1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiếu Lâm HỒNG GIA tại MOCKBA

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi XUANTHI259, 08/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. banabinhdinh

    banabinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    Chào Võ Sư (Chân Nhân) Xuân Thi .
    Võ sư là đệ tư phật gia và đạo gia , tự xưng minh là dân tri thức la những giọng điệu của bác đã chưng minh được trí thức loại nào ,
    1: Bác biêu xấu ***** nhà bác qua lời nói của bác
    a, tây sơn học võ tàu nghiên cứu lại rồi đanh thắng tàu
    nếu lời bác đúng sự thật thì thằng tô sư tàu qua ......... Xin bác điền vào chổ trống cho hợp nghĩa , đây là trình độ tiểu học , bác điền cho đúng tôi cho 10 sao ok .
    b, bác biết no dở nó thua , bác con tôn thờ đúng là ...........gia truyền không sai đâu hết điền tiếp câu nhi đi võ sư
    c. Bác không cần suy nghi điền củng đưọc đúng là chân truyền của đạo sỷ thúi và dâm tăng .
    Đạo Võ ta tôi học là đạo làm người còn khó , Cái đạo không sợ cường quyền và côn đồ .
    Cái đạo bất bình là lên tiêng , trái tai là chưởi . ngứa tay là đục .
  2. linhlee

    linhlee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Võ Ta có nét hay nét đẹp, nét hào hùng của một dân tộc> Nó có được như vậy bởi vì đâu??? không thể vì tinh thần cực đoan hay tự cao tự đại!!! Nếu bác Bana muốn tranh luận, tôn vinh nét đẹp của Võ Ta thì là việc rất đáng quý, mọi người rất ủng hộ, tôi cũng như bao nhiêu người yêu thích Võ Ta đang rất mong chờ được xem, được thấy. Còn việc bác đang làm thì thực sự là gây phản cảm, Võ Ta là thế sao, tinh thần của Võ Ta là thế sao? nếu như thế thì việc nó suy yếu, mai một và lạc hậu là kết quả đương nhiên (vì những người nắm giữ nó). Vậy nếu bác Bana còn tôn trọng Võ Ta thì hãy tạo một topic mới về Võ Ta và hãy làm theo phong cách cởi mở, tập trung vào chuyên môn để những người đang tập Võ Ta cũng như những người chưa tập hiểu và trân trọng những gì ông cha ta đã làm.
    Cũng xin các bác nên kiềm chế hành vi của mình, Thầy cũng như cha, các bác có tranh luận thì nên tập trung vào chuyên môn, không nên xúc phạm đến các thầy dù là môn nào, hãy tự trọng!!!
    Chúc vui vẻ
    Linhlee&F
  3. DHN

    DHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    0
    Để anh XUANTHI không phí thời gian đôi co, em viết vài dòng thế này nhá:
    - Anh Banabinhdinh cũng lớn tuổi rồi nhưng chắc vẫn kém anh XuânThi vài tuổi. Tuy nhiên cả hai bác cùng già rồi, có viết lách gì thì cũng cho rõ ràng để đỡ dây dưa cãi cọ không hay.
    - Anh Banabinhdinh có cái hay là không bỏ thời gian ra để giới thiệu Võ Ta nhưng bất kỳ ông bà nào nói Võ Ta có nguồn gốc, kế thừa từ Võ Tàu là anh ấy chửi và nếu căng quá thì cũng hẹn đi đục nhau hè hè. Hồi xưa có học trò của võ sư Lý Hồng Thái có ghi chép các lời thảo luận rằng côn pháp Việt Nam cần phải học hỏi côn Tàu, anh Bana kay mũi rủ các bác Hồng Gia đem côn tới gặp so chơi nhưng ròi hai bên chắc đều thấy chuyện không cần làm thế nên cũng chẳng có ai so côn với ai cả.
    - Bác XUÂNTHI tiếp tục đi nhé, vài dòng thế để bác hiểu lý do . Do mấy bài viết của bác có kèm mấy câu (em nghĩ là bác đùa thôi hoặc giả như chưa rành về võ Ta nên nói vậy) rằng võ Ta kế thừa võ Tàu gì gì đó. Nếu bác chắc chắn kha khá về điều này thì emmời bác chiến tiếp với bác Bânn ở chủ đề khác còn không thì thôi, bác tiếp tục việc của bác đi cho anh em được nhờ.
    KÍnh hai bác cao niên vui vẻ đi cho anh em còn học tập, hai bác chửi nhau thì loạn thiên hạ mất hè hè
  4. 25LTK

