1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiết sa chưởng và các bài thuốc võ ngày xưa bí truyền

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi tranchanonline, 17/07/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tranchanonline

    tranchanonline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2011
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    1
    Tại sao các anh em xin tài liệu thì nhiều nhưng ko ai luyện tập vậy ah?
  2. dungdragon88

    dungdragon88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2012
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Vì đâu có ai ngu như máy =)).
  3. nhucuong

    nhucuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2015
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm cho mình đc k ạ, thực sự mình rất mê và muốn luyện thành.nói thật mình mê môn này từ bé, mình từng luyện, tửng bỏ, bây giờ mình lại đang luyện lại, mình rất muốn tìm 1 người đã từng luyện thành công để học hỏi kinh nghiệm. mong bạn hãy giúp mình nha, mình cảm ơn rât nhiều ạ
  4. ngocvuau

    ngocvuau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2015
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Tôi luyện được 4 tháng đây, chưa chặt được viên gạch đinh có kê, nói chi không kê.Gạch lót nền dầy ép bằng xi măng thì nhẹ nhàng.Thấy nhiều người khoe mẻ tập thiết chưởng up clip nhưng toàn gạch đã xử lý,nếu gạch đã xử lý khoe mang nhục, lừa gạt, được thì được k được thì thôi.Biểu với diễn
    --- Gộp bài viết: 29/12/2015, Bài cũ từ: 29/12/2015 ---
    Bạn tập tới đâu rồi
  5. nhucuong

    nhucuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2015
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    mình cũng tập đc 4 tháng mà tay cũng vẫn kém
  6. tuyhiep

    tuyhiep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/12/2005
    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    117
    Một lời chia sẻ chân thành : Các anh em không cần mất thời gian để tập Thiết sa chưởng làm gì , nếu mục đích chỉ là dùng tay chặt gạch!! Đây là môn công phu cục bộ , không giúp võ gia phát triển toàn diện.
    Xin nói thêm , những màn biểu diễn chặt gạch , người tập nói chung cũng có chút công phu nhưng phần lớn vẫn là do chất lượng gạch . Đừng đem xương thịt đùa giỡn với gạch đá !
  7. ngocvuau

    ngocvuau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2015
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Nó là tuyệt kỹ dĩ nhiên chỉ là tuyệt kỹ, nhưng tay chặt dc gạch và tay k luyện gặp nhau sẽ mệt.Võ học bao gồm rất nhiều thứ.Chất lượng gạch k đạt là do người luyện k tới.Vẫn là da với thịt nhưng rèn luyện lâu thì làm dc nhiều việc á.Một cao thủ karatedo người Nhật chặt dc 3 viên gạch chất lượng dầy chỉ cần chặt phát chết trâu bạn biết ông tên gì không
  8. tuyhiep

    tuyhiep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/12/2005
    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    117
    Cố võ sư Mas Oyama chuyên luyện ngạnh công lúc còn trẻ , nhưng về già bàn tay ông hầu như không còn sử dụng được nữa ! Đó là hậu quả của những năm tháng chặt, đấm hàng trăm viên gạch ( mà gạch ông luyện toàn gạch thứ thiệt) .
    Bàn tay ta ngoài chuyện tập võ còn làm biết bao việc khác , đừng mất thời gian hủy hoại nó với thứ công phu phù phiếm ! Dĩ nhiên nếu có thời gian và thích thì cứ luyện , đó là tự do cá nhân !
    Nói thêm , công phá chỉ là 1 khía cạnh rất nhỏ trong võ thuật mà thôi!
    Còn trong giao đấu người công phá giỏi cũng chưa chắc chiếm được lợi thế nhiều đâu!
    Tôi chia sẻ với anh em như vậy vì tôi là người trong cuộc , đã từng trải qua công phá ván , gạch nhiều rồi !
    ngocvuau thích bài này.
  9. phuongkcvn

    phuongkcvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2015
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Thiết sa chưởng, 1 trong 10 tuyệt kỹ võ lâm nổi danh đứng sau Nhất dương chỉ và Huyền âm chưởng. Thiếu lâm còn gọi là Kim cương chưởng.
    Cách luyện dùng bao đậu xanh ranh chín, mỗi ngày đập khoảng 2000 chưởng vào đó trong vòng từ 5 đến 11 năm là thành, khi thành chỉ vỗ một phát là đậu xanh sẽ nát vụn thành cám. Còn một phương pháp khác, chính là dùng cát + sỏi nhỏ đổ đầy chậu rồi dùng tay vỗ mỗi ngày 2000 cái chứ không phải chặt chém vào gạch đá như cách luyện ngạch công thông thường.
    Ngày nay có thể dùng lốp ô tô bơm hơi căng để luyện, phương pháp luyện cũng không khác gì vỗ vào bao đậu xanh. Luyện thiết sa chưởng còn dùng một loại thuốc đặc biệt để ngâm tay cho săn chắc và giảm đau.
    Khác với luyện ngạch công dùng lực thật mạnh đánh vào gạch đá, lâu ngày cho xương cốt cứng chắc, thiết sa chưởng chú trọng vào âm lực, dùng nội công gây thương tổn đối phương nên người tập da tay vẫn trắng mịn hồng hào, nhìn qua sẽ tưởng là không tập gì chứ không chai sạn, sần sùi biến dạng như luyện ngạch công.
    Do đó khi về già tay người sẽ không bị dị tật, không sợ đau xương khớp hay thoái hóa.
    Điểm quan trọng của luyện thiết sa chưởng là kiên trì hàng ngày, nếu kết hợp khí công nội lực sẽ thành nhanh hơn, khoảng 5 - 7 năm là đạt. Tuy nhiên phải biết công pháp khí công đi kèm, nếu để tự nhiên thì luyện sẽ rất lâu.
    Chuyện xưa kể rằng, có một cao thủ thiết sa chưởng đi trong rừng bỗng gặp một con hổ, con hổ nhảy vào vồ, người đó tránh được bèn nhảy lên vỗ 1 chưởng vào lưng nó khiến cho con hổ chết tươi. Điều kỳ lạ là nhìn bên ngoài da dẻ con hổ vẫn bình thường như không có gì xảy ra, nhưng bên trong nội tạng đã vỡ nát.
    Điều này tương tự với người, khi người bị thiết sa chưởng đánh trúng, da dẻ bên ngoài vẫn bình thường nhưng tụ máu bên trong, gân thịt, nội tạng bị nát bấy. Nếu bị đánh trúng đầu hoặc mặt thì gọi là giết người không dấu vết vì hộp sọ vẫn bình thường nhưng não bị vỡ nát. Nếu dùng ngạch công thì kết quả ngược lại.
    Khác với Thiết sa chưởng, Huyền âm chưởng luyện bằng cách đổ nước vào chum lớn rồi mỗi ngày vỗ 2000 đến 3000 phát vào mặt nước. Luyện cho đến khi nào vỗ một cái, chum nước vỡ tung là thành. Thời gian luyện ít nhất 20 năm.
    Đứng đầu các tuyệt kỹ là Không minh chưởng, tên như ý nghĩa, cách không đả vật, luyện ít nhất 30 năm mới thành nhưng cách luyện lại khác hoàn toàn với 2 cách trên, không tiện kể ra ở đây.
    Có thể phân biệt nội công và ngạch công như sau, người dùng ngạch công khi ra đòn sẽ có một tiếng "bốp" rất to, có thể gây thương tích bên ngoài như gãy xương, chảy máu.
    Còn cao thủ nội công khi đánh trúng người sẽ có một tiếng "phịch" rất nhỏ, bên ngoài không có thương tích nhưng bên trong tụ máu, nát xương mất rồi.
    Bởi vì Thiết sa chưởng thuộc loại dễ luyện nhất, thời gian lại ngắn nên ngày xưa rất được các võ phái ưa thích.
  10. Sitien87

    Sitien87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2016
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Võ thuật chỉ có 2 loại, "Ngạnh Công" và "Nhuyễn Công". Còn kungfu luyện kình lực thì cũng chia làm 2 loại, "Ngoại Công" và "Nội Công". tiếc là ngày nay ít ai hiểu được sự khác biệt giữa Ngạnh Công và Nhuyễn Công, Ngoại Công, Nội Công, nên có người diễn giải lung tung không thấy được sự khác biệt.

