1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THIẾT KẾ ĐÔ THỊ - LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi hot_heart, 12/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp theo)
    b) Công trình như một chất xúc tác phát triển không gian và các sinh hoạt đô thị (Catalyst):
    Một công trình đơn lẻ vẫn có thể được đánh giá như một thiết kế bốn chiều của không gian đô thị khi nó có những yếu tố đặc biệt và có vai trò chiến lược trong sự phát triển của một tiểu khu hay toàn đô thị. Ví dụ tiêu biểu nhất có lẽ là Guggenheim Museum, Bilbao, Spain, thiết kế bởi lão ma đầu Frank O?TGhery, hoàn thành xây dựng năm 1997.
    Từ những năm 90 trở về trước, Bilbao chỉ là một thành phố cảng nhỏ bé và hầu như không được biết đến ở châu Âu. Thế nhưng bắt đầu thập kỷ 90, chính quyền xứ Basque đã có những kế hoạch phát triển Bilbao thông qua các chiến lược phát triển kinh tế, du lịch và dịch vụ. Làm thế nào thực hiện điều này? Đầu tư tài trợ cho đội bóng đá Aletico Bilbao hay phát triển công nghiệp ******** như Bangkok chăng?
    Chính quyền và các nhà đầu tư đã thống nhất cho chiến lược phát triển kiến trúc đô thị và cơ sở hạ tầng. Hàng loạt các công trình quan trọng được thiết kế và xây dựng như nhà ga và đường xe điện ngầm, sân bay và quan trọng nhất là bảo tàng Guggenheim với các mục tiêu: thiết lập mối quan hệ giữa thành phố Bilbao với thế giới bên ngoài, tăng cường hệ thống giao thông, nâng cao chất lượng môi trường và không gian đô thị, đầu tư vào các nguồn nhân lực và tài chính vào các công trình văn hóa trọng tâm.
    Thiết kế của tất cả các công trình trên đều được chọn lọc qua các cuộc thi kiến trúc quốc tế. Hầu hết các phương án được chọn đều được thiết kế bởi các kiến trúc sư đẳng cấp thượng thừa như Norman Foster cho nhà ga điện ngầm, Frank O?TGhery cho bảo tàng Guggenheim bên cạnh một số công trình khác của Santiago Calatrava.
    Phương án bảo tàng Guggenheim của Frank O?TGhery (đại diện Mỹ) được chọn, vượt qua các phương án của Arata Isozaki (đại diện châu Á) và Coop Himmelblau (đại diện châu Âu) trong cuộc thi Tam hùng. Tổ hợp bao gồm các gallery, nhà hội thảo, nhà hang, khối kho lưu trữ và khu hành chính được kết nối với nhau trong một bố cục tự do. Công trình mang một tính biểu tượng mạnh mẽ với những không gian ?oquằn quại? và hình khối phi hình học mang tính điêu khắc và giải phóng kết cấu, đúng phong cách Đả Cẩu Bổng Pháp của Bắc Cái Frank O?TGhery . Tòa nhà được bao bọc bởi một lớp Titanium, một phía là bờ sông trong khi phía bên kia là một quảng trường rộng, kết nối với không gian công cộng và đường phố, như một khối biểu tượng mạnh mẽ ở cửa ngõ vào thành phố, tương phản với các tòa nhà cũ kỹ thế kỷ 19.
    [​IMG]
    Guggeheim Museum, Bilbao - Sketch. Nguồn: http://www.arcspace.com
    [​IMG]
    Guggeheim Museum, Blbao - Mặt bằng và bối cảnh tổng thể. Nguồn: Jon lang, Urban Design - The Typology of Procedures and Products, 2005.
    [​IMG]
    Tổng thể Bilbao. Nguồn: http://www.bluffton.edu
    [​IMG]
    Guggenheim Museum, Bilbao - Mặt bằng tổng thể. Nguồn: http://www.guggenheim.org.
    [​IMG]
    Guggenheim Museum, Bilbao - Tương quan với bờ sông. Nguồn: http://wdch.laphil.com
    [​IMG]
    Guggenheim Museum, Bilbao - Tầm nhìn từ thành phố. Nguồn: http://wdch.laphil.com
    [​IMG]
    Guggenheim Museum, Bilbao - Hướng tiếp cận từ quảng trường. Nguồn: http://wdch.laphil.com
    [​IMG]
    Guggenheim Museum, Bilbao - Lối vào chính từ quảng trường. Nguồn: http://wdch.laphil.com
    [​IMG]
    Guggenheim Museum, Bilbao - Quảng trường. Nguồn: http://wdch.laphil.com
    [​IMG]
    Guggenheim Museum, Bilbao - Một biểu tượng điêu khắc khổng lồ trong lòng đô thị. Nguồn: http://images.google.com
    [​IMG]
    Guggenheim Museum, Bilbao - Sự đối lập với những tòa nhà cổ. Nguồn: http://images.google.com
    Bảo tàng Guggenheim thu hút 4,5 triệu lượt du khách chỉ trong 5 năm từ 1997 đến 2001, và lượng khách này ngày càng đông, trong đó chắc chắn có dân Việt Nam, chẳng hạn như anh CaballoHauk5. Luồng khách du lịch mang đến những lợi ích kinh tế và văn hóa to lớn cho Bilbao (không biết dân Việt Nam có trả đủ tiền cho khách sạn và em út không? ). Một thống kê cho thấy chỉ riêng bảo tàng Guggeheim đã mang lại 660 triệu Euro cho thành phố đồng thời kéo theo sự phát triển của các công trình dịch vụ lân cận. Sự đầu tư của chính quyền xứ Basque đã khiến Bilbao trở mình từ một thành phố cảng công nghiệp vô danh thành một trung tâm nghệ thuật của châu Âu.
    Có một thực tế là bảo tàng Guggenheim, mặc dù được nhìn nhận là một công trình xuất sắc và có tác dụng như một chất xúc tác cho hoạt động và lợi ích đô thị (catalyst), nhưng thật sự bản thân nó không quan tâm nhiều đến bối cảnh xung quanh như trường hợp a (contextual design) mà tôi đã trình bày ở bài viết trước. Điều này là dễ hiểu bởi mục tiêu và ý tưởng của công trình là tạo nên một điểm nhấn cực mạnh mang tính biểu tượng đột phá. Điều này được Frank O?T Ghery lặp lại trong công trình Walt Disney Concert Hall, Los Angeles, USA hay như bảo tàng Victoria của Daniel Libeskind ở London.
    [​IMG]
    Walt Disney Concert Hall, Los Angeles - Tổng thể. Nguồn: http://wdch.laphil.com.
    [​IMG]
    Walt Disney Concert Hall, Los Angeles - Tầm nhìn từ không gian đô thị. Nguồn: http://wdch.laphil.com.
    [​IMG]
    Walt Disney Concert Hall, Los Angeles - Tổng thể. Nguồn: http://wdch.laphil.com.
    [​IMG]
    Walt Disney Concert Hall, Los Angeles - Lối vào chính tiếp cận từ đường phố. Nguồn: http://images.google.com.
    [​IMG]
    Walt Disney Concert Hall, Los Angeles trong bối cảnh đô thị. Nguồn: Jon lang, Urban Design - The Typology of Procedures and Products, 2005.
    Như vậy, một công trình hoặc cụm công trình nếu có tác dụng đặc biệt trong việc thúc đẩy sự phát triển của không gian và hoạt động đô thị thì cũng có thể được xem như là sản phẩm của Thiết Kế Đô Thị. Một điều lý thú là những công trình như vậy thường mang dấu ấn nổi bật của người thiết kế đồng thời có tác dụng như những điểm nhấn mạnh mẽ trong không gian đô thị (foreground) trong khi những công trình khác đóng vai trò làm phông nền (background). Một lần nữa, mối quan hệ giữa Kiến Trúc và Thiết kế Đô Thị là không thể tách rời.
    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 15:33 ngày 29/11/2005
  2. kiepcodai

