1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THIẾT KẾ ĐÔ THỊ - LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi hot_heart, 12/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngtrphuc

    ngtrphuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Cho mình góp ý với bạn chút về đồ án bạn đang làm:
    - Theo như những gì bạn miêu tả thì đây là 1 đồ án kiến trúc cảnh quan (landscape architecture and planning)vì nó liên quan đến những chuyên môn như: thủy học (hydrology), khoa học đất( soil science) va sinh thái học (landscape ecology). Vì vậy nên xác định mình có đủ tài liệu (bản đồ và thông tin) để làm không?? Hiện tại mới chỉ có bản đồ địa hình và sử dụng đất.!
    - Bạn nên khảo sát kỹ vị trí và những điều kiện tự nhiên, xã hội của nó trước khi đưa ra vấn đề chủ chốt của nó hiện nay là gì? ( strengths, weaknesses, opportunities and threats) Đây là bước quan trọng trong thiết kế cảnh quan!
    - Những số liệu bạn đưa ra quá chi tiết mà không hiểu bạn sẽ dùng nó để làm gì? Bạn chỉ nên kiếm những thông tin gì cần thiết để phục vụ cho đồ án mà thôi.
    - Theo ý tôi, ở đồ án dạng như thế này, bạn có thể tham khảo phương pháp thiết kế cảnh quan của Ian M.Harg với quyển sách Design with nature. Nó chuyên về landscape ecology. Thêm vào đó biết khai thác bản đồ và sử dụng GIS cũng sẽ phục vụ cho việc thiết kế ở tỉ lệ này.
    - Còn Urban design, thực ra nó mới chỉ là 1 discipline chứ chưa thể thành 1 profession như architecture hay landscape design được.
    Thân mến
    Polder
  2. ngtrphuc

    ngtrphuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Cho mình góp ý với bạn chút về đồ án bạn đang làm:
    - Theo như những gì bạn miêu tả thì đây là 1 đồ án kiến trúc cảnh quan (landscape architecture and planning)vì nó liên quan đến những chuyên môn như: thủy học (hydrology), khoa học đất( soil science) va sinh thái học (landscape ecology). Vì vậy nên xác định mình có đủ tài liệu (bản đồ và thông tin) để làm không?? Hiện tại mới chỉ có bản đồ địa hình và sử dụng đất.!
    - Bạn nên khảo sát kỹ vị trí và những điều kiện tự nhiên, xã hội của nó trước khi đưa ra vấn đề chủ chốt của nó hiện nay là gì? ( strengths, weaknesses, opportunities and threats) Đây là bước quan trọng trong thiết kế cảnh quan!
    - Những số liệu bạn đưa ra quá chi tiết mà không hiểu bạn sẽ dùng nó để làm gì? Bạn chỉ nên kiếm những thông tin gì cần thiết để phục vụ cho đồ án mà thôi.
    - Theo ý tôi, ở đồ án dạng như thế này, bạn có thể tham khảo phương pháp thiết kế cảnh quan của Ian M.Harg với quyển sách Design with nature. Nó chuyên về landscape ecology. Thêm vào đó biết khai thác bản đồ và sử dụng GIS cũng sẽ phục vụ cho việc thiết kế ở tỉ lệ này.
    - Còn Urban design, thực ra nó mới chỉ là 1 discipline chứ chưa thể thành 1 profession như architecture hay landscape design được.
    Thân mến
    Polder
  3. nguoi_con_gai_mac_quan

