1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiếu Lâm Hồng Gia (tầng 2) Duy tri_Phàt triển

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Nho_anh_nhieu_lam, 08/06/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    Trường Quyền
    Trường quyền phóng dài, đánh xa Trường quyền là một loại quyền mà động tác trong bài quyền có số lượt tương đối nhiều đồng thời lấy động tác đánh xa, nhảy cao đá nhanh, bộ pháp bước dài rộng linh hoạt làm chính. Chủ yếu bao bồm các loại Tra quyền, Hoa quyền, Pháo quyền, Hồng quyền v.v... Có nguồn gốc rất sớm. Thích Kế Quang đời Minh đã từng chia quyền thuật ra trường quyền và đoản đả (đánh gần). Thời xưa đã từng gọi Thái cực quyền là trường quyền. Thông thường khi ra đòn tay hay đòn chân đều có đặc trưng là phóng dài, đánh xa, thường phối hợp với vặn hông xuôi vai để tăng thêm đặc điểm "đánh xa" vào điểm đánh mong "dài một tấc mạnh thêm một tấc" ("trường nhất thốn cường nhất thốn") là hiệu quả kỹ pháp muốn đạt. Đặc điểm là thi triển không gò bó, linh hoạt biến nhanh, tiết tấu phân minh, cương nhu tương tế. Vì vậy mà phạm vi các khớp hoạt động rộng, đối với cơ bắp và dây chằng yêu cầu tính mềm dẻo và sức bật phải khá cao. Dưới đây xin phân biệt giới thiệu các loại trường quyền:
    1. Tra quyền 5. Trốc cước (đâm chân) 9. Thông bối quyền
    2. Hóa quyền 6. Đàn thoái (đá bật) 10. Phiên tử quyền
    3. Hoa quyền 7. Phách quải quyền 11. Yến thanh quyền
    4. Pháo quyền 8. Bát cực quyền
    1. Tra quyền
    Còn gọi là "Soa quyền" (soa là binh khí cán dài, một đầu có hai mũi nhọn, "đinh hai") hay "Sáp quyền" (sáp là cắm, đâm. Từ Chấn trong "Quốc kỹ luận lược" bảo: "Tra quyền cũng gọi là Soa quyền, vì hai chữ "tra" và "soa" âm gần nhau (Tra và Soa đọc theo âm phổ thông đều là "chá"). Cũng có người cho rằng phải viết là "Tra quyền" (chữ Tra là họ Tra, thêm bộ mộc bên cạnh cũng là tra, đây là một kiểu chơi chữ của Trung Quốc) vì trong quyền pháp phần lớn dùng "tra pháp" chú ý ra tay tức là "tra" (là chỉ, chọc bằng ngón tay) vf trong thương pháp có khẩu quyết "nhất tra, nhị nã, tam trát hoa" (một chọc, hai nắm, ba đâm hoa).
    Còn về nguồn gốc thì có hai thuyết: Một là đời Đường (hoặc có người bảo là cuối đời Minh hay cuối đời Thanh) có dân Hồi Tra Mật Nhĩ ở Tây vực từ phía Tây tới truyền quyền này ở Quán Huyện thuộc Lỗ Tây (phía Tây tỉnh Sơn Đông). Đời sau lấy họ này mà đặt thành tên dòng quyền.
    Thuyết thứ hai do phái Thiếu Lâm phát triển mà có (xem sách "Quốc thuật sử" của Hứa Vũ Sinh) gần đây căn cứ vào "Trung Quốc Tra quyền" mà tác giả đã khảo chứng thì quyền Tra Mật Nhĩ truyền lại không phù hợp với sự thật lịch sử mà cho rằng đời vua Thanh Ung Chính (tức vua Thanh Thế Tôn Dân Chân làm vua từ 1723 - 1736), có tiến sĩ võ người Quán Huyện tỉnh Sơn Đông là Sa Lượng , người vùng ấy tôn xưng là Sa Mật Nhĩ (Mật Nhĩ là do dân tộc Hồi để lại, từ đó tiếng Ba Tư có nghĩa là "trưởng quan". Còn Tra Mật Nhĩ hay Sa Mật Nhĩ là chuyện còn nghi vấn) đã sáng tác ra, hình thành vào khoảng giữa đời Thanh. Ban đầu thịnh hành ở Sơn Đông, về sau nhà Tra quyền nổi tiếng là Dương Hồng Tu truyền dạy ở Tế Nam; Hoàng Bính (có chỗ ghi là Minh) Tinh lại truyền bá ở Hà Nam; Vu Chấn Thanh, Mã Kim Tiêu, Mã Vĩnh Thắng v.v... đi về phương Nam tuyền quyền ở Thượng Hải, Nam Kinh, Tô Châu. Quốc Thuật quán trung ương xưa từng đưa Tra quyền vào khóa trình, còn hiện tại thì lưu truyền cả nước. (Theo báo "Võ Lâm" của Trung Quốc có bài khảo cứu đưa ra thuyết Trường quyền do Cơ Long Phong sáng tác ra bằng cách thham khảo các quyền thuật nổi tiếng rồi chắt lọc, sáng tạo thêm thành trường quyền cách đây hơn ba trăm năm.
