1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THIẾT KẾ ĐÔ THỊ - LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi hot_heart, 12/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Đất nước Hà Lan vốn nổi tiếng với con kênh đào đi ngang qua thành phố. Đối với các du khách, chuyến đi thuyền ngoạn cảnh dọc kênh quả là một kỷ niệm khó quên, sau khi được duỗi mình tắm nắng trên mui thuyền, nhâm nhi ly vang đỏ với món pho mát Hà Lan. Tại xứ sở thấp hơn mục nước biển này, người ta không chỉ khai thác cảnh quan các con sông và kênh đào, mà còn chủ động đưa chúng vào trong khu ở. Trong những khu ở, người ta đào những ao mương nhỏ điều hòa và tổ chức chúng như một tiểu thiên nhiên có điều tiết. Khi có mưa, nước mặt được thu vào và lưu giữ tại đây, ngăn ngập lụt cho khu vực xung quanh. Trẻ em trong khu tự do ra đây chơi đùa, vầy nghịch (mực nước được giữ trong khoảng an toàn đối với trẻ em).
    [​IMG]
    Hình 4: Ao mương nhỏ để điều hòa nước mặt và tạo cảnh quan, nơi vui chơi cho thiếu nhi.
    [​IMG]
    Hình 5: Dòng chảy qua khu ở tại Hoge Zijke, Hà Lan. Không cần bờ kè bê tông, cư dân có thể tiếp xúc trực tiếp với mặt nước.
    [​IMG]
    Hình 6: Du khách có đi thuyền để tham quan thành phố. Amsterdam.
    Trong các dự án khai thác cảnh quan mặt nước trên thế giới thời gian gần đây, nổi tiếng nhất là dự án Paris Plage ?" bãi biển nhân tạo trải dọc sông Seine. Bắt đầu từ năm 2002, cứ đến mùa hè là người ta lại đổ ra dọc suốt 3 km hai bên sông Seine khoảng 3000 tấn cát trắng, hàng trăm cây cọ, khoảng 300 ghế bố tắm nắng và các cây dù che. Người ta cũng có thể ra đây chơi pentanque và bóng chuyền hay khiêu vũ trong các quán café kiểu cổ, ngồi nghe các ban nhạc biểu diễn Hiệu quả của dự án thật không kể xiết, như lời Sedo Koukoui, một nhân viên an ninh ở đây: ?oThật tuyệt là mọi người không cần rời khỏi Paris trong mùa hè. Trẻ em, người lớn và khách du lịch đều có thể ra đây vui đùa và thư giãn?. Chỉ trong một tháng thực hiện, đã có trên 3 triệu lượt khách tới hưởng dụng. Dự án này cũng đóng phần tích cực trong chiến dịch vận động của Paris để tranh quyền đăng cai Thế vận hội 2012 cùng thành phố London.
    [​IMG]
    Hình 7: Bãi cát nhân tạo tại Paris Plage
    Quay lại với Tp. Hồ Chí Minh, ta không khỏi ngẫm tới bao tiếc nuối. Giá như chúng ta không để lấp mất nhiều mặt nước nhỏ đến thế trong những khu dân cư mới phát triển, và cải tạo chúng thành những không gian cảnh quan ?" điều tiết vi khí hậu như tại Hà Lan. Giá như khi giải tỏa hai bên kênh Nhiêu Lộc, người ta thiết kế dải đất hai ven kênh rộng hơn, dành ra quỹ đất dự trữ thích hợp cho các dự án phục vụ công cộng. Biết bao điều giá như như thế trong một đô thị đang phát triển và thay đổi từng ngày mà những mất mát của tự nhiên và cảnh quan gần như không thể bù đắp và khôi phục.
    Vài năm gần đây, Thành phố đã đầu tư khá nhiều cho công tác thiết kế chỉnh trang đô thị, nhất là trang trí cây xanh và hoa cho các trục đường chính (thậm chí cả những cây cầu bình thường như cầu Thị Nghè, cầu Điện Biên Phủ cũng được phủ hoa và cây xanh) cũng như tổ chức chương trình các lễ hội tại các công viên lớn và trục cảnh quan Nguyễn Huệ. Việc tổ chức thành công cuộc thi quốc tế quy hoạch Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm với đồ án đọat giải do Công ty Sasaki Associates thực hiện, là một ví dụ cụ thể. Vậy thì điều gì đang cản trở Thành phố chúng ta không có được những dự án thiết kế không gian mặt nước thành công, hấp dẫn người dân nghỉ ngơi, giải trí ? Theo suy nghĩ của tác giả, Tp. Hồ Chí Minh cần có một thiết kế không gian mặt nước thí điểm, chuẩn mực và thực hiện nghiêm túc để làm hình mẫu thu hút sự chú ý và đóng góp của cả cộng đồng cư dân thành phố, cũng giống như thành công của Khu đô thị mới Nam Sài Gòn đã kích thích và tạo cảm hứng cho các thiết kế đô thị ở Tp. Hồ Chí Minh.
