1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiếu Lâm Hồng Gia (tầng 2) Duy tri_Phàt triển

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Nho_anh_nhieu_lam, 08/06/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    Những dấu hiệu để phân biệt dòng võ phái Hồng Gia của Hoàng Phi Hồng là có nhiều thế tấn rất thấp, đáng kể nhất là bộ tấn Chảo Mã (Sei Ping Ma ?" Horse stance), và những chiêu thức thủ pháp mạnh mẽ của cương quyền, đáng chú ý nhất là thủ pháp Kiều Thủ (The Bridge Hand) và Hổ Trảo Thủ linh hoạt. Nhiều môn sinh của Hồng Gia Hoàng Phi Hồng đã bỏ công luyện tập các thế tấn theo truyền thống từ nhiều tháng trời cho đến ba năm ở bất kỳ nơi nào, thường họ chỉ ngồi ở thế Chảo Mã Tấn khoảng nửa giờ (ba mươi phút) cho đến nhiều giờ đồng hồ trong một lần tập luyện, trước khi học bất kỳ thế tấn nào thêm. Mỗi thế tấn sau đó lại mất khoảng một năm như vậy để luyện tập, và các loại vũ khí thì được tập luyện sau cùng. Tuy nhiên, trong quyền thuật hiện đại, người ta cho rằng phương pháp truyền thụ như vậy không khả thi và không hiệu quả kinh tế, và cũng không thực tiễn cho các môn sinh, những người mà có những vấn đề lo toan khác trong cuộc sống ngoài những lúc tập luyện công phu quyền thuật. Hồng Gia Quyền đôi khi lại được mô tả sai lệch chỉ là kỹ pháp ngoại gia quyền dùng sức mạnh ở bên ngoài, hay cũng tương tự vậy, là bộ môn quyền thuật dựa hoàn toàn vào sức lực thể chất của kẻ vũ phu chứ không phải là sự tăng trưởng của Khí lực (qi) - mặc dù môn sinh Hồng Gia đang hướng tới việc nâng cao việc tập trung nguồn năng lực nội sinh (tăng tiến nội lực).
    Hệ thống phương pháp bài tập bộ môn Hồng Gia của Hoàng Phi Hồng
    Hệ thống phương pháp bài tập bộ môn Hồng Gia của Hoàng Phi Hồng được truyền thụ từ kỹ pháp của cha của ông ta như là Đơn thủ cương quyền, Song thủ cương quyền, Hổ quyền, Hồ điệp Cương đao, Hổ Cuồng quyền, ?, Phi Quyền, Hắc Hổ Quyền. Hoàng Phi Hồng đã tinh luyện pho quyền pho quyền của cha mình cùng với các pho quyền mà ông ta đã học từ các sư phụ khác hợp thành những pho quyền cốt tuỷ của Hồng Gia, bốn bài quyền luyện tập thường ngày mà đó cũng chính là cốt lõi của giáo pháp Hồng Gia trong dòng phái Hoàng Phi Hồng là sau đây :
    1. "工" Character Taming the Tiger Fist 工-伏TZT形< ?" Hổ Hạc Song Hnh Quyền
    pinyin: h" hè shuāng xíng quán; Yale Cantonese: Fu Hok Seung Ying Kyun
    Hổ Hạc Song Hình Quyền được xây dựng trên bài Phục Hổ Quyền, bổ sung vào ?ovốn từ vựng? cho các bài tập của các môn sinh Hồng Gia Quyền. Hoàng Phi Hồng đã dàn dựng thêm bài Hổ Hạc Song Hình Quyền truyền bá cho các dòng phái Hồng Gia Quyền sau này có nguồn gốc từ ông ta. Người ta nói rằng Hoàng Phi Hồng đã bổ sung những thủ pháp kỹ kích Kiều Thủ (The Bridge Hand) vào bài Hổ Hạc Song Hình Quyền và cũng khai căn thủ pháp này cho Sư Phụ Thiết Kiều Tam cùng với những kỹ thuật của Trường Kiều hay cánh tay dài (The Long Arm), thủ pháp Trường Kiều này sau này đã được bổ sung và biến đổi phong phú thêm vào Phật Gia Quyền (Fat Gar), La Hán Quyền (Lo Hon), và các phong thái quyền pháp của các dòng võ của các vị Lạt Ma (Lama) ở Tây Tạng. Các bài tập Hổ Hạc Song Hình Quyền không thuộc hệ phái Hoàng Phi Hồng vẫn còn lưu truyền đến nay.
    3. Five Animal Fist "形</Five Animal Five Element Fist "形"O< ?" Ngũ Hnh Quyền
    pinyin: w" xíng quán; Yale Cantonese: ng ying kyun/pinyin: w" xíng w" xíng quán; Yale Cantonese: ng ying Ng Haang Kyun
    Các bài tập Ngũ Hình Quyền chính là cầu nối giữa Ngoại Công Phu của Hổ Hạc Quyền và bài tập Nội Công Thiết Tuyến Quyền (Iron Wire). Ngũ Linh Thú Quyền (còn được gọi là Ngũ Hình) qui chiếu theo đặc trưng Ngũ Linh Thú của các dòng phái Quyền Thuật miền nam Trung Hoa: Long (Dragon), Xà (Snake), Hổ (Tiger), Leopard (Báo) và Hạc (Crane). ?oNăm Yếu Tố? tượng trưng cho năm vật chất nguyên thủy trong trường phái Chủ Nghĩa Duy Vật Triết Học Cổ Điển Trung Hoa: Kim (Metal), Thủy (Water), Mộc (Wood), Fire (Hỏa), Thổ (Earth). Ngũ Hình Quyền của Hồng Gia do Hoàng Phi Hồng sáng tạo ra và được Lâm Thế Vinh (Lam Sai Wing) mở rộng thêm năm con vật khác nữa vào Ngũ Hình Quyền và còn được gọi là ?oThập Hình Quyền?, ông ta là môn sinh lão luyện nhất và cũng là trợ giảng cho Hoàng Phi Hồng. Trong chi phái Hồng Gia của Lâm Thế Vinh, Ngũ Hình Quyền đã được bổ sung thêm nhưng không phải hoàn toàn hết thảy các môn phái Hồng Gia của Hoàng Phi Hồng đều có, bài Ngũ Hình Quyền này có liên quan đến Tang Fong (?) và các môn sinh khác không còn là môn sinh Hồng Gia nữa vào lúc Ngũ Hình Quyền được sáng tác.
  2. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    4. Iron Wire Fist ộàỗãsổ xi n quĂn; Yale Cantonese: Tit Sin Kyun
    Thiỏt Tuyỏn Quyỏằn (Iron Wire) tỏĂo dỏằng cho cĂc môn sinh Hỏằ"ng Gia nỏằTi lỏằc (internal power) do Quyỏằn Sặ Thiỏt Kiỏằu Tam (Tit Kiu Saam) bỏằ. sung. Câng giỏằ'ng nhặ Hoàng Kỏằ Anh (là cha cỏằĐa Hoàng Phi Hỏằ"ng), Thiỏt Kiỏằu Tam là mỏằTt trong QuỏÊng Đông Thỏưp Hỏằ.. Khi còn niên thiỏu, Hoàng Phi Hỏằ"ng 'Ê hỏằc Thiỏt Tuyỏn Quyỏằn tỏằô LÂm Phúc Thành (Lam Fuk Sing) là môn sinh cỏằĐa Thiỏt Kiỏằu Tam.
    Hoàng Phi Hỏằ"ng nỏằ.i tiỏng nhỏằ Ngâ Lang BĂt QuĂi Côn (Fifth Brother Eight Trigram Pole), bài này có thỏằf 'ặỏằÊc hơnh thành trong chặặĂng trơnh hỏằ? thỏằ'ng bài tỏưp cỏằĐa chi phĂi Hỏằ"ng Gia thuỏằTc dòng LÂm Thỏ Vinh và Tang Fong (?), 'ó là hai chi phĂi lỏằ>n nhỏƠt trong dòng phĂi cỏằĐa Hoàng Phi Hỏằ"ng, chỏng hỏĂn nhặ bài XuÂn Thu ĐỏĂi Đao, và Hỏằ. Đinh Ba cỏằĐa nhà hỏằ Diỏằ?u (Yiu Family Tiger Fork). CỏÊ hai chi phĂi Hỏằ"ng Gia trên câng truyỏằn dỏĂy ĐỏĂi Đao (Broadsword), Hỏằ" Điỏằ?p Đao, ThặặĂng (GiĂo), và thỏưm chư cỏÊ QuỏĂt (Fan), ngoài ra câng luyỏằ?n tỏưp cĂc bài tỏưp binh khư khĂc tặặĂng tỏằ vỏưy. Mỏôu Tỏằư Hỏằ" Điỏằ?p Đao (Mother & Son Butterfly Knives) có thỏằf câng còn 'ặỏằÊc tơm thỏƠy trong chi phĂi Hỏằ"ng Gia cỏằĐa Tang Fong (?) ngày nay.