    Sau dạy cho các học trò, trong đó có người họ Tra, Hoa, Pháo, Hồng giỏi hơn cả, và sau này họ tự lập ra môn phái Trường quyền riêng. Xin cung cấp thêm để bạn đọc biết thêm một thuyết mới).
    Tra quyền có ba đặc điểm:
    1. Tiết tấu rõ ràng, động thì nhanh, tĩnh thì vững.
    2. Động tác gấp gáp, đường quyền rành rẽ.
    3. Thế (hoàn) chỉnh, lực thuận, mắt nhanh tay lẹ.
    Yêu cầu khi diễn luyện phải "đi như gió, đứng như đinh, lên như vượn, xuống như ưng, động như hổ mạnh, tĩnh như núi đồi, nhanh chậm xen nhau, cứng mềm giúp nhau, chiêu pháp rõ ráng, chuyển gấp dừng đột gột". Bất kể là công thủ, tiến lùi đều mau mà không loạn, chậm mà không rời rạc, tư thế ngay ngắn thư triển. Tay , mắ , thân, bộ đều phải trên dưới theo nhau, sau trước nối nhau, trong ngoài hợp nhau, đồng thời phải có "tam tiết" (ba đốt), lục hợp (sáu hợp); "mười cần" tức là co, nhỏ, liên miên, mềm, khéo, ổn, mau, cứng, dòn, trơn tức là mười chữ yếu quyết công phòng. Trong bài bản phần lớn có thoản, bảng, khiêu, dược, khởi, phục, chuyển, chiết ( tạm dịch tung, chồm, nhảy, vọt, lên, xuống, xoay, ngoắt).
    Bài bản Tra quyền có 10 lộ (bài): lộ một mẫu tử (mẹ con), lộ hai hành thủ (đi tay), lộ ba phi cước (bay cước), lộ bốn khai bình ( mở bằng), lộ năm quan đông, lộ sáu mai phục, lộ bảy mai hoa (hoa mai), lộ tám liên hoàn, lộ chín long bài ví (rồng vẫy đuôi), lộ mười xuyến quyền (quyền xoắn liền). Lộ một, hai đều có một bài quyền phụ. Về khí giới thì có tra đao, tra kiếm, tra câu (móc) v.v... là các thứ binh khí dài nhắn, đơn, đôi, lại còn đủ các bài múa đối luyện.
    Bài Trường quyền quy định có hấp thu một bộ phận Tra quyền cũng thu nạp cả hệ thống giáo tài thông dụng của Viện thể dục toàn quốc (thành bài thi đấu ở cả trong nước TQ và trên toàn thế giới).
    2. Hóa quyền
    Tên Hóa quyền này lấy từ "tam hóa quán" (ba thứ rực rỡ quán xuyến nhau).
    Quyền phổ Hóa quyền chép: "Tên là Hóa (màu rực rỡ), là lấy từ ý tam hoa: tinh, khí, thần vậy".
    Hóa quyền có bốn đặc điểm sau:
    1. Thế ngay chiêu tròn, kết cấu nghiêm ngặt. Thế quyền yêu cầu phải trái đối xứng, trên dưới thành quy tắc không rời rạc, không loạn xạ.
    2. Kình chặt, thân chỉnh, một khí thông suốt. Yêu cầu phải làm tới độ chiêu liền chiêu, thế tếp thế, bộ theo bộ (bộ pháp).
    "Hình dứt nhưng ý liền, thế dứt nhưng khí liền".
    3. Động nhanh tính vững, tiến lẹ lùi gấp. Yêu cầu động phải phát ào ạt như gió cuốn mây tan. Tĩnh thì phải dừng đột ngột như gương nước hồ lặng sóng.
