1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiếu Lâm Hồng Gia (tầng 2) Duy tri_Phàt triển

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Nho_anh_nhieu_lam, 08/06/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    Gì gì anh cũng biết , chi chi anh cũng tường ..... phục anh thật đó !
  2. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    Ôi trời ... nhớ quá đi ! Biệt tăm biệt tích bao ngày rồi
  3. DerDrachen

    DerDrachen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
  4. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    to Vienanh ( Tien ): Chào Vienanh ,ngày xưa tôi cũng hay chạy ra công viên sáng sớm để tập thể dục và cũng hay đứng xem lén cụ Sú chỉ dạy học trò, tôi cũng thích võ thuật lắm mà không hiểu sao hồi đó lại không nhập môn trong khi bạn bè anh em cũng nhiều người học ở Nguyễn công Trứ lắm ,một phần vì mình thích lông bông vô kỷ luật , một phần vì thiếu kiên trì ,đức tính cần thiết nhất của người học võ . Có lẽ tôi và bạn cũng gặp nhau rồi đấy vì mình đồng trang, tuy không chơi chung , tôi ở ngay Ngô thì Nhậm đây. Mỗi người đều tự chọn cho mình một con đường , bạn theo nghiệp võ , tôi thì lang bạt xứ người , tuần trước vô tình kiếm được trang web này vào đọc mê say luôn và nhận ra có ông hàng xóm Nguyễn Công Trứ đang múa võ trong này. Hẹn có dịp về thăm nhà ra lớp của ông học hỏi mấy thế nhé. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.
    [/quote]
    Thế thì chắc là mình cũng đã từng nhìn thấy nhau rồi , nhưng lâu quá nên không chắc có nhận ra hay không ? Hồi Cụ Sú dạy ở công viên cũng đã 20 năm rồi ( 1987 ) , hồi đó mình cũng bé xíu mà !
    Nếu có được một ngày nào đó mình và bạn được gặp nhau ..... thì cũng tức là ngày đó mình rất vui và hạnh phúc đó !
    Mình cũng xin chúc bạn mãi mãi vui vẻ và hạnh phúc .
    Thân ái .
    Được hong_vien_anh sửa chữa / chuyển vào 17:56 ngày 11/03/2007
  5. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Chính thức đưa vào chương trình huấn luyện 120 phương pháp luyện tập kỹ năng trong Cương - Nhu - Công - Thủ của Thiếu Lâm Hồng Gia . Trong đó có hơn 60 bài tập đối luyện ứng dụng - thực hành + 4 bài quyền chính thống của Thiếu Lâm Hồng Gia : La Hán Xuất Động , Sư Tử Quấn Cầu , Song Long Cước Hải , Én Bay Về Tổ . Ngoài ra những bài tập đơn luyện và đối luyện với binh khí ( tay không đối binh khí - binh khí đối binh khí ) + 5 bài Song đối luyện La Hán ( chỉ dành cho môn sinh có ý thức và chăm chỉ trong luyện tập ) sẽ dần dần tạo cho môn sinh một khả năng nhuần nhuyễn trong ứng dụng tự vệ .
    Nếu qua một thời gian ít nhất là 6 tháng môn sinh nào không thành thạo những kỹ năng tự vệ cơ bản thì sẽ hoàn trả toàn bộ học phí .
  6. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    Thiếu Lâm Hồng Gia do sư tổ Hồng Hy Quan - đệ tử tục gia của Chí Thiện Thiền Sư ( một Đại Sư trụ trì chùa Thiếu Lâm ) sáng lập vào đời nhà Thanh. Sau hàng trăm năm , Thiếu Lâm Hồng Gia đã sản sinh ra rất nhiều những võ sư như : Hoàng Kỳ Anh ( cha của Hoàng Phi Hồng ) , Hoàng Phi Hồng , Lâm Thế Vinh , Lục A Thái , Tô Tử Quang , Hà Châu ..... Thiếu Lâm Hồng Gia được người dân Trung Hoa coi là Nam Quyền Vương ( vua của dòng Nam Quyền ) hay còn gọi là Hồng Quyền Nhất Gia ( Hồng Gia Quyền đứng đầu Trung Quốc ) .....
