1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THIẾT KẾ ĐÔ THỊ - LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi hot_heart, 12/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. z_3d

    z_3d Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2005
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    pó tay chú này???
  2. tranvietanhtuan

    tranvietanhtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    1.404
    Đã được thích:
    0
    Các pác post đại một cái mặt bằng quy hoạch cụ thể cho anh em dễ bàn luận cho nhanh.
    Đúng - sai hay dở thấy hết.
    post hoài mấy cái hình scan đó chẳng đâu vào đâu cả. Em chờ các anh cho sáng mắt sáng lòng đây.
    Thanks
  3. tranvietanhtuan

    tranvietanhtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    1.404
    Đã được thích:
    0
    à quên , nhân dịp gặp các đại ca đồng nghành cho tôi hỏi :
    - yếu tố quan trọng nhất trong công tác thiết kết đô thị là gì ?
    (Ý tôi muốn nói về quá trình nghiên cứu vần đề cơ bản nền tảng trong công tác này )
    Nếu pác nào ở nước ngoài học chuyên nghành này thì post vài đồ án lên cho anh em tham khảo học tập. Chứ trong nước tài liệu ko có nhiều mà những cái các pác thảo luận trên đây coi bộ ko còn phù hợp với thực tiễn nữa. ( ý tôi là quá cũ rồi - chứ ko có ý nói sai hay đúng)
    Lý thuyết thì ok rồi - chép sách - surf web thế nào mà ko có - Vấn đề là ở chỗ áp dụng thế nào? cụ thể ra làm sao? thì tôi cá là 100% anh em trên này đọc xong là chịu thua.
    Vì chúng ta ko hình dung ra được một cái gì khác hơn cuộc sống chăng?
    - Các bạn nói theo vị này - nó thế này; theo vị kia nó thế kia vậy chứ theo bạn thiết kế đô thị là gì vậy ta ?? Đọc nhiều đấy - viết cũng nhiểu nhưng ko mạnh dạn nói lên suy nghĩ của bản thân thì thảo luận để làm gì ??
    Thảo luận là đễ trao đổi thông tin và cảm nhận - chứ ko phải là post những gì bạn sưu tầm được một cách máy móc thế này.
    Ngay cả người lập ra topic này cũng post thư viện sưu tầm của bạn ấy chứ ko nêu lên một chính kiến nào của bản thân - nên đề nghị bạn trả lời câu hỏi trên cùng của tôi đi và chúng ta sẽ cùng mổ xẻ vấn đề này từ đầu.
    thế nhé.
  4. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Tất cả các lí thuyết qui hoạch - đều có một khuynh hướng duy nhất đối với xh - là làm cho xh tốt hơn cái hiện nay đang có.
    Trong khi đó những nhà qui hoạch lại phải đợi chờ những thay đổi của xh để mà có thể thay đổi cho phù hợp. Trong khi xh thay đổi quá nhanh, mà người qui hoạch thì lại không có thời gian kiểm chứng cũng như thời gian xây dựng cái mình muốn, hoặc đến khi xây xong rồi thì đã qua một giai đoạn biến chuyển khác. Điều này mới dẫn đến sự phân chia ra những loại qui hoạch khác nhau qui hoạch.
    Điều kiện làm qui hoạch nó lại tuỳ thuộc vào kinh tế và chính trị rất nhiều. Nếu 2 vấn đề này ổn định thì qui hoạch mới có cơ hội làm thay đổi cuộc sống của mọi tầng lớp được. Câu hỏi được đặt ra là qui hoạch mà các bạn đang làm là giúp cho xh hay là giúp cho một bộ phận hay tầng lớp nào đó.
    Tôi cho rằng những lí thuyết cơ bản là những cái mà chi hss vừa đưa ra...là cái kts cũng như cái nhà qui hoạch cần nên biết, tuy nhiên là chưa đủ và nhờ chị hss post thêm. Nó giúp cho quí vị kts khi thiết kế canh nhà của mình thì chịu khó để ý những thứ chung quanh. Trong khi nhà cửa thì càng ngày càng thu hẹp mà đường xá thì lại càng to ra, người kts nên tận dụng những không gian của con đường và khu phố...v.v. nếu có bản dịch cua "images of the city" cua Kevin Lynh thì hay quá.
