1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiết kế phí - sự bất công đối với Kiến trúc sư Việt Nam

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi blackmore, 06/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. blackmore

    blackmore Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Thiết kế phí - sự bất công đối với Kiến trúc sư Việt Nam

    Thiết kế phí - sự bất công đối với Kiến trúc sư Việt Nam
    Cách tính giá cho công trình có vốn đầu tư từ ngân sách có hai sai lầm.

    Sai lầm thứ nhất:
    Năm 1990, thiết kế phí tính cho công trình kiến trúc được tính theo đơn giá cho m2 xây dựng công trình. Cách tính giá này hoàn toàn không kể đến việc đồng tiền mất giá hằng năm. Trong giai đoạn sau những năm 90 thế kỷ 20, đồng tiền Việt Nam mất giá khoảng từ 6% đến 8% mỗi năm. Điều này có nghĩa là việc chi tiêu cho cuộc sống càng ngày càng đắt đỏ nhưng tiền thiết kế công trình thì không thể tăng theo được. Đến khoảng năm 1999 (tôi không nhớ rõ thời gian và tên văn bản, hình như là 177, bạn nào nhớ thì bổ xung giúp), người ta chuyển đổi phương pháp tính từ Đơn giá cho m2 xây dựng thành Đơn giá trên % giá trị xây lắp công trình. Cách tính này không phải là tối ưu cho dịch vụ tư vấn thiết kế nhưng cũng cho phép giá trị thiết kế được thay đổi do giá trị đồng tiền bị thay đổi. Tuy nhiên, SAI LẦM KHỦNG KHIẾP đã xảy ra, người ta tính qui đổi ngang tại thời điểm năm 99 tức là tại thời điểm đó, nếu tính theo phương pháp cũ hay phương pháp mới, giá trị thiết kế phí là như nhau. Như vậy, trong khoảng 9 năm, đồng tiền mất giá với tỷ lệ nêu trên đã làm cho giá trị thiết kế giảm khoảng 70%. Số tiền thiết kế cho công trình thì vẫn như vậy, nhưng chi tiêu cho cuộc sống năm 1990 và 1999 là vô cùng khác nhau. Sai lầm này đã làm cho công việc của KTS Việt Nam lâm vào cảnh rất khó khăn trong khi cuộc sống có nhu cầu tăng lên rất nhiều trong gần 10 năm cách biệt đó.

    Sai lầm thứ hai:
    Giá thiết kế là như nhau cho người có kinh nghiệm khác nhau. Cùng một công trình, giá trả cho KTS thiết kế mới ra trường vài năm cũng giống như giá trả cho KTS có 30 năm kinh nghiệm. Thế mới có hiện tượng một số KTS mới ra trường, nhờ quan hệ cá nhân, nhận được việc rồi thuê lại mấy KTS già từng có thâm niên làm Thủ trưởng đơn vị, làm Chủ nhiệm bộ môn, còn mình làm chủ nhiệm đồ án.

    Hai sai lầm nêu trên là một trong rất nhiều các nguyên nhân cơ bản khác dẫn đến Kiến trúc Việt Nam có bộ mặt như ngày hôm nay.

    Tôi nêu ra để các bạn trẻ thấy, tôi cho là không thể thay đổi được tình thế.
  2. Jeus

    Jeus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2004
    Bài viết:
    987
    Đã được thích:
    0
    - Thế thì không chơi với nhà nước nữa!
    Có nhiều phương pháp để định giá dv mà!
    1) định giá theo giá trị của dịch vụ mình cung cấp! Cái này hiên tại khó làm, vì ở Vn bg thiết kế chả theo cái chuẩn mực nào cả ( tình hình chung )
    2) định giá theo chi phí cần thiết để thực hiện dịch vụ
    Từ lúc ra truờng tới bg tôi chỉ được làm ctrình tư nhân và doanh nghiệp ngoài nn. Cách đặt vấn đề là : Với yêu cầu của anh ( chị, ông , bà....) thì tkp phải như thế này tôi mới làm được.
    Khi tkp ko như mình mong muốn thì không thể ngồi đợi những người không sống bằng tkp điều chỉnh hộ mình. KTS hãy tự định đoạt giá trị của mình trước đã! Vấn đề là cần phải có đối trọng đủ mạnh cho sự định đoạt đó: Năng lực chuyên môn, quan hệ......hay chí ít cũng phải đẹp zai ( khi làm cho các quí bà )
  3. 040239407

