1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THIẾT KẾ ĐÔ THỊ - LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi hot_heart, 12/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    - Nội dung bạn post trên đúng rồi !
    - Việc không thực hiện đúng các bước chính của nội dung ắt hẳn sẽ khó được duyệt một cách suôn sẽ !. Hiện nay, trong các số gần đây của tạp chí Kiến trúc( Hội KTSVN) dành một chuyên mục VỀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC KIẾN TRÚC - XÂY DỰNG , ở đó đăng những ý kiến từ nhiều tập thể ,cá nhân kiến trúc sư phản ánh những bất cập trong những văn bản luật, những điều khoản thiếu nhất quán giữa các luật với nhau...làm ảnh hưởng đến quá trình hành nghề ,sáng tác kiến trúc và quản lý đô thị . Thế nên những gì bạn phát biểu trên là đúng thôi !

  2. Cat_MinimalismWalk

    Cat_MinimalismWalk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2005
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Mục tiêu đề cập vẫn chưa giải quyết hết các vấn đề ...đã đề ra ban đầu ..............tôi thấy nên đề ra cách thức đề ra cách thức chung đã rồi mới đi đến tranh luận vì có 1 số cũng người cũng chưa thực sự hiểu rõ về TKĐT.
    ------>Vì định nghĩa về vẫn đề này nên la 1 định nghĩa chung nhất vì công việc TKĐT có quá nhiều khâu và phạm vi tham gia của nó cũng quá đa dạng.
  3. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Khả năng áp dụng lý thuyết "thiết kế đô thị" trong thực tế như thế nào???
    Theo dõi diễn đàn, tôi nhận thấy khái niệm về TKĐT thực ra vẫn còn rất lờ mờ. Dù HH đã trích dẫn nhiều định nghĩa của các nhà nghiên cứu khác nhau, cái lý của khái niệm TKĐT có lẽ vẫn là mối băn khoăn lớn nhất:
    - Không hiểu liệu TKĐT có phải là một trào lưu tư tưởng về cách tiếp cận, tổ chức, và phát triển một số không gian/lãnh vực trong đô thị? như Lang đề cập là "lãnh vực công cộng?" - hay TKĐT là một chuyên ngành? (giả thuyết này có vẻ không phải vì nhiều nội dung và phương pháp thực hiện TKĐT đều có thể thấy trong công tác QHĐT ở các tỷ lệ khác nhau)
    - Phân biệt TKĐT và QHĐT như thế nào? và phân biệt để làm gì
    - Giới hạn của TKĐT đến đâu? Nếu chỉ dừng lại ở thiết kế các không gian định sãn thì TKĐT liệu có khác gì QHCT (khi chưa xác định chủ đầu tư), hoặc dự án XD (khi các chủ đầu tư được xác định)
    Được khoinguyen_kts sửa chữa / chuyển vào 07:52 ngày 19/07/2006
  4. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Urban Design & Placemaking???
    Nếu theo như định nghĩa của Jon Lang (2005) : " Thiết Kế Đô Thị (TKĐT) là thiết kế không gian 3 chiều của lãnh vực công cộng " (Urban Design is the three-dimensional design of the public realm) thì liệu TKĐT khác gì so với thiết kế Không Gian Công Cộng (KGCC) (Public space design)?
    Ở Úc, đã có một khái niệm thuộc lĩnh vực thiết kế KGCC được gọi là Placemaking (Tạo lập nơi chốn?) do Kim Dovey (1985) khởi xướng từ những năm 1985, được thực hiện ở nhiều nơi và kết quả thực tế đã được tóm lược trong cuốn ?oPlaces not Spaces ?" Placemaking in Australia? vào năm 1995 (Winikoff et al. 1995). Nhưng có điều lạ là các tư tưởng trong Placemaking dường như không được sự cổ vũ rộng rãi trong thực tế cũng như trong lý thuyết và có vẻ không nhiều người biết đến trào lưu này.
    Cơ sở lý luận của Placemaking dựa trên sự phát triển khái niệm của từ tiếng Anh ?oPlace? (hay ?onơi chốn?? ?" do nhiều người XD nên, mà nổi bật nhất là Relph (1976) và Norberg-Schulz (Norberg-Schulz 1980)). Khái niệm ?oplace? này được dùng để chỉ chất lượng của địa điểm (location) về tất cả các mặt - từ thẩm mỹ, kiến trúc, đến lịch sử văn hóa, tâm linh, và mối liên hệ với đời sống hàng ngày của người dân địa phương. Placemaking lý luận rằng các không gian đô thị chỉ thực sự có giá trị và ý nghĩa khi nó trở thành các ?onơi chốn đô thị?, nói theo cách khác, khi nó gần gũi, gắn bó với các giá trị của xã hội hoặc làm cho xã hội gắn bó với nó. Như vậy ?okhông gian đô thị? chung chung chưa có giá trị cho đến khi nó trở thành ?onơi chốn đô thị?.
