1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiết kế máy ép đùn

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi lekhanh_y2k, 13/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lekhanh_y2k

    lekhanh_y2k Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Thiết kế máy ép đùn

    Mình đang làm LVTN về đề tài "Thiết kế máy ép đùn 1 trục vít sản phẩm nhựa".Hiện giờ mình đang tìm tài liệu về đề tài nay.Các bạn làm ơn giúp mình với nha.Thanks các bạn nhiều lắm.Mình cũng tìm được 1 số tài liệu nhưng chỉ nói chung chung thôi...
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Chỉ vài năm làm nghề cơ khí thì thừa sức thiết kế máy
    này, không cần tham khảo tài liệu gì hết.
    Tôi đang học cơ khí, mà cũng có thể thiết kế được ít ra 3
    kiểu máy ép đùn nhựa khác nhau:
    1- Bơm chất lỏng vào xy lanh để nâng piston lên ép và xả
    chất lỏng để hạ piston xuống. .
    2- Chạy môtơ điến quay vít xoắn đẩy con chạy đi lại.
    3- Quay vít xoắn và vít xoắn liên tục đùn nhưa theo một chiều,
    chỉ ngừng lại khi ngừng máy, còn nhựa đổ vào một đầu của
    vít xoắn.
    Hai kiểu trên làm việc tuần hoàn: nạp nhựa vào ống, rồi đùn
    nhựa bằng máy . Kiểu dưới nạp nhựa liên tục, và đùn nhựa
    liên tục.
  3. CNC_madeViet

    CNC_madeViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2006
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    0

    Mình đang làm LVTN về đề tài "Thiết kế máy ép đùn 1 trục vít sản phẩm nhựa".Hiện giờ mình đang tìm tài liệu về đề tài nay.Các bạn làm ơn giúp mình với nha.Thanks các bạn nhiều lắm.Mình cũng tìm được 1 số tài liệu nhưng chỉ nói chung chung thôi...
    Tôi nghĩ rằng bạn nên tự đọc và có thể tìm hiểu thêm với 1 số người có kinh nghiệm, nhưng để giúp bạn có bằng tôt nghiệp thì có lẽ là ko. Bởi cái bằng đó ko có giá trị với bản thân bạn và đối với người khác.
  4. lekhanh_y2k

    lekhanh_y2k Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Hiện giờ mình đang gặp khó khó khăn trong việc lựa chọn trục vít.Mình ko biết thực tế người ta dùng loại trục vít nào.Trục vít có bước răng giảm dần hay bước răng ko đổi,các thông số cơ bản.Mình còn thiếu rất nhiều kinh nghiệm thực tế,vì vậy có một số thông số cơ bản mà mình chưa nắm được như lực đóng khuôn, áp lực phun,chiều dày khuôn,kích thước khuôn?Mình xin lỗi các bạn nhưng mong các bạn đừng hiểu lầm,mình đang rất cần 1 tài liệu tham khảo của 1 máy đùn cụ thể của 1 nhà sản xuất nào đó để có thể tra được những thông số mà mình cần trong quá trình tính động học.Loại máy của mình chỉ sử dụng 1 trục vít thôi.Thanks
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đợi bạn tính được ra một con số, thì người ta đã có sản phẩm
    nhựa bán đầy chợ rồi.
    Nhiều máy móc làm ra không cần tính toán đến lực, mà chỉ
    tính kích thước thôi .
  6. lekhanh_y2k

    lekhanh_y2k Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
  7. CNC_madeViet