    25LTK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    2

    Xin chen ngang một bài vào topic này của bác XUANTHI. Có gì không phải mong bác thứ lỗi
    Mổ xẻ cái nghèo truyền kiếp
    Anh đi, anh nhớ quê nhà,
    Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
    Câu ca dao thật xúc động, nhưng nghe không khỏi chạnh lòng. Mái nhà tranh, manh áo vá, quả cà muối, chum tương bần... đã thành biểu tượng nghèo của người VN ta từ bao giờ không biết! Các nhà khoa học khẳng định, tình trạng nghèo truyền kiếp của người Việt ta do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những yếu tố thuộc về truyền thống.
    Lối tư duy tiểu nông
    Nền kinh tế tiểu nông, canh tác lúa nước kiểu "chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa" tồn tại dai dẳng hàng ngàn năm lịch sử. Ở miền Bắc và miền Trung, diện tích ruộng trên đầu người không cao, việc tư hữu hóa ruộng đất bị hạn chế đã cản trở sự hình thành một nền nông nghiệp lớn. Do sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, lại phụ thuộc chặt chẽ vào thiên nhiên nên năng suất nông nghiệp thấp. Chăn nuôi không phát triển thành nghề độc lập mà phụ thuộc vào trồng trọt và phục vụ trồng trọt. Thủ công nghiệp kém phát triển bởi sản xuất hàng thủ công tồn tại như một thứ nghề phụ lúc nông nhàn. Một số làng nghề hoặc gia đình làm nghề phát triển được do sở hữu bí quyết nghề nghiệp gia truyền. Ngành thủ công nghiệp trong xã hội truyền thống không thể phát triển được thành những công trường thủ công, tiền đề của sản xuất công nghiệp sau này.
    Theo TS Lương Hồng Quang thì: "Phi thị trường là một đặc điểm cơ bản chi phối tư tưởng kinh tế của người Việt. Tư duy sản xuất hàng hóa là những cái gì đó xa lạ với cư dân nông nghiệp ở đây. Hệ quả của xã hội truyền thống này là: nền kinh tế lạc hậu, chậm phát triển... Bước vào nền sản xuất hàng hóa, vào nền kinh tế dựa vào tri thức, những đặc điểm trên của truyền thống không phải là vốn liếng văn hóa để làm giàu".
    Định kiến với thương nghiệp
    Trước đây, định kiến đối với việc buôn bán rất nặng. Trong phân tầng xã hội theo mô hình tứ dân (sĩ, nông, công, thương) thì thương nhân đứng ở vị trí cuối cùng, người giàu chưa bao giờ được tôn trọng cả. Các triều đại phong kiến Việt Nam nối tiếp nhau duy trì chính sách trọng nông, ức thương (khuyến khích nông nghiệp, hạn chế thương nghiệp) và nhiều giai đoạn còn thi hành bế quan tỏa cảng, hạn chế thông thương với nước ngoài. Nhận xét về vấn đề này, GS Phan Ngọc viết: "Có một tình trạng đồng mưu giữa chính quyền nhà vua và làng xã kìm hãm thủ công nghiệp và thương nghiệp. Có một ác cảm thâm căn cố đế trong văn hóa đất nước chống lại thương nghiệp và thủ công nghiệp vẫn tồn tại dai dẳng đến giờ, một thành kiến cần phải xóa bỏ". Các lý do ấy góp phần gây nên sự thấp kém về năng lực kinh doanh của người Việt Nam.
    Cơ chế thăng tiến: học - làm quan - làm giàu
    Xưa kia, học là con đường duy nhất để thay đổi thân phận, đem lại sự vinh thân phì gia. Học hành - đỗ đạt - làm quan - làm giàu là một cơ chế thăng tiến, có thể đưa người ta từ tầng lớp bị trị trở thành thống trị, từ nghèo nàn trở nên giàu sang, từ bình thường trở nên nổi tiếng... Vì vậy, sự đổi đời này được ví von với hình ảnh "cá hóa rồng". Học vấn không là động lực cho sự thăng tiến về của cải vật chất. Lợi ích kinh tế đứng hàng thứ hai sau chức quyền trong cơ chế thăng tiến xã hội này. Học để làm quan vẫn là quan niệm cũ kỹ ngự trị trong nhiều bộ óc trẻ trung ngày nay.