    Thiếu Lâm Hồng Gia chủ về cương nghạnh , ngắn đòn , cận chiến và bám tấn . Hệ thống bài quyền và binh khí rất phong phú : La Hán Xuất Động , Sư Tử Quấn Cầu , Song Long Cước Hải , Thiết Tuyến Quyền , Hổ Hạc Song Hình Quyền , Công Tự Phục Hổ Quyền , Bát Quái Côn Đơn Đầu , Lưỡng Đầu Côn , Đơn Đao , Song Đao , Mễ , Đơn và Song Ngư , Đinh Ba , Côn Tam Khúc , Tiêu .....
  7. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    Thiếu Lâm Hồng Gia ứng dụng nhanh liên tục chiêu sinh .​

    [​IMG]
  8. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    Công Phu Thiếu Lâm Nam Quyền Phúc Kiến ?" Hồng Gia Quyền
    Quyền thuật Thiếu Lâm Nam Phái Hồng Gia là một môn võ tự vệ có nguồn gốc từ Chùa Thiếu Lâm Phúc Kiến cách đây hàng trăm năm. Chùa Thiếu Lâm được hình thành vào năm 300 trước Công nguyên, tuy nhiên các hệ thống bộ môn võ thuật tay không vẫn chưa được huấn luyện tại ngôi chùa này mãi cho đến khi vị Phật tăng Ấn Độ là Đạt Ma đến chùa Thiếu Lâm ở Hồ Nam vào khoảng năm 500 sau Công nguyên.
    Khi đến chùa Thiếu Lâm, Đạt Ma đã sáng lập ra Giáo Phái Phật Giáo Thiền Tông, mà những giáo lý Phật Giáo Thiền Tông đã chỉ dạy ra rằng sự khai sáng trí tuệ bát nhã không thể chỉ đạt được từ việc đọc kinh kệ mà phải đạt được từ việc tu tập thiền định và vận động thể chất. Các vị tăng nhân tại chùa Thiếu Lâm trước đây có thể chất yếu kém đã được huấn luyện qua một hệ thống các bài tập do Đạt Ma phát triển thêm nhằm gia tăng sức khoẻ và làm cường kiện thân thể. Các bài tập cũng bao hàm các yếu tố của môn võ tự vệ để làm cho các nhà sư tăng khả năng tự vệ cho ngôi chùa nếu cần thiết khi hữu sự. Các nhà sư đã luyện tập chuyên cần và bổ sung vào các phương pháp của Đạt Ma những tri thức tinh hoa võ nghệ của các nhà quyền thuật ở Trung Hoa lúc đó. Cho đến trước thế kỷ 15 sau Công nguyên, 5 phương pháp luyện tập do Đạt Ma truyền dạy đã phát triển thành 108 hệ thống võ tự vệ, và danh tiếng về khả năng chiến đấu của các nhà sư Thiếu Lâm đã lan rộng đến nỗi ngôi chùa đã trở thành một tên tuổi lừng lẫy là ?oVùng Thánh địa Bí hiểm của các môn Quyền thuật Trung Hoa?.
    Chùa Thiếu Lâm Phước Kiến đã khai môn là một nhánh đầu tiên của ngôi chùa Thiếu Lâm Tung Sơn ở Đăng Phong, tỉnh Hồ Nam, tuy nhiên khi chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hồ Nam bị tiêu hủy do hỏa hoạn vào năm 1570, các nhà sư giỏi nhất của Thiếu Lâm đã đi đến chùa Thiếu Lâm Phước Kiến trú ngụ. Các nhà sư đã mang theo trong mình những pho quyền phổ trước đây của Thiếu Lâm Tự Tung Sơn, và kết quả là vị thế của chùa Thiếu Lâm Phước Kiến đã lan rộng ra.