    nguoi_con_gai_mac_quan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Cho mình góp ý với bạn chút về đồ án bạn đang làm:
    - Theo như những gì bạn miêu tả thì đây là 1 đồ án kiến trúc cảnh quan (landscape architecture and planning)vì nó liên quan đến những chuyên môn như: thủy học (hydrology), khoa học đất( soil science) va sinh thái học (landscape ecology). Vì vậy nên xác định mình có đủ tài liệu (bản đồ và thông tin) để làm không?? Hiện tại mới chỉ có bản đồ địa hình và sử dụng đất.!
    - Bạn nên khảo sát kỹ vị trí và những điều kiện tự nhiên, xã hội của nó trước khi đưa ra vấn đề chủ chốt của nó hiện nay là gì? ( strengths, weaknesses, opportunities and threats) Đây là bước quan trọng trong thiết kế cảnh quan!
    - Những số liệu bạn đưa ra quá chi tiết mà không hiểu bạn sẽ dùng nó để làm gì? Bạn chỉ nên kiếm những thông tin gì cần thiết để phục vụ cho đồ án mà thôi.
    - Theo ý tôi, ở đồ án dạng như thế này, bạn có thể tham khảo phương pháp thiết kế cảnh quan của Ian M.Harg với quyển sách Design with nature. Nó chuyên về landscape ecology. Thêm vào đó biết khai thác bản đồ và sử dụng GIS cũng sẽ phục vụ cho việc thiết kế ở tỉ lệ này.
    - Còn Urban design, thực ra nó mới chỉ là 1 discipline chứ chưa thể thành 1 profession như architecture hay landscape design được.
    Thân mến
    Polder
    Cám ơn bạn ngtrphuc nhiều!
    -Thật sự mục đích của đồ án này là cải tạo và xây mới các điểm dân cư và biến cồn Ngọc Thảo (cái cồn to nhất trong hình) trở thành công viên du lịch thôi. Các vấn đề mà bạn đưa ra như thủy học (hydrology), khoa học đất( soil science) va sinh thái học (landscape ecology) thì thật sự là vấn đề mình cần quan tâm nhưng tài liệu về nó thì bó tay, hầu như ko kiếm được cái gì cả, vì vậy tớ chỉ dự định đưa ra các số liệu liên quan một phần thôi. Các số liệu tớ đưa ra sẽ được lập thành dạng biểu đồ, có lẽ sẽ hiệu quả hơn.
    -Còn về phương pháp SWOT mà bạn đề cập thì nó cũng đang làm tớ đang đau đầu đây. vấn đề là ở chỗ trong khu vực này có hàng ngàn hộ làm nghề đánh bắt thủy hải sản (nó đã phát triển và hình thành theo lịch sử của thành phố), mình muốn giữ lại nó, nhưng thử phân tích theo phương pháp trên thì cơ hội không được cao lắm. Mình đang cố gắng tìm hiểu thêm về khu vực này, hi vọng sẽ khả quan hơn.
  4. nguoi_con_gai_mac_quan