    Tôi nghĩ nếu cái bạn có bàn thì nên bàn thêm những thực tế, những công trình cải tạo hoặc qui hoạch một khu phố hay một khu vực nào đó. Điều này có lẽ là thiết thực nhất đối với cái kts xây nhà ở của chúng ta trong forum này
    tản mạn
    Ant
  5. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Giải thích cho Tranvietanhtuuan về Thiết kế đô thị quả là rất khó. Cũng giống như giảng tích phân cho học sinh lớp 3 vậy. Trước hết bạn nên tìm hiểu về kiến thức cơ bản về quy hoạch đã
  6. zero08

    zero08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2004
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn
    Xin hoan nghênh người lập Topic và các bạn tham gia thảo luận về TKDT, một đề tài rất thú vị và mới mẻ liên quan đến tất cả các nghành khoa học xă hội, nhân văn.
    Để trả lời các câu hỏi đã đưa ra, trước hết là: TKDT là gì, khác với QHDT (tổng thể và chi tiết) thế nào, QHDT trước đây có nhược điểm gì và TKDT có gì hơn ... theo tôi hơn hết ta nhắc lại bối cảnh ra đời của nó. Xin nói về hoàn cảnh ra đời của TKDT ở Châu Âu.
    Bắt đầu từ những chỉ chích QHDT mang tính quy chế và kĩ thuật.
    Sau thế chiến thứ 2, điều cần làm trước tiên ở Châu Âu là xắp xếp mọi thứ về trật tự; bắt đầu từ dân cư, đến các hoạt động và chức năng của đô thị. Trong QHDT, cách tiếp cận mang tính tổng thể kĩ thuật được ưu tiên trước hết. Người ta không đặt câu hỏi "cái gì xây dựng nên TP? TP mang lợi ích gì, cho ai?" mà chỉ hỏi "làm thế nào để xây dựng nó?"
    Kết quả là QHDT mang tính quy chế, chú trọng công năng, số lượng (rất nhiều thành phố mới, khu đân cư mới được xây dựng đáp ứng sự tăng dân số đô thị). Hậu quả đầu tiên là cuối những năm 60 khi người dân dần dần rời bỏ những khu chung cư xây sau chiến tranh.
    Thập kỉ 70, những dấu hỏi cho đô thị
    Người ta bắt đầu thấy rằng việc hiện đại hoá, phát triển hạ tầng và QHDT bị quá giới hạn trong mục tiêu phát triển kinh tế mà xem nhẹ khía cạnh văn hoá, xă hội. Xă hội học DT trở thành lĩnh vực ưu tiên trong các nghiên cứu về DT. QHDT bị đặt dưới nhiều dấu hỏi. Đến giữa thập kỉ 70, QHDT vẫn nhắm tới mục đích chính là tạo không gian hợp lí nhất cho phát triển kinh tế và sự tăng dân số đô thị. Đến cuối thập kỉ này thì đó không còn là mục đích chính nữa, QHDT từ đây là nhân tố không thể thiếu trong việc thu hút các hoạt động và đầu tư cho 1 TP (điều kiện trước tiên của phát triển kinh tế).
    Những năm 80: Phi tập trung hoá.
    Sau thế chiến thứ 2, mục tiêu của các nước Châu Âu là xây dựng một nhà nước với 1 chính phủ trung ương mạnh được tập trung quyền lực, nhưng đến những năm 80 thì người ta nhận ra nhiều nhược điểm của nó và tiến hành phi tập trung hoá, quyền lực được giao nhiều hơn cho chính quyền địa phương, trong đó có thẩm quyền về quản lí và QHDT.
    Sự chuyển giao quyền lực về chính quyền địa phương vô hình chung đã đặt các thành phố vào thế cạnh tranh lẫn nhau (về thu hút các hoạt động, đầu tư, khách du lịch ... ). Các ông thị trưởng muốn phục hồi TP của mình và sử dụng phương pháp được gọi là hoạch định chiến lược, phương pháp mà trong đó Thiết kế đô thị giữ vị trí trung tâm (sẽ được phân tích sau). Các vị thị trưởng này giờ được coi như những thị trưởng-giám đốc (manager) và điều hành TP của mình như điều hành một công ty vậy.