    (Chùa Thiếu Lâm Phước Kiến mà thật ra tên gọi là Tam Vân Tự nằm ở phía Đông ngoại thành Quảng Châu thuộc tỉnh Phúc Kiến thì đúng hơn chính là nơi xuất xứ của Công Phu Quyền Thuật Thiếu Lâm Quảng Châu Nam Phái hay Thiếu Lâm Nam Phái Phúc Kiến. Ngôi chùa này chính là ngôi chùa mà có lời truyền tụng bị quan quân nhà Thanh thiêu hủy rồi tàn sát đệ tử phái Thiếu Lâm.
    Còn một ngôi chùa nữa cũng mang danh là Thiếu Lâm Bắc Phái Sơn Đông trên núi Thái Sơn thuộc dãy núi Mã Dương Cương tỉnh Sơn Đông ở miền Hoa Bắc Trung Quốc thật ra là ngôi chùa có tên là Bạch Vân Tự thì đúng hơn, vì chỉ có một ngôi chùa Thiếu Lâm trên núi Thiếu Thất trong dãy Tung Sơn tại huyện Đăng Phong, tỉnh Hồ Nam.?" Người Dịch giải thích)
    Chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hồ Nam sau này đã được trùng tu lại, nhưng không bao giờ lấy lại danh trấn Thiên Hạ Đệ Nhất Tự như trước kia được nữa.
    Khi triều Thanh lên nắm quyền chính ở Trung Hoa vào giữa thế kỷ 17, vai trò của ngôi chùa Thiếu Lâm đã thay đổi nhiều hơn trước đây nữa. Trước kia, chùa Thiếu Lâm giữ vững vị thế trung lập trong nhiều nội vụ triều chính quốc gia, thỉnh thoảng mới trợ giúp triều đình hay các khu vực địa chính lân cận phòng chống lại tội phạm mặc dù các bộ môn quyền thuật của Thiếu Lâm Tự được biết đến chỉ để dạy cho các đệ tử trong chùa và không dạy cho người ngoài thế tục. Tuy nhiên, các chính sách độc ác tàn bạo của Thanh triều đã khiến cho các nhà sư Thiếu Lâm xem xét lại các chính sách trung lập của nhà chùa và đã cho phép các quan quân của Minh triều đang lẩn trốn chính quyền đến trú ẩn tại chùa và bảo vệ các quan quân của cựu triều Minh thoát khỏi sự truy lùng của Thanh triều. Các nhà sư đã thụ huấn và tích hợp những tinh hoa nhất ở các môn quyền thuật của các vị quân nhân này vào trong các hệ thống quyền thuật của Thiếu Lâm, lần đầu tiên nhà chùa đã chấp nhận cho phép thu nhận các môn đệ tục gia bước vào ngôi đền tinh hoa quyền thuật của Thiếu Lâm Tự.
    Hồng Hy Quan (1745 ?" 1825) (Hung Hei Kwun), một thương nhân buôn trà, trở thành một đệ tử tục gia tại chùa Thiếu Lâm Phước Kiến sau khi từ bỏ công việc kinh doanh của mình do có một sự hiềm khích tranh chấp với nhiều quý tộc nhà Thanh ở tình Quảng Đông (Kwantung). Vị phương trượng tại chùa lúc đó, là sư trưởng Chí Thiện Thiền Sư (Chan Master Chi Zin), đã rất ấn tượng bởi tài năng và sự chuyên cần tập luyện của Hồng Huy Quan đến nỗi thiền sư Chí Thiện thậm chí đã truyền thụ riêng cho Hồng Hy Quan. Hồng Hy Quan cuối cùng đã được liệt vào hàng đệ tự giỏi nhất trong số các đệ tử tục gia tại Thiếu Lâm Tự lúc đó.
