1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiếu Lâm Hồng Gia (tầng 2) Duy tri_Phàt triển

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Nho_anh_nhieu_lam, 08/06/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Nho_anh_nhieu_lam

    Nho_anh_nhieu_lam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2006
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Thiếu Lâm Hồng Gia (tầng 2) Duy tri_Phàt triển

    Theo quy định chung của diễn đàn TTVN, em lập nhà mới cho topic Thiếu Lâm Hồng Gia anh Vienanh nè.
    Đây là link liên kết với ngôi nhà tầng 1 để các bác tiện thể theo dõi.

    http://www2.ttvnol.com/vothuat/577150.ttvn


    Mưa rơi, hay mưa trong tim..?

    [​IMG]
  2. Nho_anh_nhieu_lam

    Nho_anh_nhieu_lam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2006
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Em đưa lại mấy bài hướng dẫn tập của anh Vienanh sang trang này để các bác tiện theo dõi nhé:
    Giáo trình huấn luyện Thiếu Lâm Hồng Gia
    _ Hệ cơ bản :
    1 _ Đấm xoay tấn
    2 _ Loan tay
    3 _ Bộ chỏ
    4 _ Xoay tấn đá
    5 _ Đấm đá
    6 _ Tay vần cột
    7 _ Chân vần cột
    8 _ Tay + Chân vần cột
    9 _ Tay đối tay tại chỗ _ Nhuyễn
    10 _ Tay đối tay tại chỗ _ Nghạnh
    11 _ Một đối một
    12 _ Một đối hai
    13 _ Một đối bốn
    14 _ Tay không đối binh khí
    15 _ Binh khí đối binh khí
    _ Hệ nâng cao :
    Gồm 15 phương pháp huấn luyện riêng biệt cho những môn sinh chuyên sâu .
  3. Nho_anh_nhieu_lam

    Nho_anh_nhieu_lam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2006
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    1 _ Đấm xoay tấn :
    _ Người tập đứng Kỵ Mã Bộ , hai bàn chân vuông góc song song nhau . Hai quyền thu gọn trên hai chỏm xương hông , ra quyền liên tiếp nhau hướng về phía trước ( Thôi Sơn ) vào cùng một tâm điểm thẳng từ xương ức ra .
    Lưu ý : Hai quyền thả lỏng trên hành trình trước khi chạm mục tiêu ( 2/3 quãng đường ) Chỉ dồn Cương lực vào quyền khi cách mục tiêu khoảng 10 cm . Hai quyền khi chạm mục tiêu phải có độ chùng ở khuỷu tay .
    _ Khi dồn hai quyền khoảng 30 - 40 lần , mỗi tay khoảng 15 - 20 lần thì dừng một trong hai quyền lại ... dừng ở thức quyền đang vươn ra tới mục tiêu . Nếu dừng quyền trái thì tay phải chuyển chưởng phải lên ngoắc vào khuỷu quyền trái ( ngang với chỏ trái ) Đồng thời xoay thân mình qua bên phải vào Hữu Cung Tả Tiễn , khi đó chưởng phải cũng kéo quyền trái về theo hướng phải . Hai vai vuông góc với hướng phải , rút quyền trái về ngang hông . Chưởng phải vòng từ dưới lên và từ ngoài vào thành thế bắt tay đối thủ . Khi hoàn thành thức bắt này thì tay phải vuông góc với thân mình , thấp hơn hai bả vai . Sau đó rút tay phải về ngang hông đồng thời tung quyền trái ra phía trước , sau đó là tung quyền phải . Lại lần lượt tung liên tiếp hai quyền khoảng từ 30 - 40 lần , mỗi tay từ 15 - 20 lần thì dừng quyền phải lại ở thức quyền đang vươn ra tới mục tiêu . Lại lên chưởng trái ngoắc vào khuỷu quyền phải ( ngang với chỏ phải ) Xoay thân mình qua bên trái vào Kỵ Mã Bộ , chưởng trái kéo quyền phải về hướng trái . Rút quyền phải về ngang hông , chưởng trái vòng từ dưới lên và từ ngoài vào thành thế bắt tay đối thủ . Tay bắt vuông góc với thân mình , thấp hơn bả vai . Rút tay trái về ngang hông và tung quyền phải ra phía trước ... rồi quyền trái . Hai quyền vung khoảng 30 - 40 lần , mỗi tay 15 - 20 lần thì dừng quyền phải lại ở thức quyền đang vươn ra tới mục tiêu . Lên chưởng trái ngoắc vào khuỷu quyền phải ( ngang với chỏ phải ) Xoay thân mình qua bên trái vào Tả Cung Hữu Tiễn , cùng lúc chưởng trái kéo quyền phải về hướng trái . Rút quyền phải về ngang hông , chưởng trái vòng từ dưới lên và từ ngoài vào thành thế bắt tay đối thủ . Tay bắt vuông góc với thân mình , thấp hơn bả vai . Rút quyền trái về ngang hông và tung quyền phải về phía trước . Hai quyền vung đều khoảng 30 - 40 lần , mỗi tay 15 - 20 lần thì dừng quyền trái lại ở thức đang vươn ra tới mục tiêu ... lên chưởng phải và lại tiếp tục .....
    Lưu ý : Khi xoay chỉ được xoay mũi chân , tuyệt đối không được xoay gót chân . Vì trọng lực khi ta dồn tấn ở trên hai gót chân , nếu xoay gót chân thì sẽ bị mất trọng tâm và xảy ra hiện tượng bai tấn .
    Đây là bài tập đầu tiên khi nhập môn Thiếu Lâm Hồng Gia , bài tập này giúp ổn định hai tay quyền ... làm quen dần với Bộ Pháp và Thân Pháp đồng thời đi vào rèn luyện kỹ năng nắm bắt cơ bản để áp dụng trong cầm nã ... phần không thể thiếu trong môn võ Thiếu Lâm nói chung và Thiếu Lâm Hồng Gia nói riêng .
  4. Nho_anh_nhieu_lam