    - Ngạnh công chủ cương mãnh công phá. Có 2 cách dụng kình lực trong Ngạnh Công, nội lực hoặc ngoại lực, cả 2 đều chủ cương mãnh và tốc độ, càng nhanh càng tốt.

    Nếu dùng ''ngoại lực' thì lực phát ra từ cơ bắp bên ngoài.
    Nếu dùng nội lực thì kình lực phát ra do nội khí cùng nội cơ chuyển động bên trong phát ra. Cách vận khí khác với Nhuyễn Công. Khí chuyển đi đường thẳng, nhanh và cương mãnh.

    Đa phần các võ phái ngày nay đều sử dụng Ngạnh Công và luyện ngoại lực. Lý do đơn giãn là vì luyện ngoại lực không cần khẩu quyết dễ sao chép và không đòi hỏi tư duy, và chủ yếu phụ thuộc vào thể trạng người luyện. Trong khi nội công thường không truyền ra ngoài gia đình, hơn nữa đòi hỏi tư duy nhiều hơn là cơ bắp và thể trạng.

    - Nhuyễn công chủ về quyền cước âm nhu, dùng nhu chế cương, loại này chỉ có thể dùng nội lực để phát kình lực. Vì vậy ít có môn phái nào truyền bá rộng rãi loại này ra ngoài và dù có tồn tại một vài môn phái Sơn Đông bắt chước uốn ẹo nhưng lại không phát huy được uy lực thật sự, nên câu "dùng như chế cương" chỉ còn trong tiểu thuyết. Ví dụ như, Judo vốn dùng nhu chế cương, nhưng ngày nay vì được truyền bá rộng rãi mà khi ra khỏi Nhật Bản bị giấu mất tâm pháp luyện khí, nên cuối cùng chỉ còn "lấy thịt đè người", bằng chứng là thi Judo phải tính hạng cân nếu dưới 80 kg.

    Người luyện Nhuyễn Công cách vận khí khác với Ngạnh Công, khí chuyển nhẹ nhàng đường khí đi uốn lượn, nhanh chậm tùy thời cơ. Trong nhu có ẩn chứa sự cương mãnh. Chú trọng cảm nhận kình lực đối thủ tùy lúc mà cương nhu đúng chổ để phá giải và phản công.


    Thiết Sa Chưởng dường như được xếp vào loại Ngạnh Công, dùng nội lực để phát kình lực. Sát thương so với dùng ngoại lực cao hơn, nhưng cũng là thương tổn cùng loại từ ngoài vào trong, chứ không phải từ trong ra ngoài gây nội thương trực tiếp tạng phủ như Chu Sa Chưởng. Người trúng phải Thiết Sa Chưởng vào ngực thường bị gãy xương sườn ghâm ngược vào phổi, gián tiếp gậy tổn thương tạng phủ, nhưng ít khi gây vỡ tim, hạy dập nội tạng.


    1 lời khuyên chân thành cho những bạn trẻ đam mê võ học. Nếu yêu võ thuật thì hãy tầm sư học hỏi, thầy mà dễ tìm thì kiến thức chẳng rộng. Bật cao thủ thường ẩn danh lánh đời rất khó nhận đệ tử.

    Không nên tự học theo sách xuất bản đại trà chỉ là trò lừa gạt hoặc chỉ để quảng bá danh tiếng, đọc như tiểu thuyết. Luyện tuyệt kỹ mà không có bài khí công hộ thể và không có thuốc thoa thì gân xương sẽ thoái hóa rất nhanh, không những tuyệt kỹ không thành, mà hậu quả còn gây biến dạng cơ thể hoặc bệnh tật về sau.
    Lần cập nhật cuối: 18/07/2016

Chia sẻ trang này