  9. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    Triều Thanh lúc đó luôn nghi ngờ về các hoạt động của Chùa Thiếu Lâm Phước Kiến, nhưng khi một đệ tử tục gia của chùa là Hồ Huệ Càn (Wu Wai Kin) đã trở về thị trấn quê nhà và đã đánh những quý tộc triều Thanh để trả thù cho cái chết của cha mình, nhà Thanh cuối cùng đã có cái cớ rằng cần phải trực tiếp ra tay hành động. Mang súng thần công (đại bác), súng ngắn và các loại tên, các toán quân nhà Thanh đã châm lửa đốt ngôi chùa và bắt đầu tấn công các nhà sư dưới sự yểm trợ của súng thần công, súng ngắn và tên lửa. Các nhà sư đã chiến đấu ác liệt để bảo vệ ngôi chùa, nhưng cuối cùng, sức mạnh của ngọn lửa Thanh triều đã lan tràn bao trùm họ và những người sống sót buộc phải trốn chạy khỏi ngôi chùa đang bốc cháy.
    Chỉ còn khoảng ba mươi người đào thoát khỏi chùa Thiếu Lâm lang bạt khắp miền nam Trung Hoa. Trong số những người này có Hồng Hy Quan và các đại sư Thiếu Lâm như Chí Thiện Thiền Sư và nhà sư Lâm Thắng (Sam Tak). Sau khi trốn tránh tới Quảng Đông, Hồng Hy Quan đã mở trường dạy võ thuật bí mật ở Đại Phật Tự (Big Buddha Temple) để hoàn thành trách nhiệm truyền bá những giáo pháp Thiếu Lâm Quyền. 10 năm sau Hồng Hy Quan lại mở một võ quán chính thức tại thành phố Phật Sơn (>山) (Foshan, Futsaan city) và xưng danh là Thiếu Lâm Hồng Gia Quyền để giấu đi nguồn gốc Thiếu Lâm Quyền khỏi tai mắt nhà Thanh và cũng để tưởng niệm đến vị Hoàng Đế Đệ Nhất Minh Triều là Chu Hồng Võ (Hung-mo Chu) (Chu Nguyên Chương ?" năm thứ nhất Hồng Võ Diên Niên Minh Thái Tổ Minh Triều - Người Dịch giải thích) mà dòng triều chính của họ Chu đã chấm dứt khi nhà Thanh lên nắm chính triều.
    Trường phái Hồng Gia Quyền của Hồng Hy Quan trở nên nổi tiếng và lan truyền rộng khắp thành phố Phật Sơn thuộc tỉnh Quảng Đông, và chẳng bao lâu bộ môn quyền thuật này truyền bá khắp miền nam Trung Hoa, và Hồng Gia Quyền trở thành tông phái đứng đầu trong năm nhà quyền thuật Thiếu Lâm lớn nhất tại tỉnh Quảng Đông ở miền nam Trung Hoa lúc bấy giờ. Người thầy cũ của Hồng Hy Quan trước kia là Sư Trưởng Chí Thiện Thiền Sư lúc đó cũng đang trốn chạy đến tỉnh Quảng Đông, và khi nhận ra rằng Hồng Hy Quan đã bắt đầu truyền bá võ công ở thành phố Phật Sơn, Chí Thiện Thiền Sư đã gửi một truyền nhân của mình là Thiền Sư Lục A Thái (Luk Ah-Choy) đến võ quán của Hồng Gia để học tập thêm về công phu. Lục A Thái chẳng bao lâu trở thành một quyền sư, và Hồng Hy Quan đã gửi Lục A Thái đến Đại Võ Quán Hồng Gia ở Quảng Châu (Canton hay Guangzhou) để luyện tập thêm công phu quyền thuật Hồng Gia.
    (Cách đây khoảng hơn 300 năm khoảng năm 1600 ?" 1800 ?" năm nhà quyền thuật thuộc dòng Thiếu Lâm Nam Phái Phước Kiến hay Phúc Kiến còn được gọi là Ngũ Đại Danh Gia Quyền Thuật Thiếu Lâm Nam Quyền Phước Kiến (Five Big Chinese Boxing Schools of Fukien Southern Shaolin) đó là Hồng Gia, Lưu Gia, Lý Gia, Mạc Gia và Thái Gia (Hung Gar, Liu Gar, Li Gar, Mo Gar and Choy Gar) còn gọi là Hồng, Lưu, Lý, Mạc và Thái, Thái Gia có nguồn gốc từ đệ tử tục gia Thiếu Lâm Nam Phái Phước Kiến là Thái Lý Phật (Choy Lee Fut).