    Tư tưởng tiết dục
    VN hiện vẫn còn bị ảnh hưởng bởi Nho giáo. Nho giáo không khuyên diệt dục như Phật nhưng nó chủ trương quả dục hay tiết dục, tức kiềm chế nhu cầu. Những nhu cầu vật chất bị coi là thứ tầm thường. Khổng Tử từng nói: "Người quân tử ăn không cầu no, ở không cầu an" là thế. Tiết dục tất yếu kéo theo tiết kiệm. Kiệm đã trở thành một giá trị, một tiêu chuẩn để đánh giá nhân cách mỗi người. Chấp nhận nghèo nàn, vui với đạo (an bần lạc đạo) được coi là lối sống thanh cao của các nhà nho xưa. An nhàn là một tiêu chuẩn của cuộc sống lý tưởng.
    Không đề cao chữ ?ophú?
    Người Việt Nam xưa chưa thực sự đề cao chữ phú, giàu không phải là mục đích để phấn đấu trong cuộc sống. Một người làm ruộng trở nên giàu có thì bị coi là trọc phú. Nếu ai đó bị rơi vào cảnh bần hàn cũng không phải là điều quan trọng lắm, họ sẽ được cộng đồng che chở, đùm bọc. Trước đây, cái mà người nông dân sống trong cộng đồng thôn xã phấn đấu là một vị trí, một địa vị nào đó trong làng được mọi người kính nể như ông Trùm, ông Bá... dù nó không đem lại quyền lợi về vật chất.
    Sợ rủi ro
    Do phương thức sản xuất tiểu nông chi phối, người Việt có thiên hướng tìm cuộc sống ổn định (an cư mới lạc nghiệp) ngại di chuyển chỗ ở. Không thiếu trường hợp người trẻ tuổi cố chạy chọt vào biên chế Nhà nước với ước mong có một việc làm ổn định lâu dài. Một mức lương tháng ổn định cho dù không cao còn hơn các công việc nay kiếm được nhiều mai tay trắng. Cuộc sống có kham khổ đấy nhưng chắc chắn, ít rủi ro. Ở phương Tây, người ta quen chấp nhận mạo hiểm, thậm chí các trò chơi dễ mất mạng như leo núi, trượt tuyết... được nhiều người ưa thích. Còn người Việt, mạo hiểm là đồng nghĩa với liều lĩnh, nên mới có tâm lý ?obuôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện?.
    Nhẹ chữ ?otín?
    Dường như người Việt Nam chưa thực sự coi trọng chữ tín. Có nhà nghiên cứu đã lý giải như sau:
    Chữ tín cần cho ai? Kinh tế nông nghiệp không cần. Lao động nông nghiệp không phải là sản xuất mà chỉ là tác động lên quá trình sinh học của cây trồng, vật nuôi. Người lao động không hoàn toàn quyết định được kết quả lao động bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều vào các yếu tố thiên nhiên. Tính chất lao động đã hình thành nên tư duy co giãn, tính toán co giãn mà có người gọi là lối tư duy "linh hoạt", "mềm dẻo". Trong tập quán du di, "chín bỏ làm mười", chữ tín không quan trọng.
    Một nền kinh tế hàng hóa thực sự thì khác. Trong sản xuất, kinh doanh, các yếu tố về sản phẩm như số lượng, chất lượng, chủng loại, thời gian hoàn thành và chuyển giao là những chỉ số quan trọng. Chính chữ tín đã làm nên những thương hiệu lớn mạnh và bản thân thương hiệu cũng chính là một thứ hàng hóa...
    Có rất nhiều yếu tố thuộc về truyền thống đã và đang cản trở sự làm giàu của người Việt Nam. Điều quan trọng là chúng ta phải nhận thức rõ ràng vốn cũ để giữ gìn, phát huy những yếu tố tích cực, khắc phục, loại bỏ những hạn chế, cản trở. Có như vậy mới thúc đẩy nhanh sự lớn mạnh của đất nước.
    Chu Văn Khánh (NXB Chính trị quốc gia)

