1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THIẾT KẾ ĐÔ THỊ - LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi hot_heart, 12/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoi_con_gai_mac_quan

    nguoi_con_gai_mac_quan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Với tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay làm cho nhu cầu cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng cùng với việc xây dựng và chỉnh trang các khu dân cư hai bên bờ sông cái ngày càng trở nên bức thiết đối với thành phố Nha Trang. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài này.
    Với những yếu tố về sự phát triển dân cư, tình trạng ô nhiễm môi trường, tình hình giao thông, thoát lũ đã nêu trên em xin đưa ra các mục tiêu của đồ án như sau. (các báx em thử liệu nó có ổn không nhở)
    Mục tiêu của đồ án
    - Khai thác tiềm năng khu vực
    + Phát triên du lịch đường sông ( không gian thiên nhiên
    rộng lớn hấp dẫn, các địa điểm du lịch thiên nhiên và văn
    hóa...)
    + Phát triển ngành đánh bắt thủy hải sản có tổ chức
    - Giải quyết các vấn đề sau
    + Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường của khu vực cửa
    Sông Cái.
    + Cải thiện khả năng thoát lũ cửa sông Cái
    + Cải thiện tình trạng giao thông khu vực
    - Bảo tồn, giữ gìn và phát triển các yếu tố giá trị văn hóa và lịch sử khu vực.
  2. nguoi_con_gai_mac_quan

    nguoi_con_gai_mac_quan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Với tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay làm cho nhu cầu cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng cùng với việc xây dựng và chỉnh trang các khu dân cư hai bên bờ sông cái ngày càng trở nên bức thiết đối với thành phố Nha Trang. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài này.
    Với những yếu tố về sự phát triển dân cư, tình trạng ô nhiễm môi trường, tình hình giao thông, thoát lũ đã nêu trên em xin đưa ra các mục tiêu của đồ án như sau. (các báx em thử liệu nó có ổn không nhở)
    Mục tiêu của đồ án
    - Khai thác tiềm năng khu vực
    + Phát triên du lịch đường sông ( không gian thiên nhiên
    rộng lớn hấp dẫn, các địa điểm du lịch thiên nhiên và văn
    hóa...)
    + Phát triển ngành đánh bắt thủy hải sản có tổ chức
    - Giải quyết các vấn đề sau
    + Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường của khu vực cửa
    Sông Cái.
    + Cải thiện khả năng thoát lũ cửa sông Cái
    + Cải thiện tình trạng giao thông khu vực
    - Bảo tồn, giữ gìn và phát triển các yếu tố giá trị văn hóa và lịch sử khu vực.
    Em xin phép hôm nay dừng ở đâ, ngày mai em se tiếp tục phần hiện trạng.
  3. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục đi chứ Người con gái không mặc váy! Đang chờ những post tiếp theo của em.
    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 20:01 ngày 16/04/2006
  4. nguoi_con_gai_mac_quan

    nguoi_con_gai_mac_quan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Thành thật cáo lỗi cùng các bác trong thời gian qua em ko post bài của mình lên. Em đã định post những phần tiếp theo nhưng em cảm thấy nó ko được tốt cho lém. Em có tham khảo các đồ án năm trước nhưng thấy các anh chị năm trước phần thuyết minh đánh giá hiện trạng theo em thì hơi sơ sài và có phần làm cho có. Vì vậy em đã bỏ hẳn một khoảng thời gian để tìm hiểu kĩ hơn về khu đất của mình, mong tìm được những chi tiết có thể đóng góp vào bài của mình nhiều hơn. Những ngày vừa qua em phải loay hoay đánh máy lại các phần mình đã hoàn thành. Bây giờ đã có chút vốn kha khá em xin post lên tiếp để anh em các bác có thể bàn luận và góp ý kiến tiếp cho em.