    Lưu ý trong ngôn ngữ Trung Quốc từ ngữ Gia không có nghĩa hẳn là Nhà như trong từ Hán-Việt nghe có ý nghĩa rất lớn mà chỉ có nghĩa là Họ, tức là tên dòng họ, ví dụ Hồng Gia nghĩa là người mang họ Hồng - Người Dịch giải thích).
    Hoàng Thái (Wong Tai) là truyền nhân giỏi nhất của Thiền Sư Lục A Thái (Chan Master Luk Ah-Choy), và con trai của ông ta là Hoàng Kỳ Anh (Wong Kay Ying), của đã đạt trình độ bậc thầy của Quyền Thuật Hồng Gia dưới sự huấn luyện của Lục A Thái như cha của mình. Hoàng Kỳ Anh, tuy nhiên, vẫn chưa thỏa mãn và đi tìm những truyền nhân khác của Hồng Hy Quan để đào luyện sâu hơn nữa tri thức quyền pháp của mình. Những kỹ pháp quyền thuật của Hoàng Kỳ Anh đã phát triển sâu rộng đến nỗi ông ta được người đương thời xem la một cao thủ trong Thập Hổ Quảng Đông, là mười nhà quyền thuật (Thập Đại Danh Gia Quyền Thuật) giỏi nhất ở tỉnh Quảng Đông lúc bấy giờ.
    Hoàng Phi Hồng hay Hoàng Phi Hùng (1850 ?" 1933) (Wong Fei Hung) là con trai của Hoàng Kỳ Anh, và tài năng quyền thuật của ông ta cũng ngang ngửa với cha của mình. Hoàng Phi Hồng rất được yêu mến tại miền nam Trung Quốc đến nỗi câu chuyện về cuộc đời của ông ta đã trở thành một chủ đề qua hàng trăm bộ phim, các phim truyền hình, các chương trình phát sóng trên đài phát thanh và các ấn phẩm quyền thuật từ lúc đó.
    Một môn đệ hàng đầu của Hoàng Phi Hồng là Lâm Thế Vinh (1860 ?" 1943) (Lam Sai Wing), người đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền bá quyền thuật và công phu Hồng Gia, cũng đã phổ biến công phu Hồng Gia trong công chúng Trung Quốc. Lâm Thế Vinh đã từ bỏ phương pháp luyện tập của các bậc thầy trước đó thường đem giấu kín những tri thức công phu quyền thuật bí truyền làm sở đắc của riêng mình, và ông đã truyền thụ tất cả những tri thức đó cho tất cả những truyền nhân của mình. Vì vậy ông ta đã tạo ra được một tấm gương sáng cho các bậc thầy khác noi theo. Lâm Thế Vinh cũng cho xuất bản nhiều ấn phẩm về công phu quyền thuật Thiếu Lâm, và ông ta cũng đã đầu tư nhiều thời gian vào việc tổ chức lại và phát triển phong thái công phu quyền thuật Hồng gia để thích hợp với thời gian luôn thay đổi. Do sự cống hiến của Lâm Sư Phụ, bộ môn công phu quyền thuật Hồng Gia ngày nay rất được công chúng ưa chuộng ở khắp miền nam Trung Hoa đại lục và ở Hồng Kông.
    Người dịch: Lê Long - dịch xong vào buổi sáng tại Sài gòn ngày 08 tháng 03/ 2007 dương lịch
  10. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    Hung Gar - Thiếu Lâm Hồng Gia Quyền Nam Phái
    Hồng Gia, cũng được gọi là Hồng Quyền hay Hồng Gia, là một trường phái võ thuật miền nam Trung Hoa có liên quan đến người anh hùng được truyền tụng trong dân gian là Hoàng Phi Hồng (Wong Fei Hung), người được coi như là một bậc Chân Sư của Hồng Quyền.
