, khu thể thao, trường học, quán bar và một bến du thuyền bên bờ sông Matxcơva.
    Dự án xây thành phố Rublyovo-Arkhangelskoye, trên khu đất rộng 430 hecta cách Matxcơva 3km về phía tây và sẽ hoàn thành trong 10 năm nữa, được tài trợ bởi công ty Nafta Moskva của tỷ phú đồng thời là nghị sĩ trong Duma Quốc gia Nga Suleiman Kerimov.
    [​IMG]
    Trung tâm Rublyovo-Arkhangelskoye được thiết kế giống với Matxcơva trước đây với nhiều kênh đào, đường phố nhỏ và một toà thị chính. Phía ngoài thành phố sẽ được dựng theo mô hình vùng ngoại ô dành cho giới thượng lưu ở các thành phố châu Âu.
    "Xây dựng những căn hộ cao cấp bên ngoài trung tâm công nghiệp là một xu hướng mới rất được khách hàng yêu thích", Michael Belton, giám đốc điều hành CMI Development, công ty thực hiện dự án, cho hay.
    Để được sống trong thành phố này, người mua phải chi ra từ 500.000 USD (cho mỗi căn hộ) tới hàng triệu đôla (đối với biệt thự).
    Dự án sẽ bắt đầu khởi công vào năm 2006.
    [​IMG]
    Dân thường ở Nga sống với mức thu nhập hàng tháng khoảng 244 USD, song vô số người ở đây đã phất lên do ngành dầu mỏ bùng nổ. Hiện, Matxcơva đã có tới 33 tỷ phú và 88.000 triệu phú đôla, nhăm nhe vị trí đầu bảng của London và New York. Vùng ngoại ô của thành phố này vốn đã mọc lên rất nhiều toà nhà, biệt thự của giới nhà giàu song giao thông tới Matxcơva rất bất tiện bởi cơ sở hạ tầng quanh khu vực này vẫn thiếu.
    theo: vnexpress.net
  4. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Xin trích một vài đoạn anh danngoc viết trong topic NHỮNG TRANG THIẾT BỊ TRONG MỘT KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG. (http://www.ttvnol.com/KienTruc/656565.ttvn)
    Tôi rất đồng ý với anh danngoc về hiện trạng này. Tất cả những yếu tố cấu thành không gian đô thị như mặt tiền khu phố, quảng trường, công viên, vỉa hè, v.v... ở Việt Nam những năm 95 trở về trước không được thiết kế một cách sâu sát theo những lý thuyết và thực nghiệm thiết kế đô thị. Đây không chỉ là do trình độ và kinh nghiệm hạn chế của những nhà thiết kế và quy hoạch đô thị mà con do những vấn đề cơ chế, luật lệ, quy chuẩn, thủ tục, phương pháp đầu tư và quản lý.
    Theo tôi thì việc chúng ta dần có những đánh giá đúng hơn về thiết kế không gian đô thị bắt nguồn từ sự mở cửa của nền kinh tế và đầu tư. Điểm nhấn gần đây của mảng thiết kế đô thị VN, theo tôi, là dự án Saigon South do tập đoàn đầu tư Phú Mỹ Hưng đề xuất với đồ án thiết kế đô thị của Skidmore, Owings & Merrill LLP (SOM) kết hợp với một số công ty khác. Đồ án này được thiết kế vào năm 1991, mở đường cho sự hình thành khu đô thị mới Nam Sài Gòn.
    Có thể nói, đây là lần đầu tiên ở VN, một đồ án thiết kế đô thị đúng nghĩa được thực hiện với vai trò ba cực của chính phủ quản lý (government), nhà đầu tư (developer) và nhà thiết kế đô thị (urban designer). Tiếp nối theo Saigon South là đồ án thiết kế đô thị mới Thủ Thiêm với quy mô lớn hơn cùng với khối lượng công việc đồ sộ từ xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết kế đô thị đến thiết kế kiến trúc và cảnh quan. Tôi sẽ nói kỹ hơn về 2 đồ án này ở những bài viết sau.