    Nhìn từ cửa sổ máy bay, ta thấy Tp. Hồ Chí Minh sở hữu một mạng lưới kênh rạch sông ngòi chằng chịt, phong phú. Điểm xuyết trên mạng lưới này là rất nhiều các công trình lịch sử văn hóa có giá trị, gắn chặt với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố. Dòng chảy qua thành phố tương đối hiền hòa, tốc độ không quá nhanh, biên độ triều cũng không lớn, rất phù hợp để thiết kế thành dòng chảy cảnh quan. Việc thu hút người dân đến với không gian mặt nước sẽ gắn bó chặt chẽ mọi người với lịch sử văn hóa Thành phố, là yếu tố quan trọng hun đúc nên ?ohồn đô thị? của Sài Gòn - Tp. Hồ Chí Minh. Vào những ngày này, nếu đi dọc tuyến đại lộ Đông Tây dọc tuyến kênh Tàu Hũ mới giải tỏa, bạn sẽ thấy rất nhiều bãi đất trống ven kênh phù hợp cho những dự án thiết kế đô thị. Kế hoạch di dời Cảng Sài Gòn và Nhà máy Ba Son, dù được thực hiện sớm hay muộn, cũng sẽ tạo nguồn đất cho vô số dự án ven sông. Liệu thành phố ta có tận dụng được những cơ hội này không, hay lại để chúng vuột mất như trước đây?
    [​IMG]
    Hình 8: Kênh Tàu Hũ vừa được tháo dỡ để làm xa lộ Đông-Tây. Rất nhiều bãi đất trống có thể khai thác thành công viên xanh ven kênh.
    Tôi tin rằng, nếu có được cố gắng nỗ lực của cư dân toàn Thành phố, với những bước chuẩn bị thỏa đáng, những giải pháp tổng hợp và khả thi, chúng ta có quyền mơ tới một tương lai được an toàn và tự tin xuống thuyền thư giãn dọc kênh Tàu Hũ hay sưởi nắng bên bờ sông Sài Gòn. Nếu không, rất có thể Tp. Hồ Chí Minh sẽ đánh mất cơ hội quý giá giữ gìn cảnh quan sông nước đặc trưng và sẽ không còn những không gian mặt nước đẹp phục vụ cho mọi tầng lớp cư dân đô thị.
    Các bài viết liên quan:
    ?oTrang bị tiện ích trong không gian công cộng?, TC KTVN số 9, 10/2004
    ?oKênh Nhiêu Lộc ?" Còn đó những băn khoăn?, TC KTVN số 11/2004
    ThS. KTS. Lý Thế Dân
  2. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Hi all,
    Hôm nay nhặt được cái article này, post lên cho mọi người cùng tham khảo và tham gia ý kiến.
    2015: Việt Nam sẽ có "đô thị đại học"?
    (VietNamNet) - Diện tích vài trăm hecta nằm sát đường quốc lộ, được quy hoạch tổng thể. Cụm giảng đường hiện đại. Khu nghiên cứu khoa học. Thư viện, KTX sinh viên và khu nhà ở cho giảng viên. Bệnh viện, bưu điện, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, bến xe, bể bơi, công viên, nhà thi đấu, thậm chí cả rạp hát... Tất cả đều xoay quanh hạt nhân là các trường ĐH.
    [​IMG]

    Ông Trần Hồng Quân (phải), chủ tịch Hiệp hội các trường ngoài công lập và ông Trần Xuân Nhĩ đang trao đổi về dự án "đô thị đại học" (Ảnh: Hoàng Lê)

    7, 8 năm nữa, Việt Nam sẽ có những "đô thị ĐH" như thế. Ý tưởng này hiện đang được hoàn thiện để trình Chính phủ trong tháng sau.
    VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giai đoạn 1981-1998, một trong những người đề xuất và tích cực tham gia xây dựng đề án "đô thị ĐH" trong giai đoạn đầu.
    Đô thị ĐH: Phù hợp với xu hướng của thế giới
    Thưa ông, ý tưởng này xuất phát từ đâu?
    Ý tưởng đã có từ lâu. Trong nhiều lần tham quan, tôi và nhiều đồng nghiệp đều ngưỡng mộ mô hình "đô thị ĐH" tại nhiều nước phát triển. Chẳng hạn, cụm đô thị ĐH ở Quảng Đông (Trung Quốc) hay ở Malaysia.
    Ở Việt Nam, đã có một số ý kiến trong các hội thảo, trong các bài báo nghiên cứu đề cập đến vấn đề này.