    Branches of Hung Kuen õ?" CĂc SĂo LỏằT Hỏằ"ng Quyỏằn khĂc không thuỏằTc Hỏằ"ng Quyỏằn cỏằĐa Hỏằ"ng Hy Quan
    Ngoài ra, hỏằ? thỏằ'ng bài tỏưp cỏằĐa cĂc nhĂnh Hỏằ"ng Gia khĂc câng có sỏằ khĂc biỏằ?t rỏƠt nhiỏằu vỏằ cĂc bài quyỏằn thuỏưt và cĂc bài binh khư, thỏưm chư có sỏằ khĂc biỏằ?t nhau ngay cỏÊ trong hỏằ? phĂi Hỏằ"ng Gia cỏằĐa Hoàng Phi Hỏằ"ng. Chỏằ? có cĂc chi phĂi Hỏằ"ng Gia không có nguỏằ"n gỏằ'c tỏằô LÂm Thỏ Vinh không luyỏằ?n tỏưp Ngâ Hơnh Quyỏằn, nhỏằng dòng phĂi Hỏằ"ng Gia không có nguỏằ"n gỏằ'c tỏằô Hoàng Phi Hỏằ"ng, 'ôi khi câng còn 'ặỏằÊc gỏằi là Hỏằ"ng Quyỏằn Cỏằ. Truyỏằn hay Hỏằ"ng Quyỏằn Lặu PhĂi lan truyỏằn trong dÂn gian tỏằô cĂc vỏằi cĂc nhà quyỏằn thuỏưt khĂc cho phâp Hoàng Phi Hỏằ"ng phĂt triỏằfn và sĂng tỏĂo ra Hỏằ. HỏĂc Song Hơnh Quyỏằn, mỏằTt bài quyỏằn bao gỏằ"m sỏằ phỏằ'i hỏằÊp hai Linh Thú Quyỏằn, Hoa Quyỏằn cỏằĐa Thiỏu LÂm Nam PhĂi, và nhiỏằu binh khư khĂc
    Theo truyỏằn thỏằ'ng cỏằĐa Hỏằ"ng Gia Quyỏằn, cĂc bỏằT môn quyỏằn phĂp do Chư Thiỏằ?n Thiỏằn Sặ truyỏằn thỏằƠ tỏằô ban 'ỏĐu cho Hỏằ"ng Hy Quan có bỏằT tỏƠn linh hoỏĂt hặĂn và di chuyỏằfn trong phỏĂm vi ngỏn, cĂc thỏ tỏƠn rỏằTng hặĂn, và kỏằạ thuỏưt Trặỏằng Kiỏằu ('òn tay 'Ănh dài xa và thỏng cĂnh tay khi xuỏƠt thỏằĐ tỏƠn công) phỏằ. biỏn 'ỏằu có liên quan 'ỏn Hỏằ"ng Gia 'ặỏằÊc bỏằ. sung sau này. Ngặỏằi ta nói rỏng quyỏằn thuỏưt phĂi Hỏằ"ng Gia này có 'ỏãc trặng ỏằY thỏ tỏƠn ChỏÊo MÊ, nhặ vỏưy, cĂc thỏ tỏƠn ngỏn và cĂc bài quyỏằn thông thặỏằng có bỏằT tỏƠn di chuyỏằfn không nhiỏằu hặĂn bỏằ'n viên gỏĂch ỏằY mỏằ-i bặỏằ>c di chuyỏằfn.
  3. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    Ha Sei Fu Hung Gar ọá>ốTZổêồđả - HỏĂ Tỏằâ Hỏằ. Hỏằ"ng Gia Quyỏằn
    Ngặỏằi ta nói rỏng HỏĂ Tỏằâ Hỏằ. Hỏằ"ng Gia Quyỏằn cỏằĐa LặặĂng Hoa ChÂu (Leung Wah Chew) thưch hỏằÊp vỏằ>i sỏằ miêu tỏÊ vỏằ Hỏằ"ng Gia Quyỏằn cỏằĐa Chư Thiỏằ?n Thiỏằn Sặ, dạ rỏng sỏằ liên quan bên trong cỏằĐa hỏằ? phĂi này vỏằ>i truyỏằn thuyỏt vỏằ Chư Thiỏằ?n Thiỏằn Sặ 'ặỏằÊc giỏÊi thưch nhiỏằu là do tài liỏằ?u phỏÊ hỏằ? quyỏằn gia dòng Thiỏu LÂm Quyỏằn Nam phĂi 'ặỏằÊc ghi châp ưt ỏằi thiỏu sót. HỏĂ Tỏằâ Hỏằ. Hỏằ"ng Gia Quyỏằn là Ngâ Hơnh Quyỏằn Linh Thú vỏằ>i mỏằ-i con vỏưt là có mỏằTt bài quyỏằn riêng.
    Five-Pattern Hung Kuen ọ"ồẵÂổêổm bỏt 'ỏĐu tỏằô 'ỏĐu triỏằu Minh (1644 õ?" 1812).
    Tiger Crane Paired Form ốTZộảộ>TồẵÂ õ?" Hỏằ. HỏĂc Biỏn Hơnh Quyỏằn
    CĂc truyỏằn thuyỏt vỏằ Hỏằ. HỏĂc Biỏn Hơnh Quyỏằn có liên quan 'ỏn Ang Lian Huat (?) là do sỏằ kỏt hỏằÊp giỏằa Hỏằ. Quyỏằn cỏằĐa Hỏằ"ng Hy Quan (bỏt nguỏằ"n tỏằô Chư Thiỏằ?n Thiỏằn Sặ) vỏằ>i HỏĂc Quyỏằn cỏằĐa vỏằÊ cỏằĐa Ang Lian Huat, mà tên cỏằĐa quyỏằn thuỏưt thuỏằTc dòng phĂi này 'ặỏằÊc gỏằi là HỏĂc Quyỏằn cỏằĐa Tee Eng Choon (?). Giỏằ'ng nhặ cĂc bỏằT môn quyỏằn thuỏưt khĂc có nguỏằ"n gỏằ'c dỏƠu vỏt tỏằô tỏằ?nh Phúc Kiỏn (Fujian) (nhặ là HỏĂc Quyỏằn Phúc Kiỏn, Ngâ ĐỏĂi PhĂi Hỏằ"ng, Lặu, Lẵ, MỏĂc, ThĂi), bỏằT môn quyỏằn thuỏưt cỏằĐa dòng phĂi Hỏằ"ng Gia này có bài Tam Chiỏn Quyỏằn (San Chian) làm quyỏằn phĂp nỏằn tỏÊng.
    (Không hiỏằfu bài Tam Chiỏn Quyỏằn (San Chian) cỏằĐa dòng phĂi này có liên quan gơ 'ỏn bài Tam Chiỏn Quyỏằn (San Chin) cỏằĐa phĂi và Karate cỏằĐa Nhỏưt BỏÊn bỏt nguỏằ"n tỏằô hòn 'ỏÊo Okinawa, mà và Karate có nguỏằ"n gỏằ'c tỏằô Thiỏu LÂm Nam PhĂi Phúc Kiỏn vỏằ>i kỏằạ phĂp 'ỏãc trặng là sỏằư dỏằƠng nhỏằng chiêu thỏằâc thỏằĐ phĂp ('òn tay) dâng mÊnh, bỏằT tỏƠn di chuyỏằfn vỏằng chÊi không tiỏn thoĂi dài rỏằTng và không dạng cặỏằ>c phĂp ('òn chÂn) nhiỏằu nhặ Thiỏu LÂm Bỏc PhĂi SặĂn Đông - lỏằi Ngặỏằi dỏằi cỏằĐa quỏưn này giĂp vạng Đông Bỏc cỏằĐa tỏằ?nh QuỏÊng Đông là nặĂi mà mỏằTt trong nhỏằng ngặỏằi khỏằYi xặỏằ>ng phong trào phỏÊn Thanh 'Ê tỏằ. chỏằâc mỏằTt bang hỏằTi ỏằY thành phỏằ' Huỏằ? ChÂu (Huizhou) thuỏằTc tỏằ?nh QuỏÊng Đông, là tiỏằn thÂn cỏằĐa Thiên Đỏằi triỏằu 'ỏĂi nhà Minh và viỏằ?c tuyỏằfn mỏằT nhỏằng ngặỏằi cho Hỏằ"ng Môn (Hung Mun) có vỏằ nhặ 'Ê lan rỏằTng mỏằi nặĂi trong nhiỏằu thỏưp kỏằã vỏằ sau. Dạ rỏng cĂc thành viên cỏằĐa Hỏằ"ng Môn (Hung Clan) hỏĐu hỏt bỏằn hỏằ 'ỏằu có tỏưp luyỏằ?n cĂc bỏằT môn quyỏằn thuỏưt khĂc nhau, cĂc bài quyỏằn thuỏưt cỏằĐa hỏằ 'ỏằu có nhỏằng 'ỏãc trặng chung cỏằĐa cĂc bỏằT môn quyỏằn thuỏưt cỏằĐa tỏằ?nh QuỏÊng Đông và Phúc Kiỏn và 'ỏằu có liên quan 'ỏn mỏằTt cĂi tên chung là Hỏằ"ng Quyỏằn (Hung Kuen) và Hỏằ"ng Gia (Hung Gar). BỏƠt chỏƠp sỏằ khĂc biỏằ?t nhau, cĂc dòng phĂi Hỏằ"ng Gia cỏằĐa Hoàng Phi Hỏằ"ng, Yuen Yik Kai (?),LặặĂng Hoa ChÂu (Leung Wah Cheu) và TrặặĂng Khỏc Trỏằc ngoài 'ỏằf giỏÊi thưch cho sỏằ truyỏằn bĂ rỏằTng rÊi bỏằT môn quyỏằn thuỏưt cỏằĐa Hỏằ"ng Gia bên ngoài nặỏằ>c Trung Hoa ĐỏĂi LỏằƠc.