    Khái niệm cách tiến hành thiết kế công ty:
    Bao gồm: xây dựng tham vọng tổng thể dài hạn --> định hướng chiến lược --> xác định mục tiêu cho từng định hướng --> xác dịnh chính sách điều hành để thực hiện các mục tiêu. Ngắn gọn, cách tiến hành này cho phép công ty phát triển tốt với chiến lược dài hạn, và rất quan trọng là nó cho phép hình thành đặc trưng riêng của công ty ...
    Từ thiết kế công ty đến thiết kế TP
    Người ta áp dụng phương pháp này vào các TP trong bối cảnh cạnh tranh giữa chúng, sự cạnh tranh này không còn nàm ở cấp độ quốc gia nữa mà ở quy mô quốc tế (các bạn biết là EU cũng giống như 1 quốc gia) việc hình thành một đặc trưng cho mỗi thành phố giờ đây là rất quan trọng.
    ... và TKDT
    TKDT thể hiện các định hướng phát triển kinh tế xă hội của đồ án "thiết kế TP " ở góc độ không gian đô thị.
    --------------
    Trên đây là quá trình hình thành khái niệm TKDT ở châu Âu, theo tôi thấy thì TKDT không chỉ đơn thuần liên quan đến lĩnh vực không gian đô thị mà nó gắn mật thiết với các vấn đề chính trị, kinh tế xã hội (như đá trình bày ở trên).
    Theo ý kiến cá nhân, tôi xin trả lời các câu hỏi đã đưa:
    TKDT là gì: chính là QHDT, nhưng có phương pháp làm việc mới, quan tâm nhiều hơn tới những vấn đề mà QHDT trước đây ít quan tâm vì ở trong một bối cảnh mới mà bối cảnh này luôn thay đổi rất nhanh. (cì thế TKDT hoàn toàn không phải là một lĩnh vực mới, mà chỉ là một khái niệm mới).
    Vì TKDT chính là QHDT nên đặt câu hỏi sự khác nhau giữa nó va QHDT (tổng thể và chi tiết) là gì không còn cần thiết và như vậy câu hỏi về TKDT nằm ở giai đoạn nào của QHDT cũng thế. Tiện đây tôi nghĩ tới câu hỏi về quy mô của TKDT, nếu có thể (nghĩa là chúng ta có sự thống nhất tương đối nào đó về những cái tôi đã đưa ra) thì tôi sẽ xin trình bày tiếp.
    Trong một bài khác sẽ xin chi tiết hơn vào khái niệm TKDT mà tôi đã dừng ở trên, về những lợi ích và hạn chế của nó.
    Bài trên được tham khảo hai tài liệu tiếng Pháp:
    Que sais-je? Le projet urbain
    Projet urban, enjeux, expérimentations et professions
    Rất mong các bạn có các tài liệu tương tự tiếng Anh tham gia để chúng ta có thể thấy sự khác nhau giữa TKDT châu Âu và Bắc Mĩ.
  7. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề của anh tôi đã trình bày quan điểm của mình từ lâu rồi. Anh chịu khó xem và tự suy nghĩ lại nhé!
    Anh nói là tài liệu trong nước không có nhiều và có vẻ như anh đang chờ đợi tài liệu từ những người khác. Nhưng tôi thấy thực chất anh chẳng thèm quan tâm gì đến tài liệu và lý thuyết. Anh bảo những lý thuyết trên là lạc hậu vậy nhờ anh chỉ bảo giùm chúng tôi là thế nào là mới mẻ và phù hợp với thực tiễn nhé!
    Anh nói lý thuyết thì OK rồi nhưng tôi thấy nó chưa OK với người tự xưng là có bằng Kiến Trúc Sư Thiết Kế Đô Thị như anh, đó là chỉ mới nói đến lý thuyết cơ bản. Điều này anh datvn đã bình luận ở trên, tôi không cần phải nhắc lại. Anh nói search web, chép sách cũng tìm được một đống tài liệu, vậy thì anh đâu cần hỏi các bạn khác tài liệu làm gì. Tự anh tìm cũng được mà!
    Có vẻ như anh không hiểu mình đang nói cái gì. Cho tôi hỏi là "khác hơn cuộc sống" là như thế nào?