    Xây dựng được một cụm dân cư tập trung, lấy hạt nhân và đối tượng phục vụ là các trường ĐH là tạo điều kiện và môi trường rất tốt cho phát triển giáo dục ĐH cả về quy mô lẫn chất lượng.
    Chính phủ chủ trương đến năm 2015 phải có 40% SV ngoài công lập và số SV phải đạt 200/1 vạn dân. Nếu không có các cụm ĐH lớn thì không thể nào thực hiện được các mục tiêu đó.
    Nhận thấy và mong muốn làm được như các mô hình của những nước phát triển là ý thức của nhiều ngành, nhiều người nhưng hiện thực hoá nó là một chuyện khác. Các ông bắt tay vào việc lên kế hoạch cho đề án này từ bao giờ?
    Lâu nay, hệ thống trường ĐH nằm khá rải rác, không thuận tiện cho việc xây dựng môi trường đào tạo tập trung. Chưa kể, do thiếu tính chuyên biệt, trường nào cũng phải lo từ A-Z, lo tất cả mọi thứ. Từ Hiệu trưởng đến ban lãnh đạo đều phải trăn trở từ khâu tuyển sinh đến chỗ ăn ở, thực hành, thể thao... cho sinh viên, rất vất vả mà chưa chắc đã làm được tốt.
    Đặc biệt, các trường dân lập hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đất đai. Họ chưa được Nhà nước hỗ trợ về mặt bằng xây dựng, nhiều khi phải đi thuê đất, thuê nhà, rất khổ sở, tạm bợ, nhếch nhác. Nhiều trường có 3 cơ sở (như ĐH Phương Đông) thì nằm rải rác ở 3 nơi, rất khó khăn cho việc quản lý và cũng không thành một trường bề thế. Diện tích sử dụng cho quy mô hiện nay vẫn còn thừa vì Bộ GD-ĐT hàng năm giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường không tương xứng với những điều kiện cơ sở vật chất hiện có.
    Thế nên, tháng 5/2004, khi Hiệp hội các trường ĐH-CĐ ngoài công lập ra đời, chúng tôi có ý thành lập các đô thị ĐH, phù hợp với xu hướng của thế giới.
    Một năm trước đây, trong buổi làm việc chính thức của Thường trực Hiệp hội với Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cùng nhiều Bộ, ngành Trung ương, chúng tôi đã báo cáo về ý định này và nhận được sự nhất trí. Từ đó, Hiệp hội mới bắt đầu đi làm việc với các tỉnh để xin đất.
    Đô thị ĐH: "Đất sinh và dưỡng trí tuệ"
    Các "làng SV, làng ĐH" cũng là một mô hình cụm dân cư xoay quanh hạt nhân "sinh viên", nhưng nhìn qua những ví dụ thực tế, hiệu quả xã hội chưa được như những gì người ta hình dung ban đầu. Mô hình đô thị ĐH sẽ giải quyết những vấn đề gì ngoài lợi thế về quy mô và sự tập trung?
    Các trường ĐH dân lập ở Hà Nội đều đã đăng ký nhập hội "đô thị đại học", thậm chí, trong đó còn có trường tư thục sẽ thành lập (đang chờ Chính phủ phê duyệt). Ngoài ra, một số trường ĐH công lập cũng hào hứng.

    Mục tiêu lớn nhất của đô thị ĐH là tạo điều kiện, môi trường cho các trường ĐH. Trường ĐH, theo đúng nghĩa, không chỉ có mục tiêu đào tạo, mà còn phải đẩy mạnh nghiên cứu.
    Hiện tại, nghiên cứu khoa học của Việt Nam thiếu phương tiện, thiết bị hiện đại. Nhiều trường công lập muốn xin nhà nước trang bị các thiết bị đắt tiền cũng khó, vì nếu để đầu tư theo đúng nghĩa thì nhiều tiền, mà công suất sử dụng chẳng được bao nhiêu.
    Trong đô thị ĐH, sẽ xây dựng khu nghiên cứu khoa học hiện đại, gồm những phòng thí nghiệm công nghệ cao, chẳng hạn công nghệ Nano, ngân hàng Gene sinh học, phòng đo lường chính xác... dùng chung cho các trường.
    Thậm chí, chúng tôi xác định, tương lai, phát triển theo cơ chế dịch vụ. Trung tâm nghiên cứu khoa học sẽ làm dịch vụ (những phần việc nghiên cứu chuyên môn hẹp: đo lường, tính toán...) cho các trường ĐH, cả trong khu "đô thị ĐH" đó và cả các trường ở ngoài.
    Một nơi đặt cơ sở xây dựng "đô thị ĐH" tương lai cần những tiêu chuẩn gì?
