1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiếu khái niệm toán học, BCVN cứ mãi viết sai!

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi Le_Viet_Ha_new, 31/03/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Phân tích một vấn đề sai - cho dù nó rơi vào bất cứ lĩnh vực gì - thì có chi là ngượng hả bạn ?
    Được le_viet_ha_new sửa chữa / chuyển vào 13:32 ngày 11/03/2009
  2. trahoanhat06

    trahoanhat06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    1
    Bác Vhà ạ, bác không ngượng nhưng "nhà cháu" lại ..cứ đỏ mặt mới chết (hic, vấn đề tâm lý mà). Mà tại cái dây thần kinh bác ạ, cứ động đến cái nhóm X-word ấy mà, là nó thế. Thế cho nên người ta mới phải nghĩ ra cái gọi là "nói lái, nói trại", trong tiếng Anh nó gọi là euphemism bác ạ. Cái này nó còn cao siêu hơn cả cái anh slang cơ, tức là người ta dùng những từ hoa mỹ để chỉ những sự vật, những hiện tượng nó xấu xấu ấy (nhưng mà lại rất hay được đề cập đến mới chết chứ). Chẳng biết những ngôn ngữ khác thế nào chứ cái anh tiếng Việt với anh tiếng Anh thì có cả một "từ điển" về cái nhóm X-word này đấy bác, không tin bác thử gõ từ ấy trên google xem.
    E hèm, bác Vhà ạ, có thể ngôn ngữ toán nhà bác từ thuỷ tổ các cụ Pythagore, cụ Thales nó chẳng mấy thay đổi, các cụ bảo hình tam giác nó có ba cạnh thì đến giờ nó vẫn thế. Chứ cái món ngôn ngữ hàng ngày ấy ạ, là nó thay đổi liên tục (mà chính nhiều khi do cái anh báo chí nó đầu têu đấy). Thế bây giờ cho "nhà em" hỏi bác: Theo bác thì từ trong từ điển có trước, rồi người ta cứ theo từ điển mà dùng, hay từ được sử dụng...ngoài đời trước rồi mới vào từ điển?
  3. my_my

    my_my Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
    Dùng phép ẩn dụ là "Tuổi ô mai khổ vì ngày "kênh trăng" được không bác chủ thớt??? Tớ thấy chất lượng báo chí bây giờ đúng là như "nguyệt san"
  4. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Nguy hiểm thật, bạn tiếp tục nhầm lẫn và cố gán 2 khái niệm làm một.
    "Uyển ngữ"(euphemism) và "Sai lầm ngữ nghĩa" (do không hiểu) là 2 khái niệm tách bạch hẳn nhau. Chớ vì không hiểu mà nhập chúng làm một kẻo vừa oan và vừa làm hỏng đi một nghệ thuật tu từ của ngôn ngữ.
    Ngôn ngữ hàng ngày thay đổi nhưng có tính kế thừa chứ không bịa ra từ một cái sai rất ngớ ngẩn để ...."sáng tạo" ngôn ngữ.
  5. trahoanhat06

    trahoanhat06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    1
    "Uyển ngữ"(euphemism) và "Sai lầm ngữ nghĩa" (do không hiểu) là 2 khái niệm tách bạch hẳn nhau. Chớ vì không hiểu mà nhập chúng làm một kẻo vừa oan và vừa làm hỏng đi một nghệ thuật tu từ của ngôn ngữ
    Đã định chẳng bàn đến vấn đề này nữa nhưng bác lại nói mình "nhầm lẫn nguy hiểm", thế thì cố mà mà chứng minh mình rất ...lương thiện, chẳng có gì là nguy hiểm cả. Bác Vhà ạ, thế bác nghĩ nhà báo ấy không hiểu nghĩa của từ "NSan" hay "KNgyệt", không thể tách bạch nổi hai khái niệm đến nỗi nhầm lẫn một "chu kỳ sinh học của người con gái" với một "ấn phẩm theo chu kỳ" hay sao. Bác thử vận dụng tri thức toán học của bác, nghiên cứu xem liệu có ai nhầm lẫn được hai khái niệm này không, hay đây là việc cố tình mượn một từ "trung tính" (chưa phải là hoa mỹ) để mô tả một sự vật hiện tượng mang tính "tế nhị".
  6. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Ồ không, thấy bạn ra sức biện hộ cho mấy chàng phóng viên "bé cái lầm" mà càng thấy buồn cười.
    Nếu muốn dùng khái niệm trung tính thì "nguyệt kỳ" là một chọn lựa tối ưu nhất (nó vẫn được dùng tương đương với "kinh nguyệt"), còn nếu muốn dùng thế giới uyển ngữ thì có vô vàn sáng tạo như : "ngày bận rộn", "em đi chơi trăng", "ngày chị Hằng Nga"....nó rất dễ hiểu với độc giả nếu gắn vào ngữ cảnh bài báo.
    Còn cưỡng ép danh từ "Nguyệt San" ("tạp chí xuất bản hàng tháng") thành kỳ "kinh nguyệt" của phái nữ là điều cực kỳ dấm dớ ngớ ngẩn của người viết báo, đó là cái sai do nhầm lẫn ngữ nghĩa hoặc cẩu thả chứ không phải nghệ thuật tu từ nào cả!
    Từ điển tiếng Việt 2008 NXB XH
    [​IMG]
    Từ điển tiếng Việt Anh 2008 NXB XH
    [​IMG]
    Từ điển tiếng Việt Anh 2008 NXB XH
    [​IMG]