    Anh xem lại từ đầu topic giùm nhé! Riêng cá nhân tôi đã mạnh dạn nêu lên quan điểm chính kiến rõ ràng của mình về Thiết Kế Đô Thị. Nếu như anh không thấy hoặc đã thấy mà không hiểu thì tôi đành chịu. Còn những quan điểm của người khác tôi nêu lên trước là vì tôi học hỏi từ các quan điểm đó đồng thời đây cũng là một nguyên tắc trong các tài liệu chuyên môn. Tôi cũng chưa nhận thấy được bất kỳ một quan điểm có sức thuyết phục kèm với dẫn chứng cụ thể nào của anh về Thiết Kế Đô Thị. Theo tôi thấy thì những gì anh nói từ đầu topic đến giờ toàn là những lời vô thưởng vô phạt và mang tính chất gây nhiễu thông tin, thiếu giải thích hoặc sai lầm cơ bản như anh datvn đã phân tích, anh cố tình hay vô ý do trình độ kiến thức có hạn thì tôi chưa dám chắc chắn. Chính anh mới là người cần phải suy nghĩ lại!

    Một vấn đề nữa liên quan đến quan điểm cá nhân.
    Trong các bài trước anh có nói thế này, tôi xin trích nguyên văn.
    " Kiến trúc sư có ba dạng:
    1- Dạng thi ca : dạng học nhiều - bằng cấp đầy mình nhưng ko có công trình cụ thể thực tế - thiên hướng làm thầy giáo .Công trình của họ suốt đời nằm trên giấy để khè học trò.
    2- Dạng phong thủy : Dạng rất thích ứng cuộc sống - trình độ chuyên môn lý thuyết trung bình - nhưng nhiều công trình và có nhiều tiền.
    3- Dạng tổng hợp : là kts siêu cấp khỏi nói ai cũng biết.
    - tôi là kts chính quy thiết kế đô thị
    - tự biết tôi là dạng kts phong thủy (dạng 2) "
    Theo tôi biết thì không có một nước nào trên Thế Giới đào tạo bằng cử nhân Thiết Kế Đô Thị (Urban Design), chỉ có cử nhân Kiến Trúc Công Trình (Architecture), Quy Hoạch (Town Planning), Cảnh Quan (Landscape Architecture) và Nội Thất (Interior). Thiết Kế Đô Thị chỉ được đào tạo ở bậc sau Đại Học mà thôi. Anh là trường hợp ngoại lệ học ở một quốc gia nào đó có chương trình Cử Nhân Thiết Kế Đô Thị chăng?
    Theo quan điểm cá nhân, trong 3 dạng kiến trúc sư mà anh nêu ra, dạng số 2 là có tiềm năng hại dân hại nước nhất. Chúc anh thành công, Tuấn Nha Trang QH98 à!
    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 20:57 ngày 20/11/2005
  8. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Rỗi rãi ngồi phù phiếm chơi.
    Quy hoạch đô thị ( Urban planing) tự thân nó là một ngành nghề khoa học có tính tiên đoán. Người Tây dùng chữ "Planing" nghĩa nôn na là kế hoạch có nghĩa là xây dựng một hướng đi cho tương lai (bất kể xa hay gần) và người Việt dùng chữ"quy" chữ "Hoạch" cũng không ngaòi ý nghĩa xây dựng một chương trình cho mai sau.Cho nên Không thể nói rằng do xã hội và các các vấn đề liên quan của nó thay đổi quá nhanh mà Quy hoạch luôn lạc hậu với những thay đổi đó. Nếu công tác quy hoạch phát triển xã hội nói chung và quy hoạch xây dựng phát triển đô thị nói riêng không làm tròn chức năng cơ bản của nó là hoạch định tương lai thì có thể nói rằng cái công tác đó đã thất bại, hay nhẹ nhàng hơn là đã không làm tròn chức năng của nó.
    Cái sự "đã thất bại" này luôn là "đã thất bại".Và thật là nực cười và tuyệt vọng khi ta không thể kiểm chứng một đồ án quy hoạch là tốt hay tồi khi mà nó chưa được xây dựng và đưa vào vận hành. Chúng ta và xã hội sẽ luôn là những người khắc phục, sữa chữa, thậm chí làm lại mà không có một cơ hội nào để ngăn cản trước đó một khi có cái gì sai trái .