  4. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    Ngoại trừ Hồng Gia của Dư Chí Vỹ (Frank Yee (T-?; Yee Chi-Wai)) ở thành phố New York và Cheung Shu Pui (?) ở Philadelphia - cả hai dòng phái của Tang Fong (?) ?" và các bậc thầy Hồng Gia trước kia ở Hoa Kỳ đều thuộc dòng phái Hồng Gia Quyền của Lâm Thế Vinh (Lam Sai Wing). Triệu Giáo (Chiu Kau (T.T)) và vợ của ông ta là Hoàng Thiệu Anh (Wong Siu-Ying (f,<)) đã học Hồng Gia Quyền trực tiếp từ Lâm Thế Vinh. Đến lượt họ, lại truyền thụ kỹ pháp của Hồng Gia cho các con trai của họ là Triệu Chí Lăng (Chiu Chi Ling (T-淩)) ở Alameda bang California ?" Hoa Kỳ và Triệu Oai (Chiu Wai (T威) ) ở Calgary, Alberta ?" Canada. Quan Kinh Lâm (Kwong Wing Lam) ở Sunnyvale bang California đã thọ giáo hai cha con Triệu Giáo và Triệu Oai, Lâm Tổ (Lam Jo) (là cháu nội của Lâm Thế Vinh) và đã học Hạ Tứ Hổ Hồng Gia từ Lương Hoa Châu (Leung Wah-Chew). Giang Bắc Sơn (Bucksam Kong (YO-山)) ở Hawaii và Los Angeles và Hoàng Diệu Trinh (Y.C. Wong (f??楨)) ở San Francisco, cả hai người này đều học Hồng Gia Quyền trực tiếp từ cháu nội của Lâm Thế Vinh (Lam Sai Wing) và Lâm Tổ (Lam Jo (z--)). Calvin Chin ở Newton Highlands, tiểu bang Massachusetts ?" Hoa Kỳ học Hồng Gia Quyền từ đồ đệ của Lâm Thế Vinh là Kwong Tit Fu (?). John Leong (?) học Hồng Gia Quyền từ đồ đệ của Lâm Thế Vinh là Wong Le (Hoàng Lý). Trương Khắc Trị (Zhang Ke-Zhi (張.<治)) một chi phái Hồng Gia do một môn đồ đại diện là Sử Tế Phu (Steven C.George (史帝夫) )) ở Mississauga, Ontario ?" Canada.
    Notes (Các Thủ Pháp - Tấn Pháp Căn Bản của Hồng Gia Hồng Hy Quan)
    1. Sei Ping Ma (Tứ Bình Mã hay Tứ Bình Bát Phân ?" các hệ phái Thiếu Lâm khác gọi là Trung Bình Tấn - lời Người dịch)
    2. Bridge Hand (Thủ Pháp Kiều Thủ - là đoạn từ cùi chỏ đến bàn tay)
    3. Tiger Claw (Hổ Trảo Thủ)

    Chinese Pinyin Yale Cantonese  
     ??? S Png M? Sei Ping Ma literally "Four Level Horse"
     ?? Qio Sh?u Kiu Sau
     ?? H? Zhua Fu Jaau
    Tang Kwok Wah also learned directly from Lam Sai Wing and then taught in Boston, Massachusetts for almost twenty years before retiring from teaching. Among his students currently teaching in the area are Winchell Woo and Sik Y. Hum.
    See also (Xem thêm tài liệu)
    · The five major family styles of southern Chinese martial arts (Ngũ Đại Danh Gia Quyền Thuật Nam Trung Hoa)
    · Jee Sin Sim See (Chí Thiện Thiền Sư)
    · Wong Kei-Ying (Hoàng Kỳ Anh)
    · Wong Fei-Hung (Hoàng Phi Hồng)
    References (Tài liệu Tham Khảo)
    · Rene Ritchie, Robert Chu and Hendrik Santo. Wing Chun Kuen and the Secret Societies. Retrieved on August 14, 2005. (Rene Ritchie, Robert Chu and Hendrik Santo. Vịnh Xuân Quyền và Các Bang Hội Kín. Tái bản ngày 14 tháng 08, 2005)
    · Southern Shaolin Kung Fu Ling Nam Hung Gar | Author: Wing Lam | Copyright 2003 Wing Lam Enterprises | ISBN 1-58657-361-6 | pg. 241 (Công Phu Quyền Thuật Thiếu Lâm Nam Phái Hồng Gia Lĩnh Nam ?" tác giả: Author: Wing Lam | Bản quyền 2003 Cơ Sở Wing Lam | ISBN 1-58657-361-6 | trang. 241)
    External links (Các đường dẫn Website bên ngoài)
    · Hung Kuen Net (Mạng Hồng Quyền)
    · Yee''s Hung Ga International Kung Fu Association: Tra***ion (Hiệp hội Công Phu Hồng Gia Quốc Tế của Yee: Truyền Thuyết)
    · The History of Hung Ga (Lịch Sử Hồng Gia)
    · Hung Gar Tra***ion in Italy (Truyền Thuyết Hồng Gia ở Ý)
    Retrieved from "http://en.wikipedia.org/wiki/Hung_Gar" (trích từ trang web "http://en.wikipedia.org/wiki/Hung_Gar")
    Reference to Web-sites: (Tham khảo các Web-site khác)
    http://www.hungkuen.net/home.htm
    http://hung-gar-kung-fu.netfirms.com/lamsaiwing.htm
    http://en.wikipedia.org/wiki/Hung_Gar
    http://www.kungfulibrary.com/hunggar.htm
    Wong Fei Hung
    (Hoàng Phi Hồng)
    Lam Cho Lam Sai Wing
    (Lâm Tổ) (Lâm Thế Vinh)
    Hồng Viên Anh sưu tầm
  5. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    Truyền thuyết Hồng Gia Quyền Hồng Huy Quan:
    Hồng gia quyền còn được gọi là Hồng Quyền, đứng đầu trong Ngũ đại phái của tỉnh Quảng Đông. Khởi nguồn Hồng gia lưu truyền tại Quảng Châu, Phật Sơn, Trạm Giang, Thiệu Quan thuộc Quảng Đông, cuối thế kỷ 18 sang đầu thế kỷ 19 mới lưu truyền ra các tỉnh khác như Phúc Kiến, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Giang Tô, Triết Giang.
    Theo truyền thuyết sau khi Nam Thiếu Lâm của tỉnh Phúc Kiến bị quân lính nhà Thanh tiêu huỷ, cao đồ Thiếu Lâm là Chí Thiện thoát được ra ngoài và truyền quyền pháp Nam Thiếu Lâm cho Hồng Huy Quan ở Thương Châu, Phúc Kiến. Sau này Hồng Huy Quan dựa vào kinh nghiệm chiến đấu và những sở học ngoài đời mà sáng chế ra Hồng quyền, và bắt đầu thu nhận đồ đệ tại tỉnh Quảng Châu ?" TQ. Cũng trong thời gian này xuất hiện tổ chức phản Thanh phục Minh lấy chữ Hồng Lập Bang Hội, và cũng xưng danh là Hồng Môn (theo sử liệu Hoàng Đế đầu tiên lập ra triều Minh là Chu Nguyên Chương, lấy hiệu là Hồng Vũ). Hồng môn lấy võ làm danh, luyện tập Hồng Gia Quyền, phát triển tổ chức, tuyên truyền phản Thanh phục Minh.
    Đặc điểm Hồng Gia Quyền:
    Đòn thế cương mãnh, đơn giản hiệu quả, bộ pháp vững chắc, đòn tay nhiều, đòn chân ít. Khi luyện thì ưỡn ngực, thẳng hông, thót bụng, thâu hông, trầm vai, hạ khuỷu, trầm kiều (kiều là đoạn từ cùi chỏ tới cổ tay), toạ bộ. Hồng Quyền khi phát lực xuất quyền phải đạp chân - vặn hông, phát lực từ hông và đùi tạo cho đòn đánh rất nhanh và mạnh.
