1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THIẾT KẾ ĐÔ THỊ - LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi hot_heart, 12/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tranvietanhtuan

    tranvietanhtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    1.404
    Đã được thích:
    0
    pó tay.com luôn.
    đề nghị đồng chí hss tiếp tục chủ đề hôm trước giùm.
  2. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Cái định nghĩa này chẳng lọt tai tí nào. Nó quá chung chung, với cái định nghĩa này ta cũng có thể định nghĩa Kiến trúc hay nhiều khái niệm khác!
  3. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Định không nói ra nhưng không thể cứ ngồi khoanh tay khi mà mắt mình đang bị ngứa !
    Hss thấy xấu hổ thay thời buổi này lại chứng kiến một số KTS trẻ có những suy nghĩ quá nông cạn !(Nhất là trong diễn đàn tri thức như thế này !)
    Hy vọng một số người tự hào mình là KTS kiếm nhiều tiền bỏ ngay tư tưởng mua ô tô để học thêm cách đọc hiểu và tiếp nhận thông tin !
    Nhắn HH : Hôm nay là ngày cuối tuần rồi đó, Hss đang lắng nghe và chờ học mót thêm một ít kiến thức mà bạn biết !

  4. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    tự hào ghê lắm...
  5. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Hihi... Theo bài của hoasosac thì chị em TS. Phạm Thúy Loan Th.s Phạm Thúy Quỳnh có một cái định nghĩa khá cô đọng về Thiết kế Đô Thị như sau: "Thiết Kế Đô Thị là lĩnh vực tạo dựng môi trường đô thị cho con người và vì con người, trong đó con người luôn là đối tượng trung tâm".
    Theo tôi thì định nghĩa này không hẳn là một định nghĩa mà là phương châm của Thiết Kế Đô Thị cũng như các ngành chuyên môn liên quan. Ví dụ như tôi nói: "Kiến Trúc Cảnh Quan là một lĩnh vực tạo dựng môi trường cảnh quan cho con người và vì con người, trong đó con người luôn là đối tượng trung tâm". Nghe cũng "lọt lỗ tai" chứ nhỉ? Như vậy, theo tôi, cái định nghĩa này còn mang tính chung chung, chưa đặc trưng cho Thiết kế Đô Thị. Vì vậy, tôi vẫn giữa quan điểm: "Thiết Kế Đô Thị là tạo dựng không gian ba (hoặc bốn) chiều cho lãnh vực công cộng".
    Nhắc đến Kiến Trúc Cảnh Quan, tôi nghĩ đến việc phân biệt nó với Thiết kế Đô Thị, vì vậy, tôi xin phép trình bày tiếp nội dung ở phần trước.
    1.3 - PHÂN BIỆT THIẾT KẾ ĐÔ THỊ VỚI CÁC CHUYÊN MÔN KHÁC (Tiếp theo):
    1.3.2 - Thiết Kế Đô Thị và Kiến Trúc Cảnh Quan:
    Đối với nhiều người, đặc biệt là các kiến trúc sư cảnh quan, thiết kế kiến trúc cảnh quan chính là Thiết Kế Đô Thị. Theo họ, tất cả các thiết kế đường sá, công viên, không gian công cộng, quảng trường, v.v? đều là sản phẩm của Thiết Kế Đô Thị. Hàng năm các hiệp hội Kiến Trúc Sư Cảnh Quan đều có các giải thưởng Thiết Kế Đô Thị dành cho các sản phẩm Kiến Trúc Cảnh Quan.
    Trước hết phải nói đến các dạng sản phẩm của Kiến Trúc Cảnh Quan. Sản phẩm điển hình của Kiến Trúc cảnh quan bao gồm các thành phần như sau:
    + Các đường phố (street).
    Ví dụ như đường Lê Duẩn, HCMC, Việt Nam, King Street, Sydney, Australia, v.v?
    [​IMG]
    King Street, Sydney, Australia. Nguồn: Ảnh tư liệu của hot_heart
    [​IMG]
    King Street, Sydney, Australia. Nguồn: Ảnh tư liệu của hot_heart
    + Quảng trường (square) và các không gian mở (open space)
    Chẳng hạn như quảng trường UBND, HCMC, Việt Nam, quảng trường Le place des Terreaux, Lyon, France, quảng trường Sydney Opera House, Australia, v.v?