    Qua những đồ án này, tôi nhận thấy rõ ràng vai trò của thiết kế đô thị cần phải được đánh giá đúng và phân biệt với các lãnh vực chuyên môn khác. Như vậy làm cách nào giải quyết việc này? Theo tôi, việc trước tiên cần làm phải là xây dựng một cơ chế luật lệ thiết kế đô thị đầy đủ và chặt chẽ song song với việc có một đội ngũ người làm công tác thiết kế đô thị đủ năng lực.
    Tôi lấy ví dụ, chúng ta hay chê bai không gian đô thị VN là lổn nhổn, hổ lốn, mất trật tự, v.v và v.v. Trong một dãy phố, có nhà lồi ra, có nhà thụt vào, có cái 2 tầng, cái khác 5 tầng, có cái của KTS. Hồ Thiệu Trị mái ngói, tường gạch ốp, cửa gỗ, có cái của Avant sơn nước trắng, của kính lớn, có cái của Jeus méo mó, ốp panel nhôm. Các kiến trúc sư quy hoạch thì đổ lỗi cho các kiến trúc sư công trình là phá vỡ cảnh quan chung, các kiến trúc sư công trình thì cho rằng đây là trách nhiệm của người quy hoạch và quản lý, cơ quan quản lý thì không biết cách nào giải quyết vì luật lệ không chặt chẽ, trong khi bộ mặt đô thị vẫn hỗn độn và mạnh ai nấy xây.
    Bộ mặt của một tuyến phố có thể được kiểm soát chặt chẽ hơn qua các quy định về thiết kế đô thị (urban design guideline). Thông thường, một urban design guideline đi kèm với một đồ án thiết kế đô thị. Có nhiều cấp độ cho một guideline tuỳ thuộc vào đặc điểm đô thị. Vai trò của urban design guideline là lập ra một quy định chung cho việc thiết kế không gian đô thị, liên quan đến kiến trúc công trình và cảnh quan nhằm tạo ra một bộ mặt đô thị hài hoà và có bản sắc trong tổng thể (the whole) nhưng vẩn tạo cơ hội cho các ý tưởng riêng lẻ (the piece).
    Trở lại ví dụ phía trên, rõ ràng là từ trước đến nay một kiến trúc sư khi thiết kế một căn nhà trong một tuyến phố chủ yếu chỉ lưu ý đến 2 quy định về chỉ giới đường đỏ và chiều cao tối đa cho phép. Trong khi đó, một quy định thiết kế đô thị đầy đủ cho tuyến phố đó bao gồm rất nhiều yếu tố, chiều cao tối đa, chiều cao tối thiểu, khoảng lùi, vật liệu mặt tiền, tỷ lệ cửa sổ với diện tích mặt tiền, quy định về panel bảng hiệu, v.v...
    Rõ ràng, nếu một quy định thiết kế đô thị đầy đủ và chặt chẽ được ban hành và tuân theo một cách nghiêm túc bởi các công trình riêng lẻ thì tính tổng thể của một khu đô thị sẽ được bảo đảm. Theo tôi, đây chính là cái gọi là HÀI HÒA của không gian đô thị mà các vị cãi nhau ở topic: Buổi thảo luận về chủ đề - Cũ và Mới trong kiến trúc. (http://www.ttvnol.com/KienTruc/628460.ttvn)
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Anh HH thân,
    Xin phép có ý kiến ngòai chủ đề một chút. Thực ra, với tớ thì Nam SG đang biến thành một đô thị trong lòng đôthị, một thứ đô thị giành cho người giàu. Thiết kế đô thị của nó: OK. Nhưng không có gì đặc sắc nổi bật. Ngòai ra, ngay bên cạnh nó là khu quận 7 với đủ thứ tệ nạn, người dân giang hồ (gốc xưa là dân anh chị Bình Xuyên. Hơn nữa khi Cảng Sài Gòn sắp di chuyển, quận 4 đang đổi máu thì tệ nạn dồn sang quận 7).