  5. nguoi_con_gai_mac_quan

    nguoi_con_gai_mac_quan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Em post cho các bác xem cái mặt bằng hiện trạng sử dụng đất, em có file cad đó, các bác muốn xem kĩ hơn thì cứ nhắn cho em he.
    [​IMG]
    Tiếp theo là cái này nè các bác ơi!
    Phần 1: Điều kiện tự nhiên
    1.1.1 Đặc điểm địa hình, hình thái và diễn biến sông Cái
    a. Đặc điểm hình thái sông Cái.
    Sông Cái có chiều dài ~75 km, có 30 km ở hạ lưu ( từ Đồng Trăng trở xuống ), được coi là chảy trong vùng đồng bằng, nhưng vẫn có những đoạn lòng sông chảy len qua những mỏm đồi, vách núi cho thế sông không vận động tự do.
    Hình thái sông trên mặt bằng
    Từ Đồng Trăng xuống biển, sông Cái có 2 khúc cong chính là :
    - Khúc cong ở thôn Phú Cốc ( nơi bắt đầu vùng đồng bằng ).
    - Khúc cong nơi Xuân Lạc ( nơi bắt đầu vùng cửa sông ).
    [​IMG]
    Giữa 2 khúc cong này tuyến sông dao động ít, nửa như đọan sông thẳng, nửanhư sông uống khúc.
    Lòng sông mùa kiệt nhỏ hẹp, rộng từ 80-100m, các bãi so le 2 bên bồ cũng nhỏ hẹp, hai bên bờ sông không có đê phòng lũ. Do mùa kiệt kéo dài, mùa lũ đến đột ngột nên hầu như không có lòng sông mùa nước trung như ở các đồng bằng Bắc Bộ và Nam bộ.
    Sau đỉnh cong Xuân Lạc, tuyến sông chảy theo hướng Đông Nam. Do ảnh hưởng triều, trên vùng địa hình thấp, lòng sông được mở rộng dần. Sau khi vược qua nút co hẹp tại trên cầu Đường Sắt ( hẹp 150m) thì lòng sông lại mở rộng đột ngột đến ~1000m và chia thành nhiều lạch, bãi lớn trên sông. Trong đó hai lạch chính đi sát bờ biễn là lạch Hà Ra (phải) và lạch Xóm Bóng (trái).
    Hình thái vùng cửa sông trong phạm vi dự án trên mặt cắt dọc
    [​IMG]
    - Lạch Hà Ra có chiều dài đường trũng lớn hơn hai lạch xóm Bóng khoảng 500m, nếu tính
    đến cửa xóm Cồn, Lạch Hà ra dài trên 3500m. Lạch xòm Bóng xấp xỉ 3000m.
    - Hố sâu cầu đường sắt có cao độ đáy -4,50m, hố sâu trước cửa xóm Cồn có cao độ -6,87m, ngưỡng cạn chắn ngang cửa sông có cao độ -2,19m.
    - Nơi sâu nhất của lạch phải là -5,09m, tại cồn Giữa, nôi sâu nhất của lạch trái là 5,18m tại cầu xóm bóng. Cồn Nhất Trí nằm ở 2 đọan sâu nhất của 2 lạch trên.
    - Cao độ đáy sông phần lớn từ -1,0 đến -2,0m
    Hình thái vùng cửa sông trong phạm vi đồ án trên mặt cắt ngang
    Nhìn chung mặt cắt ngang lòng sông của vùng cửa sông Cái Nha Trang là mặt cắt phức hợp, có hai lạch sâu hai bên và cồn bãi ở giữa. Đến mùa lũ nước dâng ngập các bãi giữa, ngập bờ, dòng chảy tràn qua các bãi.