    nguoi_con_gai_mac_quan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Hiện trạng giao thông[/b]
    1.1 Giao thông bộ
    Trục đường chính trên địa bàn thành phố Nha Trang là QL 1C đi từ đèo Rù Rì qua Nha Trang đến Diên Khánh chia làm 2 đoạn : đoạn từ đèo Rù Rì vào trung tâm thành phố (đường 2/4) và từ trung tâm thành phố rẽ về phía tây đến Diên Khánh (đường 23/10).
    Mạng lưới giao thông từ trục 2/4 ra phía ngoài biển gồm:
    - Từ ngả ba Hòn Dung đi nhà máy sợi và từ đèo Rù Rì đến ngã ba Hòn dung là đường một chiều cho xe cơ giới ra vào thành phố theo QL 1A.
    - Đường đi trường Sĩ Quan thông tin, khu vực Đường Đệ, Bãi Tiên.
    - Đường vào bệnh viện Da liễu.
    - Nhà nghỉ Công Đoàn và Đh Thủy Sản-Hòn Chồng.
    - Đường Trần Phú chạy dọc bờ biển nối dài đến Bãi Tiên
    - Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm nối đường Trần Phú bao quanh phía Nam và phía Đông khu vực cồn Tân Lập và Cồn Giữa.
    - Điểm vượt sông Cái qua cầu Xóm Bóng và cầu Hà Ra nối với khu chợ Đầm, trung tâm thành phố đi Diên Khánh (QL 1A) và bằng đường 23/10 (QL1C).
    Hàng ngày vào đầu giờ làm việc buổi sáng hoặc cuối giờ chiều, lưu lượng xe tập trung cao, dễ tắc nghẽn giao thông, đặc biệt ở khu vực Tháp Bà, Bắc cầu Xóm Bóng, đoạn Nam cầu Hà Ra. Mật độ người đi bộ gần 600 người, lưu lượng xe ô tô các loại lên đến gần 3500xe/ ngày đêm, chưa kể xe đạp và xe máy.
    Mạng lưới giao thông từ trục 2/4 lên cầu Đường Sắt gồm :
    - Giao thông bờ tả sông Cái
    Đi từ đường 2/4 rẽ vào đường Tháp Bà- đường Sơn Thủy-Ngọc Sơn nối tiếp vào khu suối khoáng nóng Tháp Bà.
    Đoạn từ đường Tháp Bà đến Ngọc Sơn từ 5-6,5m, kết cấu đường bê tông nhựa, đoạn từ Ngọc Sơn đến khu Suối khoáng nóng Tháp Bà có chiều rộng từ 4,5-6,5m kết cấu đường đá dăm thâm nhập nhựa, đường từ khu suối khoáng nóng Tháp Bà rẽ ra bờ sông đến chân cầu đường Sắt là đường đất tạm, rộng khoảng 3,5-5m.
    Đoạn đường Sơn Thủy (thuộc khóm Tháp Bà - phường Vĩnh Phước - TP. Nha Trang) dẫn lên Khu du lịch Suối khoáng nóng Tháp Bà luôn xảy ra tình trạng quá tải về lưu lượng giao thông. Vốn là một giao lộ nhỏ nối với đường 2-4, nhưng con đường này hàng ngày phải ?ogồng mình? lên dưới sức nặng của những đoàn xe chở khách du lịch, xe công trình chở đất, đá? Nếu tình trạng trên vẫn tiếp diễn, chắc chắn tuổi thọ của con đường sẽ không được bao lâu.
    Đầu cầu Xóm Bóng - nơi tiếp giáp với khu di tích Tháp Bà thuộc địa bàn phường Vĩnh Phước (Nha Trang), những ngày này vào buổi chiều và ban đêm, xuất hiện tình trạng các xe ba gác, xe tải nhỏ chở xà bần từ các công trình xây dựng đổ xuống dòng sông Cái ngày một nhiều, gây bụi mù mịt làm mất mỹ quan khu di tích và làm hẹp dòng chảy khu vực hạ lưu sông (xem ảnh).
    - Giao thông bờ tả sông Cái
    Để đi từ đường 2/4 lên đến khu vực cầu Đường Sắt hiện phải vòng qua đường giao thông Nội đô. Tuyến ngắn nhất là : từ 2/4 rẽ vào Trần Quý Cáp ?" Bến Cá ?" Ngọc Hội ?" Hương Lộ - Ngọc Hiệp, chạy giao cắt qua cầu đường sắt đi lên xã Vĩnh Ngọc (Vĩnh Xương). Chiều rộng đường bình quân 5-7m kế cầu đường chú yếu là đa dăm thâm nhập nhựa. Riêng đoạn đường Bến Cá có chiều rộng rất hẹp khoảng 3,5m hai bên đường nhà dân san sát và có nhiều ngõ rẽ ngang nên giao thông đi lại rất khó khăn.
    Có thể đánh giá giao thông đi lại 2 bên bờ sông nối với vùng thượng lưu sông Cái hiện còn nhiều khó khăn, bị hạn chế bởi các tuyến đường cũ phải đi vòng sâu vào bên trong nội đô, là các đoạn đường có mặt cắt ngang hẹp, mật độ phương tiện đi lại lớn ( đường Trần Qúy Cáp , đường Tháp Bà) nên thường gây ắc tách giao thông, đặc biệt là vào các giờ cao điểm, không đáp ứng được nhu cầu hiện tại và gây cản trở lớn đến việc phát triển kính tế và các hoạt động dân sinh trong khu vực.
    1.2 Giao thông thủy
    Hoạt động giao thông đường thủy dọc sông Cái Nha Trang chưa được đầu tư và khai thác mạnh. Lòng sông từ hạ lưu cầu Xóm Bóng ra đến cửa sông Cái hiện chủ yếu làm nơi neo đậu làm hàng và tiếp nhận các dịch vụ của tàu, thuyền đánh bắt thủy hải sản.
    Trong gia đoạn tới, với việc hình thành các khu dân cư mới ven sông và có các bến khách thủy được xây dựng trên các đảo Hòn Tằm, Hòn Tre, khu vực Đầm Môn, Dốc Lết và một số vị trí khác trên Vịnh Văn Phong? thì hoạt động giao thông đường thủy qua cửa sông Cái và vào sâu bên trong có thể diễn ra. Chủ yếu là các tàu bè đánh bắt thủy hải sản, cácphương tiện phục vụ du lịch hay làm du kịch?
  5. nguoi_con_gai_mac_quan