    Vậy phải chăng chỉ có người giàu mới được hưởng thiết kế đô thị đẹp? Theo tớ, một thiết kế đô thị tốt phải giành cho tòan bộ cư dân. Tớ đang viết về vấn đề này, hy vọng sẽ sớm đang.
    Tuy nhiên, SG đang bị nông thôn hóa về văn hóa. Bạn cứ đi tới trung tâm SG mùa lễ hội, sẽ thấy trái ngược ra sao. Các trang trí đường phố thể hiện sự luyến tiếc quá khứ nông thôn với rơ rạ, mái lá, ao vườn. Văn hóa đô thị không phải và không được thể hiện như vậy. Không hề có chỗ cho người trung lưu và trí thức (chính là thành phần sẽ hình thành văn hóa và văn minh đô thị). Vậy thì thiết kế đô thị hiện thời là để mục đích gì? Phục vụ cho ai?
  6. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Trên thực tế, các ví dụ về kiểu đô thị trong lòng đô thị (town in town) rất nhiều, đặc biệt là khi đô thị đó đương đầu với sự bùng nổ dân số, quá tải cơ sở hạ tầng, sự mâu thuẫn giữa các khu đô thị hiện trạng cũ và các khu đô thị mới, hoặc đáp ứng chức năng đặc thù của một khu đô thị mới ví dụ như một đặc khu kinh tế hay thành phố công nghiệp.
    Theo nhận xét của tôi thì khu đô thị Nam Sài Gòn có chất lượng thiết kế đô thị tốt hơn hẳn các khu đô thị mới ở HN. Đồ án này để lại nhiều bài học cho giới chuyên môn trong nước về mảng thiết kế đô thị cũng như các quy trình thủ tục đầu tư và quản lý.
    Đa số các đồ án thiết kế đô thị, dù ít hay nhiều, đều có những khuyết điểm, trong đó, có những nhược điểm chỉ có thể thấy được sau nhiều năm. Theo như anh nói thì khu Nam Sài Gòn có vẻ như quay lưng lại với các hiện trạng cũ của TP.HCM, hình thành nên một tiểu khu đô thị tách biệt với mức sống cao hơn so với các khu lân cận.
    Tuy nhiên, anh có cho rằng khu Nam Sài Gòn là một chất xúc tác trong việc cải tạo và hình thành các tiểu khu đô thị lân cận trong tương lai như quận 4, quận 7? Và cả đồ án Thủ Thiêm nữa, liệu nó có đáp ứng được chất lượng không gian đô thị cũng như các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội của một trung tâm mới của TP.HCM. Hay nó cũng sẽ trở thành một town-in-town?
    Theo tôi, kết luận của anh hơi thái quá. Theo ý kiến chủ quan của tôi thì văn hoá đô thị Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng lớn từ nền văn minh nông nghiệp lâu đời. Những thế hệ trung niên thành đạt ngày nay được sinh ra vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước, khi mà văn hoá Việt Nam gắn liền với cây lúa, đồng ruộng. Chính vì vậy mà những hoài niệm về quá khứ là một nét văn hoá đặc trưng của đô thị TP.HCM ngày nay.
    Trên thế giới, những lý thuyết thiết kế đô thị như New Urbanism (hay Neo-Tra***ional) ở Bắc Mỹ cũng mang những nét hoài cổ. Anh có thể thấy điều này qua các đô thị Seaside hay Celebration, Florida, USA.
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    HH thân,
    Bản thân tôi không có gì chê trách thiết kế của Nam Sài Gòn, quá Ok nữa là khác. Tôi chỉ dám nêu lên một bức xúc khi NSG nằm ngay sát một khu lộn xộn của Thành phố. Tôi vẫn nhớ nguyên tắc cơ bản khi thiết kế là tránh bố trí khu nhà giàu sát khu nhà nghèo.
    Khi bản thân tôi đi xe máy cùng mấy em sinh viên vào tìm hiểu khu NSG, bảo vệ đã tìm mọi cách, kể cả hăm dọa và bạo lực để đuổi chúng tôi ra. Phải chăng điều đó không có gì chê trách?