    Mùa kiệt các lạch chảy riêng rẽ, mặt cắt ngang từng lạch phần lớn là nhỏ hẹp, độ sâu tương đối đều theo phương ngang. Những đoạn có mặt cắt ngang dạng chữ V lệch không nhiều. Chiều rộng trung bình của lòng sông lạch Hà Ra là 150m, chiều rộng trung bình lòng sông lạch cầu xóm bóng là 200m. Độ sâu trung bình lạch Xóm Bóng sâu hơn lạch Hà Ra khoảng 0,5m.
    b. Diễn biến vùng cửa sông
    Các nghiên cứu về diễn biến sông Cái phần hạ lưu đánh giá sự biến động lòng sông diễn ra liên tục và trên hầu hết chiều dài của đọan sông. Sự biến động này xảy ra cả về độ sâu và thay đường bờ khá rõ rệt.
    Sự biến động ở vùng này thể hiện qua sự bồi tụ dẫn đến các hiện tượng :
    - Bờ lân ra phía lòng sông
    - Các cù lao nối liền bờ thành một dải
    - Hình thành các bãi bên, bãi ngần
    - Các bãi ngầm có xu hướng được bồi cao dần, cùng với các họat động xây dựng, chiếm dụng của con người đã phát triển thành vùng đất mới ven sông và trên sông.
    Bên cạnh sự bồi tụ là sự xói lở dẫn đến hiện tượng mở rộng lòng sông, thu hẹp một số bãi bồ, tạo luồng chảy mới, cắt xẻ các bãi bên thành các cù lao. Quá trình xói lở diễn ra điển hình ở các đọan gân cửa sông như vùng Ngọc Thảo thôn Cù Lao, thôn xuân Phong, Xuân Hội.
    Trong quy luật ?obên bồi bên lở? ở vùng hạ lưu sông Cái trong những năm qua cho thấy quá trình bồi tụ mang tính trội.
    Vùng có biến động phức tạp nhất là vùng cửa sông, nơi các yếu tố của sông, của biển, khí tượng trong mùa lũ, bão có những tác động mãnh liệt.
    1.1.2 Đặc điểm khí tượng
    Đặc điểm khí tượng thủyy văn chủ yếu của khu vực được tóm tắt như sau :
    - Nha Trang thuộc vùng khí hậu đông Trường Sơn mang tính nhiệt đới biển, quanh năm mát mẻ, mùa đông ấp áp. Nhiệt độ trung bình trong năm 26,4o C, thấp nhất 14,6oC và cao nhất 39,5oC.
    - Độ ẩm trung bình năm 80%, trung bình thấp 75%, trung bình cao 85%. Khí hậu Nha Trang có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8.
    - Tổng số ngày mưa trong năm thường từ 120 đến 130 ngày với lượng mưa trung bình 1358,9mm. Năm mưa nhiều nhất là 2245mm (1917) và ít nhất (1957) lá 697mm.
    - Nắng : số giờ trung bình hằng năm là 2553,7 giờ, lượng bốc hơi bình quân 930mm/năm.
    - Gió : từ tháng tư đến tháng mười hướng gió thịnh hành là Bắc và Đông Bắc. Mưa bão thường xảy ra tháng 11, 12, tốc độ gió trung bình là 2,8m/s. tốc độ gió cực đại quan trắc được là 26m/s theo hướng Bắc vào ngày 14/10/1981.
    - Bão : bão thường ảnh hưởng đến khu vực Khánh Hòa vào các thang 9 đến tháng 11, tuy với tầng suất ít ( 1 đến 2 cơn bão/năm ) nhưng lại mang tính dị thường, gây thiệt hại rất lớn cho các hoạt động sản xuất và đời sống con người.
    Trong bão thường có mưa lớn và kéo dài, lượng mưa bão thậm chí đến 600mm, tập trung trong 2-4 ngày.
    1.1.3 Chế độ thủy văn
    a. Thủy triều
    Mực nước lấy tại trạm thủy văn Cầu Đá tỉnh Khánh Hòa. Mực nước tại đây chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ nhật triều không đều. Trong tháng có 18-20 ngày nhật triều, thời gian triều dâng dài hơn triều rút. Mực nước biến động có tính chu kì tương đối rõ ràng với biên độ lớn nhất là 2,4m. Biên độ trung bình kì triều cường là 1,2 ÷ 2m, kì triều kém là 0,5m.
