1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THIẾT NGHĨ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CĂN BẢN TRONG BỘ MÔN VẬT-LÝ CẦN NGHIÊN CỨU LẠI

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi nguyenvanthien, 29/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguyenvanthien

    nguyenvanthien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    THIẾT NGHĨ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CĂN BẢN TRONG BỘ MÔN VẬT-LÝ CẦN NGHIÊN CỨU LẠI

    Text

    1) Dựa vào đâu mà Niu-Ton cho là; trọng lực tác dụng lên một vật thể có khối lượng 1Kg bằng 10N ( tại mặt đất) ?
    2) Bản chất lực hút trái đất là gì, cấu tạo và nguồn gốc ?

    Nếu những vấn đề căn bản "đó" (vấn đề 1 và 2 ), không được biết đến một cách đúng đắn, thì tất yếu sẽ không thể đạt đến nhưng hiệu quả hệ tại bỡi những vấn đề đó ?
    chúc các bạn gặp nhiều may mắn !!!

    vs.ts-vss
  2. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    1 ) Ông Newton can 1 kg lên rồi ông ý tính P = mg vì m = 1kg , g = 10 ( chính sác là 9,8 ) thì được 10 N ông ý nghĩ ra thì đạt tên có thế thôi .
    2 ) Câu hỏi 2 chưa ai có thể trả lời hoàn toàn chính sác được !
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  3. Akalisa

    Akalisa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    0
    trong Vật lý, có những thứ người ta công nhận muh không chứng minh vì đó là điều hiển nhiên hoặc thông qua thực tế.
    Cũng vậy, bản chất lực hút mặt đất là lực hấp dẫn, lực hấp dẫn được Newtơn định nghĩa thông qua Định Luật 1, người ta công nhận định luật này vì chỉ nhờ có nó mới giải thích được sự gắn kết của các hành tinh trong vũ trụ. (ví dụ như nếu không dùng lực hấp dẫn, đố bạn chứng minh được tại sao Trái đất quay quanh mặt trời, hoặc mặt trời quay quanh trái đất theo quan điểm Địa tâm, hoặc là tại sao quả táo lại rơi xuống đất chẳng hạn).
    thông qua thực nghiệm (nói cách đời thường làđo đạc) người ta tính được hệ thức liên hệ giữa lực hướng tâm và khối lượng vật thể cùng khoảng cách giữa 2 vật thể (hic hic tui hỏng bít viết công thức vào forum ni thế nào)
    từ công thức này người ta mới tính được mối liên hệ giữa trong lượng và lực hấp dẫn trên mặt đất là 1kg ~ 10 N , còn nếu để tính trọng lượng trên một hành tinh khác chẳng hạn thì phải tính lại bằng công thức P=mg
    [​IMG]
  4. tuanbass

    tuanbass Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Lung tung beng hiểu nhầm rồi. Thực ra thì cái g=10 chẳng liên quan gì đến G cả. Chúng ta phải xem xét cái nào có trước, cái nào có sau mới hiểu được bản chất vấn đề.
    Đầu tiên là khối lượng, 1kg thì ai cũng biết, nó có từ trước thời Newton, ngày nay ai cũng hiểu 1kg là nó tương đương với khối lượng như thế nào, quán tính nó ra sao (chứ không phải nó nặng thế nào, nặng là tính chất trọng lực), ở đây có thể hiểu đó là khối lượng quán tính.
    Sau khi Newton phát hiện ra định luật của mình thì mới có đơn vị là N, 1N nghĩa là làm sao để 1 vật có khối lượng 1kg có được gia tốc 1m/s2 (ở đây khai niệm về s và m cũng đã có trước).
    Sau đó dựa vào công thức P=mg thì đo g thôi (vì 1N và 1kg đều đã được chuẩn hóa rồi), và bỗng nhiên thấy g=10 thôi, chuyện bình thường, trái đất thì như thế, nhưng mặt trăng lại khác , g=2.7, cũng bình thưuòng, nói chng hoàn toàn là ngẫu nhiên. Nếu chẳng may đo ra g trên trái đaát bằng 8 hay 9 thì cũng chẳng sao cả, không phai newton đặt thế mà là bống nhiên nó thế.
    It's a good day to die
  5. LungTungBeng

    LungTungBeng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Nếu ý bác nói g là một con số ngẫu nhiên thì em không đồng ý. g là một hàm tỷ lệ thuận với khối lượng trái đất và hằng số hấp dẫn, và tỉ lệ nghịch với bán kính trái đất. Công thức này có thể suy ra từ các ĐL Newton: g = Gm/r2 (trong đó G=HSHD, m=khối lượng TĐ, và r=bán kính TĐ). Nếu áp dụng công thức này với tất cả các thiên thể khác (như mặt trăng) thì cũng đúng tuốt. Thành ra g=9,8 trên trái đất hay g=1,6 trên mặt trăng (hình như con số của bác cho không đúng) đều không phải ngẫu nhiên. Có ngẫu nhiên chăng thì chính là hằng số G đó !!
    Lung Tung Beng
    Ronaldo + Brazil = Champions
  6. nguyenvanthien