    Nội dung quyền pháp gồm có:
    - Bài quyền cơ bản: Thiết tuyến quyền, Tâm tấn quyền, Nhị long tranh châu, Dạ hổ xuất lâm, Tam chiến Thiết phiến quyền, Công tự Phục hổ quyền, Trương tam quyền , Long trảo quyền , Hổ quyền
    - Bài quyền cao cấp: Chàng đả quyền, Hổ hạc song hình quyền, Vạn tự quyền, Ngũ hình quyền và Thập tự quyền (long, xà, hổ, báo, hạc, sư, tượng, mã, bưu).tuý quyền ,hầu quyền.
    Binh khí của Hồng Gia Quyền gồm có:
    - Bài luyện: Đơn côn , côn nhị khúc , côn tam khúc , côn 9 khúc , long đao ,song đao , thương , kiếm , én , ........
    - Bài đối luyện: Thập nhị liên quyền, Nam Thiếu Lâm Hồng quyền đối luyện, Lục hợp côn đối luyện, Bổng đối luyện,?
    Hiện nay trong Đoàn Lân Minh Hào Đường quận 10 , tphcm có dạy Hồng Gia Chính Phái.
  6. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    Lược Khảo Võ Thuật Trung Hoa
    Lời nói đầu
    Mấy năm gần đây, sách viết về võ thuật xuất bản rất nhiều. Các soạn giả đã trình bày nhiều môn võ của VN và ngoại quốc. Ðó là một hiện tượng đáng mừng vì sách võ thuật đã cung cấp rất nhiều tài liệu cho người hâm mộ võ nghệ muốn tim hiểu các môn phái và luyện tập những môn mà mình thích.
    Chúng tôi cũng đọc một số sách viết về võ thuật của Trung Hoa và Việt Nam. Theo nhận xét thô thiển của chúng tôi thì võ của các nước Ðông Nam Á như Nhật, Ðại Hàn, Mã Lai, Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của võ Trung Hoa vì hoàn cảnh địa lý, văn hóa, chiến tranh, vv... Nói như vậy, chúng tôi không có ý phủ nhận những tinh hoa võ Việt Nam của người Việt đã sáng tạo với bao nhiêu tâm huyết, cũng như những ảo diệu của võ thuật thuộc các nước trên. Ðiều mà chúng tôi tha thiết nhất là mong có thì giờ tìm hiểu các võ phái của Việt Nam. Nhưng chiến tranh kéo dài, hoàn cảnh riêng không cho phép chúng tôi thực hiện ý tưởng đó.
    Chúng tôi đọc quyển "Quốc kỷ luận lược" của Từ-Triết-Ðông (một giáo sư văn chương kiêm võ sư) khảo cứu về võ thuật Trung Quốc, thấy có nhận xét rất xác đáng và khoa học. Tác giả đã trình bày một số lớn các võ phái Tàu như Thái Cực quyền, Hình Ý quyền... mà các sách vở viết bằng chữ quốc ngữ có đề cập đến. Vì vậy, chúng tôi lượt dịch sách này với các dụng ý sau đây :
    1. Trình bày cho đọc giả Việt Nam hâm mộ võ thuật thấy một rừng võ Trung Hoa mênh mông, đã có nhiều ảnh hưởng đến võ thuật Việt Nam.
    2. Giới thiệu một tác giả Trung Hoa viết về võ thuật cổ truyền của họ với những lý luận khoa học và tương đối khách quan.
    3. Cung cấp cho bạn trẻ chúng ta thích võ thuật thấy cảm tưởng của một người học võ Tàu và những kinh nghiệm của một võ sư Trung Hoa.
    4. Gợi cho các bạn khảo cứu võ Việt Nam những khái niệm khi nghiên cứu võ Việt và có thể so sánh với võ Tàu.
    5. Kim chỉ nam thành công cho các võ sinh mới bước chân vào nghề võ, tránh những lầm lạc đáng tiếc sau một thời gian tập luyện mà vô bổ.
    Sau phần dịch thuật, chúng tôi có thêm phần phụ lục với hy vọng giúp đọc giả những tài liệu để hiểu thêm về những chi tiết võ thuật trong sách của tác giả. Tài liệu tham khảo không có nhiều, nên chúng tôi cũng chưa cảm thấy đầy đủ trong phần phụ lục này. Hy vọng ở lần tái bản, chúng tôi sẽ tăng bổ thêm.
    Cuối cùng, chúng tôi mong sách nầy đến tay các bạn đọc, nhất là các bạn trẻ yêu võ nghệ, như một niềm tin của một người đồng điệu gửi đến một người bạn đồng thanh khí.
    Chương I Dẫn Chứng Võ Học Thời Xưa
    Ðể phân biệt với các môn võ du nhập từ ngoại quốc vào Trung Hoa về sau này, võ thuật ngày xưa gọi là "kỹ kích". Kỹ kích còn gọi là "Quốc Kỹ".
    Trong Quốc kỹ có hai loại Quyền thuật và Binh khí. Quyền thuật là môn võ tập luyện bằng tay chân không, còn binh trượng là xử dụng khí giới. Khảo cứu về những thời trước dây thấy có các môn Thủ bác (đánh bằng tay) Giốc để (giốc : đối chọi, để : xô đẩy, tức là môn đô vật) ; Ðạo dẫn (thuật hô hấp, nội công) và kiếm thuật (môn đánh kiếm). Bốn môn này liên lạc với nhau rất cần thiết cho con nhà võ, rồi dần dần họp lại thành ra kỹ kích của các đời gần đây.
    Căn cứ vào sách vở có thể đưa ra những luận chứng về võ thuật.
    1. Quyền Thuật và Giốc Để
    Trong mục "Nghệ văn chí" của sách Hán thư nói về "binh kỹ xảo" gốm có mười ba nhà, trong đó sáu thiên nói về môn thủ bác cũng xếp vào binh kỹ xảo. Như vậy thấy rằng võ thuật đã được dùng trong quân ngũ từ xưa. Truyện "Cam Diên Thọ" trong Hán thư chép :
    Diên Thọ thì về môn thủ bác...
    Võ sĩ được thi bằng môn thủ bác...
    Như vậy môn võ nầy đã được thực dụng từ xưa.
    Cũng trong Hán thư, mục "Vũ Ðế Ký" chép :
    Mùa xuân năm Nguyên Phong thứ ba nhà vua sai tổ chức hội giốc để...
    Như thế môn đô vật đã được dùng trong các cuộc vui đời nhà Tần (từ năm 221 đến năm 206 trước Tây lịch). Trước đời Tần chưa có danh từ giốc để nhưng đã có môn giốc để.
    Từ đó về sau, môn đô vật cũng được thịnh hành. Truyện "Lý Tồn Hiền" trong Ngũ Ðại Sử chép :
    Vua Trang Tông cũng thích môn giốc để thường đấu nhau với Vương Ðô và thắng luôn nên tự kiêu.
    Như vậy môn đô vật tuy có thắng bại nhưng không đến nổi bị thương, vì thế có thể đấu với nhau như một môn thể thao. Môn này thường dùng sức mạnh một cách khéo léo, chủ ý vật ngã địch. Còn môn thủ bác như quyền thuật ngày nay, vừa đánh, vừa đá, cố ý làm cho địch tử thương. Hai môn này mục đích khác nhau nhưng có thể tương thông. (Tại Việt Nam môn đô vật chẳng biết có từ đời nào, nhưng đến thời đại nhà Tiền Lê (1428-1527) thì có Mạc Ðăng Dung đã thi đỗ Ðô lực sĩ. Tưởng cũng nên biết rằng đô vật Việt Nam cổ truyền không "tàn bạo" như đô vật của Âu Mỹ. Hai bên đấu vật ai bị vật ngã ngữa hai vai chạm xuống sàn hoặc bị nhấc bổng hai chân khỏi sàn là thua, và tuyệt đối cấm lên gối, đá, đánh...)
    2. Sự biến thiên của thuật đạo dẫn
    Phép đạo dẫn xưa đã có, Trong mục "Nghệ văn chí" của Hán Thư, phần "Phương kỹ lược" có ghi về 13 vị thần tiên, chép rằng :
    Hoàng Ðế có thuật "Tạp tử bộ dẫn" gồm mười hai quyển, trong đó có đề cập đến phương pháp đạo dẫn.
    Truyện "Hoa Ðà" trong sách Tam quốc có chép : Hoa Ðà có thuật vận khí hô hấp để chữa bệnh (Hoa Ðà biết môn ngũ cầm : Nhứt hổ, nhì nai, ba hùm, bốn dã nhân, năm chim muông).
    Như vậy, đạo dẫn và quyền thuật có đã lâu, các võ thuật gia áp dụng môn đạo dẫn để tăng thêm sức mạnh. Tuy nhiên có điểm khác nhau là đạo dẫn để dưỡng sinh, còn quyền thuật để đánh kẻ địch.