    4. Cứng mềm giúp nhau, hư thực rõ ràng. Đi quyền yêu cầu phải có cứng, mềm (cương, nhu), có thể nhanh có thể chậm, co duỗi căng chùng, đè xuống, cất lên, ngừng lại, xoay chuyển đều phải ứng dụng hợp lý như trong bài bản. Hóa quyền trong giao đấu thực sự chống địch, chú trọng "lấy dũng đi trước, lấy khí để quyết", yêu cầu phải làm cho được tám điều: một hung (lang), hai độc, ba gấp, bốn trí, năm thuận, sáu cơ (thời cơ), báy nhàn nhã(dật), tám không (vô). Bài bản Hóa quyền có sơ, trung, cao cấp quyền thuật, cả đến đao, thương, kiếm, côn ... đối luyện cũng đều có bài bản cả.
    3. Hoa quyền
    Tương truyền đầu đời Thanh, triều vua Khang Hy (tức Thanh Thánh tổ Huyền Hoa, làm vua 1662-1723) Ung Chính (tức Thanh Thế Tôn Dân Chân làm vua 1723- 1736) do Cam Phượng Trì ở Nam Kinh sáng tác ra. Trước khi khởi thế Hoa quyền, đầu tiên quay tâm quyền trái ra ngoài, tâm quyền phải áp sát lưng quyền trái hai cánh tay thành hình tròn bắt đầu từ phải sang trái đưa nửa vòng cung trước ngực gọi là "thanh thủ". Đặc điểm của kỹ pháp là : giá thế vững mạnh, hình như tướng hổ, bộ(pháp) động như bay, chân tay theo nhau.
    Bài bản hoa quyền chủ yếu và kỹ pháp có tán thủ 120 chữ, 72 đường cầm nã, 36 đòn chân (thoái), 24 thế, 88 thế ngã v.v... Khi giao đấu bằng Hoa quyền thì hai tay giữ vung tim và hạ bộ, quen nghiêng mình tấn công.
    4. Pháo quyền
    Tương truyền được sáng tác cuối Minh đầu đời Thanh (đầu thế kỷ 17). Sư Phổ chiếu, của chùa Thiếu Lâm đem quyền này truyền cho Cam Phổ Trì với Kiều Tam Tú, Kiều Tam Tú lại truyền cho con là Kiều Hạc Linh. Khi Kiều Hạc Linh đi chơi núi Nga Mi vừa khéo gặp Vu Liên Đăng người Sơn Đông và Tống Mai Luân bàn về đạo, luận về võ rất vừa ý bèn thu làm học trò. Vu, Tống sau khi học thành tài trở về quê hương, ra sức phát triển dạy dỗ, hình thành Vu, Tống hai lưu phái lớn, xuất hiện thuyết "quyền Vu, tay Tống" (nguyên văn: Vu quyền, Tống thủ) làm cơ sở cho việc phát triển vững chắc môn Pháo trùy sau này. Đặc điểm kỹ pháp của bài quyền ít, giá thế gấp gáp, kết cấu đơn giản chọn lọc, động tác rõ nhanh, quyền pháp dày đặc, pháp kình cương mãnh.
    Bài quyền chủ yếu có 12 bài, hiện chỉ còn có 7 bài. Quyền pháp cơ bản có 24 pháo tức pháo mở cửa (khai môn pháp), bổ núi (phách sơn), liên hoàn pháo, chuyển góc (chuyển giác) chữ thập, não hậu, trì đỗ, xung thiên, liêu âm khều âm chọc đất (trát địa), oa tâm pháp và thất tinh pháo.
  2. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    5. Trốc cước (đâm chân)
    Công phu chân vốn dài lâu, tương truyền bắt đầu từ thời Tống, thịnh hành đời Minh, Thanh. Truyền thuyết dân gian Trung Quốc có truyện Võ Tòng say đánh Tưởng Môn Thần kể là Võ Tòng dùng ngọc hoàn bộ (vòng ngọc) và uyên ương cước trong trốc cước (trốc là đâm) vì vậy hiện nay vẫn có người gọi trốc cước là "Thủy Hử Môn". Thời Thái Bình Thiên Quốc, tướng quân của Thái Bình là Triệu Xán ích rất giỏi trốc cước và Phiên Tử quyền. Sau khi quân Thái Bình đánh Thiên Tân thất bại, Triêu Xán ích về ở ẩn tại Nhiêu dương tỉnh Hà Bắc đã đem trốc cước và Phiên Tử quyền truyền dạy dân chúng vùng đó.