    040239407 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    tôi không đề cập đến các công trình có vốn đầu tư nhà nước
    ta hãy bàn về thị trường thiết kế tư nhân vậy.
    theo tôi, thiết kế hay gì đi nữa khi hoạt động trong thị trường thì phải theo quy luật của thị trường, nó là một sản phẩm hàng hoá, hơn nữa lại chả có gì quy định cả, anh muốn hét giá bao nhiêu thì tuỳ anh chứ (nhưng mà người ta có mua "hàng" của anh không lại là tuỳ ở người ta và tuỳ ở việc anh là ai.)
    Còn việc mà bạn bức xúc về việc ai lấy được việc, ai làm chủ trì, ai làm thuê cho ai thì quả là hết sức buồn cười. Tôi nhắc lại, đây là một THỊ TRƯỜNG TỰ DO, anh ở đâu, anh làm gì, thu nhập của anh là bao nhiêu thì hình như đúng là chỗ của anh đấy anh bạn ạ, cho dù anh có gào thét ông nhà nước hay ông Giời than khổ than nghèo như thế nào chăng nữa.
  4. 040239407

    040239407 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    xin lỗi, xin lỗi bạn blackmore đã không đọc kỹ bài của bạn.
    ý bạn là ở các công trình có vốn đầu tư từ ngân sách đúng không ạ?
    thế thì tôi cũng không có ý kiến (tuy thế, về việc ai nhận được việc, ai làm chủ trì ai thì tôi vẫn giữ nguyên ý kiến)
  5. having_bath

    having_bath Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    đây là một trong những vấn đề chúng tôi muốn kiến nghị với các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý như bộ xây dựng và bộ tài chính,để làm rõ vấn đề này đề nghị các bạn phân tích kỹ hơn về các bất hợp lý,có thêm các so sánh từ các nước khác trên thế giới và trong khu vực,các công ty tư vấn của nưốc ngoài hoạt động ở Việt Nam khi làm công trình có vốn nhà nước vv và vv.(có dẫn chứng càng nhiều càng tốt để người ngoài ngành họ dễ hình dung)
    lưu ý khi so sánh thiết kế phí thì thiết kế phí họ không bao gồm các bộ môn khác như kết cấu,điện,nước,dự toán vv và vv,
  6. thunderkiller

    thunderkiller Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2006
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Các bạn chịu đựng thêm 1 chút thôi.
    Tôi đã nêu vấn đề này ở diễn dàn khác, nay tóm tắt:
    1. Bất cập là do giao thời giữa KTKH hoá và KT Thị Trường; điều này không tránh khỏi.
    2. KTTT sẽ tự đièu chỉnh sau khi nó được hoàn chỉnh ( WTO cùng cổ phần hoá doanh nghiệp).Sau này bác nào kiếm đưọc CT vốn ngân sách có khi là hiếm mà biết đâu lại là miếng bở.
    3. Giá dịch vụ đi kèm chất lựợng dịch vụ. Hiện nay các bác có dịch vụ nhỉnh hơn đang chịu thiệt thòi, nhưng tôi tin các bác sẽ kiếm bội tiền trong tương lai gần, vì các bác đã có thương hiệu là làm hàng "thửa" rồi. Còn bác nào làm dở thì đừng nên đỏi hỏi làm gì vì các bác đang kiếm tốt đấy.
    4. Điều quan trọng là nâng được TKP ko chắc đã kiếm thêm đc nhiều tiền đâu, vì lúc này cạnh tranh găy gắt, các bác muốn có dịch vụ tốt chắc chắn phải thuê nhân công cao hơn (ko thì ông khác hớt mất nhân sự), phải mua bản quyền các phần mềm .v.vv..
    5. Cạnh tranh sẽ là khốc liệt việc "to be or not to be" là đã khó rồi, mong kiếm được nhiều hơn bây giờ chưa chắc đã phải mục tiêu trước mắt đâu. Các bác cần cố gắng rất nhiều đó. Bây giờ ai cũng có thể mở VPTK, sau này không dễ thế đâu, phải có vốn thật sự đó.
    Chúc mọi người mạnh giỏi!
  7. the_sign