    Trong sách Dưỡng tín diện mệnh lục có các chương "Phục khí liệu bệnh đạo dẫn án ma", các chương này trình bày phương pháp tập luyện gần giống như môn Bát Ðoạn Cẩm và Dịch Cân Kinh sau này.
    3. Nguồn gốc của kiếm thuật
    Môn đánh kiếm rất tiện lợi trong võ nghệ thời xưa. Những võ khí như qua, can, mâu, kích dùng trong chiến trận. Các lối đâm, chém, lui, tiến đều phải theo mệnh lệnh, không thể nhảy nhót mau lẹ theo ý muốn của mình, chỉ có kiếm là có thể tung hoành theo ý riêng. Nếu tập luyện thuần thục thì có thể tự vệ một cách linh động nên môn này ngày càng xảo diệu, vì vậy Hạng Võ nói :
    ?" Có thể dùng kiếm địch với một người.
    Ðời Xuân Thu Chiến quốc thuật đánh kiếm đã phổ biến cả phương Nam lẫn phương Bắc Trung Hoa. Sách Ngô Việt Xuân Thu chép chuyện "Viên Công Việt Nữ" tuy gần với thần thoại, nhưng cũng đủ chứng minh rằng môn kiếm thuật rất thịnh ở phía Nam nước Tàu.
    Truyện Kinh Kha trong sử ký chép :
    Kha bàn về kiếm thuật trái ý Nhiếp Cái. Về sau Kha đâm không trúng Tần Thủy Hoàng, Lỗ Câu Tiễn có nói :
    ?" Tiếc thay không tinh luyện môn kiếm thuật.
    Như vậy kiếm thuật cũng thông dụng ở phương Bắc nước Tàu.
    Ðến cuối đời Hán, thuật đánh kiếm vẫn còn thịnh, sách Ðiển Luận của Tào Phi có chép : kiếm pháp ở bốn phương đều khác nhau, duy chỉ ở Kinh sư là hay nhất.
    Trong đời vua Hoàn Ðế, Linh Ðế có quan Hổ Bôn là Vương Việt giỏi kiếm thuật, nổi tiếng ở kinh sư. Người ở Hà Nam là Sử A theo học với Việt, cũng giỏi môn này.
    Quan Phân Úy tướng quân nhà Ngụy là Ðặng Triển có thể tay không đoạt được đao, kiếm. Tào Phi lúc trẻ cũng giỏi màn đánh song kích, thường tự cho là vô địch.
    Như vậy môn kiếm đến đời Tam Quốc lại thành môn tay không đoạt kiếm, cùng những loại đánh song kích, đơn kích và kiếm pháp. Về sau các môn binh khí đều bắt nguồn từ kiếm thuật.
    Sách ?oKỹ hiệu tân thư? của Thích Kế Quang cho rằng các môn chỉa ba, côn, thương, yển nguyệt đao, câu liêm đều phát nguyên từ kiếm thuật.
    Sách xưa có chép lại sự chế tạo kiếm rất tinh vi. Ngày nay những vùng Giang Tô, Long Tuyền, Chiết Giang và Tô Châu còn lưu lại những cổ tích có liên quan đến sự luyện kiếm. Ngày trước cổ nhân chẳng những giỏi về kiếm thuật mà còn giỏi về cách luyện kiếm. Tương truyền đời xưa có những thanh kiếm nổi danh như : Long Tuyền, Thái A, Tử Hồng, Ngư Trường và hai thanh kiếm thư hùng Mạc Gia và Can Tương lại càng nổi tiếng hơn, chế tạo rất tinh vi được gọi là thần kiếm. Như vaềy có thể thấy được sự quý báu và thông dụng của kiếm thuật lúc bấy giờ).
    Hồng Viên Anh sưu tầm .
  7. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    4.Phân tích các phái võ cận kim thời đại
    Các môn thủ bác, giốc để, đạo dẫn, kiếm thuật dần dần hòa hợp với nhau thành ra quyền thuật cận đại. Môn phái về quyền thuật khác nhau nhưng đều có những ưu điểm. Các môn Thái Cực, Bát Quái, Hình Ý của Nam phái chịu ảnh hưởng thuật đạo dẫn ; các môn Thiếu Lâm, Ðàn Thoái, Hành Quyền, Ðoản Ðả, Ðịa Ðường của Bắc phái chịu ảnh hưởng của thuật thủ bác. Môn đô vật chịu ảnh hưởng của thuật giốc để. Các phương pháp dùng võ khí chịu ảnh hưởng của kiếm thuật và thủ bác, dung hợp rồi biến hóa ra vậy.
    (Những điều nhận xét trên là căn cứ vào sách xưa có giá trị có thể tin được nên đưa ra để suy luận. Còn những truyền thuyết hoang đường về võ nghệ thì không đề cập đến).
    Chương II Những Điểm khác nhau của Võ Thuật
    Võ thuật Trung quốc ít khi được ghi chép đúng sự thật mà chỉ căn cứ vào những truyền thuyết. Vì vậy một chuyện lại có nhiều thuyết khác nhau, một tên mà có nhiều lối giải thích. Vì thời gian qua đã lâu, khó biết được chỗ nào đúng, chỗ nào sai. Nhân đó chúng tôi mới viết chương khảo dị này để ghi lại những thuyết khác nhau ấy.
    1. Những thuyết khác nhau về môn Đàn thoái
    Ðàn thoái còn gọi là Ðàm thoái. Nguồn gốc của phái nầy đến đây chưa thể khảo cứu được. Những người gọi môn này là Ðàm thoái thì cho rằng nó được một nhà sư ở chùa Long Ðàm tại sơn lâm truyền lại. Một thuyết khác lập luận sở dĩ gọi là Ðàm thoái vì người sáng tạo ra môn võ này vốn họ Ðàm ờ tại Hà Nam. Còn gọi là Ðàn thoái thì cho rằng lúc đá chân phát lực ra thế mạnh như đạn bắn.
    2. Khảo dị về môn Tra quyền
    Tra quyền còn gọi là Xoa quyền. Hai âm "tra" và "xoa" gần như nhau. Có lẽ môn Tra quyền thường dùng xoa chưởng, xoa bộ, rồi từ chỗ thường dùng mà môn võ này mang tên là Xoa quyền chăng ? Còn gọi là Tra quyền có lẽ môn này được một người họ Tra sáng tạo ra ?
    3. Khảo luận về nhưng thuyết khác nhau của môn Trường quyền
    Gần đây, người ta gọi Trường quyền tức là những môn quyền thuật ở phương Bắc Trung Quốc chuyên bôn trì, tiến thoái mau chóng. Sách Kỷ Hiệu Tân Thư của Thích Kế Quang gọi Thái tổ Trường quyền, thất thập nhị hành quyền của nhà họ Ôn đều thuộc loại này. Ðó là sự khác nhau giữa Trường quyền và Ðoản đả. Nhưng chúng tôi từng thấy bản sao sách Thái cực quyền luận có chép : "Sở dĩ gọi là trường quyền bởi quyền pháp như Trường giang, Ðại hà, thao thao bất tuyệt". Trong chương thứ năm sách Thái cực quyền thế độ giải của Hứa Vũ Sinh có chép :
    Ðời Ðường, Hứa Tuyên Bình còn truyền lại môn Thái cực quyền thuật còn gọi là tam thế thất, bởi vì chỉ có 37 thế mà nổi tiếng. Phương pháp dạy từng thế một để cho người học tập thuần thục rồi mới chỉ thêm một thế khác, không xác định quyền lộ, sau khi thành công, các thế tự hỗ tương liên quán, tương kế bất đoạn (nối nhau không đứt). Vì vậy còn gọi là Trường quyền.
    Cũng sách ấy chép :
    Họ Du có truyền môn Thái cực quyền, gọi là Tiên thiên quyền, còn gọi là Trườngquyền.
    Ðó là một lối giải thích về hai chữ Trường quyền. Trường quyền còn là danh từ chuyên môn để chỉ về một loại quyền thuật như sách Kỷ Hiệu Tân Thư có chép : Tống Thái tổ dạy môn Trường quyền. Thế thì Trường quyền gồm có ba nghĩa khác nhau.
    4. Khảo luận về những ý nghĩa khác nhau của Nam phái
    Ngày nay cho rằng quyền thuật lưu hành ở vùng Trường giang tư thế gọn và kín đáo nên gọi là Nam quyền, còn gọi là Nam phái. Quyền thuật lưu hành vùng Sơn Ðông, Hà Bắc, tư thế rộng và không kín gọi là Bắc quyền hay còn gọi là Bắc phái. Như vậy gọi Nam phái và Bắc phái là người ta dựa theo từng khu vực có những loại quyền thuật lưu hành mà nói. Ðiều ấy cũng có lý.
    Nhưng căn cứ vào nguyên nhân gọi quyền thuật là Nam phái hay Bắc phái thì Nam phái chỉ những môn Thái cực, Bát quái... chuộng về nhu. Các phái này tuy có những thế đánh địch thủ, nhưng chịu ảnh hưởng của thuật đạo dẫn ngày xưa.