    kiepcodai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Theo quan điểm của tôi thì hàm cá mập không phải là một công trình xấu, và việc nó gắn kết với các công trình xung quanh còn tốt hơn hẳn các công trình khác trước đó.
    Tôi không hiểu tại sao hội kts Việt Nam lại thù ghét nó đến thế, vì thế tôi đã bỏ ra hàng chục lần để đứng quan sát nó, theo tôi nó là khá ổn, kể cả ban ngày lẫn ban đêm ( vì thời sv tôi hay đi vẽ ký hoạ phố cổ vào đêm).
    Tôi thấy nó còn ổn gấp trăm lần cái horison cạnh nhà hát lớn, đấy mới thực sự là một con quáy vật đáng bị chửi rủa, nhưng tôi thấy dư luận khôngcó động tĩnh gì nhất từ phía hội kts VN.
    Không biết ý bác hot_heart như thế nào?
  3. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Hội KTS có quan điểm rất bảo thủ và hoài cổ, cứ cái gì bắt chước lối kiến trúc Pháp cũ thì đều đẹp cả. Cái gì hơi đột phá, khác người hay chạy theo một phong cách mới nào đó thì đều bị mấy ổng phản đối kịch liệt! Có gì đâu!
  4. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Hay lắm! Nhờ anh kiepcodai hay ai đó post mấy tấm hình con Hàm Cá MậpHorizon (ban ngày lẫn ban đêm) trong bối cảnh xung quanh. Chúng ta sẽ cùng phân tích thực nghiệm. Điều này rất thực tế và có ích. Cheers.
    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 13:32 ngày 30/11/2005
  5. AE_niRvana