    [​IMG]
    Quảng trường Sydney Opera House. Nguồn: Ảnh tư liệu của hot_heart
    [​IMG]
    Quảng trường Sydney Opera House. Nguồn: Ảnh tư liệu của hot_heart
    + Công viên (park)
    Ví dụ như công viên Tao Đàn (ai vào đây ban đêm thì hay bị giật mình lắm ), công viên La Villette,Paris, Pháp, một ví dụ điển hình của Deconstructivism) hay Hyde Park, Sydney, v.v?
    [​IMG]
    Centennial Park, Sydney, Australia. Nguồn: Ảnh tư liệu của hot_heart
    [​IMG]
    Cronulla Park, Sydney, Australia. Nguồn: Ảnh tư liệu của hot_heart
    [​IMG]
    Hyde Park, trung tâm Sydney, Australia. Nguồn: Ảnh tư liệu của hot_heart
    [​IMG]
    Hyde Park, trung tâm Sydney, Australia. Nguồn: Ảnh tư liệu của hot_heart
    [​IMG]
    Hyde Park, trung tâm Sydney, Australia. Nguồn: Ảnh tư liệu của hot_heart
    [​IMG]
    Hyde Park, trung tâm Sydney, Australia. Nguồn: Ảnh tư liệu của hot_heart
    + Phố đi bộ (pedestrian mall)
    Ví dụ tiêu biểu nhất là phố Strogret, Copenhagen, Đan Mạch hay phố đi bộ trên bến cảng King Street Wharf, Sydney, Australia.
    [​IMG]
    Phố đi bộ bến cảng King Street Wharf, Sydney, Australia. Nguồn: Ảnh tư liệu của hot_heart
    [​IMG]
    Phố đi bộ bến cảng King Street Wharf, Sydney, Australia. Nguồn: Ảnh tư liệu của hot_heart
    [​IMG]
    Phố đi bộ bến cảng King Street Wharf, Sydney, Australia. Nguồn: Ảnh tư liệu của hot_heart
    [​IMG]
    Phố đi bộ bến cảng King Street Wharf, Sydney, Australia. Nguồn: Ảnh tư liệu của hot_heart
    [​IMG]
    Phố đi bộ bến cảng King Street Wharf, Sydney, Australia. Nguồn: Ảnh tư liệu của hot_heart
    + Đường đi bộ (walkway)
    [​IMG]
    Đường đi bộ, Watson Park, Australia. Nguồn: Ảnh tư liệu của hot_heart
    [​IMG]
    Đường đi bộ, King Street Wharf, Australia. Nguồn: Ảnh tư liệu của hot_heart
    [​IMG]
    Đường đi bộ, Convention Centre, Sydney, Australia. Nguồn: Ảnh tư liệu của hot_heart
    Trên thực tế, phần lớn các đồ án Kiến Trúc Cảnh Quan chủ yếu quan tâm đến chất lượng thiết kế phong cảnh đô thị (cityscape), bề mặt (surface) của các yếu tố cảnh quan như quảng trường, công viên, đường đi bộ. Một mình Kiến Trúc Cảnh Quan không trực tiếp giải quyết chất lượng ba chiều của không gian đô thị cũng như các vấn đề xã hội và kinh tế bên trong đô thị. Như vậy, theo tôi, đây là sự khác biệt giữa Thiết Kế Đô Thị và Kiến Trúc Cảnh Quan. Trong phần lớn các trường hợp, Kiến Trúc Cảnh Quan là một phần của Thiết Kế Đô Thị
    Ví dụ như trong một dự án thiết kế quảng trường trung tâm cho thành phố Sydney, đối diện với tòa thị chính (nơi vừa diễn ra Duyên Dáng Việt Nam đó ), hội đồng thành phố Sydney đang có kế hoạch mua các khu đất và tòa nhà cao tầng vốn có chủ quyền tư nhân phía trước và xung quanh tòa thị chính sau đó san bằng hoặc cải tạo chúng, mở diện tích cho quảng trường dự định có diện tích 5300 m2 kết hợp với khu thương mại ngầm và các dãy hàng quán cafe.
