1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THIẾT KẾ ĐÔ THỊ - LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi hot_heart, 12/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    chị Hoa nhiếu tài liệu thế, chia cho em 1 ít đê.
  2. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    chị hoasosac à !!
    trong quyển image of the city cua Kevin Lynch ( là một quyển khá hay, các bạn nên tìm đọc - bỡi vì nó đơn giản) - chỉ đưa ra khái niệm và cấu trúc của đô thị mà thôi.
    Nếu chị đọc quyển city of tomorrow thì sẽ thấy đươc tư tưởng của xã hội như thế nào mới dẫn đến sự thay đổi trong ktđt ở đầu tk 20.
    Chị là nữ, chắc cũng biết đến tác giả viết quyển the death of the city !! quyển sách này cũng phân tích rất rõ và làm thay đổi cách nhìn của rất nhiều kts qui hoạch - !!
    Ant
  3. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Trả lời sơ qua các câu hỏi trong 2 bài của bạn:
    - Khác nhau đầu tiên giữa TKĐT và TK ngoại thất (cho ĐT) là TKĐT có tỷ trọng xác định trong đơn giá QH (~20%) còn cái kia thì không.
    - Quy trình thiết kế trước đây có phải là 322 mới hết hiệu lực? Danh mục hồ sơ của QHCT cũng không có ngoại thất, chỉ có QH Kiến trúc cảnh quan.
    - Nhược điểm chung của cả 2 là không có tiêu chí nào cho tính khả thi. Hầu hết dự án ĐT tuân thủ tỷ lệ SDĐ của Bộ XD, tuân thủ tỷ lệ trích 15-20% quỹ đất thương phẩm về địa phương đều kém khả thi về tài chính. Hệ số IRR của các dự án này ít khi >6% (trừ khi "mông số")
    ...
    Được KtsDzi sửa chữa / chuyển vào 12:47 ngày 14/11/2005
  4. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0

    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 16:21 ngày 14/11/2005
  5. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Có thể thấy, chúng ta vẫn chưa thể thống nhất về định nghĩa của Thiết Kế Đô Thị. Ít nhất, chúng ta phải nên biết là mình đang nói về cái gì! Nếu không sẽ chẳng có định hướng cụ thể.
    Thiết Kế Đô Thị hay Quy Hoạch Đô Thị, Kiến Trúc Công Trình, Kiến Trúc Cảnh Quan hay Thiết Kế Nội Thất dĩ nhiên đều xuất phát từ nhu cầu xã hội, điều đó không cần phải bàn cãi.
    Như tôi đã nói ở bài trước, rất khó định nghĩa Thiết Kế Đô Thị. Tôi xin trích lại tư liệu của hoasosac, dựa theo tác giả Kim Quảng Ngân.
    + Môi trường hình thể luận: Thiết kế đô thị là thiết kế môi trường hình thể đô thị dưới góc độ không gian ba chiều hoặc thiết kế môi trường công cộng.
    + Kiến trúc luận: Thiết kế đô thị là sự sáng tạo trật tự không gian ,về cơ bản là một vấn đề kiến trúc ,là thiết kế kiến trúc đại quy mô hoặc sự mở rộng của thiết kế kiến trúc.
    + Quy hoạch luận: Thiết kế đô thị là một giai đoạn của quy hoạch đô thị hoặc một ngành của quy hoạch đô thị, là sự đi sâu hơn và cụ thể hoá của quy hoạch đô thị.
    + Quản lý luận: Thiết kế đô thị là một bộ phận của công việc nhà nước ,là sự vận dụng pháp luật để khống chế tổng hợp sự phát triển đô thị.
    + Toàn cục quá trình luận: Thiết kế đô thị nên quán xuyến tổng thể quá trình xây dựng đô thị, là thủ đoạn để giải quyết những vấn đề kinh tế ,xã hội và hình thức vật chất .