    Trước hết, mặt bằng phải thật rộng, cỡ vài trăm hecta, để phục vụ mục đích quy hoạch và xây dựng theo chuẩn quy mô "đô thị". Nếu được thêm lợi điểm địa hình bằng phẳng, dễ cải tạo... là lý tưởng nhất.
    Thứ nữa, vị trí phải gần trung tâm, nằm trên mặt đường quốc lộ để thuận tiện giao thông. Tất nhiên hiện tại, trong nội đô của các thành phố lớn không còn những khu đất trống như thế nữa, nhưng chúng tôi cũng chú ý đến những nơi không xa so với Hà Nội, TP.HCM và các thành phố lớn khác.
    Các ông đã làm việc với những địa phương nào?
    Ở phía Bắc, chúng tôi đã làm việc với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh. Vào miền Trung, chúng tôi đến Huế và miền Nam thì về Long An, Bình Dương và Đồng Nai.
    Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh đã đồng ý cấp 240 hecta đất ruộng, nằm ngay bên quốc lộ số 1A từ Hà Nội đi Lạng Sơn, cách Hà Nội khoảng 25 km. Chính quyền tỉnh cũng hứa, nếu dự án "chạy" suôn sẻ, họ có thể cấp thêm 200 - 300 hecta nữa ở bên đối diện.
    Ở Vĩnh Phúc, tỉnh sẵn sàng cấp một khoảng đất rộng 500 hecta, ở khu vực gần Tam Đảo, hạ tầng rất tốt, tuy nhiên có chút bất lợi là hơi xa (cách Hà Nội khoảng 60 km).
    Tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện đã cấp 50 hecta, cho một trường do Hiệp hội bảo trợ, ở phía Bắc Huế, tại cây số 23, và tương lai Tỉnh uỷ, UBND tỉnh dự định cấp thêm 250 hecta để thành khu vực lớn cho cụm ĐH miền Trung. Hiện tại, từ Huế đã có các tuyến xe bus đi đến đây, chỉ mất khoảng 30 phút, rất thuận tiện cho việc đi lại.
    Long An đã thông báo cấp cho chúng tôi một khu đất 180 hecta, cạnh một con sông (sẽ rất hấp dẫn khi quy hoạch), chỉ cách TP.HCM 18 km. Địa phương cũng hứa hẹn sẽ cấp thêm cho cụm đại học ở đây khoảng vài trăm hecta nữa.
    Ngoài ra, còn 2 cụm, mỗi cụm khoảng 200 hecta ở Bình Dương (đi đường cao tốc, cách TP.HCM 40 km) và Đồng Nai.
    Lúc này, chúng tôi đang tập trung làm dự án ở Bắc Ninh và Long An, sau đó đến Huế.
    Nếu dự án suôn sẻ, Chính phủ đồng ý thì sẽ tiếp tục tiến hành ở các điểm khác.
    ''Nếu Chính phủ đồng ý thì phất cờ"
    [​IMG]
    Một góc khu đất ruộng ở Bắc Ninh - sẽ trở thành đô thị đại học trong tương lai (Ảnh: Minh Quyên)

    Một hình dung rõ nét hơn về "đô thị ĐH", cụ thể, 250 hecta đất ruộng ở Bắc Ninh sẽ như thế nào trong 5-7 năm nữa, nếu đề án trên được Chính phủ chấp thuận?
    Với dự án ở Bắc Ninh, hiện chúng tôi dự tính quy hoạch cho khoảng 150.000 SV, tương ứng sẽ có số cán bộ, giảng viên, nhân viên của trường và gia đình họ đi kèm... ước khoảng hàng trăm ngàn người nữa. Có nghĩa là sẽ hình thành một khu vài trăm ngàn dân, hình thành một đô thị.
    Có thể hình dung, về mặt kiến trúc, "hạt nhân" của đô thị sẽ là cụm khu vực giảng dạy của các trường. Kế đến là khu vực chung phục vụ giảng dạy: Thư viện, các phòng thí nghiệm công nghệ cao. Ngoài ra là các khu vực thể dục thể thao, khu KTX và nhà ở cho cán bộ...
    Khu vực vệ tinh sẽ gồm các dịch vụ: Bệnh viện, bưu điện, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, bến xe, bể bơi, công viên, nhà thi đấu, thậm chí cả rạp hát...
    Bắc Ninh sẽ "ứng xử" với "đô thị ĐH" này như thế nào? Hiệp hội có được toàn quyền sử dụng khu đất theo đúng nghĩa: địa phương giao? Các yếu tố thuế sẽ tính toán ra sao?
    Trước hết, Hiệp hội phải quy hoạch, báo cáo chính phủ, được duyệt mới kêu gọi các nhà đầu tư vào. Khi chọn được công ty xây dựng, lên kế hoạch chi tiết thì tỉnh mới giao đất.