    Dự án Thiết Kế Đô Thị này được thực hiện dưới sự hợp tác của các nhà quy hoạch, nhà Thiết Kế Đô Thị, Kiến Trúc Sư Công Trình và Kiến Trúc Sư Cảnh Quan. Mục tiêu của dự án là tạo một không gian công cộng đa năng, tăng cường các không gian mở và biểu tượng cho khu vực công quyền (tòa thị chính và hội đồng thành phố Sydney).
    [​IMG]
    Sydney Square, Sydney, Australia. Nguồn: City of Sydney website. Online: http://www.cityofsydney.nsw.gov.au/citynews/2004_december/stories/Future.html
    Nhiệm vụ của các kiến trúc sư cảnh quan là thiết kế bề mặt của quảng trường và công viên với tất cả những yếu tố chi tiết của thiết kế cảnh quan như chiếu sáng, cây xanh, chất liệu bề mặt, v.v? Các thiết kế hàng quán và khu thương mại ngầm được giao cho nhóm các kiến trúc sư công trình. Trong khi đó, vai trò đầu tàu được giao cho các nhà Thiết Kế Đô Thị với nhiệm vụ đặt ra những quy định chung cho không gian quảng trường, kiểm soát mối liên hệ giữa khu quảng trường, công viên với các tuyến đường và tòa nhà xung quanh đồng thời kết hợp với các nhà quy họach đưa ra những giải pháp kinh tế, thu hồi vốn đầu tư cho chính quyền thành phố.
    Một ví dụ đơn giản hơn là một khu phố đi bộ như tôi đã có chủ ý trình bày ở các bài trước nhằm ngầm nói lên sự phân biệt giữa Thiết Kế Đô Thị và Kiến Trúc Cảnh Quan cùng với các ngành chuyên môn khác (anh tranvietanhtuan không nhận ra điều này nên đã than thở: ?oBiết rồi khổ lắm nói mãi?). Cụ thể như bến cảng King Street Wharf, Sydney, Australia, dự án của công ty Philip Cox & Richardson Architectural and Urban Design. Đây là một ví dụ tiêu biểu của Thiết Kế Đô Thị với sự kết hợp của Quy Hoạch Đô Thị, Kiến Trúc Công Trình, Kiến Trúc Cảnh Quan và Cơ Sở Hạ tầng.
    [​IMG]
    Bến cảng King Street Wharf, Sydney, Australia vào ban ngày. Nguồn: Ảnh tư liệu của hot_heart
    [​IMG]
    Bến cảng King Street Wharf, Sydney, Australia vào ban đêm. Nguồn: Ảnh tư liệu của hot_heart
    [​IMG]
    Bến cảng King Street Wharf, Sydney, Australia - Mô hình.Nguồn: Ảnh tư liệu của hot_heart
    [​IMG]
    Bến cảng King Street Wharf, Sydney, Australia - Mô hình.Nguồn: Ảnh tư liệu của hot_heart[/b]
    Dự án King Street Wharf đang được tiếp tục thực hiện với các thành phần phố đi bộ, các tổ hợp nhà đa dụng (mixed-use building) với tầng trệt là khu hàng quán cafe, nhà hàng, các tầng trên là nhà ở, khu cầu cảng cũng như các toà nhà cao tầng sẽ tiếp tục được xây dựng vào các năm sau.
    Nói tóm lại, một đồ án Kiến Trúc Cảnh Quan không tự thân giải quyết chất lượng ba chiều của không gian và môi trường đô thị nếu như nó được thực hiện một cách đơn lẻ. Một đồ án Kiến Trúc Cảnh Quan có thể là một thành phần quan trọng trong một tổng dự án Thiết Kế Đô Thị, kết hợp với Kiến Trúc Công Trình và cả Hạ tầng Kỹ Thuật Đô Thị.

    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 10:59 ngày 26/11/2005
  6. kiepcodai

    kiepcodai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Ông này!
    Ông thiết kế dốt còn hay to mồm, loại bụng rỗng vỗ kêu " bong bong". Mấy hôm vào trang web của ông về tôi cứ buồn nôn mãi,
    Cái thứ đó mà ông đưa ra tự hào, rồi đem đi lừa bịp chủ nhà thì thối thật.