    Được le_viet_ha_new sửa chữa / chuyển vào 12:37 ngày 12/03/2009
  7. trahoanhat06

    trahoanhat06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    1
    Mình chẳng biện hộ gì cho cánh nhà báo cả, vì công việc của mình chẳng liên quan gì đến ngành ấy. Tuy nhiên khen chê thì cũng phải công bằng, có lý có tình.
    Do ngôn ngữ có đặc tính là võ đoán (arbitrary), thay đổi, mang tính xã hội, việc "chế tạo" và sử dụng ngôn từ hoàn toàn không do một "định chế" nào đề ra. Bạn có thể sử dụng từ "nguyệt kỳ" (hay những từ khác) thay cho "nguyệt san" nếu bạn thích. Thời gian sẽ trả lời cho việc từ nào được "xã hội" chấp nhận và sử dụng nhiều hơn (nhanh mà sử dụng từ mới thôi vì số người sử dụng từ "nguyệt san" khá là nhiều rồi). Theo mình biết thì trong tiếng Anh người ta đã tập hợp các từ "còn gây tranh cãi" (List of English words with disputed usage), có lẽ ta cũng phải lập ra cái list như vậy.
  8. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Ngôn ngữ phát triển và có tính kế thừa do sự phát triển của văn hóa, văn minh, thậm chí vay mượn của các quốc gia khác .....điều ấy không ai chối cãi.
    Lấy thí dụ ngày nay VN có các cụm từ như: "hòa mạng", "giáo dục đồng đẳng", "hậu mãi", " tẩy trang" , "tham vấn" , " từ khóa"....mà cách đây hai , ba thập niên chắc chắn không có . Do sự phát triển XH mà nảy ra các từ mới để đáp ứng tính thời sự của cuộc sống lẫn nền văn hóa. Đó là sự giàu đẹp của ngôn ngữ.
    Có rất nhiều từ có thể còn gây tranh cãi trong giai đoạn hoàn chỉnh, điều đó là hết sức bình thường vì việc diễn dịch một hiện tượng mới, không phải luôn luôn đạt được sự nhất trí.
    Còn việc dùng sai nghĩa ( thậm chí hoàn toàn vô nghĩa , ngớ ngẩn...) của một từ cũ vốn đã có từ rất lâu, nghĩa rất rõ ràng và trong sáng, đã trở thành chuẩn mực trong các từ điển uy tín .....thì đó chỉ có thể nói là hậu quả của một thói cẩu thả , thói làm việc xuê xoa và cũng có thể là do hạn chế hiểu biết của một số phóng viên Việt . Cái nguy hiểm ở chỗ họ tự tung tự tác "lũy thừa" cái sai đó thành diện rộng .

  9. trahoanhat06

    trahoanhat06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    1
    Còn việc dùng sai nghĩa ( thậm chí hoàn toàn vô nghĩa , ngớ ngẩn...) của một từ cũ vốn đã có từ rất lâu, nghĩa rất rõ ràng và trong sáng, đã trở thành chuẩn mực trong các từ điển uy tín .....thì đó chỉ có thể nói là hậu quả của một thói cẩu thả , thói làm việc xuê xoa và cũng có thể là do hạn chế hiểu biết của một số phóng viên Việt . Cái nguy hiểm ở chỗ họ tự tung tự tác "lũy thừa" cái sai đó thành diện rộng .
    Từ điển thì cũng do con người làm ra mà thôi. Thử nhìn lại Từ điển Hán Việt của cụ Đào Duy Anh (chắc chẳng ai dám nghi ngờ về trí tuệ của cụ) làm đầu thế kỷ 20, xem cụ đưa ra những thuật ngữ gì "cá nhân khoái lạc thuyết", "cá nhân vận may chủ nghĩa", "bán thú chủ nghĩa"...và còn nhiều nữa..Hỏi ngày nay mấy ai còn dùng những từ mà cụ đưa vào từ điển.
    Cho dù bạn phản đối từ này từ khác, nhưng nó vẫn được sử dụng, vẫn được công luận đọc và hiểu "theo cách của họ" thì cái từ đó vẫn tồn tại "ngoài ý chí của bạn". Chỉ có thời gian mới chứng tỏ được sức sống của nó, chứ không phải bạn hay bất kỳ người khác.
  10. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Bạn lạc đề mất rồi, chúng ta bàn đúng - sai chứ không bàn các ví dụ mang tính tủn mủn không khái quát được chủ đề. Giữa "từ cổ" và "từ sai" là hai khái niệm khác nhau, đừng vì SAI mà cố CƯỠNG ÉP nó là TỪ CỔ để biện hộ cho cái sai của mình. ("Nguyệt San" cho đến nay dù là từ rất xưa nhưng vẫn là từ dùng phổ biến và được định nghĩa rõ ràng nhất)
    Ngoài ra việc dùng sai từ thường thể hiện ở tầng lớp dân trí thấp và trung bình, lâu dần làm méo mó đi ít nhiều ngôn ngữ, điều này vẫn diễn ra ở bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới.
    Ngay bên Anh cũng vậy, trước đây giám đốc người Anh bên bộ phận dự án cho LVH biết, người Anh nắm trọng trách vẫn hiểu hết khi người Anh khác viết sai từ ngữ, nhưng trong tâm trí, họ đánh giá cao người viết đúng và "look down" (coi thường) người viết sai. Âu cũng là một kinh nghiệm sống cho các bạn làm việc hay có đối tác làm ăn (dù là trong nước hay quốc tế).
    Chúng ta không vì một cái sai mà chạy theo chủ nghĩa bầy đàn (với chủ thuyết tự an ủi kiểuA.Q: " thiên hạ cũng thế nên mình thế(!))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này