    CNC_madeViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2006
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    0
    bạn nên biết là mình đang làm LVTN,mọi thứ đều phải được trình bày rõ ràng,tính toán cẩn thận và chính xác,không phải thiết kế vì mục đích thương mại,có thể bỏ qua những cái ko quan trọng...Nếu làm như vậy thì mình ko phải gặp khó khăn.Bây giờ cái gì bên ngoài cũng có cả,nhưng đâu phải nói như vậy là mình ko làm,ko học đâu?.Bạn nói là bạn đang học cơ khí?,vậy bạn đã từng làm LVTN hay đồ án chưa?chẳng lẽ bạn chỉ đem chiếc máy bạn thiết kế nộp cho thầy thôi sao?ko tính toán,ko tính sức bền gì cả à?,mình biết trong thực tế người ta ko làm giống nhiều như những gì mình đã học,nhưng đó là thực tế,còn mình đang làm LV,nó có những yêu cầu của riêng nó.Nếu nói như bạn mình ko cần phải hỏi nhiều.Nhiều người ko cần học đại học cũng có thể chế tạo được máy móc...Nghe cách bạn nói chuyện mình nghĩ chắc bạn là người rất am hiểu về cơ khí,nếu bạn chia sẻ những kinh nghiệm đó với mình thì mình xin cảm ơn bạn nhiều lắm.Nhưng hình như ý bạn ko muốn vậy?
    Được lekhanh_y2k sửa chữa / chuyển vào 22:34 ngày 15/10/2006
    Text
    Chào bạn, bạn nói hoàn toàn đúng. Mình ko biết nhiều về loại máy này, mặc dù năm thứ 2 khi đi thực tập mình cũng có coi qua, nhưng vì nó ko hấp dẫn đối với mình nên ko để ý nhiều. Đến hôm nay thì cảm thấy nếu mình tìm hiểu nó 1 chút thì thật có ích. Những thắc mắc của bạn hoàn toàn đúng, Lực đùn, Vít, khối lượng vật liệu, 3 cái này là 3 cái thiết yếu của cỗ máy. Mình có xem qua 1 số trang web tiếng Pháp để có thể giúp bạn, nhưng do ko phải chuyên nghành nên cũng chẳng làm dc gì. Vấn đề vít chịu lực thì bạn có thể tính, nếu tìm dc công thức mình sẽ post cho bạn.
    Tặng bạn trang web: http://www.modernplastic.fr/machines_tonnage_transfert_ejection_presse.html
    Theo trang web này thì bạn cũng thấy lực và vít hoàn toàn dc tính toán kĩ. Lực dc áp dụng tuỳ theo kích cỡ, vật liệu của vít, số lượng vật liệu dc đủn cũng tuy thuộc để đảm bảo chất lượng.
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi đang học cơ khí lớp sơ cấp, dạy điều khiển các máy chế
    tạo những mảnh (workpiece) kim loại để lắp nên máy móc .
    Tôi có bằng đại học, nhưng là làm chương trình cho máy tính,
    và thuở còn ở ViệtNam, thì tôi chưa bao giờ được nhìn thấy
    máy tính, và chỉ được trông thấy máy tiện và máy khoan sắt
    mà thôi.
    Vì thế, những tính toán bạn tìm tòi vượt qua trên đầu tôi rất
    nhiều . Mặt khác, tôi thấy có vẻ bạn rành tính toán chứ không
    để ý đến chuyện kinh doanh mấy . Tôi từ khi còn ở ViệtNam
    thì vừa là thợ mộc, vừa thỉnh thoảng chạy hàng xách, có nghĩa
    là thấy mặt hàng nào buôn được thì xách vài món đi bán lấy lãi .
    Cái việc này lúc đó là bị cấm đoán, cho là bất hợp pháp, và đánh
    thuế vô tội vạ, thường làm tôi lỗ vốn. Khi học làm chương trình
    cho computer thì tôi học trong trường kinh doanh (business
    school) nên bây giờ nhìn cái gì cũng theo con mắt lời lãi .
    Trở về chuyện máy ép đùn, thì tôi cũng đã từng làm máy ép đùn
    nhựa ở ViệtNam rồi, và cái máy tôi làm mua lại của người khác,
    và người thiết kế nó chẳng có bằng cấp gì, mà chỉ nhìn trộm
    cái máy đang làm, mà về làm ra nó. Cái ống xylanh bên ngoài
    gò bằng sắt 3 ly. Bên trong là một vít xoắn bước xoắn chừng 1
    gang tay, đường kính trong chừng 4 cm, đường kính ngoài, là
    mép của vít xoắn thì hơn 10 phân. Giữa đường kính ngoài cúa
    vít xoắn và lòng xylanh bên ngoài thì có khoảng cách chưa đầy
    1 phân. Các con số này không cần chính xác. Nhựa cho vào
    bằng tay ở một đầu, thì theo vít xoắn mà ra đầu kia, cọ xát với
    vít xoắn và lòng xylanh, tạo nên nhiệt, làm nhựa dẻo chứ không
    cần làm nóng nhựa lên . Mọi thứ đều tuỳ tiện mà chạy máy,
    không cần biết một con số nào cả . Giòng điện thì cố định, máy
    cứ chạy đều, không có hộp số, mà giây chuyền thì không đổi .
    Nếu máy nóng quá, thì cho ít nhựa đi . Có vậy thôi .
    Chính vì thế mà máy rẻ, sản phẩm nhựa chúng tôi bán ra cũng
    rẻ . Nếu đợi tính toán thì không biết bao giờ chúng tôi mới có
    việc làm, chứ làm gì nói đến chuyện có sản phẩm làm ra ?
    Lại nói đến các nước văn minh hiện đại như Mỹ, máy móc sản
    phẩm có thể tính toán, nhưng không phải để ra các lực, mà để
    ra tiền . Ví dụ xe hơi Mỹ thì khung và vỏ xe chắc chắn, giá thành
    cao, khi xảy ra tai nạn thì người trong xe khá an toàn . Trong khi
    đó xe hơi Nhật thì mỏng mảnh, giá thành hạ, đỡ xăng, mà khi
    xảy ra tai nạn, thì tan thành từng mảnh, người lái tự do nằm bên
    ngoài, may thì sống . Thế mà xe Nhật càng ngày càng bán được
    nhiều hơn . Nếu tính toán những con số về lực, thì ắt hẳn xe
    Nhật và xe Mỹ có nhừng con số khác nhau rất xa .
    Vậy thì có nên chú trọng quá vào con số lực, mà ảnh hưởng đến
    sản xuất và sinh ra lời lãi không ?
    Tôi bàn theo cái lý của người tham lời lãi, chứ không phải cái
    lý phản đối bạn cho nó lắm chuyện đâu .
  9. lekhanh_y2k