    "Quy hoạch đô thị" có từ rất lâu. Điều này thì ai cũng biết từ Acropolis đến Trường An. Tuy nhiên nếu theo nhìn nhận đúng theo bản chất hoàn chỉnh của một bộ môn khoa học thì tôi cho rằng Quy hoạch đô thị chỉ có từ khi con người đã có bắt đầu nhìn nhận các vấn đề bằng cách phân tích và tổng hợp sâu sắc. Các vấn đề về vĩ mô và vi mô, tổng quan và khu biệt luôn được cân nhắc cẩn trọng là bước đi đầu tiên.... Và sẽ bám riết lấy những người hoạch định cho đến khi xây dựng và vận hành đô thị. Nếu cần một thời điểm chính xác cho sự ra đời của bộ môn Quy hoạch đô thị thì tôi không có một khả năng xác định chính xác. Nhưng một sự kiện nào gắn với đó là nằm trong khoảng thời gian nào đó là có thể....
  9. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Hi anh Egoist, lâu quá không gặp!
    Rất mừng là topic này đã xuất hiện những đóng góp rất có giá trị của phần lớn các bạn, chỉ trừ một trường hợp thôi. Chúng ta tiếp tục thảo luận nào.
    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 20:59 ngày 20/11/2005
  10. tranvietanhtuan

    tranvietanhtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    1.404
    Đã được thích:
    0
    @datvn: nói chút kiến thức cơ bản về quy hoạch tôi nghe xem đúng ko nào
    @hot heart:
    Tôi sẽ giải thích tại sao tôi ko quan tâm đến lý thuyết của bạn từ đầu như sau:
    bạn nói rằng:
    + Năm 1955, Clarence Stein đưa ra định nghĩa: " Thiết Kế Đô Thị là nghệ thuật liên kết những thành phần cấu trúc và những xếp đặt tự nhiên của chúng với nhau nhằm phục vụ cho cuộc sống hiện đại "
    + Theo (Llewellyn và Davies, 2002), " Thiết Kế Đô Thị là sự sáng tạo ra một khu vực không gian cùng với những kỹ năng và nguồn lực nhằm hỗ trợ cho không gian đó "
    + Theo hoasosac, Ross King có viết một đoạn về Thiết Kế Đô Thị như sau " Thiết Kế Đô Thị là quy trình sản xuất có mục đích của những ý nghĩa đô thị ,qua việc tổng hợp và liên kết tất cả những mối liên hệ giữa các thành phần không gian "
    + " Thiết Kế Đô Thị là tổng hợp những mối quan hệ hữu cơ phức tạp giữa các thành phần không gian nhân tạo và tự nhiên " (DoE, 1997).
    + Một định nghĩa khác của tác giả Kim Quảng Ngân: " Thiết kế đô thị là thiết kế môi trường hình thể đô thị dưới góc độ không gian ba chiều hoặc thiết kế môi trường công cộng. "
    + Định nghĩa mà tôi cho rằng ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu nhất là của Jon Lang. Theo (Jon Lang, 2005), " Thiết Kế Đô Thị là thiết kế không gian 3 chiều của lãnh vực công cộng " (Urban Design is the three-dimensional design of the public realm)
    +++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
    Rồi ok - định nghĩa như vậy đọc là đủ hiểu. Ko phải nhắc tới nữa-
    Bắt đầu từ đây là một chuỗi những cái ai cũng biết - thì nói làm gì ?? như sau:
    +++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
    Anh tranvietanhtuan,
    Tôi cho rằng cách nhìn của anh về Thiết Kế Đô Thị là đúng, nhưng chưa đủ.
    Theo anh, thế nào là sự liên hệ giữa Thiết Kế Đô Thị và các lãnh vực Quy Hoạch Đô Thị, Kiến Trúc Công Trình, Kiến Trúc Cảnh Quan và Kết Cấu Hạ Tầng? Sự diễn giải của anh ở trên chưa trình bày về những vấn đề này.
    Thiết Kế Đô Thị không chỉ đơn giản là một sự sắp xếp các thành phần trong đô thị lại với nhau mà thôi. Trong một chừng mực nào đó, nó tác dụng ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lãnh vực liên quan.