  5. chu_cuoi20t

    chu_cuoi20t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    0
    Kaka, lâu lâu vào box võ thuật lại cứ thấy võ Hồng Gia đầu thai vào một dạng khác nữa. Trong này có nhiều cao thủ Hồng Gia nhỉ? Vài điểm Cuội muốn góp ý:
    1. Người học võ Ta vì lòng tự trọng và lòng yêu nước mà lên tiếng. Người đọc nên tự hỏi mình, "Tại sao dân võ Ta chỉ lên tiếng khi có chuyện gì đả động tới sự nhầm lẫn (vô tình hay hữu tình) giữa võ Tàu và võ Ta? Tại sao dân võ Ta ít đả động tới những bài viết về võ Nhật hay võ Đại Hàn?"
    2. Cuội đây đọc phần lịch sử về Thiền Kim Cang của anh Xuanthi mà tưởng mình đang đọc chuyện chưởng. Thật hay không? Cuội không biết. Nhưng theo truyền thống đạo Phật Nguyên Thủy thì những cái "thấy" trong lúc thiền nên xã đi hết và niệm chính danh của nó thôi.
    3. Đừng nghỉ là anh bana đang chửi không không. Đọc giả nên hỏi, "Tại sao anh Xuanthi tự nhiên nổi trận lôi đình? Có phải vì anh bana đã xúc phạm tới môn võ của anh Xuanthi? Nhưng nếu những điều anh Bana nêu lên là đúng thì sao, người viết có quyền giận hay không?" Nghỉ tới hồi xửa xưa, trong lịch sử Việt Nam có một vị tướng tài đã từng gác thù riêng của cha qua một bên để giúp nước nhà đánh đuổi quân Nguyên. Chẳng lẽ chúng ta chỉ lo bảo vệ danh dự của sư tổ mình, võ thuật của mình để vô tư bỏ qua văn hóa dân tộc? Nếu nói không không về võ mình thì không sao, còn nếu biến dạng võ mình với võ Ta thì kaka, có người lên tiếng.
    Người biết thì vô đây đọc không sao, nhưng hãy tự hỏi coi những người mới tham gia vô đây đọc sẽ có cảm nghỉ ra sao về võ Ta và võ Tàu?
  6. vxq_01

    vxq_01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Xin các anh banabinhdinh, xuanthi259 hãy bình tĩnh lại, không tiếp tục công kích nhau nữa.
    Theo những gì mà anh xuanthi259 giới thiệu ở đây và ở trang Web của anh thì chính là anh xuanthi259 đã học võ thuật, nội công, khí công của cả Tầu lẫn ta. Anh xuanthi259 trước đã từng học Thiếu Lâm Hồng Gia của cụ Tô Tử Quang (võ Tầu), sau đó học nội công Hồng Gia La Phù Sơn (võ Tầu), sau đó lại học khí công Kim Cang của ông Trần Kim Cang. Nếu đúng như anh xuanthi259 nói thì môn khí công Kim Cang này chính là môn của Việt Nam vì nó do một người Việt Nam là ông Trần Kim Cang sáng tạo ra. Môn khí công này có lẽ là rất hay vì nó đã làm cho những người luyện thành công có được những khả năng mà rất chỉ rất ít người làm được trong số nhiều những người tập võ, khí công. Anh xuanthi259 đã không giữ bí mật nó nữa và đã có ý giới thiệu, trình bày nó cho nhiều người cùng biết.
    Xin anh xuanthi259 tiếp tục giới thiệu, trình bày các phần tiếp theo của môn khí công Kim Cang này. Xin anh cho biết có phải những các khả năng đặc biệt mà môn phái Lâm Sơn Động hay biểu diễn là đứng trên bóng đèn, chống giáo nhọn vào yết hầu đẩy xe, chạy trên mặt nước, nằm trên thuỷ tinh đều là kết quả của việc thành công luyện khí công Kim Cang?
  7. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Nói chung là em không đồng ý với anh bana. Chỗ anh nói, anh xuanthi đã giải đáp trong câu sau đây. Nếu có chỗ nào không đồng ý với nhau thì anh phản biện thẳng thừng, không nên đả kích như thế mất hoà khí.
  8. vinhxuan2006