    lekhanh_y2k Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Gởi bạn CNC_madeViet
    Mình xin cảm ơn bạn rất nhiều vì đã quan tâm đến vấn đề của mình.Đúng như bạn nói,trong máy ép đùn thì vấn đề tính toán vô cùng quan trọng,đặt biệt là hệ thống nhiệt.Mình rất vui khi thấy bạn có hứng thú với loại máy này,mình thấy nó tổng hợp được tất cả những kiến thức mà mình đã học ở trường: tính động học,sức bền,lực,chọn động cơ,thiết kế hộp giảm tốc,truyền động cơ khí,hệ thống điều khiển điện,thuỷ lực,thiết kế khuôn mẫu...Mình cũng tìm được một số trang web khá hay,xin được giới thiệu với bạn:
    trục vít: http://www.rdray.com
    http://plastics.turkavkaz.ru/equipment/extruder/
    Gửi bạn codep:
    Đầu tiên mình xin lỗi bạn vì những lời nói của mình,lúc đó thật sự mình thấy bất bình lắm.Nghe bạn nói vậy mình nhận thấy 1 điều tất cả những gì mình thiếu sót bạn đều có cả,mình thiếu những kinh nghiệm thật tế nhiều lắm.Rất mong bạn chia sẻ với mình.
    Rõ ràng cách nhìn của bạn và của mình rất khác nhau,điều đó cũng ko có gì vô lý cả,vì 2 người ở 2 môi trường khác nhau.Có nhiều lúc mình ước được như bạn,được làm trực tiếp,tận tay...nhưng bạn ơi,mình cũng như những SV khác thôi,lấy tiền đâu ra mà làm,mà nếu có cũng chưa chắc mạo hiểm khi bắt tay vào làm mà chưa có tài liệu thiết kế trong tay,giá trị máy đùn ko phải là nhỏ...Mình ko thể chỉ dựa trên nguyên lý mà chế tạo được...Bạn nói tính toán ko phải để ra lực mà ra tiền???,bạn có chắc với điều đó ko?...Mình đang trong giai đoạn học hỏi để biết người ta làm như thế nào chứ ko phải làm để cạnh tranh với người ta.Mình hiểu những ý của bạn nói,nó ko có gì là sai cả,nếu dựa trên quan điểm kinh doanh.Nếu sau này có cơ hội làm ăn,chắc chắn mình cũng sẽ làm như bạn nói.Mình đang làm tài liệu thiết kế chứ ko phải cố tìm mọi cách để tạo ra 1 chiếc máy đùn...
    Mình cũng xin cảm ơn bạn về những kinh nghiệm quí báu của bạn.Nếu có thể bạn có thể cho mình biết những khó khăn và hư hỏng khi máy đùn của bạn làm việc ko?,ví dụ tuổi tho của trục vít hay hệ thống nhiệt hoạt đọng có tốt ko?,được như vậy thì mình sẽ chú trọng nhiều hơn về những phần đó.thanks.
  10. CNC_madeViet