    Trên cơ sở đó, các trường sẽ đăng ký, chọn vị trí... để công ty xây dựng quy hoạch tổng thể. Quy hoạch toàn bộ như khu công nghiệp, mục tiêu là khai thác tối đa, tiết kiệm, hiện đại, không phải xây lôm côm.
    Ông nói về đề án này một cách rất tự tin. Có phải các ông đã có được sự ủng hộ từ nhiều cấp Bộ, ngành?
    Chúng tôi đã làm việc với các đồng chí lãnh đạo, như bên Bộ GD-ĐT, Bộ KH-ĐT, UB Văn hoá Giáo dục Thanh thiếu niên Nhi đồng của quốc hội, UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đều nhận được sự đồng tình.
    Hiện tại, Hiệp hội đã làm xong báo cáo đầu tư và dự kiến, trong tháng này, sẽ tổ chức hội thảo về "đô thị ĐH", để lấy ý kiến và sự đồng thuận ở những cấp tương đương.
    Khi có được sự đồng thuận này, Hiệp hội sẽ phối hợp cùng với Bộ GD-ĐT và tỉnh Bắc Ninh ra một đề án khả thi để trình Chính phủ. Nếu Chính phủ đồng ý thì "phất cờ".
    Xin ông cho biết kỹ hơn về lộ trình đó?
    Nếu Chính phủ đồng ý thì Hiệp hội sẽ đẩy mạnh tiến độ quy hoạch và đầu tư xây dựng. Không đồng ý thì thôi (cười). Trong khu vực này, ngoài các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, chúng tôi còn kêu gọi cả các nhà đầu tư nước ngoài mở các trường quốc tế, và cũng không ngoại trừ các trường công lập.
    Tôi dự tính sơ bộ như sau. Công đoạn làm hạ tầng: san lấp mặt bằng, cống rãnh, điện nước, quy hoạch mất từ 1-2 năm.
    Sau đó, các nhà đầu tư bao gồm các trường, các công ty dịch vụ sẽ vào xây dựng. Ít ra khoảng 5-7 năm nữa mới hoàn thành đầy đủ.
    Có nghĩa là có thể tin năm 2015 sẽ có một hoặc vài "đô thị ĐH"?
    Tôi hi vọng thế.
    Cảm ơn ông!
    Hoàng Lê (thực hiện)
    Nguồn: http://vietnamnet.vn/giaoduc/2006/03/554031/

  3. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Làm mình nhớ tới dự án "Đại Học Quốc Gia TP. HCM" trong thời kỳ của Mr. Kiệt. Bây giờ, sau hơn chục năm nó vẫn hoang tàn.
    Ý tưởng thì đã có từ lâu, làm cũng làm thử rồi, nhưng kết quả ra sao? Rút được kinh nghiệm gì?
  4. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT ĐỒ ÁN THIẾT KẾ ĐÔ THỊ:
    Mấy ngày qua có một số bạn trao đổi với tôi qua Email và YM về các bước tiến hành một đồ án Thiết Kế Đô Thị. Để mọi người cùng tham gia thảo luận, tôi xin trình bày theo quan điểm của mình.
    Nói chung, một đồ án TKĐT gồm 4 bước theo thứ tự:
    1) Thu thập và tổng hợp thông tin hiện trạng
    2) Phân tích đánh giá hiện trạng
    3) Đưa ra các phương án phác thảo so sánh và chọn lựa phương án tối ưu
    4) Khai triển chi tiết phương án lựa chọn.

    Sau đây tôi xin trình bày hiểu biết của mình về tiến trình này, trước tiên là ở 2 bước đầu tiên.
    1) Thu thập thông tin hiện trạng:
    Giai đoạn này đòi hỏi sự tìm kiếm và thu thập tất cả các số liệu của khu đất dự án, cả những yếu tố tự nhiên, xã hội đến các đặc điểm vật lý của hiện trạng, bao gồm:
    1.1) Văn hóa địa phương:(culture)
    Các tác nhân văn hoá, tôn giáo của địa phương, các tập tục, thói quen, mong muốn của người dân địa phương về tương lai của khu đất.
    Hồ sơ của phần này bao gồm các bản báo cáo, thống kê về các yếu tố văn hoá dưới dạng các bài viết tổng hợp ngắn, các bảng biểu.
    1.2) Dân số học (demographic):
    Các số liệu thống kê về dân số, ngưới nhập cư, độ tuổi, trình độ, việc làm, cơ cấu giới tính, v.v... của cộng đồng dân cư tại địa điểm hiện trạng.
    Hồ sơ hầu hết là các sơ đồ, biểu đồ tổng hợp về dân số học.