    Rõ ràng, nhà quy hoạch có một cách nhìn về TKĐT, kiến trúc sư công trình lại có một định nghĩa khác, cứ thế, kiến trúc sư cảnh quan, nhà quản lý, nhà xã hội học, v.v... lại có những cách đánh giá khác.
    Điều chúng ta cần nhìn nhận đúng là Thiết Kế Đô Thị là gì dưới con mắt của những người Thiết Kế Đô Thị (Urban Designer), những người có chuyên môn trực tiếp thực hành Thiết Kế Đô Thị, và đó cũng chưa chắc trùng khớp với cách nhìn về Thiết Kế Đô Thị của Kiến Trúc Sư, của nhà Quy Hoạch, của Kiến Trúc Sư Cảnh Quan hay của các nhà xã hội học.
    Chắc chắn Thiết Kế Đô Thị có những phần chung và liên hệ chặt chẽ với Quy Hoạch Đô Thị, Kiến Trúc Công Trình, Kiến Trúc Cảnh Quan và Kết Cấu Hạ Tầng. Mặt khác, ở VN, người thiết kế đô thị (Urban Designer) có thể là người có bằng cấp Kiến Trúc Sư Công Trình hoặc Kiến Trúc Sư Quy Hoạch.
    Tuy nhiên, theo tôi, khi đóng vai trò của một người thực hành thiết kế đô thị thực sự, họ phải nhìn nhận Thiết Kế Đô Thị như một ngành nghề chuyên biệt với những lý thuyết và kỹ năng chuyên biệt, chứ không phải chỉ đơn giản là sự mở rộng của Kiến Trúc Công Trình hay phần khai triển chi tiết của Quy Hoạch.
    Cá nhân tôi vẫn cho rằng định nghĩa: "Thiết Kế Đô Thị là thiết kế ba chiều của lãnh vực công cộng" của Jon Lang là cụ thể nhất dưới góc độ của những nhà Thiết Kế Đô Thị.
    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 16:21 ngày 14/11/2005
  6. tranvietanhtuan

    tranvietanhtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    1.404
    Đã được thích:
    0
    anh chị em nói chuyện khó hiểu quá.
    Bản thân tôi được đào tạo chính quy chuyên nghành urban design mà đọc xong cũng hoa cả mắt chẳng hiểu thực hư thế nào.
    Vì các bạn ko nói đến mục đích của thiết kế đô thị mà chỉ đi lòng vòng định nghĩa và phương pháp-
    Định nghĩa và phương pháp có nghĩa lý gì khi mà bạn ko chịu nói rõ sản phẩm cuối cùng của cái tiến trình này là cái gì?
    Thưa các bạn,
    tôi xin được phép đơn giản hoá vấn đề mà các bạn cho là phức tạp này như sau:
    nói một cách nôm na :
    - nhiều viên gạch hợp thành một căn nhà
    - nhiều căn nhà hợp thành một chung cư
    - nhiều chung cư tạo thành một đơn vị ở
    -nhiều đơn vị ở hợp thành tổ chức ở
    - nhiều tổ chức ở hợp thành một đô thị.
    Vậy công tác thiết kế đô thị đơn giản chỉ là cách sắp xếp các tổ chức ở sao cho hợp lý về mặt giao thông - dịch vụ trung tâm - cảnh quan môi trường và địa hình.
    - Chính vì không nắm vững vấn đề này nên các bạn bên kiến trúc công trình thường bị điểm thấp trong đồ án quy hoạch mà ko hiểu tại sao mặc dù renderings rát đẹp.
    ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
    Tổ chức ở là gì ? :
    tổ chức ở nôm na là một cái tế bào. trong đó bao gồm:
    Nhân: là các dịch vụ cho cuộc sống: bệnh viện - chợ - trường học - công viên
    bao quanh là các đơn vị ở
    Mạch máu chạy tuần hoàn trong tế bào là vành đai trong
    Vỏ tế bào này là đường vành đai ngoài .