    Theo tài liệu quan trắc của trạm Cầu Đá (hệ cao độ Hải Đồ), mực nước thủy triều tại khu vực như sau :
    - Mực nước có triều cao nhất : + 2,4m
    - Mực nước triều trung bình : + 1,3m
    - Mực nước có triều thấp nhất : + 0,00m
  6. nguoi_con_gai_mac_quan

    nguoi_con_gai_mac_quan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    b. Sóng
    Độ cao sóng cực đại quan trắc được ở bờ trước trụ sở UBND tỉnh Khánh Hòa là 2,5m ( 15/11/1990). Trong vịnh Nha Trang sóng quan trắc được là sóng lừng, có độ cao lớn hơn 2m. Sóng lớn theo các hướng Đông Bắc và hướng Đông và chiếm ưu thế, có tần suất xuất hiện từ 60-85%. Hướng sóng gây tác động mạnh đến dải bờ vịnh Nha Trang là sóng lừng hướng Đông. Thời điểm xuất hiện nguy hiểm nhất là vào giai đoạn có lũ ở sông Cái và kì triều cường.
    c. Dòng chảy
    Lưu vực sông Cái thành phố Nha Trang nằm trong tỉnh Khánh Hòa với diện tích lưu vực tính đến cửa là 1900km2, chảy qua các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Diên Khánh và thành phố Nha Trang. Toàn bộ lưu vực nằm trong khoảng 12o03?T đến 12o30?T vĩ độ Bắc, 108o45?T đến 109o15?T độ kinh Đông.
    Dòng chảy sông Cái thành phố Nha Trang phân phối không đều trong năm theo sự phân phối không đều của lượng mưa năm và hình thành 2 mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn. Thời gian bắt đầu và kết thúc của mùa dòng chảy ở đây được xác định chung cho cả tỉnh dựa theo sự phân tích tổng hợp về chỉ tiêu và tính chất dòng chảy địa phương.
    Dòng chảy năm
    Dòng chảy năm trung bình nhiều năm trên sông Cái Nha Trang tại Đồng Trăng, với diện tích lưu vực 1244km2, đạt 56,5m3/s, ứng với modun sòng chảy là 45,51l/s/km2 và tổng số lượng dòng chảy là 1,78 tỉ m3/ năm.
    Tuy nhiên sự biến đổi của dòng chảy năm trong nhiều năm khá lớn. Hệ số sai biến Cv dòng chảy đạt 0,37. Dòng chảy năm với tần suất 75% là 41,3m3, tương ứng với 1,3 tỉ m3 nước.
    Bảng 1.1 Tổng lượng sòng chảy sông Cái ( trạm Đồng Trăng )
    [​IMG]
    Dòng chảy lũ
    Mùa lũ hàng năm của sông Cái Nha Trang bắt đầu từ tháng 9 kéo dài đến tháng 12 với sự xê dịch một vài tuần. Mực nước lũ với các tần suất tính toán theo nghiên cứu quy hoạch chỉ giới bờ sông Cái Nha Trang như bảng sau
    [​IMG]
    Ghi chú :
    + Lưu lượng trạm Đồng Trăng : P1%, Q= 4560m3/s, P3%, Q= 4030m3/s
    + Trường hợp tính toán : Triều cường gặp nước dâng
    - Cao độ quy chuẩn về theo hệ cao độ Quốc Gia ( Vĩnh Linh ?" Hà Tiên ), cùng với hệ cao độ khảo sát bình đồ địa hình.