    1.3) Kinh tế địa phương (economics):
    Các nghề truyền thống, thu nhập trung bình, các cơ sở kinh tế hiện trạng, các khu mua bán thương mại, v.v...
    Hồ sơ phần này là các bản báo cáo tổng hợp, các biểu đồ so sánh về thu nhập, các mặt bằng cho thấy các khu trọng điểm sản xuất kinh tế.
    1.4) Địa hình địa vật (geography):
    Số liệu về địa hình hiện trạng, nền đất, độ dốc, cấu tạo các lớp điạ hình, đồi núi sông ngòi kênh rạch, v.v...
    Hồ sơ bao gồm các mặt bằng và phối cảnh địa hình, các mặt cắt địa hình hiện trạng, mặt bằng trích đoạn bờ sông, kênh rạch, v.v...
    1.5) Khí hậu thủy văn (climate):
    Bao gồm các số liệu về khí hậu khí tượng như nhiệt độ trung bình và biên độ nhiệt, gió và hướng gió, dự báo mức lũ lụt, quỹ đạo mặt trời, lượng mưa, v.v...
    Hồ sơ là các biểu đồ, bảng biểu về số liệu thống kê khí hậu thuỷ văn.
    1.6) Hệ thống giao thông (transport system):
    Các thông tin về giao thông công cộng và giao thông cá nhân, các tuyến giao thông cơ giới và bộ hành, các nút giao nhau, các điểm liên kết các tuyến giao thông.
    Hồ sơ phần này bao gồm mặt bằng phân chia các tuyến giao thông, một số mặt cắt điển hình, mặt bằng đánh dấu các trạm giao thông công cộng, các bải đậu xe. v.v...
    1.7) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật (infrastructure):
    Các đường cấp điện, trạm biến thế, các đường ống cấp thoát nước, đường dây điện thoại và thông tin liên lạc, các trạm thu phát truyền hình, truyền thanh, v.v...
    Hồ sơ tổng hợp bao gồm các mặt bằng, sơ đồ cho thấy sự phân bố của cơ sỡ hạ tầng kỹ thuật, đánh dấu vị trí của các nút, trạm.
    1.8) Sử dụng và quyền sở hữu đất (land use & ownership):
    Thông tin về hiện trạng sử dụng đất, phân khu chức năng, các loại hình sở hữu đất đai công cộng hay tư nhân.
    Hồ sơ bao gồm các bản vẽ phân khu chức năng sử dụng đất, các mặt bằng phân định các hình thức sở hữu đất và bất động sản.
    1.9) Cấu trúc và hình thức đô thị (urban structure & form):
    Bao gồm các thông tin về cấu trúc đô thị cho thấy các hệ thống phát triển không gian dựa theo lý thuyết Lynchian (Kevin Lynch - The Image of The City), bao gồm các yếu tố tuyến (path), cạnh (edge), điểm (node), mốc (landmark) và khu (district), hệ thống đường sá, hình thức công trình, các yếu tố cảnh quan, các đặc điểm của mặt phố và công trình, các tầm nhìn đối nội và đối ngoại.
    Hồ sơ bản vẽ bao gồm: mặt bằng cấu trúc đô thị hiện trạng, sơ đồ liên kết các không gian mở, mặt bằng trệt khu đô thị, mặt bằng tầng hầm, các sơ đồ hành lang tầm nhìn, các mặt cắt ngang đường điển hình, minh hoạ bằng các sketch, hình ảnh, sơ đồ, phối cảnh.
    2) Phân tích đánh giá hiện trạng:
    Sau khi đã có các số liệu tổng hợp, đội thiết kế sẽ tiến hành bước phân tích những ưu nhược điểm, những cơ hội (opportunity) và những thách thức (challenge) của hiện trạng khu đất.
    Thông thường, ở bước này, các phân tích đánh giá dựa trên số liệu tổng hợp của từng nhân tố cấu thành đô thị như tôi đã trình bày ở bước 1. Trong một số trường hợp, nếu quy mô đồ án nhỏ và hiện trạng không quá phức tạp, bước 2 có thể được tiến hành gộp chung với bước 1 ngay sau có các số liệu tổng hợp của từng yếu tố cấu thành đô thị.
    Trong quá trình thực hiện hai bước trên, đội ngũ thiết kế (urban design team) phải thường xuyên làm việc với khách hàng (client) hay nhà đầu tư (developer) cũng như ngưòi dân đô thị.
    Nên chú ý là khách hàng thật sự của một đồ án TKĐT không phải là những người đầu tư hay là nhà nước mà là chính là nhân dân, những người sẽ sử dụng những tiện ích và không gian đô thị hằng ngày. Vì vậy, các đồ án TKĐT cần phải luôn có sự liên kết chặt chẽ với cộng đồng dân cư qua các hoạt động chuyên đề tham gia thảo luận ý kiến, tư vấn với sự tham gia của cả 3 bên (đội thiết kế, nhà đầu tư và người dân).