    AE_niRvana Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2004
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  6. kiepcodai

    kiepcodai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    CŨNG ĐƯỢC THÔI, NHƯNG ĐÃ NHỜ LÀ PHẢI CÓ TIỀN ĐẤY!
    CHỜ MẤY HÔM NỮA, GIỜ CÒN BẬN LÀM CON SIÊU THỊ ĐỂ BÀN GIAO, CHỦ ĐẦU TƯ SUỐT NGÀY GIUC, BỰC THẬT
  7. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Sơ đồ này có ít nhất 2 vấn đề:
    1. Không thể áp dụng tại Việt nam vì không tuân thủ quy trình thực hiện và quản lý quy hoạch ở Việt nam. Nhìn với góc hẹp với QH xây dựng trong nước bây giờ, nó là lý thuyết suông và mâu thuẫn với các văn bản pháp quy hiện hành, trong đó coi TKĐT là 1 phần nhỏ của QH chi tiết. Với sơ đồ trên không thể đưa ra trình tự phê duyệt, phân cấp quản lý thực hiện -> vô nghĩa!
    2. Sơ đồ trên không có chút quan hệ nào với quy hoạch ngành, quy hoạch định hướng phát triển kinh tế xã hội, trong đó quy hoạch xây dựng chỉ là một bộ phận.
    Nếu thực sự quan tâm tới QH, bạn nên tìm hiểu về những gì các nhà tài trợ cho Việt nam đang đề xuất với chính phủ. WB, ADB, Jca... đang nghiên cứu đề nghị CP thay đổi quy trình "làm" quy hoạch, đặc biệt là khâu định hướng. Vai trò của Bộ XD sẽ giảm đi, thay vào đó 1 Phó Thủ tướng sẽ "cầm cờ", sau đó là các Bộ KHĐT, Bộ XD, Bộ TNMT....
    Những thứ như QH quảng trường, mặt phố.... rất dễ trở thành duy ý chí nếu nó xa rời các yếu tố hình thành đô thị! Đô thị là sản phẩm của nền kinh tế, của cơ cấu xã hội.... vậy, mặc nhiên nó sẽ "méo mó" so với tưởng tượng của các vị KTS không hiểu rõ bản chất của nó.
  8. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn HH về nguồn tài liệu quý giá trên ! :)
    Sau đây Hss mạn phép post thêm cái dưới này để tham khảo !
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được hoasosac sửa chữa / chuyển vào 08:28 ngày 01/12/2005
  9. tranvietanhtuan

    tranvietanhtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    1.404
    Đã được thích:
    0
    Walt Disney Concert Hall
    Dung giua mot dam nghiem tuc thi cong trinh mang tinh tao hinh nay co ve rat hay. Dong chi Hh co mai mat bang tong the cua con nay cho toi xin nhe/ . thanks.
    Sorry con ppc cua toi tu nhien ko go~ duoc vietkey
  10. AE_niRvana

    AE_niRvana Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2004
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Em chào anh ktsDzi!
    Cái sơ đồ đó chỉ đơn giản mô tả vị trí của bộ môn TKĐT trong quy trình quy hoạch xây dựng đô thị. Và khái niệm TKĐT nhìn dưới góc độ quy trình thì người ta nói như sau: TKĐT là một giai đoạn của quy hoạch đô thị (bao gồm cả quy hoạch sử dụng đất - 2 chiều và quy hoạch không gian - 3 chiều) và cụ thể hoá hơn trên phương diện tổ hợp không gian kiến trúc. Anh phức tạp hoá vấn đề khi đề cập mối quan hệ của quy hoạch xây dựng đô thị với quy hoạch ngành, quy hoạch định hướng phát triển kinh tế xã hội.
    Anh ở tầm vĩ mô quá nên em không hiểu những lời anh viết, vậy TKĐT nằm ở vị trí nào trong quy trình thực hiện, quản lý quy hoạch ở Việt nam và trình tự phê duyệt, phân cấp quản lý thực hiện như thế nào. Thay đổi quy trình "làm" quy hoạch, thay đổi ra sao(em không hỏi vấn đề "cầm cờ" cầm quạt ...). Những vấn đề này em chưa được biết, anh có thể mở mang đầu óc ngu muội của em không?
    Câu cuối anh viết chung chung quá, em cũng ứ hiểu, mặc dù nghe quen quen. Anh nói rõ hơn được không? Em xin lắng nghe với tinh thần cầu thị! Cảm ơn anh.
    Em chào chị HSS.
    Chị hay nói đến ông Kim Quảng Ngân nào đó, làm em tưởng em chưa già đã lú. Khì, trong bài post cuối của chị ở topic này có ông Kim Quảng Quân ngồi ở cuối, hì nếu lú thì cũng có đứa lú cùng em, đỡ buồn chị nhỉ hì....

Chia sẻ trang này