    Theo (Jon Lang, 2005), các mối quan hệ giữa Thiết Kế Đô Thị và các lãnh vực liên quan được thể hiện trên các sơ đồ như sau:
    Sơ đồ 1: Quan điểm cổ điển về Thiết Kế Đô Thị
    Sơ đồ 2: Quan điểm hiện đại về Thiết Kế Đô Thị
    Từ sơ đồ 2 này, tôi xin đưa ra cách hiểu của mình về Thiết Kế Đô Thị như sau:
    Theo tôi, Thiết Kế Đô Thị nên được xem như một ngành nghề chuyên biệt trong lý thuyết và thực hành bên cạnh các lĩnh vực Qui Hoạch Đô Thị, Kiến Trúc Công Trình, Kiến Trúc Cảnh Quan và Kết Cấu Hạ Tầng.
    Thiết Kế Đô Thị có những mảng chung và riêng so với các ngành nghề liên quan. Nó có tác dụng như hạt nhân liên kết 4 lãnh vực còn lại với nhau một cách chặt chẽ. 4 lãnh vực này tác động qua lại với nhau trong phạm vi giải quyết của Thiết Kế Đô Thị.
    Thiết Kế Đô Thị cùng với 4 lãnh vực còn lại tập hợp thành sự phát triển vật lý của đô thị hay nông thôn. Sự phát triển vật lý của đô thị chịu sự ảnh hưởng qua lại bởi các điều kiện Chính Trị-Quản Lý, Kinh Tế-Nguồn Lực, Văn Hóa-Xã Hội và Khí Hậu-Địa Lý. Tất cả tạo thành một vòng tròn lớn mà mỗi yếu tố trong đó có tác động qua lại với nhau.
    Tôi lấy ví dụ một dự án Khu Phố Đi Bộ . Ý tưởng một khu phố đi bộ không phải là ý tưởng ban đầu của mặt bằng quy hoạch chung, của thiết kế kiến trúc công trình hay của kiến trúc cảnh quan mà đó là ý tưởng Thiết Kế Đô Thị.
    1) Giai đoạn lập và trình duyệt dự án:
    Dự án được lập và trình lên các nhà quản lý. Dự án đó sẽ được kiểm tra tính khả thi dựa trên những điều kiện khả thi kinh tế, giải pháp quy hoạch chung, phù hợp nhu cầu văn hóa xã hội và quản lý hiệu quả.
    2) Giai đoạn thiết kế chi tiết cho thi công:
    Khu Phố Đi Bộ đó sẽ được triển khai thiết kế và nó là một đồ án Thiết Kế Đô Thị tổng hợp nhiều lãnh vực liên quan:
    + Đối với Quy Hoạch Đô Thị: Đồ án Phố Đi Bộ phải phù hợp với những quy định quy hoạch chung. Mặc khác, nó cũng có thể đưa ra những điều chỉnh trong giải pháp quy hoạch chung.
    + Đối với Kiến Trúc Cảnh Quan: Trong đồ án này, yếu tố kiến trúc cảnh quan là một thành phần của Thiết Kế Đô Thị. Các yếu tố này bao gồm: cây xanh công viên bám theo đường đi bộ, điêu khắc, hồ nước, ghế nghỉ, chi tiết vỉa hè, vật liệu cho vỉa hè, chiếu sáng, v.v...
    + Đối với Kiến Trúc Công Trình: Đồ án Phố Đi Bộ quan tâm đến các mặt tiền (facade) của các dãy nhà trong phố đi bộ, các lối vào khu mua sắm, các biển hiệu quảng cáo, sự liên hệ giữa tầng trệt khu phố với đường đi bộ, v.v...
    + Đối với Kết Cấu Hạ Tầng: Các đường điện chiếu sáng, cấp thoát nước, cấu tạo mặt cắt đường, v.v...
    Mặt khác, những yếu tố kinh tế, văn hóa, khí hậu địa lý và tổ chức quản lý sẽ tác động lên từng phần, từng gia đoạn của dự án.
    + Kinh tế: lựa chọn thiết kế, vật liệu khả thi về kinh tế.