    the_sign Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2004
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    1
    Tôi không nghĩ thế đâu ạ, làm gì ngay lập tức sau WTO mọi thứ đều thế..Bằng chứng là Trung quốc đấy ạ, không khác lắm đâu, vẫn kiểu quan hệ ầm ầm.
  8. blackmore

    blackmore Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Tôi đề cập đến chính sách của các cơ quan quản lý. Chính sách này quản lý các nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn ngoài ngân sách nhưng được quản lý theo kiểu ngân sách. Việc này tác động mạnh đến ngành kiến trúc. Hiện nay, ngân sách vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong đầu tư xây dựng cơ bản nhà nước, nó tạo ra bộ mặt kiến trúc các đô thị. Các sai lầm này, cùng với nhiều nguyên nhân khác tạo ra bộ mặt ngành kiến trúc lạc hậu.
    Tôi không đề cập đến những vấn đề liên quan đến cảm xúc cá nhân. Không đề cập đến việc kiếm sống.
    Nói thêm về việc phương pháp tính thiết kế phí. Nghề thiết kế ở VN lạc hậu nhiều so với các nước phát triển (xin không chỉ ra nguyên nhân, không đơn giản vì trình độ người thiết kế). Do vậy, cũng không thể lấy thiết kế phí của các nước khác để so sánh. Tôi muốn chỉ ra: CHÚNG TA MẤT ĐI NHỮNG GÌ CHÚNG TA ĐÃ CÓ. Chúng ta nghèo đi so với chính chúng ta 10 năm về trước. Sai lầm này giới KTS không đáng phải chịu đựng. Chỉ cần chúng ta được trả thù lao như năm 1990 thôi, có lẽ mọi việc cũng không tồi tệ như hiện nay (là với công trình thuộc nguồn vốn ngân sách - ko kể nhà dân).
    Thân ái.
    Được blackmore sửa chữa / chuyển vào 11:55 ngày 07/11/2006
  9. Helloweener

    Helloweener Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2003
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Công trình thì muôn đời vẫn vậy, chỉ có copy, paste, co kéo cho đúng khu đất. Chi tiết cấu tạo copy đầy rẫy. Chẳng buồn học hỏi công nghệ mới. Giá cả thế cũng có thể coi là cao rồi
  10. UF0

    UF0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2003
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    Tuỳ chủ đầu tư thôi bác.
    Đã bao giờ bác thiết kế Biệt thự cho một Ông có óc thẩm mỹ và có cá tính chưa
    Còn cái chuyện copy mấy cái chi tiết cấu tạo thì cũng là rất bình thường. Những phụ kiện kết cấu được quy chuẩn và tính toán cả, mình đương nhiên áp dụng thôi.
    Sáng tạo là ở hình khối, ở công năng và nhiều khi là ở cả định mức xây dựng công trình chứ đâu phải ở mấy cái chi tiết cấu tạo mới. Đấy là công việc của các kĩ sư kết cấu, và mình chỉ phóng túng bóp chế ở một vài trường hợp thật đặc biệt thôi.
    Cọp, pệt, co kéo cho vừa khu đất sao cho đẹp và tiện dụng là vấn đề không đơn giản tí nào

    Được UF0 sửa chữa / chuyển vào 19:26 ngày 07/11/2006

Chia sẻ trang này