    +++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
    Một khi phát triển quá lớn - nhân ko đủ phục vụ thì phải tự phân chia thành hai nhân và liên hệ với nhau bằng đường "liên tỉnh"
    trong trường hợp biến dạng tế bào -->ung thư thì hệ quả tất yếu ai cũng thấy hầu hết các đô thị hiện nay.
    +++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
    Vậy công tác thiết kế đô thị còn là công tác dự đoán trước sự phát triển của đô thị để có phương pháp hạn chế và đảm bảo chức năng phục vụ cho đô thị;.
    ----------------------------------------------------
    trên đây là thiển ý của tôi - mong mọi người góp ý để tôi hiểu thêm.
    Còn đừng thêm chữ luận liếc gì đó vào cho nó rối canh hẹ.
    Thiếu cha gì thạc sĩ kiến trúc sư dek biết cái móng nhà phố 3 tấm thép đi như thế nào mà
  7. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    chị Hoa nhớ giữ lời đấy nhá.
    Bài viết của bác tranvietanhtuan rất hay, cô đọng và dễ hiểu.
    Cám ơn bác đã chia sẻ.
  8. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Anh tranvietanhtuan,
    Tôi cho rằng cách nhìn của anh về Thiết Kế Đô Thị là đúng, nhưng chưa đủ.
    Theo anh, thế nào là sự liên hệ giữa Thiết Kế Đô Thị và các lãnh vực Quy Hoạch Đô Thị, Kiến Trúc Công Trình, Kiến Trúc Cảnh Quan và Kết Cấu Hạ Tầng? Sự diễn giải của anh ở trên chưa trình bày về những vấn đề này.
    Thiết Kế Đô Thị không chỉ đơn giản là một sự sắp xếp các thành phần trong đô thị lại với nhau mà thôi. Trong một chừng mực nào đó, nó tác dụng ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lãnh vực liên quan.
    Theo (Jon Lang, 2005), các mối quan hệ giữa Thiết Kế Đô Thị và các lãnh vực liên quan được thể hiện trên các sơ đồ như sau:
    [​IMG]
    Sơ đồ 1: Quan điểm cổ điển về Thiết Kế Đô Thị
    [​IMG]
    Sơ đồ 2: Quan điểm hiện đại về Thiết Kế Đô Thị
    Từ sơ đồ 2 này, tôi xin đưa ra cách hiểu của mình về Thiết Kế Đô Thị như sau:
    [​IMG]
    Theo tôi, Thiết Kế Đô Thị nên được xem như một ngành nghề chuyên biệt trong lý thuyết và thực hành bên cạnh các lĩnh vực Qui Hoạch Đô Thị, Kiến Trúc Công Trình, Kiến Trúc Cảnh Quan và Kết Cấu Hạ Tầng.
    Thiết Kế Đô Thị có những mảng chung và riêng so với các ngành nghề liên quan. Nó có tác dụng như hạt nhân liên kết 4 lãnh vực còn lại với nhau một cách chặt chẽ. 4 lãnh vực này tác động qua lại với nhau trong phạm vi giải quyết của Thiết Kế Đô Thị.
    Thiết Kế Đô Thị cùng với 4 lãnh vực còn lại tập hợp thành sự phát triển vật lý của đô thị hay nông thôn. Sự phát triển vật lý của đô thị chịu sự ảnh hưởng qua lại bởi các điều kiện Chính Trị-Quản Lý, Kinh Tế-Nguồn Lực, Văn Hóa-Xã Hội và Khí Hậu-Địa Lý. Tất cả tạo thành một vòng tròn lớn mà mỗi yếu tố trong đó có tác động qua lại với nhau.
    Tôi lấy ví dụ một dự án Khu Phố Đi Bộ . Ý tưởng một khu phố đi bộ không phải là ý tưởng ban đầu của mặt bằng quy hoạch chung, của thiết kế kiến trúc công trình hay của kiến trúc cảnh quan mà đó là ý tưởng Thiết Kế Đô Thị.