    Danh từ Bắc phái dùng để chỉ những môn như Trường quyền, Ðoản đả, chuộng về cương mãnh tuy cũng dùng để đả thông kinh mạch trong thân thể, nhưng mục đích là dùng để chế ngự địch thủ. Nếu theo phái biệt của quyền thuật mà xét thì võ ngày nay ở vùng Trường giang tức là môn Ðoản đả trong Bắc phái vậy.
    5. Những giải thích khác nhau về Nội gia và Ngoại gia
    Danh từ Nội gia và Ngoại gia trong quyền thuật bắt đầu có từ Hoàng Tông Hy viết bài : "Vương Chinh Nam mộ chí minh" trong văn tập Nam Lôi. Trước họ Hoàng, các sách võ của Thích Kế Quang, Trình Xung Ðẩu đều không có danh từ này. Theo lời họ Hoàng : Quyền thuật phái Thiếu Lâm nổi tiếng trong thiên hạ, nhưng chủ yếu là đánh kẻ địch, kẻ địch cũng nhân đó mà tìm cách đánh lại.
    Còn gọi Nội gia tức là lấy tĩnh chế động, kẻ phạm vào ta lập tức ngã ngay. Vì vậy võ của phái Thiếu Lâm cũng thuộc vào hàng Ngoại gia.
    Như vậy Nội gia chủ về tĩnh, còn Ngoại gia chủ về động. Cho nên Nội gia và Ngoại gia còn dùng để chỉ nội công và ngoại công.
    Sách Thiếu Lâm quyền thuật bí quyết có nói :
    Từ đời Minh (1368-1436) về sau bàn luận về võ nghệ mới chia làm hai phái Nội gia và Ngoại gia. Tại sao gọi là Nội gia ? Tức là tiếng phổ thông để chỉ những kẻ sống trong cõi trần này như trong nhà. Ngoại gia là chỉ những người sa môn, tu theo đạo giáo để phân biệt với người trần tục. Giống như nhà Phật gọi người tại gia và xuất gia vậy.
    Ðó cũng là một thuyết về Nội gia và Ngoại gia. Nhưng thuyết của Hoàng Tông Hy tương đối xưa hơn, có thể đúng với nghĩa lúc ban đầu.
    6. Khảo cứu sự khác nhau của môn Bát đoạn cẩm
    Khi bàn về môn Bát đoạn cẩm, Triều Công Vũ có viết trong Quận Trai độc thư chí như sau :
    Một quyển sách bát đoạn cẩm không đề tên người soạn, chép về các thuật thổ cố nạp tân (thở hơi cũ, hít hơi mới).
    Ngày nay có hai loại Bát đoạn cẩm : một loại có 8 thức thường tập theo thế kỵ mã. Một loại nữa chia thành 3 phần, tất cả 24 thức, khi tập luyện thường đứng thẳng. Loại thứ nhất chỉ tập luyện về gân sức. Loại thứ hai là hít khí vào và tưởng tượng khí thông suốt đến đầu ngón tay. Loại một tương truyền do Nhạc Vũ Mục (Nhạc Phi) sáng chế. Loại hai là do Thanh Lai chân nhân truyền.
    Lại có lối ngồi mà tập luyện gọi là Văn bát đoạn, còn có tên là Thập nhị đoạn cẩm ở torng có ghi những động tác như "Tả hữu minh thiên cổ", "Tưởng hỏa thiêu tế luân", "Bối hậu ma tinh môn"... Càng gần với phép đạo dẫn, cùng với những điều ghi chép trong sách Di tiên chí của Lý Tự Củ có nhiều điểm đại đồng. Lối này rất gần với cổ pháp. Riêng loại Bát đoạn cẩm của họ Triều không thuộc về loại này.
    Hồng Viên Anh sưu tầm .
  8. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    7. Khảo cứu về sự tích của Hồng Kỷ và Trương Tùng Khê
    Trong sách Thiếu Lâm côn pháp xiểng tông của Trình Xung Ðẩu có chép : Ông theo các nhà sư Thiếu Lâm tập côn pháp. Trong văn tập của Lục Phu Ðình (quyển 6), chuyện "Thạch Kính Nham" có viết :
    Khi Thẩm Thụy Trinh đóng quán ở Thái thương chiêu mộ những thầy giỏi võ vùng Ðông nam để luyện tập cho quân sĩ. Kính Nham nhận lời mời đến dạy. Ðồng thời cũng có nhiều người đến dạy như Tào Lan Ðình, Triệu Anh cùng với các nhà sư Thiếu Lâm như Hồng Kỷ, Hồng Tín.
    Như vậy nhà sư Hồng Kỷ ở đây và nhà sư Hồng Kỷ dạy côn pháp cho Trình Xung Ðẩu có phải là một hay không ?
    Sách Ninh ba phủ chí chép : Trương Tùng Khê người đất Cẩn theo học với Tôn Thập tam lão nhưng Hoàng Tông Hy không nói đến điều đó. Họ Hoàng lại cho rằng Tùng Khê vốn người ở Hải Diêm, như vậy, khác với điều chép trong Ninh ba phủ chí. Các điều chép trong sách Thiếu Lâm quyền thuật bí quyết (xem chương Tồn Nghi) lại khác nữa. Không rõ thuyết nào đúng. Nhưng sách Thiếu Lâm quyền thuật bí quyết ra đời sau này còn Ninh ba phủ chí tương đối gần sự thực hơn bởi vì do người đồng hương của Tùng Khê viết theo học với Tôn Thập tam lão, điều này sách Ninh ba phủ chí bổ khuyết cho sự thiếu sót của họ Hoàng. Còn việc Tùng Khê có phải là người ở Hải Diêm hay không là do Hoàng Tông Hy. Vì họ Hoàng là học trò của Vương Chính Nam, Chính Nam là đệ tử đời thứ ba của Trương Tùng Khê.
    Chương III Biện luận về những sai lầm
    Võ thuật Trung hoa có rất nhiều truyền thuyết sai lầm mà các điều ghi chép trong sách vở cũng có nhiều sự vay mượn ngụy tạo. Sai lầm từ đời này nối tiếp đời kia, không phải chỉ một sớm một chiều. Nay biện minh như sau để hy vọng thay đổi những chỗ sai lạc. Những chỗ cũ chính chỉ đưa ra những nét đại cương, những chỗ y thác (dựa vào đó mà thêm thắc vào) không liên quan đến đại thể cũng không đề cập đến (như người ta cho rằng môn kích được truyền từ Lữ Bố hay Tiết Nhơn Quí, thương được truyền từ Triệu Vân, Trương Phi...)
    1.Sự giả mạo về yếu luận của Hình ý quyền
    Các nhà quyền thuật phái Hình Ý cho rằng môn này được truyền từ Nhạc Phi. Chuyện này do sự vay mượn mà có. Các nhà quyền thuật phái này mượn danh họ Nhạc để tăng thêm giá trị cho môn phái. Chúng tôi từng có bài : "Bạt Nhạc Phi thị Hình ý quyền yếu luận" rằng : "Lý Kiếm Thu soạn sách Hình ý quyền sơ bộ cuối cùng có phụ mười thiên về "Nhạc Võ Mục". Sách Hình ý quyền học yếu luận viết là cuốn sách này do Trịnh Liêm Phố ở Tế Xương tìm được. Theo chúng tôi xem về văn thể của bài này toàn theo khí cách của thể văn "bát tỷ" (là một thể văn biền ngẫu, giống bát cổ gồm có 8 đoạn). Thể văn "bát tỷ" không thấy Nhạc Vũ Mục viết đến bao giờ. Những người học võ thường ít hiểu văn chương nên không nghi ngờ. Còn người học văn xem qua biết ngay là do người đời sau mượn danh Nhạc Vũ Mục mà viết ra yếu luận về Hình ý quyền.
    Yếu luận đã không phải do Nhạc Vũ Mục viết thì môn Hình ý quyền có phải do Vũ Mục truyền lại hay không ? Ðó là một điểm đáng nghi ngờ.
    2. Dịch cân kinh, Tẩy tuỷ kinh không phải của Đạt Ma Ðại Sư
    Nghiên cứu tường tận về quyền thuật của Thiếu lâm tự cũng không biết môn võ này được sáng tạo vào lúc nào. Theo những điều ghi chép trong sử thì võ Thiếu lâm có từ đời nhà Ðường (618-713). Nhưng nguồn gốc về quyền thuật và sự truyền dạy võ nghệ trong chùa Thiếu lâm thì mãi đến đời Minh (1368-1436) mới có thể khảo chứng được. Vì truyền thuyết cho rằng Ðạt Ma thiền sư sáng tạo ra võ Thiếu lâm nên nhiều người hiếu sự lại soạn thêm sách Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh để làm cho thuyết này đúng sự thực hơn. Trong bài "khảo chứng về Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh" tôi có nói :
    Hai sách này do người đời Minh hoặc đời Thanh làm ra, nhưng lại thác danh là do Ðạt Ma thiền sư soạn.