    CNC_madeViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2006
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    0
    Gởi bạn CNC_madeViet
    Mình xin cảm ơn bạn rất nhiều vì đã quan tâm đến vấn đề của mình.Đúng như bạn nói,trong máy ép đùn thì vấn đề tính toán vô cùng quan trọng,đặt biệt là hệ thống nhiệt.Mình rất vui khi thấy bạn có hứng thú với loại máy này,mình thấy nó tổng hợp được tất cả những kiến thức mà mình đã học ở trường: tính động học,sức bền,lực,chọn động cơ,thiết kế hộp giảm tốc,truyền động cơ khí,hệ thống điều khiển điện,thuỷ lực,thiết kế khuôn mẫu...Mình cũng tìm được một số trang web khá hay,xin được giới thiệu với bạn:
    trục vít: http://www.rdray.com
    http://plastics.turkavkaz.ru/equipment/extruder/
    Gửi bạn codep:
    Đầu tiên mình xin lỗi bạn vì những lời nói của mình,lúc đó thật sự mình thấy bất bình lắm.Nghe bạn nói vậy mình nhận thấy 1 điều tất cả những gì mình thiếu sót bạn đều có cả,mình thiếu những kinh nghiệm thật tế nhiều lắm.Rất mong bạn chia sẻ với mình.
    Rõ ràng cách nhìn của bạn và của mình rất khác nhau,điều đó cũng ko có gì vô lý cả,vì 2 người ở 2 môi trường khác nhau.Có nhiều lúc mình ước được như bạn,được làm trực tiếp,tận tay...nhưng bạn ơi,mình cũng như những SV khác thôi,lấy tiền đâu ra mà làm,mà nếu có cũng chưa chắc mạo hiểm khi bắt tay vào làm mà chưa có tài liệu thiết kế trong tay,giá trị máy đùn ko phải là nhỏ...Mình ko thể chỉ dựa trên nguyên lý mà chế tạo được...Bạn nói tính toán ko phải để ra lực mà ra tiền???,bạn có chắc với điều đó ko?...Mình đang trong giai đoạn học hỏi để biết người ta làm như thế nào chứ ko phải làm để cạnh tranh với người ta.Mình hiểu những ý của bạn nói,nó ko có gì là sai cả,nếu dựa trên quan điểm kinh doanh.Nếu sau này có cơ hội làm ăn,chắc chắn mình cũng sẽ làm như bạn nói.Mình đang làm tài liệu thiết kế chứ ko phải cố tìm mọi cách để tạo ra 1 chiếc máy đùn...
    Mình cũng xin cảm ơn bạn về những kinh nghiệm quí báu của bạn.Nếu có thể bạn có thể cho mình biết những khó khăn và hư hỏng khi máy đùn của bạn làm việc ko?,ví dụ tuổi tho của trục vít hay hệ thống nhiệt hoạt đọng có tốt ko?,được như vậy thì mình sẽ chú trọng nhiều hơn về những phần đó.thanks.
    Rất cám ơn bạn. Hôm nay mình có tham khảo với 1 số đồng nghiệp về câu hỏi của bạn, rất tiếc hiện giờ mình vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Nói chung mình hiểu cần phải tìm những gì để có thể giúp bạn nếu có thể.
    To bác CoDep: Tôi cũng đã đọc qua 1 số bài viết của bác trong 1 vài đề tài và dc biết bác là 1 người có tuổi, đáng kính trọng, nhưng về vấn đề kĩ thuật và cả kinh tế mà bác đang nói thì bác rất sai lầm. Tôi chỉ nói 1 câu thôi bác cũng có thể hiểu: Thời gian là tiền, trong kĩ thuât mà biết rút ngắn thời gian chế biến, sx mau chóng đưa hàng vào thị trường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng là có xiền...vì vậy mà người ta cần đào tạo kĩ sư hay các nhà thiết kế máy để trau dồi kinh nghiệm, rút ra những sai lầm trong thiết kế, tạo ra 1 chiếc máy hoàn chỉnh hơn, co sư cạnh tranh hơn( thời gian sx, an toàn lao đông....vvv..). Bác ko thể nói bạn tôi là nông dân, cậu ta rất giỏi, cậu ấy xem cái máy nào là làm dc cái máy ấy....vậy anh em chúng tôi học kĩ thuật làm gì, về quê làm ruộng, chăn trâu, mỗi khi có thời gian là chạy ngay vao cái nhà máy nào đó xem máy rồi về nhà sx máy sao bác?. Bác đừng giận nhé.
    Mong bác cùng mọi người cùng chia sẻ kinh nghiệm của mình.
    Tất cả vì sự nghiệp của con em chúng ta. Vì 1 đất nước Việt Nam ngày càng giầu mạnh hơn.

Chia sẻ trang này