    1) Giai đoạn lập và trình duyệt dự án:
    Dự án được lập và trình lên các nhà quản lý. Dự án đó sẽ được kiểm tra tính khả thi dựa trên những điều kiện khả thi kinh tế, giải pháp quy hoạch chung, phù hợp nhu cầu văn hóa xã hội và quản lý hiệu quả.
    2) Giai đoạn thiết kế chi tiết cho thi công:
    Khu Phố Đi Bộ đó sẽ được triển khai thiết kế và nó là một đồ án Thiết Kế Đô Thị tổng hợp nhiều lãnh vực liên quan:
    + Đối với Quy Hoạch Đô Thị: Đồ án Phố Đi Bộ phải phù hợp với những quy định quy hoạch chung. Mặc khác, nó cũng có thể đưa ra những điều chỉnh trong giải pháp quy hoạch chung.
    + Đối với Kiến Trúc Cảnh Quan: Trong đồ án này, yếu tố kiến trúc cảnh quan là một thành phần của Thiết Kế Đô Thị. Các yếu tố này bao gồm: cây xanh công viên bám theo đường đi bộ, điêu khắc, hồ nước, ghế nghỉ, chi tiết vỉa hè, vật liệu cho vỉa hè, chiếu sáng, v.v...
    + Đối với Kiến Trúc Công Trình: Đồ án Phố Đi Bộ quan tâm đến các mặt tiền (facade) của các dãy nhà trong phố đi bộ, các lối vào khu mua sắm, các biển hiệu quảng cáo, sự liên hệ giữa tầng trệt khu phố với đường đi bộ, v.v...
    + Đối với Kết Cấu Hạ Tầng: Các đường điện chiếu sáng, cấp thoát nước, cấu tạo mặt cắt đường, v.v...
    Mặt khác, những yếu tố kinh tế, văn hóa, khí hậu địa lý và tổ chức quản lý sẽ tác động lên từng phần, từng gia đoạn của dự án.
    + Kinh tế: lựa chọn thiết kế, vật liệu khả thi về kinh tế.
    + Khí hậu: phù hợp điều kiện khí hậu. Bố trí cây xanh che nắng hiệu quả, kích thước ô văng che mưa dọc theo khu phố buôn bán, v.v...
    + Văn hóa: phù hợp và thúc đẩy thói quen, phong tục tập quán. Ví dụ như người VN thích cafe ngoài trời, một phần Phố Đi Bộ có thể gắn với dãy quán cafe ngoài trời kết hợp với công viên cây xanh, v.v...
    + Quản lý: thành lập ban quản lý dự án, kiểm tra tiến độ thực hiện. v.v...
    3) Giai đoạn sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng:
    Công trình Phố Đi Bộ sau khi hoàn thành sẽ đóng góp vào các yếu tố chung.
    + Kinh tế: tăng cường lợi ích kinh tế cho khu vực nhờ các hoạt động buôn bán, thương mại dọc theo tuyến phố.
    + Quản lý: Trách nhiệm quản lý công trình thuộc về một tổ chức, đơn vị cụ thể.
    + Văn hóa xã hội: Tăng cường giao tiếp văn hóa giữa các người dân trong tiểu khu thông qua các hoạt động gặp gỡ thường nhật qua phố đi bộ.
    Tôi cũng chẳng thích hô hào khẩu hiệu cao siêu gì nhưng tôi nghĩ rằng việc nghiên cứu nghiêm túc lý thuyết và thực hành thiết kế đô thị là rất cần thiết trong tình hình Việt Nam hiện nay.
    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 10:12 ngày 15/11/2005
  9. tranvietanhtuan

    tranvietanhtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    1.404
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn hot_heart và các đồng nghiệp kts -
    trên tinh thần tôi đồng ý với mớ lý thuyết đó của bạn sưu tầm được.
    Nhưng xin hỏi bạn- cái lý thuyết đó để đọc chơi hay dùng đễ làm gì ??