    Ông về giải toả mà bán sắt vụn cái văn phòng ấy đi, bọn văn phòng ông chỉ làm được thợ xây thôi chứ làm kiến trúc thì khắm lắm.
    Nhé!
  7. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    1.3 - PHÂN BIỆT THIẾT KẾ ĐÔ THỊ VỚI CÁC CHUYÊN MÔN KHÁC (Tiếp theo):
    1.3.3 - Thiết Kế Đô Thị và Kiến Trúc Công Trình:
    Một điều rất thú vị với các kiến trúc sư công trình là làm sao phân biệt một công trình hoặc một tổ hợp công trình với một đồ án Thiết kế Đô Thị cũng như những sự tương quan, ảnh hưởng qua lại giữa hai ngành chuyên môn này. Chính vì vậy, rất nhiều kiến trúc sư công trình cố gắng tìm hiểu lý thuyết và thực hành Thiết kế Đô Thị (trong đó có tôi ).
    Trên thực tế, phần lớn kiến trúc sư công trình khi thiết kế một tòa nhà thường quan tâm trước tiên đến không gian nội, ngoại thất của công trình đó. Họ không quan tâm nhiều lắm đến ảnh hưởng qua lại của công trình đối với tổng thể không gian công cộng và môi trường đô thị xung quanh, điều này thể hiện rất rõ ở các đô thị Việt Nam, sinh ra những công trình như Hà Nội Vàng, Hàm Cá Mập, v.v? Làm thế nào để một công trình hoặc một tổ hợp công trình có thể làm cho không gian công cộng và đường phố đẹp hơn? Có bao giờ các bạn đặt ra câu hỏi này trong quá trình thiết kế?
    Không gian đô thị ví dụ như một dãy phố hay một quần thể công trình cần có những điểm nhấn, những tòa nhà làm cận cảnh (foreground) và những tòa nhà khác làm phông nền (background). Một thực tế là các nhà đầu tư và kiến trúc sư luôn luôn muốn tòa nhà của mình phải nổi bật, phải ấn tượng. Làm sao người thiết kế có thể dung hợp được sự hài hòa của không gian đô thị với cá tính của từng công trình hay cụm công trình?
    Ở bài viết về sản phẩm của Thiết Kế Đô Thị, tôi có nói đến mối quan hệ giữa Kiến Trúc Công Trình và Thiết kế Đô Thị một cách sơ lược. Ở bài này tôi xin phép trình bày cụ thể hơn. Có bốn trường hợp xảy ra mà một công trình hoặc tổ hợp công trình có thể được ghi nhận như một sản phẩm Thiết Kế Đô Thị.
    a) Thiết kế công trình dựa trên bối cảnh không gian đô thị (Building in Contextual Design):
    Khi một công trình hoặc tổ hợp công trình có quy mô tương đối lớn và có mối quan tâm đặc biệt đến bối cảnh không gian đô thị và môi trường xung quanh, nó có thể được xem như là sản phẩm của Thiết kế Đô Thị. Điều này thể hiện ở các yếu tố bản thân của công trình như sự liên hệ chặt chẽ giữa tầng trệt công trình với sinh hoạt đô thị, sự tương đồng giữa hình thức kiến trúc và vật liệu xây dựng của công trình đối với các công trình xung quanh, v.v?
    Ví dụ tiêu biểu của dạng công trình này là Pioneer Place, Portland, Oregon, USA. Portland khá đặc biệt so với các thành phố khác ở Mỹ bởi một số yếu tố như: diện tích các khu đất chia lô rất nhỏ, kể cả ở khu trung tâm (khoảng 61 m2), hệ thống đường khá hẹp (18 - 24m), thành phố có tất nhiều tòa nhà cổ mang giá trị lịch sử và sự cần thiết của ánh sáng mặt trời (lão Jon Lang nói Portland là thành phố nhiều mây nhất nước Mỹ, không biết có đúng không wegotjam, GoBlue?)
    Năm 1980, tập đoàn đầu tư địa ốc Cadillac-Fairview thuê văn phòng Zimmer Gunsul Frasca Partnership thiết kế phương án một tổ hợp thương mại gồm 4 tòa nhà nằm trên bốn khu đất liền kề nhau bị chia cắt bởi đường giao thông. Các tòa nhà được liên kết với nhau bằng các cầu đi bộ (skybridge) gắn liền với các dãy shop. Chức năng của cấu trúc này là nhằm làm tổ hợp công trình trở nên độc lập so với không gian bên ngoài.