    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 08:37 ngày 28/03/2006
  5. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Đóng góp tí chút !!
    BLURRING THE EDGES
    John Wong
    www.swagroup.com
    Jennifer Luce
    www.lucestudio.com
    Joseph Tanney
    www.re4a.com
    James Timberlake
    www.kierantimberlake.com
    Những nhân vật này sẽ làm một số bài giảng tai Stanford University vào tháng 4 và 5
    Ant
  6. nguoi_con_gai_mac_quan

    nguoi_con_gai_mac_quan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác!!!
    Em là lính mới của TTVN, tuy đã gần ra trường rồi nhưng lí thuyết về phần thiết kế đô thị em cũng còn lơ tơ mơ lắm. Thấy các bác thảo luận sôi nổi về vấn đề này em cũng ham vui vào xem thử. Hay có , dở có nhưng qua mười mấy trang của Topic này công lực của em cũng tăng lên được một phần nào đó.
    Hiện nay em đang làm đồ án tốt nghiệp về quy họanh các bác ạ. Giờ mới thấy mình hỏng tùm lum cái. Em xin mạn phép post bài của mình lên để mọi người cùng đóng góp ý kiến( cái này các bác muốn chặt, đâm, chém... gì cũng được), các bác cứ coi em như con cá nằm trên thớt í..Do quá trình post bài diễn ra song song với tiến độ làm bài của em nên em hy vọng sẽ được các bác góp ý một phần đê bài của em chất lượng hơn, khoa học hơn ( cái này em nói thật đó ) và cố gắng bảo vệ phương án của em trứơc ý kiến của mọi người ( có vẻ hứng thú đây) , một phần cũng để hâm nóng cái topic này. Em cảm ơn các bác !!! (Thanks bác h_h nhiều)!
    Vậy bây giờ em xin mời các bác....
  7. nguoi_con_gai_mac_quan

    nguoi_con_gai_mac_quan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0

    Đầu tiên, đồ án của em có tên là " Quy hoạch, cải tạo và chỉnh trang khu vực cửa sông Cái, thành phố Nha Trang (đoạn từ cầu Đường Sắt đến cầu Trần Phú).
    Có cái ảnh về nó nè, các bác xem thử
    [​IMG]
    Hehe cái gì cũng có trước, có sau, có nguyên nhân, có lí do tại sao em lại chui đầu vào chọn khu đất này, trong khi có bao khu khác mà em không thèm để mắt tới các bác nhở. Vì vậy chắc các bác cũng đoán ra đc em se pót gì tiếp theo rồi phải ko ?
  8. nguoi_con_gai_mac_quan

    nguoi_con_gai_mac_quan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0

    Nha Trang là một đô thị lớn, một trong những trung tâm kinh tế du lịch ?" dịch vụ quan trọng bâc nhất nước ta. Từ là một thị xã duyên hải nhỏ, gần 30 năm sau giải phóng, Nha Trang đã phát triển thành một trung tâm kinh tế văn hóa lớn của khu vực Nam Trung Bộ. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội hiện nay, đầu tư phát triển đô thị Nha Trang là ưu tiên hàng đầu của tỉnh Khánh Hòa.
    Với Khánh Hòa, sông Cái là con sông lớn nhất, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh. Bắt đầu từ độ cao gần 2000m sườn Nam Trường Sơn, sông Cái đổ ra biển tại Trung tâm thành phố Nha Trang. Tác động ảnh hưởng qua lại giữa vùng cửa sông và hoạt động con người ở đây từ lâu đã khăng khít. Tuy nhiên, lịch sử cũng để lại một vùng cửa sông trong lòng thành phố, tuy có không gian thiên nhiên rộng lớn và hấp dẫn, nhưng đến nay vẫn phát triển tự nhiên, chưa có quy hoạch và đầu tư tương xứng với tiềm năng vốn có.