    - ta muốn ở trong một ngôi nhà thế nào - thì ta thiết kế thế ấy.
    - Muốn ở trong một thành phố thế nào thì ta thiết kế thế đó.
    Còn cái lý thuyết bạn nói chỉ dùng cho diễn thuyết trước các vị trong hội đồng ban quản lý dự án ít học mà muốn chứng tỏ mình uyên thâm thôi.
    Chủ trương của tôi là đơn giản hoá mọi vấn đề để giải quyết từng phần cụ thể nhất.
    Khi một thi sĩ sáng tác một bài thơ - thì trước tiên chắc chắn là để cho tự sướng bản thân trước đã . Nhưng khi thơ được đem ra bình - thì đúng là ca ngợi đủ kiểu - đến tác giả cũng dek nghĩ được tại sao người ta lại suy luận lắm thế về thơ của mình.
    Hãy suy nghĩ những gì tôi nói trong topic trước - vần đề sắp xếp sao cho hợp lý - thực sự là tất cả những gì bạn phân tích lòng vòng ở trên đây.-- yên tâm chẳng thiếu gì trong đó đâu.
    Kiến trúc sư có ba dạng:
    1- Dạng thi ca : dạng học nhiều - bằng cấp đầy mình nhưng ko có công trình cụ thể thực tế - thiên hướng làm thầy giáo .Công trình của họ suốt đời nằm trên giấy để khè học trò.
    2- Dạng phong thủy : Dạng rất thích ứng cuộc sống - trình độ chuyên môn lý thuyết trung bình - nhưng nhiều công trình và có nhiều tiền.
    3- Dạng tổng hợp : là kts siêu cấp khỏi nói ai cũng biết.
    +++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
    Các bạn nghĩ bản thân bạn đang là dạng nào trên đây ??
    Chúc mọi người tìm ra con đường đúng đắn.
  10. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Gởi tranvietanhtuan,
    Nói thật là tôi thất vọng về cách trả lời và lập luận của anh. Tôi là người có bằng cấp kiến trúc sư công trình, chưa có kinh nghiệm gì nhiều lắm về thiết kế đô thị, cũng chỉ đang manh nha ý định lấy bằng chuyên môn về Thiết Kế Đô Thị.
    Tôi lập ra topic này là để chúng ta có thời gian và không gian để thảo luận về LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, như tiêu đề. Nếu theo dõi kỹ anh sẽ thấy ngay từ đầu tôi đã đặt ra cấu trúc của chủ đề bao gồm cả lý thuyết và thực hành thiết kế đô thị.
    Kiến thức tôi thu nhặt được là do tự tìm hiểu có, trao đổi trực tiếp với người viết cũng có, nhưng tôi tự nhận thấy nó cũng chưa đáng là cái gì, thế mà anh lại bảo là tôi đang khoe của, còn hỏi tôi là: "cái lý thuyết đó để đọc chơi hay dùng đễ làm gì ? Còn cái lý thuyết bạn nói chỉ dùng cho diễn thuyết trước các vị trong hội đồng ban quản lý dự án ít học mà muốn chứng tỏ mình uyên thâm thôi". Tôi đang nghi ngờ về trình độ lý thuyết của anh !
    Anh nói là: "- ta muốn ở trong một ngôi nhà thế nào - thì ta thiết kế thế ấy. Muốn ở trong một thành phố thế nào thì ta thiết kế thế đó.. Thế tôi hỏi anh anh thiết kế "thế đó" bằng cách nào, sử dụng phương tiện gì?
    Anh cũng chia Kiến Trúc Sư ra làm ba dạng, Cho tôi hỏi là anh nằm trong dạng nào, thi ca; phong thủy hay tổng hợp? Hay là ở dạng thứ tư nào đó hoặc là không phải kiến trúc sư?
    Thân mến.
    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 20:02 ngày 15/11/2005

Chia sẻ trang này