    [​IMG]
    Thiết kế của Zimmer Gunsul Frasca - Mặt bằng. Nguồn: Jon Lang, Urban Design - The Typology of Procedures and Products, 2005.
    Thiết kế này gây ra rất nhiều tranh cãi xung quanh quan hệ của nó đối với không gian đô thị xung quanh. Nếu được xây dựng, những cầu đi bộ sẽ che chắn tầm nhìn từ không gian đường phố ra các ngọn đồi xung quanh Portland, đồng thời gây ra mối lo ngại rằng người dân sẽ sử dụng các cầu đi bộ này thay vì đi lại trên đường phố, đường phố Portland vốn náo nhiệt sẽ trở thành các đường phố "chết". Mặt khác, quy mô của công trình quá lớn sẽ dẫn đến việc phá vỡ nét đặc trưng của Portland là các block nhà trung bình và nhỏ. Portland sẽ không còn là Portland! (Đây chính là "the sense of place"hoasosac đã trích dẫn).
    Chính quyền thành phố Portland và tập đoàn Cadillac-Fairview không đạt được sự thoả hiệp trong việc chỉnh sửa bản thiết kế đồng thời với sự suy thoái kinh tế thời gian này đã khiến phương án của Zimmer Gunsul Frasca Partnership bị phá sản. Các phương án thiết kế khác được đưa ra, trong đó, phương án của công ty địa ốc Rouse Corporation do văn phòng ELS/Elbasani and Logan thiết kế đã được chọn.
    Công trình được đặt tên là Pioneer Place, vẫn là một tổ hợp gồm 4 khối nhà nhưng nó quan tâm nhiều hơn đến không gian bối cảnh đô thị xung quanh so với phương án cũ của Zimmer Gunsul Frasca Partnership. Các cầu đi bộ nhỏ hơn và được làm bằng vách kính, giảm thiểu tối đa sự cản trở tầm nhìn từ không gian đường phố. Tổ hợp bao gồm một toà cao ốc văn phòng 16 tầng, một trung tâm thương mại kèm theo các bãi đậu xe. Các dãy shop tiếp cận trực tiếp với đường giao thông và lối đi bộ, đóng góp vào các sinh hoạt đô thị dọc theo các tuyến đường.
    Pioneer Place giữ được đặc trưng của toàn khu đô thị ở các lô đất quy mô trung bình nhỏ và hệ thống các không gian mở. Công trình này được nhìn nhận như một đồ án Thiết Kế Đô Thị nhờ vào sự giao tiếp giữa tòa nhà, đặc biệt là mặt đứng công trình, với không gian đường phố Portland, lối vào từ không gian công cộng, sự liên kết giữa tầng trệt khu nhà với bối cảnh, hình thức và vật liệu bao che hòa đồng với các tòa nhà cổ xung quanh.
    [​IMG]
    Pioneer Place, Portland, Oregon, USA. Nguồn: Jon Lang, Urban Design - The Typology of Procedures and Products, 2005.
    Nói tóm lại, Pioneer Place là một ví dụ tiêu biểu cho thiết kế kiến trúc công trình gắn liền với Thiết Kế Đô Thị. Một công trình hoặc tổ hợp công trình có quy mô tương đối lớn, có quan tâm sâu sắc đến ảnh hưởng tương hỗ của nó đối với không gian ba chiều của đô thị có thể được xem như một sản phẩm không chỉ của Kiến Trúc Công Trình mà còn là của Thiết Kế Đô Thị.
    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 17:01 ngày 28/11/2005
  8. kiepcodai

    kiepcodai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Gần đây hot_heart viết được dăm ba bài nghe tàm tạm.
    Kiếp cỏ dại xin chúc mừng nhé!
    Bắt đầu tiến bộ rồi đấy.
  9. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Thế thì anh noi theo gương tôi đi! Haha...
    Nhàn cư vi bất thiện đấy!
  10. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0

    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 14:10 ngày 29/11/2005

Chia sẻ trang này