    nguoi_con_gai_mac_quan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. ngtrphuc

    ngtrphuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Theo như bạn nói thì đồ án này có 1 số nhiệm vụ chính như sau
    - Phát triển du lịch sinh thái gắn với phát triển kinh tế xã hội với lợi ích trong nghề đánh bắt thủy sản của địa phương
    - Cải tạo khu vực cửa sông để tăng cường khả năng thoát lũ.
    Vậy thì theo ý kiến chủ quan của tôi thì bạn phải phân tích được điểm mạnh, yếu của khu đất chứ không thể chỉ mô tả như thế được. Phải phân tích và đánh giá xem khu đất đấy có phù hợp với nhiệm vụ của bạn không? tôi ví dụ
    Phân tích yếu tố tự nhiên
    - Theo quan điểm về sinh thái hoc, có gì đặc biệt (hệ động thực vật, tính đa dạng, tính thuần nhất...) điều này để giải thích tại sao bạn làm du lich sinh thái ở đây. Nhiều khi ngay trên cái cồn đấy cũng có nhiều hệ cùng tồn tại, nó khác nhau ở chỗ nào?có liên quan đến môi trường cảnh quan xung quanh, với cuộc sống của con người xung quanh hay không?
    - Thường các cồn này là khu vực dễ bị tổn thương (vulnerable) vì thuỷ triều lên xuống (điều này quan trọng, để bạn có thể có phương án gọt bớt những cái cồn này cho nhỏ lại thì sẽ vừa mở rộng được cửa sông để thoát lũ, vừa làm cho cồn ổn định hơn vì đã nằm o khu vực cao hơn so với mực nước lên xuống) tất nhiên ở đây phải nghĩ đến chuyện làm kè để tránh xói mòn...
    Phân tích yếu tố xã hội
    - Làng chài đã tồn tại ở đấy nhiều năm cũng là 1nhân tố đặc biệt có thể giữ lại như 1 đặc trưng về xã hội (social identity). Tuy nhiên hình thức đánh bắt thủy hải sản kiểu hộ đơn lẻ có phù hợp nữa không? người dân có muốn nhóm lại thanh hội, nhóm để phát triển không? Nếu có, thì hình thức xây dựng, quy hoạch nhà cửa hiện nay trên cồn chắc không còn phù hợp! vậy giải pháp ra sao? Liệu du lịch có kết hợp được với nghề chài lưới không? nếu có thì phải bố trí giao thông của cả vùng như thế nào? hệ thống giao thông có mấy loại? những nút chuyển đổi giao thông đặt ở đâu thì tiện (transportation hierachy)
    - Phần giao thông tất nhiên là quan trọng rồi nhưng như bản miêu tả thì phức tạp quá, khó hiểu, quá chi tiết, nhiều thứ liên quan đến quản lý ở tỉ lệ lớn hơn ( bạn đừng tham vọng làm tất cả, nên giới hạn bản thân và đề tài) Theo tôi bạn nên chia hệ giao thông thành 3 levels: Đường thuỷ, đường cho xe hơi và cho xe đạp(có thể khai thác việc sử dụng xe đạp để du lịch) Vậy điều quan trọng là phải thiết kế được tuyến đường cho du lịch, khám phá cảnh quan (narrative landscape) môi trường cảnh quan càng đa dạng thì sự hấp dẫn càng cao!
    Việc phân tích trong thiết kế cảnh quan la CỰC KỲ QUAN TRỌNG, vì tính đặc thù của nó cao. Nếu bạn làm phân tích tốt thì phần concept va design sẽ dễ dàng và thuyết phục hơn rất nhiều.
    Có thể tham khảo thêm:
    Site planning. 1984. Lynch K, Harg
    Introduction to landscape design. 2001. Motloch
    Thân mến
    Pre.MLP Polder
  7. nguoi_con_gai_mac_quan