    Từ trước đến nay, cửa sông Cái đã là nơi sinh sống của cư dân nghèo, phần đông làm nghề đánh bắt và chế biến thủy hải sản. Với thời gian, cộng đồng này ngày càng trở nên đông đúc, lại sống trong một khu vực mà hạ tầng đô thị hầu như chưa được đầu tư. Tốc đô thị hóa gần đây ở Nha Trang đang thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển của các khu dân cư chưa quy hoạch ven sông Cái. Khu vực xóm Cồn (sát cửa sông) hiện nay có hơm một vạn người cư ngụ trên một diện tích nhỏ hẹp (<12ha). Do nhà cửa chen chúc, lụp sụp, hạ tầng đô thị kém, nên mọi chỉ số về vệ sinh môi trường ở đây đều ở mức báo động. Thêm vào đó, vùng nước cửa sông là nơi có hàng trăm tàu cá neo đậu, xuống hàng và tiếp nhận dịch vụ. Có thể nói, mọi sinh hoạt, ăn, ở, sản xuất của phần lớn dân cư đều diễn ra trên mặt sông. Và thực tế chất thải từ các hoạt động này không còn cách nào khác là trút vào lòng sông. Sự phát triển đô thị tự phát nêu trên đang có xu hướng lan lên thượng lưu, ******** trạng ô nhiễm môi trường, môi sinh và các tác động tiêu cực đến cảnh quan cửa sông Cái- Nha Trang ngày càng diễn biến phức tạp.
    Tình hình trên không những gây ảnh hưởng xấu tới môi sinh, môi trường tại chỗ, mà theo dong chảy, đồng thời phát tán ảnh hưởng đến vẽ sinh môi trường của khu bãi biển du lịch Nha Trang (bãi biển đẹp bậc nhất Việt Nam).
    [​IMG]
  9. nguoi_con_gai_mac_quan

    nguoi_con_gai_mac_quan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0

    Sông Cái tuy có lưu vực không lớn, nhưng ngắn và dốc, mùa mưa thường có lũ cường lớn gây ngập lụt nghiêm trọng. Vùng cửa sông, một mặt chịu tác động của dòng chảy sông (dòng lục địa và dòng triều), một mặt chịu tác động của sóng biển và dònng ven bờ làm cho diễn biến đoạn từ cầu Đường sắt đến cửa phức tạp.
    Từ trên cầu đường sắt lòng sông bị co thắt, thu hẹp đột ngột do địa hình, ở cửa sông do cát cả hai bên bờ đang phát triển. Từ cầu đường sắt xuống sát cửa sông lòng sông tuy được mở rộng, nhưng cũng tồn tại nhiều bãi giữa (9 cồn) bà bãi bên. Chúng phân chia sòng chảy liên tiếp thành nhiều lạch nhỏ làm hạn chế đáng kể khả năng thoát lũ cửa sông. Đặc điểm này dẫn đến việc khó kiểm soát khả năng thoát lũ của vùng cửa sông. Đây được coi là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập lụt thượng lưu và khu vực Tây Nam Nha Trang.
    [​IMG]
    Gần đây, hiện trạng giao thông đô thị Nha Trang đang dần trở nên căng thẳng. Trục giao thông chính ra vào thành phố từ QL 1C (đường 2/4 và 23/10). Hướng vào từ phía Bắc qua cầu Xóm Bóng, Hà Ra, là các cầu vượt sông Cái. Từ phía Nam qua trục đường 23/10 vào thẳng trung tâm thành phố. Đôi khi vào giờ cao điểm đã xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông ở khu vực bắc cầu Xóm Bóng và Nam cầu Hà Ra. Lưu lượng ô tô trên trục QL 1C vượt sông Cái đã lên đến gần 3500/xe ngày đêm( kết quả đếm xe trong dự án xây dụng cầu Xóm Bóng của TEDI), chưa kể đến lượng xe đạp và xe máy.
    Để giảm áp lực phương tiện trên QL 1C đoạn trung tâm thành phố, các năm qua UBND Tỉnh đã cho xây dựng đường Trần Phú nối dài, hình thành trục vành đai ven biển nối trung tâm thành phố với QL 1A tại bắc đèo Rù Rì và với QL 1C tại khu vực Vĩnh Nguyên. Hiện nay đường và cầu Trần Phú vượt sông Cái phía ngoài cửa sông đã hoàn thành. Song do chưa có hệ thống đường ngang dọc hai bên bờ sông Cái, nối trục QL 1C với đường Trần Phú nối dài (và đường Thủy Xưởng đang xây dựng) nên cơ bản chưa cải thiện được chất lượng giao thông khu vực trung tâm thành phố.
    Tình trạng giao thông khu vực ven sông Cái cũng hết sức bất cập, không đáp ứng đựoc yêu cầu giao thông hiện tại và là yếu tố cản trở phát triển đô thị, phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế du lịch ở vùng này. Hạn chế lớn là các tuyến đường hiện hữu thường vòng sâu vào trong bờ, là các đường tạm, mặt cắt ngang hẹp, lúc có phương tiện giao thông lớn tập trung thường bị ách tắc và dễ xảy ra tai nạn giao thông. Hạ tầng giao thông ven sông Cái như vậy rõ ràng không thể đáp ứng quá trình hiện đại hóa đô thị, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào kinh tế du lịch thành phố Nha Trang.
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. nguoi_con_gai_mac_quan

    nguoi_con_gai_mac_quan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này