    Theo truyền thuyết, Hồng Gia được gọi theo tên của Hồng Hy Quan (Hung Hei Gun hay Hung Hei Kwun), người đã theo học quyền thuật Nam Thiếu Lâm Quảng Châu Phúc Kiến của Chí Thiện Thiền Sư (Jee Sin Sim Si), một Thiền Sư của chùa Thiếu Lâm Nam Phúc Kiến. Ngôi chùa này đã trở thành một nơi ẩn nấp trú ngụ của những người chống đối lại Thanh Triều, là những người đã sử dụng chùa Thiếu Lâm Phúc Kiến như là một căn cứ địa cho các hoạt động Phản Thanh Phục Minh, và chẳng bao lâu ngôi chùa này cũng đã bị thiêu hủy bởi quân đội nhà Thanh. Hồng Hy Quan, một thương nhân buôn chè (trà), cuối cùng đã bỏ nhà ở Phật Sơn (Fujian) mang theo tuyệt học Thiếu Lâm bên mình đi về phía Quảng Đông.
    Mặc dù Hồng Gia Quyền được đặt theo tên của Hồng Hy Quan, dòng võ phái Hồng Gia của Hoàng Phi Hồng (Wong Fei Hung) có nhiều ưu điểm hơn đã khẳng định không phải là hậu duệ và không có nguồn gốc từ Hồng Hy Quan mà từ một đồng môn của Hoàng Phi Hồng là Lục A Thái (Luk Ah Choi), người đã dạy cho cha của Hoàng Phi Hồng (Wong Fei Hung) là Hoàng Kỳ Anh(Wong Kei Ying), và bằng qua một số câu chuyện, nhiều người khác lại cho rằng Hoàng Thái (Wong Tai) là cha hay chú gì đó của Hoàng Kỳ Anh (Wong Kei Ying). Bởi vì lịch sử các bộ môn công phu quyền thuật của Trung Hoa thường được truyền khẩu trong dân gian hơn là bằng các tài liệu văn bản, nhiều mảng lịch sử của Hồng Gia Quyền có lẽ vì vậy chưa bao giờ hoặc được giải thích rõ ràng hay được làm chứng thực bằng các tài liệu văn bản viết.
    (Có thuyết khác lại cho rằng Hồng Hy Quan và Chí Thiện Thiền Sư chỉ là nhân vật hư cấu (trong tác phẩm Càn Long Du Giang Nam ?" tác giả là Hoàng Đế Càn Long và bộ truyện Lã Mai Nương ?" tác giả là Tề Phong Quân) nên Hồng Gia Quyền chỉ xuất phát rõ ràng từ Lục A Thái đến Hoàng Thái, Hoàng Kỳ Anh, Hoàng Phi Hồng, Lâm Thế Vinh (Lam Sai Wing), Lâm Tổ (Lam Cho)- Người dịch giải thích thêm)
    Bởi vì chữ Hồng được sử dụng là niên hiệu (the Reign Name) (Hồng Võ Diên Niên năm thứ nhất Minh triều của Minh Thái Tổ Chu Hồng Võ tự là Chu Nguyên Chương - Người dịch giải thích thêm) của một vị Hoàng Đế đầu tiên thuộc vương triều Minh là người mà đã đánh đuổi quân đội triều Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi Trung Hoa để rồi sau đó thiết lập nên một vương triều mới cho người Hán đó chính là vương triều Minh, những người phản kháng triều Thanh của người Mãn Châu (Manchu) đã thường xuyên dùng chữ Hồng trong các biểu tượng chạm trổ của họ. (Mỉa mai thay cho họ, Lục A Thái lại là con trai của một người Mãn Châu đang đóng quân đồn trú tại tỉnh Quảng Đông (Guangdong hay Kwantung). Hồng Hy Quan chính là cái tên được giải thích để tôn vinh vị Hoàng Đế đầu tiên của Minh Triều. Những Nghĩa Quân Phản Thanh Phục Minh đã tiến xa hơn nữa khi họ thành lập một bang hội kín (có bộ môn công phu và quyền thuật riêng cũng gọi là Hồng Quyền khác với Hồng Quyền của Hồng Hy Quan) gọi là Hồng Môn (Hung Mun) (vì Hồng Quyền cũng có thể gọi là Hồng Môn - lời Người dịch) mà Quyền thuật của bang hội Hồng Môn (Hung Mun) này, cũng lại giống như số phận bộ môn Hồng Quyền của Hồng Hy Quan, cũng bị dịch thành danh từ Hồng Gia (Hung Family). Hồng Môn cũng đã khẳng định rằng tông phái này được thành lập bởi những môn đệ của Thiếu Lâm sống sót sau vụ phóng hỏa tiêu diệt ngôi chùa Nam Thiếu Lâm Quảng Châu Phúc Kiến và các bộ môn quyền thuật của họ được truyền thụ sau này được gọi là Hồng Môn hay Hồng Gia.