    nguoi_con_gai_mac_quan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Bạn ngtrphuc ơi, cám ơn vì sự nhiệt tình của bạn, tớ rất vui, tớ ko có tham vọng gì lớn lắm đâu, chỉ vừa phải thôi, vì thời gian cũng sắp hết rồi, muốn làm thêm cũng ko đc.
    - Lúc đầu thì tớ định kết hợp cồn Ngọc Thảo , khu vực Hải Đảo, cùng với tuyến du lịch đường sông hiện có(mặc dù nó chỉ là tự phát và rất ì ạch) thành khu du lịch sinh thái như bạn nói đó, nhưng rất tiếc về vấn đề về sinh thái thì tớ cảm thấy trình độ mình chưa ổn lắm nên rút lại và như trong mục tiêu mình đưa ra là chỉ phát triển thành khu du lịch thôi, ko có sinh thái đâu, hehe .
    - Phần đánh giá về hệ động thực như bạn đã nói thì mình sẽ trình bày ở phần đánh giá mạng lưới cây xanh khu vực trong những bài tới nhưng tớ cũng xin nói truớc là 70% diện tích cồn Ngọc Thảo là dừa, còn lại là nhà cửa và ao nuôi cá, ko có các sinh vật khác đâu ( trừ con người). Có một điều là dân cư ở đó đang phát triển với mật độ khá nhanh, nhưng theo định hướng phát triển thành phố thì đó là công viên, nên tớ lơ không đánh giá hiện trạng kiến trúc ở đó kĩ càng và cứ làm theo định hướng thôi (nếu làm kĩ đến nơi đến chốn thì chắc ko thành công viên đc và bài tớ cũng ko dc hay cho lắm).

    - Đúng như bạn đã nói các cồn ở đây rất dể bị "tổn thương", trong phương án thiết kế tớ sẽ chú ý điều này ( mình rất quan tâm đến lời đề nghĩ gọt bớt các cồn lại cho nhỏ của bạn)
    - VẦn đề làng chài là vấn đền đáng nói đến nhất trong đồ án của tớ, thế mà tớ đang bí mời chết chứ. Nếu nhìn đi nhìn lại các dự án ven biển Nha Trang hiện nay như khu dân cư lấn biển Phú Quý ở cảng Nha Trang, các công trình khách sạn cao tầng ven bờ biển, hay như khu Vinapearl ở Hòn Tre, rồi làm cáp treo qua đó... tớ thấy thật sự vô lí . Đó là sự can thiệp hết sức thô bạo vào cảnh quan thiên nhiên hoang dã, vào vẻ đẹp hấp dẫn của thành phố Nha Trang( khách du lịch nước ngòai rất thích điều này), người ta đang đổ hàng đống bêtông lên biển rồi hô hào "chúng ta hãy cùng nhau phát triển du lịch thành phố", ko chịu nổi. Vì vậy khi tớ đi tìm hiểu về dân cư các phường ở trong khu vực đồ án( mệt, bị chó rượt, lạc đường...) , tớ cảm thấy cần phải giữ lại kho chỉ là làng nghề, ko chỉ là hình ảnh các con thuyền với hai mày xanh đỏ, mà còn giữ lại cái gì đó hết sức quen thuộc đối với người dân Nha Trang khi đi qua khu vực này... cũng là can thiệp nhưng mang tính nhân bản hơn thôi ( văn vẻ một tí ).
    - Tớ cũng xin rút kinh nghiệm về phần đánh giá giao thông đúng là hơi lan man, sẽ tinh gọn hơn và khi vào phần giải pháp sẽ phân tích đầy đủ hơn các lọai hình giao thông cần phát triển.
    Một lần nữa cảm ơn bạn ngtrphuc rất nhiều!
  8. ngtrphuc

    ngtrphuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    1 nhận định hoàn toàn chính xác! Khi mà chủ nghĩa hiện đại chỉ tạo ra những đô thị cứng nhắc, giống nhau, thiếu sức sống, thiếu những đặc tính địa phương thì người thiết kế mới quay trở lại tìm hiểu những hình thái đô thị trước kia nhằm đưa ra những mô hình đô thị có tốt đẹp hơn. New urbanism ở Mỹ là 1 ví dụ. Còn ở Châu Âu thì nói đến Landscape Urbanism, tuy nhiên khái niệm này cũng chưa đưa ra được 1 kết luận cụ thể nào.
  9. canarch

    canarch Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Tôi rất đồng ý với ý kiến của anh tranvietanhtuan.
    Các bạn tranh luạn về định nghĩa và khái niệm ít thôi, và cũng không nên đưa những từ ngữ, thuật ngữ cao siêu quá, bọn tôi khó hiểu nổi. Những khái niệm và định nghĩa ấy người ta đã công nhận và in thành sách chính thống rồi, ai muốn tìm hiểu thêm thì đi tìm sách mà đọc. Các pác giới thiệu vài sách viết về TKDT cho anh em tham khảo đi, không cần phải tranh luận mất thời gian về những vấn đề thuộc về khái niệm hay định nghĩa nữa.
    Tôi nghĩ anh tranvietanhtuan chắc chắn có thời gian làm công tác TKDT rồi, nên cách lập luận và lí giải khá thuyết phục.
    Hãy nghĩ một cách đơn giản TKDT chính là việc tổ chức đô thị, cải tạo đô thị, dự báo và định hướng phát triển đô thị cho phù hợp với mọi điều kiện (môi trường, văn hoá, kinh tế, xã hội, chính trị,...). Như thế TKDT chính là làm công tác quy hoạch, thiết kế kiến trúc, thiết kế cảnh quan, tổ chức xã hội, và biến nó thành hiện thực.
    Thực ra, TKDT đã manh nha và xuất hiện từ rất lâu. Từ thời AI Cập cổ đại người ta đã tổ chức, xây dựng được những thành phố mấy ngìn dân có tổ chức xã hội hẳn hoi (Có khu vực dành cho giai cấp thống trị, khu dành cho binh lính, dân thường, khu dành cho nô lệ); khu vực Lưỡng Hà, Trung Hoa cổ đại, Ấn Độ cổ đại đều cũng đã có những đô thị phát triển xầm uất. (Do lướt WEB nên tôi không thể dẫn chứng cụ thể được, có dịp tôi sẽ dẫn chứng nhiều tài liệu cho các bạn xem). Mãi đến sau này như anh tranvietanhtuan nói, TKDT mới rộ lên như là một lĩnh vực chính thống được công nhận.
    Bạn hot-heart ơi, bạn đã bao giờ tham gia làm công tác thiết kế đô thị chưa? Hay bạn chỉ đọc từ sách vở? Bạn có biết ở VN ở đâu đào tạo chuyên nghành TKDT ko?
    Tôi là KTS trẻ, nên sự hiểu biết chắc còn ít, mong được hcj hỏi nhiều từ các đàn anh. Cám ơn anh tranvietanhtuan, những ý kiến của anh giúp tôi hiểu thêm về TKDT.
  10. canarch

    canarch Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    - Voir et planifier _ L''amenagement qualitatif de l''espace (KenvinLync)
    - Urban space (Rob Krier), "taì liệu tiếng Anh"
    - Projet urbain _ menager les gens, amenager la ville (Jean-Yves Toussaint et Monique Zimmermann) - Pierre Madaga e***eur 1998.
    - Analyse urbaine (Philippe Panerai avec Marcelle Demorgon et Jean Charles Depaule).
    - Elements pour comprendre le projet urbain (Ecole D''architecture de Toulouse)
    - Onze lecons sur la composition urbaine (Pierre Riboulet).
    - Projet urbain (David Mangin et philippe Panerai)
    ....
    Trên đây là một số tài liệu tiếng Pháp mà bạn có thể tìm thấy ở một số thư viện trong nước và ở trường ĐH Kiến trúc Hà Nội viết về thiết kế đô thị.

Chia sẻ trang này