    Chúng tôi xin đưa ra những chứng minh :
    a. Sự giả tạo trong bài văn tựa của Lý Tĩnh :
    Trong bài văn tựa của Lý Tĩnh viết ở sách Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh, phần cuối cùng có ghi Lý Tĩnh Dược Sư phủ tự. Nhưng theo truyện "Lý Tĩnh" trong Cựu đường thư thì Dược Sư nguyên là tên của Lý Tĩnh. Tên "Tĩnh" là mới cải lại sau này. Thế mà trong sách ấy lấy hai chữ Dược Sư làm tên tự của Lý Tĩnh tức là ngụy tạo. Trong bài tựa còn nói : Cù Nhiêm dạy lại cho tôi (tôi tức là Lý Tĩnh) và chuyện "Cù Nhiêm khách" được viết ra vào đời Ngũ Ðại (từ 907 đến 960 gồm : Hậu Lương, Hậu Ðường, Hậu Tấn, Hậu Hán và Hậu Chu) do Ðỗ Quang Ðình soạn đó là một điều ngụy tạo nữa. Cuối bài tựa này còn viết bài tựa soạn ra năm Trinh Quán thứ 2 vào tháng 3. Khảo cứu trong sách Ðường Thư thì tháng 3 năm Trinh Quán thứ 2, Lý Tĩnh đang làm quan Nội Ðạo Hành Quân Ðại Tổng Quản để chống nhau với bộ lạc Tiết Diên Ðà. Như vậy chính là lúc Lý Tĩnh đang lập công, thế mà bài tựa lại nói lúc này Lý Tĩnh đã "công thành thân thoái", sai với thực tế. Ðó là một điều ngụy tạo nữa.
    Hồng Viên Anh sưu tầm .
    Được hong_vien_anh sửa chữa / chuyển vào 09:43 ngày 15/03/2007
  9. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    b. Bài tựa của Ngưu Cao cũng giả tạo
    Trong bài tựa này có câu : Ngựa đất qua sông không phải là sự thực chép trong chính sử mà là chuyện bịa đặt trong tiểu thuyết. Ðó là một điều ngụy tạo. Cũng trong bài tựa này viết : soạn ra vào năm Thiệu Hưng thứ 12 cất ở vách núi đá tại Tung Sơn. Nhưng năm Thiệu Hưng thứ 11, nhà Tống đã nhường đất Hà Nam cho nước Kim (1441) Ngưu Cao làm sao có thể đem bài tựa cất dấu ở Tung Sơn ? Vã lại nếu sai người đi dấu sách thì hà tất phải dấu ở đất của nước Kim, đó là một điều ngụy tạo nữa (Tung Sơn là tên dãy núi chạy dài trên vùng đất của ba tỉnh Phúc Kiến, Hồ Nam và Giang Tây. Hai ngọn núi lớn nhất của dãy Tung Sơn là Thiếu Thất sơn và Thái Thất sơn nằm trên phần đất Tuyền Châu thuộc hai huyện Ðăng Phong và Tân Mật). Các bài tựa trên đều là ngụy tác, như vậy bài tựa cho rằng Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh truyền từ Ðạt Ma cũng không đủ tin.
    Hơn nữa Ðạt Ma thiền sư mở đầu môn Thiền tông vốn dùng tĩnh tọa để chứng ngộ, không dùng văn tự để nói đến yếu chỉ môn này. Ngài truyền cho Tuệ Khả thiền sư chỉ nói rằng : Lăng Già bốn quyển có thể làm tâm ấn. Nếu Ðạt Ma có Dịch cân kinh, Tẩy tủy kinh, tại sao không nói một lượt với kinh Lăng Già ? Há rằng Dịch cân kinh còn xảo diệu hơn kinh Lăng Già hay sao ? Ðó là một chứng cớ về sự ngụy tạo vậy ?
    Những chứng cớ trên đủ thấy sự ngụy tạo sách. Việc làm sách giả vào cuối đời Minh đầu đời Thanh (1436) thì thật nhiều. Sách Kỹ hiệu tân thư của Thích Kế Quang chép :
    Các nhà quyền thuật xưa nay cho rằng Tống Thái tổ có 32 thế Trường quyền (tức Triệu Khuôn Dẫn, đồ đệ của Ðạt Ma trên đất Trung Hoa vào lúc nhà Ðường sắp suy tàn) lại có Lục bộ quyền, Hầu quyền, Hoá quyền. Ngày nay nhà họ Ôn có 72 thế Hành quyền, 36 thế Hợp tỏa... còn về côn pháp thì hay nhất là phái Thiếu Lâm, võ phái ở Thanh Ðiền, thương pháp thì có nhà họ Dương... đều nổi tiếng.
    Họ Thích đưa ra những ưu điểm về quyền thuật và khí giới, ca tụng côn pháp của Thiếu Lâm mà không khen ngợi quyền thuật của phái này. Thích Kế Quang sống vào đời Minh Gia Tĩnh, Vạn Lịch. (Năm 1566 Thích Kế Quang cùng với Dũ Ðại Du dẹp tan giặc Nụy Khấu tức bọn cướp biển người Nhật sống ven miền duyên hải Trung Hoa). Như vậy thấy rằng lúc ấy quyền thuật Thiếu Lâm không hơn được quyền thuật các phái khác. Ðời Minh, niên hiệu Vạn Lịch, Trình Xung Ðẩu viết sách Thiếu Lâm côn pháp có đoạn nói :
    Có người hỏi :
    ?" Côn pháp của phái Thiếu Lâm rất hay mà tại sao ngày nay các nhà sư Thiếu Lâm chỉ chăm về quyền mà không chăm về côn ?
    Tôi đáp :
    ?" Côn pháp Thiếu Lâm còn có tên là Dạ Xoa, vốn thánh truyền của Khẩn Na La Vương đến nay gọi là Vô Thượng Bồ Ðề. Còn quyền thuật chưa nổi tiếng trong nước nên nay mới chăm về quyền để luyện môn này cho đến chỗ tuyệt diệu như côn pháp.
    Thích Kế Quang ở lâu trong quân đội, rất thông thạo nghề võ. Nếu quyền pháp Thiếu Lâm đã nổi tiếng lúc bấy giờ thì tại sao khi luận về cái hay của quyền thuật các phái, họ Thích lại không đề cập đến quyền thuật của Thiếu Lâm ? Trình Xung Ðẩu sống đồng thời với Thích Kế Quang, lại vốn học võ ở chùa Thiếu Lâm, cho nên những điều ông ấy nói đúng với sự thật : lúc bấy giờ quyền thuật Thiếu Lâm chưa thịnh hành. Như vậy đời Vạn Lịch nhà Minh, quyền thuật Thiếu Lâm chưa được người ta coi trọng. Thế thì quyền thuật Thiếu Lâm nổi tiếng phải sau đời Vạn Lịch (1573-1621). Người soạn sách Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh phải sống sau đời Vạn Lịch, nhưng mượn danh của Ðạt Ma để tăng thêm giá trị của sách mình soạn. Sách này được soạn ra lúc quyền thuật Thiếu Lâm được thịnh hành sau đời Vạn Lịch vậy.
    Hơn nữa, đời Minh có phong trào làm giả sách cổ : Phong Phường làm giả sách Thi truyện của Tử Cống, Thân Bồi làm giả sách Thi thuyết, Dương Thận làm giả sách Tạp sự bí tân rồi gọi tác giả là Vô danh thị đời Hán... Như vậy việc ngụy tạo Dịch cân kinh, Tẩy tủy kinh cũng do phong trào ấy mà ra.
    3. Những sự ai lầm về yếu quyết bí truyền của Quyền thuật Thiếu lâm
    Sách Thiếu lâm quyền thuật bí quyết có nói về sư pháp của quyền thuật phái này hình như tập hợp các thuyết của các môn phái khác mà chưa đi đến chỗ chiết trung, vì vậy thuyết lý có nhiều chỗ mâu thuẫn nhau. Lời bạt về sách nầy chúng tôi đã từng viết :
    Trong phần "Ngũ yếu thuyết" của sách này có nói : Thuật pháp của phái Thiếu Lâm tuy sáng tạo từ Ðạt Ma, nhưng phát triển, biến hóa cho đến chỗ đại thành là do Viễn Tính thiền sư. (Viễn Tính sinh vào cuối đời nhà Minh có sáng chế ra lối đánh kiếm và 10 quy ước của phái Thiếu Lâm). Trong phần quy ước của phái Thiếu Lâm lại nói : Giác Viễn thượng nhân trùng lập giới ước. Hai chỗ ấy mâu thuẫn nhau. Như thế thì Giác Viễn và Viễn Tính là một người hay sao ? Hay là hai người. Nếu là một người thì tại sao trong phần chú thích của thiên "Quyền pháp lịch sử dữ chân truyền" có ghi : Giác Viễn sống khoảng đời Kim hoặc đời Nguyên. Xét về thiên "môn phái Thiếu Lâm thay đổi vào đời Minh" thì : trong niên hiệu Sùng Trinh, Thái Cửu Nghi là đệ tử của Nhất Quán. Thế mà trong thiên "Sư pháp của Nam Bắc phái" lại ghi : Nhất Quán là đệ tử của Giác Viễn.