    Tuy nhiên, tôi không cho thiết kế của NSG là một xúc tác cho Quận 4, hay quận 12. Trước đây, chúng ta có biết đến các thiết kế đô thị thành công của thế giới không? Có. Nhưng chúng ta không muốn và không chịu áp dụng. Chỉ khi nhà đầu tư nước ngòai thực hiện ngay trước mũi các nhà tư vấn trong nước, và thế là xuất hiện một hình mẫu mẫu mực cho tất cả. Nhưng, xin nhắc lại, chỉ dành cho người giàu và cho các thiết kế giành cho người giàu. Không một thiết kế nào cho khu xóm nghèo tệ nạn lại chú í tới thiết kế đô thị. Anh hãy đi dọc tuyến kênh Nhiêu Lộc mà xem. Đấy là ngay giữa lòng thành phố, là bộ mặt thành phố đấy.
    Đồ án Thủ Thiêm, do Sasaki thực hiện, đang ở trên giấy. Việc kêu gọi đầu tư là cả vấn đề lớn. Hơn nữa, Thủ Thiêm không phải là Nam SG, với quy mô, địa chất, tự nhiên và liên hệ khu vực khắc hẳn. Rất dễ để nó đi theo vết xe trước, tức là những gì do bản thân tư vấn nội thực hiện, sẽ thiếu hẳn quan tâm đúng mức đến thiết kế đô thị.
    Riêng vấn đề văn hóa đô thị TPHCM, xin bạn đừng so sánh với các đô thị Bắc Mỹ. Họ có lí do riêng để thực hiện điều đó. Áp dụng ở VN thì không hợp lí và khập khiễng. Có lẽ bạn không ở SG, bạn không thông cảm với những gì tôi viết chăng? Nếu có dịp gặp gỡ và bàn luận, chắc hẳn ta sẽ có được điểm chung chăng?
    Rất lắng nghe í kiến của bạn
    (Xin lỗi do lỗi của WinWord nên không type chữ í đúng chính tả được)
  8. tranvietanhtuan

    tranvietanhtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    1.404
    Đã được thích:
    0
    Kính gửi bác haokhách.
    Tôi có tình cờ xem qua cái nhiệm vụ mà pác biên soạn - Hình như còn thiếu mất mấy cái mặt cắt >>> mà cái này theo tôi còn quan trọng hơn mấy cái phối cảnh ấy ( vốn dùng để hù A )
    regards
  9. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Thật sự mà nói, theo cá nhân tôi thì Nam Sài Gòn cũng có vai trò thúc đẩy sự phát triển và cảnh quan đô thị các khu vực xung quanh, đặc biệt là quận 4. Hơn nữa, nó có sự liên kết khá tốt với khu công nghiệp Tân Thuận qua trục Nguyễn Văn Linh.
    Cách đây mấy năm, chúng tôi vẫn hay châm biếm là: "Ăn quận 5, chơi quận 1, trấn lột quận 4". Đợt vừa rồi về tôi thấy quận 4, đặt biệt là trên tuyến đường Nguyễn Tất Thành và Hoàng Diệu, có nhiều biến đổi. Khi hỏi dư luận thì có vẻ như trật tự đô thị có phần ổn định hơn.
    Đặc biệt là việc phát triển đồ án Thủ Thiêm trong tương lai quyết định di dời Cảng Sài Gòn, theo tôi là một hướng đi đúng làm giảm bớt sự quá tải cơ sở hạ tầng và giao thông cơ giới ở cửa ngõ quận 4.
    Thiết kế đô thị và đầu tư luôn đi đôi với nhau. Đồ án Nam Sài Gòn là một ví dụ điển hình đầu tiên ở VN về một dự án đầu tư tư nhân vào khu đô thị mới, bao gồm cả cơ sở hạ tầng, cảnh quan, địa ốc. Xét trên khía cạnh đầu tư và chất lượng đô thị, đô thị Nam Sài Gòn là một thành công.