    nguyenvanthien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Text
    Các bạn thân mến !
    Sở dĩ tôi nêu lên vấn đề trên (bản chất trong lực...) là bỡi vì tôi thấy vấn đề không chỉ giơi hạn ở đó, mà còn liên quan đến rất nhiều vấn đề khác nữa nhưng giới khoa học ngày nay chưa quan tâm...
    Các bạn cũng biết; lực liên kết căn bãn giữa các phân tử và đại phân tử ( cái ly, cây bút của các bạn chẳng hạn...), là do có sự phân cực về độ âm điện giữa các hạt cơ bản trong vũ trụ, từ đó mới phát sinh ra những thuộc tính vật lý khác nơi các vi hạt đó .
    Như vậy nếu các bạn tìm ra được bản chất của trọng lực hay bản chất lực độ âm điện của các vi hạt thì các bạn sẽ trung hoà được độ âm điện đó ,mà điều đó đồng nghĩa với việc triệt tiêu cấu trúc vật thể hay thay đổi en-tro-pi của vật thể theo như ý mình mong muốn... chúc các bạn gặp nhiều may mắn
    Bách niên cư nhật....
    vs.ts-vss
  7. princealadin

    princealadin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/11/2001
    Bài viết:
    607
    Đã được thích:
    0
    Bạn đừng lẫn lộn giữa vi mô và vĩ mô thế .Newton đâu có nghiên cứu vật lý vi mô đâu .Cho đến bây giờ nhiều lý thuyết trong VL cũng chưa được coi là hoàn toàn đúng , con người luôn luôn phải xem xét , lật đi lật lại vấn đề .
    Còn câu hỏi trên theo em thì nó được xuất phát từ định luật 2 newton (có trước định luật vạn vật hấp dẫn ) F=ma ở đây thay F=P và a=g là 1 hằng số và newton tính được hằng số đó là 9.8(có thể dễ dàng tìm được hằng số này bằng thí nghiệm về rơi tự do chỉ cần dùng đồng hồ bấm giây và thước đo độ cao)

    HÃY CHẾT NHƯ TA SẼ CÒN SỐNG MÃI . HÃY SỐNG NHƯ TA SẼ CHẾT NGÀY MAI
  8. key

    key Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2002
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Chà trước tiên phải nói rằng Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm. Dựa vào các thực nghiệm người ta đưa ra các giả thuyết hoặc là người ta đưa ra một giả thuyết phù hợp với thực nghiệm đang điễn ra đó. Đến một lúc các giả thuyết không còn tỏ ra chính xác nữa và lại xây dựng các giả thuyết mới. Nhưng các giả thuyết cũ không hẳn đã là sai. Chúng chỉ là một tập con của một tập lớn hơn mà chúng ta chưa biết hết được. Qua đây để thấy rằng các định luật của Newton vẫn có phần đúng nhưng chỉ áp dụng được ở thế giới vĩ mô với luật số lớn. Còn nếu áp dụng sang thế giới vi mô thì quả thật là tai hại. Và điều ngược lại chúng ta có cần thiết phải áp dụng cơ học lượng tử để giải quyết những bài toán chuyển động thông thường ko ? Điều này quả thật là phí phạm thời gian và công sức !!! Bởi vì với sự sai số cho phép chúng ta vẫn có thể chấp nhận được !
    Con người chúng ta vẫn luôn đi tìm đến sự tận cùng của chân lý !
    Tuy thế trong một hoàn cảnh cụ thể cần áp dụng phù hợp đó mới là điều quan trọng !!!
    Manners make the man !
  9. DAK

    DAK Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn!
    Chắc trong chúng ta ai cũng đã biết đến 4 trạng thái của vật chất:khí , lỏng, rắn, plasma! hình như tôi đã đọc được ở đâu đó một tài liệu nói về trạng thái thứ 5. Trạng thái này hoàn toàn trái ngược với trạng thái plasma! Tên trạng thái này thì là gì đó thì tôi cũng quên mất! Trạng thái này đạt được khi đưa vật chất đến 0 độ K (tức -273,16 độ C) hay nhiệt đọ tuyệt đối. khi đó các nguyên tử se ko hoạt động nữa! Tôi muốn được biết sâu hơn về vấn đề này! Nếu được minh hoạ thì càng tốt!!!
    dak
  10. LungTungBeng

    LungTungBeng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi của bác DAK hay ghê.
    Nếu căn cứ vào khoa học tâm linh (duy tâm) thì trạng thái thứ 5 chính là chất nguyên sinh !! Cái này thì miễn bàn.
    Còn nếu căn cứ vào vật lý hiện đại thì trạng thái thứ 5 chính là thể ngưng tụ Bose-Einstein (Công nhận bác Einstein bác í giỏi thật, đã tiên đoán được trạng thái này từ lâu, mãi đến gần đây mới chứng minh được !!) Thể plasma thì ở mặt trời với các sao đều có, nhưng riêng trạng thái thứ 5 này chỉ có trên thí nghiệm mà thôi, và có ở nhiệt độ vài trăm phẩn tỉ độ trên độ 0 tuyệt đối. Nghe nói ở trạng thái này vật chất có các đặc tính rất kỳ lạ, chẳng hạn các nguyên tử hầu như đứng yên, nằm ở cùng mức năng lượng do đó chúng không thể nào phân biệt được với nhau, và hoà với nhau thành một... siêu nguyên tử. Và nó có tính chất "siêu lỏng", có nghĩa là chảy "xả láng" trên bề mặt bất chấp lực ma sát !! Em chỉ biết đến đây, còn bác nào biết hơn xin cho biết thêm với....
    Lung Tung Beng
    Ronaldo + Brazil = Champions

Chia sẻ trang này