    [​IMG]
    1.1.4 Đặc điểm địa chất công trình
    Trầm tích đệ tứ khu vực sông Cái có các đặc điểm đáng lưu ý sau :
    Địa tầng phân làm nhiều lớp, các lớp gần mặt có độ dày và cao độ mặt biến thiên mạnh. Nhiều lớp xuất hiện dạng thầu kính khá mỏng.
    Bề mặ đá gốc có cao độ thay đổi lớn, thể hiện rõ nét đặc trưng của phân bố địa chất vùng cân đồi núi.
    Vừa có tính chất trầm tích lòng sông, vừa có tính chất trầm tích biển rõ nét.
    Từ kết quả khoan khảo sát địa chất công trình, phân bố địa tầng vùng sát cửa từ trên xuống dưới như sau Mực nước lấy tại trạm thủy văn Cầu Đá tỉnh Khánh Hòa. Mực nước tại đây chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ nhật triều không đều. Trong tháng có 18-20 ngày nhật triều, thời gian triều dâng dài hơn triều rút. Mực nước biến động có tính chu kì tương đối rõ ràng với biên độ lớn nhất là 2,4m. Biên độ trung bình kì triều cường là 1,2 ÷ 2m, kì triều kém là 0,5m.
    Theo tài liệu quan trắc của trạm Cầu Đá (hệ cao độ Hải Đồ), mực nước thủy triều tại khu vực như sau :
    - Lớp 1: Cát thô, cát sỏi màu xám đen, xám trắng, xám vàng. Trạng thái từ xốp, chặt đến vừa
    gặp ở hầu hết các lỗ khoan khảo sát và có bề dày khá lớn.
    - Lớp 2: Cát bột cát mịn lẫn vỏ sò nghêu. Trạng thái chặt vừa. Lớp này phân bố cục bộ, chỉ gặp ở một hố khoan. Thành phần chủ yếu là cát mịn màu xám nhạt.
    - Lớp 3: Bùn sét pha cát bột, màu xám đen. Trạng thái nhão. Đây là lớp đất yếu không ổn định về độ lún lâu dài.
    - Lớp 4: Cát pha lẫn bùn sét, màu xám đen. Trạng thái nhão. Theo cát chỉ tiêu đánh giá đây là lớp đất yếu.
    - Lớp 5: Cát pha lẫn bùn sét, màu xám đen. Trạng thái nhão. Theo cát chỉ tiêu đánh giá đây là lớp đất yếu.
    - Lớp 6: Đất sỏi sạn màu xám đen lẫn vỏ sò ốc trạng thái chặt vừa.
    - Lớp 7: Sét pha cát, sét bột lẫn dăm sạn, màu xám vàng. Trạng thái cứng.
    - Lớp 8: Đá granite. Thành phần gồm: penfat, thạch anh, mica, màu hồng. Đá có cường độ cao.
    Qua các đặc trưng địa chất công trình dọc sông Cái có những nhân xét sau :
    - Lớp địa chất đáy lòng sông chủ yếu là lớp cát mịn và cát hạt trung ở trạng thái rời, dễ bị xói dưới tác dụng của dòng chảy, đặc biệt là về mùa lũ.
    - Các lớp giữa cho đến hết lớp số 5 là cát pha lẫn bùn sét ở trạng thái nhão là lớp đất yếu, khả năng chịu lực kém, dễ bị lún, trượt do tải trọng lớn bên trên.
    - Bề mặt và bề dày các lớp biến thiên mạnh, trong phạm vi khá hẹp. Đá gốc có cao độ mặt dao động mạnh là điểm đáng lưu tâm nhất trong thiết kế nền móng công trình. Có một số đoạn : phía Ngọc Sơn, bên phải cồn Ngọc Thảo, phía trước khu vực Lư Cấm có thể không thích hợp giải pháp nền cọc do gặp đá nông.
    - Về mặt kết cầu bờ kè cần chú ý đến cầu tạo lăng thể chân khay để vừa chống xói, vừa chống lún cục bộ dọc theo tuyến kè.