    Trốc cước chia ra làm hai loại văn và võ. Loại võ chính là nguồn gốc của trốc cước, loại văn phát triển từ đó biến hóa mà ra.
    Đặc điểm kỹ thuật là: loại võ, thế thức thi triển không gò bó, mạnh mẽ nhanh nhẹn, phóng dài đánh xa, cương nhu cùng dùng, lấy cương làm chủ. Loại văn thế thức nhỏ khéo gấp gáp, động tác nhanh rõ, chiêu pháp chặt chẽ linh hoạt, đa biến, trong nhu có cương, "trong bông giấu kim". Khi diễn luyện, một bộ một chân, liên hoàn phát đòn đánh, trái phải thay nhau, trên dưới hợp đánh, chân tay cùng dùng.
    Bài bản chủ yếu của loại "võ" có cửu chuyển liên hoàn uyên ương cước chín lộ (đường) gọi tắt là "cửu chi tử thoái" (chín phép đá) tức: lộ một uyên ương liên hoàn dậm đất; lộ hai uyên ương cất cánh; lộ ba uyên ương đón gió biến thức; lộ bốn uyên ương mèo rừng vồ chuột (ly miêu phốc thử); lộ măn uyên ương rắn trắng lè nọc ( bạch xà thổ tín) ; lộ sáu uyên ương né tránh (thiểm thức); lộ 7 uyên ương ngược lưng bổ giã (phản bối phách tạp); lộ tám uyên ương liên hoàn bát quái (bát quái liên hoàn); lộ 9 uyên ương kiểu đi chín lần chuyển (cửu chuyển hành thức). Về loại "văn" có 12 liên quyền, 18 lan quyền (ngăn quyền), tiểu yến hành quyền (én nhỏ đi), quăng quyền (bắp tay trên), chuyển hành quyền (xoay vòng tròn), ngọc hoàn quyền (vòng ngọc), Vũ hầu quyền (Vũ hầu, tên, Gia Cát Vũ hầủ??), lục môn quyền (sáu cửa), , tam bát quyền (ba tám nhị bát thoái (28 đòn chân), 16 thức, 24 thức, 32 thức, loại bốn mềm (nhuyến thảng tử). Lại còn ... bài đơn 80 đòn chân, bài đơn 21 đòn tay nhanh v.v...
    6. Đàm thoái (đá bật)
    Ra đòn thật nhanh , đường kình gọn, bật mà thành tên. Gần đây đã phát triển thành một thể hệ độc lập được gọi là " Đàm thoái môn" hoặc là "Đàm thoái". Về nguồn gốc có hai thuyết. Một thuyết nói nguồn gốc từ chùa Long Đàm ở Sơn Đông, một thuyết bảo do Đàm Mỗ ở Đàm gia Câu tỉnh Hà Nam sáng tác ra. Đàm thoái thịnh hành vào khoảng giữa Đàm thoái và cuối đời Thanh, hiên nay được dùng làm bài bản luyện tập cơ bản về chuyên môn đòn chân (thoái công phu). Bắc phái tập dùng tương đối nhiều hơn. Đặc điểm kỹ pháp là tư thế động tác đơn giản tinh luyện, thiết thực, tầng thứ phân minh, một lộ (đường) một pháp (phép), trái phải đối xứng, thủ pháp nhanh mạnh chuẩn xác, thoái pháp cương kình có lực. Các bài chủ yếu có: sáu lộ đàn thoái, 10 lộ Đàn thoái, 12 lộ Đàn thoái v.v...
    Mười lộ Đàn thoái thì thế thấp chân bằng (cao ngang đũng quần) tức là: lộ một thuận bộ (tấn), lộ hai mười chữ, lộ ba bổ giả (phách tạp), lộ bốn cắm (chống trơn, "sanh hoạt"), lộ nắm giá đánh (giá đả), lộ sáu liên hoàn, lộ bảy che mài (cái ma), lộ tám thúc khoá (bàng toả), lộ chín xuyên tâm , lộ mười tên bật (tiễn đàn).