    (Từ nguồn tài liệu trên ta có thể có giả thuyết rằng: Vậy Hồng Gia Quyền có nguồn gốc xuất phát từ Chu Hồng Võ hay Chu Nguyên Chương từ năm thứ nhất Hồng Võ Diên Niên Minh Triều Minh Thái Tổ chăng (?) và trước cả Hồng Quyền Hồng Hy Quan, rồi sau này đến giữa đời nhà Minh trở đi Hồng Quyền phân chia thành nhiều nhánh Hồng Gia Quyền khác nhau vì bản thân vua Minh Thái Tổ cũng là một võ gia quyền sư rất say mê võ nghệ từ niên thiếu và đã từng lên Thiếu Lâm Tự Tung Sơn rồi để lại bút ký tại chùa Thiếu Lâm Tung Sơn do chính ngài thủ bút sau khi đăng quang hoàng đế, và cũng do đó mà có thuyết cho rằng Hồng Gia Quyền là võ phái của triều đình phong kiến Trung Hoa rất cổ xưa trước cả Hồng Hy Quan, quyền phái Hồng Gia nhánh này có lẽ là Hồng Gia của cụ Tô Tử Quang truyền từ Quảng Tây Trung Quốc sang Việt Nam ở tại Hà Nội và đang được lưu truyền ở thành phố Quảng Tây Trung Quốc hiện nay.
    Và có lẽ có một nhánh khác của Hồng Quyền là các quan võ triều Minh do trốn chạy khỏi sự tập kích và truy nã của nhà Thanh mà lên chùa Nam Thiếu Lâm Quảng Châu Phúc Kiến ẩn nấp mà phát sinh ra sự giao lưu quyền thuật với các nhà sư và đệ tử tục gia Hồng Hy Quan của quyền thuật Nam Thiếu Lâm để rồi hình thành một tông Phái Thiếu Lâm Nam Quyền Hồng Gia Hồng Hy Quan hiện nay do Lâm Thế Vinh và con cháu họ Lâm đang truyền bá tại Quảng Đông và Hồng Kông hiện nay.
    Số quan quân khác của triều Minh thì trú ẩn trong dân gian lập thành Hồng Bang Hội hay Hồng Môn tạo nên phong trào Phản Thanh Phục Minh lan rộng khắp miền nam Trung Hoa và sau khi thất bại thì có một số đi về phương Nam mà hình thành nên Thiếu Lâm Hồng Gia La Phù Sơn ở Lĩnh Nam.
    Trong các tài liệu thư tịch cổ về địa dư chí của Trung Hoa thường gọi vùng đất Quảng Đông và miền Bắc Việt Nam xưa kia là Lĩnh Nam, còn danh từ An Nam xuất hiện từ khi các quan lại Triều Hán Lưu Bang đến thôn tính nước Văn Lang cổ xưa mà đặt ra đến sau này.
    Nếu vậy thì Hồng Gia khởi thủy là võ triều đình của Minh Triều và đã đi vào dân gian hòa vào dòng quyền thuật Thiếu Lâm Nam Phái Phúc Kiến nên nó đúng là một Đại Tông Phái xứng danh là Đệ Nhất Nam Quyền Vương.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này