    Như vậy, không cần biết Giác Viễn là người thế nào, cũng không phải sinh vào khoảng đời nhà Kim (1115-1234) hoặc đời nhà Nguyên (1279-1368). Nếu nói rằng ông sinh vào cuối đời Minh thì mới hợp lý. Có lẽ dưới đời Minh có một nhà sư lập ra 10 điều răn để mở rộng môn phái võ thuật Thiếu Lâm. Tên vị sư ấy là gì ? Không thể khảo cứu được và cũng không ai biết. Vì vậy có người gọi vị ấy là Viễn Tính hoặc gọi là Giác Viễn.
    4. Trương Tam Phong không phải là người đời Bắc Tống
    Nhà học giả đời Thanh là Hoàng Tông Hy nói : Trương Tam Phong là người đời Bắc Tống. Người đời sau cho rằng thuyết này đúng nên rất tin theo, kỳ thật không đúng. Chúng tôi đã từng biện luận về bài "Mộ Chí Vương chinh Nam" của Hoàng Tông Hy như sau :
    Trương Tam Phong là đạo sĩ ở núi Võ Ðương (núi Võ Ðương nằm giữa hai phần đất Giang Tây và Hà Nam). Vua Huy Tông nhà Tống triệu ông nhưng vì lời lẽ của ông không hợp ý nhà vua nên vua không dùng. Ban đầu Trương Tam Phong (tên thật là Trương Quân Bảo) nằm mơ thấy đức Huyền Ðế dạy cho quyền pháp. Ðến sáng một mình ông giết hơn 100 tên giặc. Võ thuật của Trương tiên sinh lan tràn đến Thiểm Tây và nổi tiếng nhất trong số các môn đồ của ông là Vương Tông.
    Xem ra thuyết này không đúng. Mục "Phương kỹ truyện" trong Minh sử chép :
    Trương Toàn Nhất tên là Quân Bảo hiệu là Tam Phong dung mạo khôi ngô, thân giống rùa, lưng giống hạc, tai to, mắt tròn, râu cứng như kích, dù trời nóng hay lạnh cũng chỉ mặt một bộ áo quần, đội một cái nón, ăn hơn một đấu gạo, mỗi ngày đi hơn trăm dặm. Ông cùng học trò đi chơi núi Võ Ðương lập ra lều cỏ mà ở. Vua Thái Tổ nhà Minh nghe tiếng, nên năm Hồng Võ thứ 14 (1382) có sai sứ đến tìm ông nhưng không gặp.
    Thuyết này nếu so với thuyết của họ Hoàng tương đối gần sự thật hơn. Bởi vì năm Hồng Võ thứ 14 từng có việc nhà vua sai sứ giả tìm Trương Tam Phong. Có lẽ vì thế người này truyền miệng người kia nên sai lạc và cho đó là chuyện xảy ra vào đời Huy Tông nhà Tống. Một điều sai lạc nữa là thấy Trương Tam Phong giỏi võ nên người đời bịa đặt thêm là ông nhờ đức Huyền Ðế dạy cho võ nghệ trong giấc chiêm bao...
    Nếu Trương Tam Phong là người đời Huy Tông nhà Bắc Tống (960-1126) thì tại sao từ đời Nam Tống (1127-1279) đến đời Nguyên (1279-1368) không có một ai nhắc đến tên ông ? Mãi đến đời Minh các đạo sĩ mới truyền về chuyện của Trương Tam Phong. Do đó lời nói của Hoàng Tông Hy chỉ là một thuyết dựa theo lời truyền khẩu mà thôi, không đủ để tin cậy.
    Sở dĩ người ta cho rằng Trương Tam Phong là người đời Bác Tống vì một học giả có uy tín như Hoàng Tông Hy, lời nói của ông tất nhiên phải có giá trị.
    Hồng Viên Anh sưu tầm .
  10. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    5. Bát đoạn cầm không phai do Nhạc Vũ Mục sáng tạo
    Tục truyền thường nói : môn Bát Ðoạn Cẩm được sáng tạo bởi Nhạc Vũ Mục. Thật ra môn này chỉ là chi nhánh của các bậc đạo gia thường tu hành theo phép đạo dẫn trước khi Nhạc Vũ Mục (Nhạc Phi) ra đời. Trong sách Di Kiên Chí của Hồng Mại có chép : năm Chính Hoà thứ 7, Lý Tự Củ làm Khởi Cư Lang thường tập phép hô hấp gọi là "Trường sinh an lạc pháp". Về sau phép này biến hoá thành môn Bát đoạn cẩm. Năm Chính Hoà thứ 7 là đời vua Huy Tông nhà Tống, lúc ấy Nhạc Vũ Mục chưa xuất thế mà môn Bát Ðoạn Cẩm đã thông hành ở đời, như vậy đủ chứng minh rằng môn này không phải do Nhạc Vũ Mục sáng tạo.
    6. Thương pháp của Lục Phu Đình không phải là Mai Hoa thương
    Lục Phu Ðình rất giỏi võ nghệ, người ở vùng Thái Thương đến nay còn nhắc nhở, tán thưởng. Nhưng nhiều người cho rằng lọ Lục giỏi về Mai Hoa thương. Chúng tôi khảo cứu thấy nhiều người cùng học võ một lượt với Lục Phu Ðình như Trần Hồ (Họ Trần cũng là bậc danh Nho chuyên về Lý học ở Thái Thương). Trần Hồ có viết về cuộc đời của Lục Phu Ðình, chỉ nói Phu Ðình theo Thạch Kính Nam học thương pháp, không nói đến chuyện theo học võ với ai nữa. Xem chuyện Thạch Kính Nam của Phu Ðình thì Kính Nham giỏi về Lê Hoa thương pháp. Như vậy từ Lê Hoa thương biến thành Mai Hoa thương là có chỗ sai lầm. Gần đây, xem sách Trung Quốc thể dục sử, mục "Các nhà giỏi võ nghệ đời Thanh" của Quách Hy Phần thấy viết :
    Phu Ðình giỏi võ nghệ, lối Mai Hoa thương pháp của ông là do một nhà sư ở núi Nga Mi truyền dạy.
    Nếu chuyện này có thật thì tại sao Trần Hồ không chép vào phần viết về cuộc đời của Lục Phu Ðình ? Có lẽ Quách Hy Phần căn cứ vào truyền thuyết của nhiều người cho nên mới có sự nhầm lẫn ấy.
    CHƯƠNG IV Những Võ Phái Cận Đại
    Phần trước đã khảo cứu về nguồn gốc của quyền thuật, có thể coi các phương pháp đánh bằng tay, đô vật, thuật hô hấp của đạo gia, kiếm thuật là đầu mối của võ thuật cận đại. Căn cứ vào sách vở để so sánh các môn phái gần đây, ta thấy có rất nhiều sự biến thiên, nhưng có thể suy xét mà tìm ra được nguồn gốc.
    Từ đời Minh (1368-1660) trở về sau, các hệ phái võ thuật tương đối rõ ràng. Thầy, trò nối nhau truyền thụ tinh hoa quyền thuật và võ khí có thể nhìn vào sách vở mà thấu rõ. Còn từ đời Minh trở về trước, nguồn gốc rất mơ hồ, phần đông chỉ căn cứ vào các truyền thuyết mà thôi. Nay lược thuật các võ phái cận đại là căn cứ vào những điều có thể tin được. Những điểm nào nghi ngờ thì xếp vào phần tồn nghi. Nếu chỗ nào có nhiều thuyết khác nhau thì lấy thuyết nào có thể tin tưởng nhất liệt vào chương này.
    Hiện nay, gọi là quyền thuật, có thể chia thành Nam, Bắc hai phái. Nguồn gốc của Nam phái bắt đầu từ Trương Tam Phong ở núi Võ Ðương, trong đó, chủ yếu là Thái Cực môn, cùng với hai môn Bát Quái và Hình Ý, xếp thành một phái. Chi nhánh của Bắc phái thì rất nhiều. Trứ danh nhất gồm có Ðàm Thoái, Tra Quyền, Thiếu Lâm, Ðoản Ðả, Ðịa Ðường, Bát Cực, Phê Quải...
    Võ công của Nam phái phần nhiều nhu hòa, những người theo học đa số là văn nhân, học sĩ, phần đông có ghi chép lại những điều đã học. Vì vậy nguồn gốc tương đối minh bạch ?" võ công của Bắc phái tương đối cương mãnh, những người theo học đa số là võ sĩ thô mãng, vì vậy nguồn gốc mờ mịt, khó biết được ?" nay theo sự tường thuật về nguồn gốc của các môn phái ghi chép lại ở sau.
    Hồng Viên Anh sưu tầm .
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này