  7. 1223

    1223 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2004
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    0
    thiết kế đô thị là một môn cần thiết cho kiến trúc sư, nhưng có lẽ không cần thiết có khoa thiết kế đô thị. Vì việc này chính là 1 phần của KTS làm công trình
  8. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Đây là một quan niệm sai lầm về Urban Design.
    Urban Designer có thể có background từ nhiều lĩnh vực liên quan đến kiến trúc và đô thị, như KTS công trình, KTS Quy Hoạch, KTS Cảnh quan, chuyên viên Đô thị học, địa chính địa ốc, kinh tế đô thị, v.v...
    Ở nước ngoài thì Urban Design chỉ được học ở bậc Master, có lẽ bởi vì lên đến Master mới đủ trình để học.
  9. ngocminh2

    ngocminh2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Bắn một mũi trúng 2 đích đây mà .Ở VN hiện nay đã đưa môn này vào trong chương trình Đại học Kiến trúc rồi .
    Riêng việc tuyển sinh cao học có Chuyên ngành "Thiết kế Đô thị với Di sản và Phát triển Bền vững" - (Dành cho thí sinh các nước thuộc cộng đồng Pháp ngữ và Đông Nam Á)
  10. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Thành phố sinh thái đầu tiên trên thế giới
    Từ nay đến năm 2020, Trung Quốc sẽ xây dựng thêm 400 thành phố mới, trong số đó có đô thị thử nghiệm DongTan - ?othành phố sinh thái? đầu tiên trên thế giới.
    [​IMG]
    Minh họa thành phố DongTan. (SGGP)
    DongTan sẽ mọc lên từ vùng đầm lầy hoang vu, nằm ở cực Bắc Chongming, hòn đảo lớn thứ 3 của Trung Quốc, phía cửa sông Dương Tử. Tại đây, không một tòa nhà nào cao quá 8 tầng, các mái nhà đều phủ cỏ và cây xanh để cách nhiệt và tái tạo nước.
    Thành phố dành cho mỗi người đi bộ không gian lớn gấp sáu lần ở Copenhagen (Đan Mạch) - một trong những thành phố thoáng khí nhất châu Âu. Các xe buýt sạch chạy bằng pin nhiên liệu nối liền các khu phố.
    Xe môtô truyền thống bị cấm, người dân đi lại bằng xe đạp và xe tay ga chạy điện. Các con đường đã được vạch ra theo cách khiến người ta đến nơi làm việc bằng xe đạp và đi bộ còn nhanh hơn đi ô tô.
    Đến 80% rác thải rắn được tái tạo. Được đốt cháy trong một nhà máy nhiệt điện, các chất thải hữu cơ sẽ sản sinh một phần điện cho thành phố. Trấu, nguồn nhiên liệu sinh nhiệt cao, luôn sẵn có ở Trung Quốc, cũng được đốt ở đấy. Xa hơn, các động cơ gió khổng lồ với sức đẩy của gió biển cũng sản xuất ra điện. Mỗi tòa nhà đều có động cơ gió, cỡ nhỏ và các panô pin quang điện riêng.
    Dự án đã được giao từ 7 năm nay cho Tổng công ty Đầu tư Công nghiệp Thượng Hải (SIIC). Về thiết kế thành phố DongTan, SIIC đã nhờ một đại gia về tư vấn kỹ thuật của Anh là Arup, công ty đã làm việc 20 năm nay ở Trung Quốc, từng tham gia vào dự án kiến trúc của Thế Vận hội Bắc Kinh 2008. Bằng chứng về tầm quan trọng chính trị của dự án DongTan là bản hợp đồng đã được ký kết với sự hiện diện của Thủ tướng Anh Tony Blair và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
    Dự kiến DongTan sẽ được xây dựng trong vòng 4 năm.
    Nguồn: SGGP - 3/ 5/ 2006)

Chia sẻ trang này