    Để đạt được mục đích đó, Placemaking cổ vũ (thậm chí coi đó là vấn đề thiết yếu) việc cải tạo lại các không gian đô thị hiện có theo cách tổ chức một đội thiết kế chung với sự tham gia của quần chúng, chính quyền, nghệ sĩ, KTS? - bắt đầu từ việc nghiên cứu tìm hiểu, bàn luận các giá trị hiện có của các không gian đô thị - để cùng bàn luận và đề xuất các giải pháp nâng cấp hay tạo dựng các giá trị địa phương mới. Quần chúng cũng là những người về sau được giao thực thi các ý đồ cải tạo ?" vì Placemaking cho rằng, có như vậy mới tăng được sự gắn bó của quần chúng với ?onơi chốn tương lai? và mới tạo ra giá trị xã hội thực sự cho địa điểm.
    Tuy nhiên, một vấn đề rất cần lưu tâm, đó là hoàn cảnh đô thị của Úc, thậm chí Mỹ so với VN. Ở đó, rất nhiều không gian chung đô thị đang ở trong tình trạng bị ?obỏ hoang? vì có quá nhiều ?" ít người sử dụng khiến cho các không gian này càng không được quan tâm và gây mất an toàn đối với XH ?" và đó là bối cảnh ra đời các phong trào cải tạo đô thị. Ở VN thì ngược lại, chúng ta đang chịu sự quá tải về mọi mặt trong không gian CC.
    Trở lại mối lien hệ giữa Urban Design và Public Space Design. Tôi đang băn khoăn về phạm vi áp dụng của TKĐT, và tính hệ thống trong TKĐT. Liệu TKĐT có thể áp đặt một số chỉ định thống nhất lên toàn thành phố, thậm chí vùng (một loại luật đô thị giống như Úc có Environment Act?) - để rồi sau đó làm cơ sở cho các thiết kế khác?
    Nếu áp dụng như vậy liệu có mâu thuẫn với quy luật phát triển của đô thị và không gian CC (?) - vốn luôn thay đổi, thể hiện sự đối chọi giữa các thế lực trong đô thị. Don Mitchell (2003) có nói tới quyền đối với đô thị và không gian CC ?" ai có quyền làm các thay đổi ?" và dựa trên lý nào? Ông ta cuối cùng kết luận rằng: đó sẽ luôn là câu hỏi, là bức xúc trong đô thị, và ai có quyền thế nào là phụ thuộc vào các cuộc tranh đấu về quyền lợi trong XH.
    Tôi cảm thấy kết luận trên khá có lý cho trường hợp TKĐT ở VN. Liệu thiết kế đô thị có trở thành công cụ của những thế lực đang nắm quyền hiện nay trong đô thị và hợp thức hoá nguyện vọng của một số cá nhân? Ciputra ở HN là một thiết kế ĐT điển hình với việc áp đặt các biểu tượng VH hoàn toàn xa lạ, kệch kỡm với VN theo ý chủ đầu tư - những người đến ở Ciputra thực tế đã bị tước mất quyền được thay đổi nhà của mình theo mong muốn dưới bình phong TKĐT hay để đảm bảo tính thống nhất của ĐT.
    Theo báo cáo mới nhất tôi đọc trên Tuổi trẻ, VN hiện chưa có xã hội dân sự đủ mạnh để đối chọi lại với các thế lực của tiền và quyền nhằm đảm bảo sự phát triển cân bằng. Vì thế TKĐT ở VN sẽ rất khó tránh khỏi sự ảnh hưởng mạnh của các nhà tư bản, quan chức, và KTS chắc chỉ có vị trí đối với những việc không quan trọng. Liệu chủ ý của các nhà tư bản, quan chức có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của XH VN thì còn là câu hỏi ?" Tuy nhiên có lẽ họ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các quan điểm và quyền lợi cá nhân.
    Nguồn trích dẫn:
    DOVEY, K., DOWNTOWN, P. and MISSINGHAM, G. (Eds.) (1985) Place and placemaking : proceedings of the PAPER 85 Conference, Melbourne, June 19-22, 1985, Association for People and Physical Environment Research in association with Faculty of Architecture and Building, Royal Melbourne Institute of Technology, Melbourne.
    MITCHELL, D. (2003) The Right to the City: Social Justice and the Fight for Public Space, Guilford Press, New York.
    NORBERG-SCHULZ, C. (1980) Genius-Loci: toward a phenomenology of architecture, Academy E***ions, London.
    RELPH, E. C. (1976) Place and placelessness, Pion, London.
    WINIKOFF, T., BARNES, L., MURPHY, C. and NICHOLSON, A. M. (Eds.) (1995) Places not Spaces - Placemaking in Australia, Environment Book Publishing, Sydney.
    Được khoinguyen_kts sửa chữa / chuyển vào 05:21 ngày 19/07/2006
    Được khoinguyen_kts sửa chữa / chuyển vào 10:45 ngày 19/07/2006

Chia sẻ trang này