    + Khí hậu: phù hợp điều kiện khí hậu. Bố trí cây xanh che nắng hiệu quả, kích thước ô văng che mưa dọc theo khu phố buôn bán, v.v...
    + Văn hóa: phù hợp và thúc đẩy thói quen, phong tục tập quán. Ví dụ như người VN thích cafe ngoài trời, một phần Phố Đi Bộ có thể gắn với dãy quán cafe ngoài trời kết hợp với công viên cây xanh, v.v...
    + Quản lý: thành lập ban quản lý dự án, kiểm tra tiến độ thực hiện. v.v...
    3) Giai đoạn sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng:
    Công trình Phố Đi Bộ sau khi hoàn thành sẽ đóng góp vào các yếu tố chung.
    + Kinh tế: tăng cường lợi ích kinh tế cho khu vực nhờ các hoạt động buôn bán, thương mại dọc theo tuyến phố.
    + Quản lý: Trách nhiệm quản lý công trình thuộc về một tổ chức, đơn vị cụ thể.
    + Văn hóa xã hội: Tăng cường giao tiếp văn hóa giữa các người dân trong tiểu khu thông qua các hoạt động gặp gỡ thường nhật qua phố đi bộ.
    ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
    lý thuyết trên đọc sẽ hiểu là ví dụ như sau:
    khu đi bộ nghĩa là khu vực dùng để đi bộ. ( ai cũng biết) rồi thì góp phần tăng cường lợi ích kinh tế v..v..( hiển hiên rồi )
    rồi thì quản lý thuộc về mọi tổ chức ( tất nhiên luôn- chẳng lẽ cty tôi lại do bạn quản lý ? vớ vẩn )
    rồi thì văn hoá xã hội tăng cường giao tiếp v..v.. ( hiển hiên luôn chẳng lẽ ông bà xưa khi chưa có cái gọi là phố đi bộ thì ko có giao lưu văn hoá chắc ???
    Còn lại các văn bản quy định về tiến trình cũng như các hoạt động thiết kế quy hoạch nói chung thì bất cứ ai làm việc này đều phải nghiên cứu ( ko làm theo đố mà được duyệt ) Vậy thì nói làm gì ?
    Vì vậy theo tôi thực sự bạn chẳng biết dek gì chỉ là nhai lại như mấy con bò trong trường viết ba cái báo cáo khoa học thường niên.
    Thứ hai bạn ko trả lời được câu hỏi của tôi- vì chính bạn đang còn mù mờ về cái định nghĩa đó nêm ôm toàn bộ và cho rằng ...đó hiểu sao thì hiểu.
    ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
    trở lại với lần post gần đây của bạn . bạn nói tôi là làm nhiễu thông tin- thực sự theo tôi chính những cái trên mới là nhiễu thông tin - càng làm cho chúng ta kém sáng suốt trong công việc thậm chí là ì tâm lý
    Ai đời đọc mấy cái mình tự biết là đúng rồi lại suýt xoa khen hay ??
    Kiếm cái gì mà mình ko hiểu để đi tìm hiểu nó thì mới gọi là "vượt lên chính mình" chứ
    Đúng là tôi đang mong chờ những gì mới hơn trên này từ các bạn.
    Trở lại quan điểm cá nhân tôi xin thưa - chính những người như bạn mới đẻ ra những quy hoạch tệ hại - những công trình kém chất lượng - những cái gọi là ung thư đô thị vì đi sau thời đại.
    +++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
    bạn biết tôi là ai ( chắc tôi nỗi tiếng chăng?? ) cũng hay . Có thể mình cùng trường -xin thưa là cách giáo dục ngày nay trong trường kiến trúc đẻ ra một mới máy photocopy đời mới chứ hay ho gì. Xin chào một cái máy photo thế hệ mới nhất với công nghệ cũ.
    Tuy nhiên xét theo khía cạnh danh lợi. Nghiên cứu như bạn là đúng đắn và nếu có gắng chép nhiều hơn nữa chắc chắn sẽ có được tấm bằng thạc sỹ ghi công đem về mà ngâm mắm ăn dần. Còn các dự án quy hoạch thì để cho mấy thằng tây nó làm hết.
    thế thôi.
    nào thì post mặt bằng nào đấy lên cho anh em nhờ

Chia sẻ trang này