    vinhxuan2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Kính gửi bác Xuân Thi,
    Em vẫn đang tiếp tục tập bài 1 theo hướng dẫn của bác và có một số vấn đề cần hỏi như sau:
    1. Khi ngồi hay khi đứng mà tập đồng thời chú ý việc hóp bụng thì tự nhiên lưng em tự động gồng cứng lại. Như vậy là đúng hay sai ?? Em cảm thấy điều này tồn tại song song với cái hành động hóp bụng của em.
    2. Sự khác nhau của bài 2 và bài một có phải là ở bài hai thì bụng hóp lại hết cỡ còn bài một thì sự hóp thuận theo tự nhiên hơn không ??
    Hôm qua em tập bài 2 ở tư thế đứng nhưng thở được 10 hơi thì mệt không tập tiếp được nữa nên em đi ngủ luôn.
    Tập bài một vì mới tập luôn phải lẩm nhẩm những trình tự của bài nên cũng mất khả năng tập trung một phần. Hy vọng mấy ngày tới sẽ quen và thuần thục hơn.
    Những chuyện cãi cọ với bác Banabinhdinh em nghĩ bác đừng nên tham gia vào và nổi nóng làm gì. Topic của bác đang hay và tập trung vào chuyên môn. Nếu bị rơi vào cảnh cãi cọ như ở mấy topic của Vovinam thì rồi bạn đọc mới vào sẽ bị loãng chủ đề và trở nên nhàm chán mất.
  9. vinhxuan2006

    vinhxuan2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Kính gửi bác Banabinhdinh,
    Trong cuộc đời này xét cho cùng có cái gì hoàn toàn là ta đâu. Đó chính là sự thực vô thường và vô ngã trong đạo phật vậy. Cuộc đời ta khi sinh ra là do nhân duyên hợp thành, khi lớn lên là do trao đổi chất, thức ăn, tư tưởng mà hình thành con người ta ngày nay. Con người như vậy thì võ học đâu có khác gì. Nếu tìm về nguồn gốc thì võ ta ắt hẳn chỉ là mấy cái đập thô sơ của những con khỉ mà thôi. Sự phát triển đi lên là do trao đổi giao lưu thái dụng và biến đổi cho phù hợp. Đến bản thân con người của ta cũng không thể chắc chắn 100% là người Việt nguyên gốc không pha Tàu chút nào do có tới 1000 năm đô hộ của Tàu thì việc võ ta cũng có phần mượn đòn mượn thế của Tàu cũng là chuyện đương nhiên. Vùng bình định thì có thể còn là sự giao lưu với vương quốc Chăm Pa và thậm chí có ảnh hưởng từ Campuchia. Vậy vấn đề ở đây là học võ khi ta học được bất kể cái gì thì nó là cái của ta. Sau một thời gian tiêu hoá thuần phục thì nó trở thành võ ta. Kể cả Vĩnh xuân, Hồng gia, Karatae hay gì đi nữa. Ai cấm được nếu một người VN có tư chất có thể tổng hợp những môn võ hiện đại để hình thành một môn võ mới và lại trở thành một bản sắc Việt nam giống như cái áo dài ngày nay.
    Theo tôi, nếu anh Banabinhdinh nếu có tâm muốn phát triển võ ta thì thay vì cãi nhau ở đây anh nên lập ra topic riêng hoặc vào topic của bác Cuonglhv mới lập để tranh luận. Đồng thời nếu có khả năng bác trao đổi chia sẻ kỹ thuật như bên Nhất Nam đang làm, mở lớp dạy võ ta và quảng bá nó một cách chuyên nghiệp. Những cố gắng như vậy sẽ rất được trân trọng. Anh đừng biến mình thành cái chú ĐHLV, syquandubi gì đấy dễ gây phản cảm cho những người yêu võ thuật chân chính.
  10. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Học võ gì thì học, điều quan trọng là học cái đó xong để làm gì?Và anh sẽ là con người như thế nào?
    Võ học chỉ là phương tiện thôi.

Chia sẻ trang này