    Nho_anh_nhieu_lam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2006
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    2 _ Loan tay :
    _ Người tập đứng Kỵ Mã Bộ , hai bàn chân vuông góc song song nhau . Hai quyền thu gọn trên hai chỏm xương hông .
    Bắt đầu thức tập : Đảo từng tay một theo chiều từ dưới lên và từ ngoài vào theo mình vòng tròn bao quanh thân mình .
    Lưu ý : Mũi bàn tay phải đảo kín qua đầu và toàn bộ thân mình - sát với hai đầu gối .
    _ Khi một tay đảo lên ngang mặt - với chiều dọc của sát bên cơ thể thì tay kia đảo vát bên dưới hông cùng chiều với cánh tay ở phía trên . Sau đó thì hai tay lại tiếp tục xoay vòng theo cùng chiều đã làm , tương tự như hai sợi dây thừng mà khi xưa các bé gái hay chơi trò nhảy dây đôi vậy .
    Lưu ý : dù cho bàn tay đang ở phần trên hay phần dưới của thân mình thì bao giờ bàn tay cũng phải cách thân mình khoảng hơn 20cm .
    Đây là bài tập hình thành hai tay Công và Thủ . Bắt đầu đi vào rèn luyện những thức gạt , đỡ ... hóa giải đòn . Khi thành thạo bài tập này rồi thì sẽ ứng dụng được rất tốt trong tất cả các tình huống phân thế phải sử dụng hai tay , cả trong Cương Ngạnh và Nhu Nhuyễn .
    Chúc các bạn thành công trong vấn đề tham khảo và tập luyện .
    Tặng anh Vienanh bài hát này, tặng riêng anh đó:
    http://yeunhacvang.com/index.php?pg=play&song=83
  5. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Tặng cho bác Viên anh một đoạn phim về cầm nã của Thái Cực Đường Lang.
    http://www.8stepschools.com/shyun.php
    Thế đối luyện đầu tiên giữa ông áo trắng và ông áo đen là thế ông áo trắng dùng chỏ để "bất động hoá" ông áo đen.
    Còn đối với Cầm nã của Thái cực Đường Lang tôi chỉ có một câu "Rằng hay thì thật là hay".
    @DHN: Bác là dân VX, thế lật cổ tay chả lạ gì phải không?
    Vậy thì thế cầm nã căn bản nhất mà tôi thấy là thế này.
    Khi địch thủ nắm cổ tay bác (tay phải nắm tay phải). Bác dùng tay trái giữ chặt không cho địch thủ buông ra. Sao đó bác dùng thế lật cổ tay như đã biết để làm đau khớp cổ tay.
    Đó là thế căn bản. Dĩ nhiên là có thế phá.
  6. DHN

    DHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    0
    OK bác Cuong, nếu bác coi "cầm nã" là nói chung của mọi hành động làm đối phương bị khoá cứng một chỗ (bất động hoá) hoặc là gây đau đớn cục bộ khi tác động lên khớp, gân, lúc đó thì ngoài trảo-ba`n tay ra còn có dùng các bộ phận khác.
    Nhưng mà em vẫn nói rằng trảo-ngo''n/ba`n tay là cách dùng tốt nhất, dễ nhất và trong hâu hết các đòn cầm nã đều cần dùng đến nó (cái ví dụ của bác đã có rồi). Thôi trả lại cái này cho TLHG của bác vienanh đê. Bác vienanh gửi bài tập lên bằng lời khó hiểu quá, cho mấy cái hình đi bác vienanh hè hè
  7. vienanh

    vienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/09/2005
    Bài viết:
    2.289
    Đã được thích:
    0
    Đây mà là cầm nã à bác Cường ?
    Đó là chỉ và chỏ đặc trưng của võ bọ ngựa , không hề có tính chất cầm nã ở trong này đâu bác Cường ạ .
    Chịu bác thật rùi , bác nên nghiên cứu và học hỏi thêm đi ... thật nhiều vào bác ạ !
    Được vienanh sửa chữa / chuyển vào 09:26 ngày 09/06/2006
  8. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Hé hé, thế nào là cầm, thế nào là nã, thế nào là tiểu cầm nã thủ, thế nào là đại cầm nã thủ.
    Các cụ xưa:" Yêu em anh nắm cổ tay
    Anh hỏi câu này có lấy anh không"
    có phải là cầm nã không, hé hé, lúc đấy mà dở hổ trảo ra thì ...mời các bác bàn tiếp
    Được fade_away sửa chữa / chuyển vào 09:36 ngày 09/06/2006
  9. vienanh

    vienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/09/2005
    Bài viết:
    2.289
    Đã được thích:
    0
    Thì bác Cường mới chỉ coi đó là cầm nã mà bạn !
    Khi gửi ảnh thì lại than vãn là nhiều ảnh thế , không thấy hấp dẫn . Khi gửi chữ thì lại bảo là khó hiểu ... đâu cả cái điền đây nè !
  10. vienanh

    vienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/09/2005
    Bài viết:
    2.289
    Đã được thích:
    0
    Muốn nắm được tay của người ta để cầm nã thì trước hết phải dụng Hổ Trảo và Ưng Trảo đã . Chẳng nhẽ lại dùng quyền và dùng chỏ để túm lấy tay họ à ?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này