    Thiết kế đô thị cho người nghèo, vấn đề này quả thật rất bức thiết, nhưng vấn đề đặt ra là làm cách nào thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hay chính phủ phải trực tiếp lấy từ ngân sách nhà nước? Trên thực tế, nhà nước có thể đầu tư bằng tiền ngân sách, thuê các công ty tư vấn đủ năng lực thực hiện các đồ án thiết kế đô thị trong nước hay nước ngoài. Nhưng liệu điều này có khả thi không, trong một bộ máy tổ chức chuyên chế với những ban bệ, quan hệ ngoài chuyên môn? Hãy nhìn Trung Quốc chuẩn bị cho Olympic 2008 như thế nào!
    Điều này tôi cũng đang e ngại. Đợt vừa rồi về tôi có tham khảo được hồ sơ quy định thiết kế đô thị do Sasaki vừa soạn thảo cho UBND TP.HCM. Nói chung đây là một bản sơ phác cho một urban design guideline đúng nghĩa cho Thủ Thiêm. Tôi nghĩ là nếu các quy định này được phát triển chặt chẽ hơn và được tuân theo bởi các nhà đâu tư riêng lẻ cùng với đơn vị tư vấn của họ thì Thủ Thiêm sẽ có chất lượng đô thị như mong đợi.
    Tôi là người Sài Gòn, đợt vừa rồi cũng đi hội hoa xuân, cũng thấy những cảm nhận của anh là đúng. Nhưng tôi nghĩ rằng đây chỉ là dư âm của nền văn hoá nông nghiệp, không phải là sự nông thôn hoá văn hoá thành thị. Các thế hệ tiếp theo của anh và tôi sẽ có cách nhìn, cách nghĩ và cách làm khác hơn cho một nền văn minh đô thị TP.HCM hiện đại.
    Riêng về các thực nghiệm thiết kế đô thị ở nước ngoài, ví dụ như New Urbanism, theo tôi cũng có thể được áp dụng chọn lọc tại VN, nơi mà tốc đô đô thị hóa đang tăng cao, hình thành nên những môi trường bán thành thị - bán nông thôn.
    Rất mong được gặp anh trong một ngày gần.
  10. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    HH, tôi nhận thấy anh tiến bộ rất nhanh về suy nghĩ cũng như lí luận !!! có lẽ đi học tại Úc đem đến cho anh cái nhìn và thu thập thông tin khá nhiều !! chúc mừng anh.
    1. Những bài viết từ DangNgoc về đô thị Nhật bản cũng rất sát với những gì chúng ta đang có tai vn. Tôi nghĩ hai anh nên liên kết hai cái vụ này với nhau để làm một đề tài cũng như thí điểm đâu đó !!
    2. Forum này hiện nay cần một topic như vậy từ hai anh, đem những suy tư và làm thí điểm cho một khu vực nào đó. Và phát triển thành một đồ án.
    Anh DangNgoc, tôi nhận thấy tâm huyết của anh xây dựng cho mọi tầng lớp của xh....trên thực tế khi anh nhìn thấy được sự khác biệt về tầng lớp cũng như cái hay cái dở thì cũng là lúc anh thấy được sự khác biệt rồi. Nếu anh đã đi thì anh cũng biết thế giới này là thế giới của người giàu (hay người có tiền) từ quyền lực cho đến hiểu biết và tiền bạc. Cho nên đương nhiên là anh phải xây cho tụi NG trước đã. Càng làm nhiều thứ cho tụi NG thì tụi NG mới chi tiền ra để mà đám dân nghèo thu lợi, từ đó mới có cái để mà vươn lên để ước mơ. Cái anh cần là xây dựng những giấc mơ cho người nghèo và đảm bảo họ có cơ hội để biến giấc mơ thành sự thật. Chính vì vậy thì tầng lớp nghèo mới phải cố gắng để có được kiến thức như NG, quyền lực như họ, và nhiều tiền như họ. Bởi những động lực như vậy thì mới có thể khiến cả một dân tộc phát triển được mới có thể tiến lên tầng với cao hơn được.
    Vài dòng
    Ant

Chia sẻ trang này