    Mười hai lộ Đàn thoái thế cao chân thấp (cao không quá gối nên gọi là "tấc chân"-- "thốn thoái") tức là: lộ một xung chuỳ (nắm đấm hay đầu gậy gõ mạnh) , lộ hai thích đả (đả đánh), lộ ba phác trát (bổ đâm), lộ bốn sanh bác, bát (chống bóc, hất), lộ năm trắc truỳ, xuyến (đạp hất ra), lộ sáu đơn triển (vươn, một bên), lộ bảy song triển (vươn hai bên), lộ tám đơn toạ (đôn là đống đất, toạ là ngồi xổm), lộ chín bàng toả (giã khoá), lộ 10 tiến bộ (bước cắt) đàn (bật), lộ 11 thang thoái, lộ 12 hoành lôi (đánh ngang).
    Đàn thoái là môn học ban đầu để học nghệ cũng là căn bản cứ để thăng hoa tài nghệ được các nhà quyền thuật cổ kim rất coi trọng. Quyên ngạn bảo :"Đàn thoái bốn cánh tay, người sợ quỷ thần sầu".
    7. Phách quải quyền
    Tên gọi đầy đủ là "Thông bị phách quải quyền", đời cổ từng gọi là "Phi quải quyền" (hai chữ phi và phác đọc âm giống nhau, phi là xẻ ra, phách là bổ ra; nghĩa cũng gần giống nhau). Sớm là từ giữa đời Minh đã lưu truyền tương đối rộng rãi trong nhân gian. Viên tướng nổi tiếng đời Minh là Thích Kế Quang viết trong "Kỷ hiệu tân thư" nhiều chỗ luận thuật về Phách quải quyền. Như ở "Quyền kinh tiệp yếu biên" có nói: "Quyền xẻ bổ ngang mà nhanh vậy", trong đó có chữ "phi" có ý là xẻ treo áo chiến lên, "phách", "hoành" đều chỉ chiêu pháp ccủa quyền thuật. Cuối đời Thanh chủ yếu truyền tập ở Diêm Sơn, Thương Huyện, Nam Bì v.v... thuộc Hà Bắc. Cuối đời Thanh cũng được gọi là "Thông phách môn", còn trong một số trước tác võ thuật gọi là "Phách quải thông tý" và được coi là một chi trong Thông tý quyền. Gần trăm năm lại đây, lộ một tử quyền của loại quyền Thông bị, Phách quải quyền truyền bá khá rộng nên xưa gọi thông bị là Phách quải môn.
    Thông bị phách quải quyền lấy 12 loại lớn, "giá tử lớn" làm cơ bản công để huấn luyện. Bài bản chủ yếu là lộ một phách quải quyền, lộ hai thanh long quyền, lộ ba phi hổ quyền, lộ bốn Thái thúc quyền và lưu thoái thế (rút chân), giá tử lưu thoái, thông bị 10 lộ đàn thoái v.v...
    Về binh khí có ký thương (thương lạ), lục hợp đại thương, phách quải đao, phách quải song đao, thông bị tiểu kiếm, thất thập nhị kiếm, lan môn quyết (cọc ngắn chắn cửa), phong đầu câu, 55 hình (côn), 88 côn, phong ma côn (mài gió), tam tiết côn. Đặc điểm ở đây là đóng rộng mở lớn, cương nhu giúp nhau, lấy dài làm chủ lại kiêm cả ngắn để ra đòn. Về đường kình (kình đạo) thì chú trọng "cổn kình" (lăn kình), thôn thổ kình (nhả nuốt kình), lộc lộc kình (kình ròng rọc), phách quải kình (bổ treo). Về kỹ pháp chú trọng vươn ra thì phải mở lớn khép rộng, thương dài kích lớn; thu về thì thế ngắn đốt mạnh, quấy dựa vào sức nặng cánh tay như có như không. Về thủ pháp thù lấy hút, bật, bổ, treo, vứt , chém làm chủ. Quyền pháp truyền tập lấy mạnh la giá tử (giá khéo chậm), khoái đả quyền (quyền đánh nhanh), cấp đả chiêu (chiêu đánh gấp) làm phép tắc tập luyện.
    8. Bát cực quyền
    Tên đầy đủ là "Khai môn bát cực quyền", còn gọi là "Nhạc sơn bát cực quyền". Gọi tên "Khai môn giả" (người mở cửa) bắt nguồn từ sáu đường mở cửa từ đó làm hạt nhân kỹ pháp, phá bung môn hộ của đối phương (tức giá tử phòng thủ).
    Gọi Bát Cực là dùng theo hệ cổ đại bảo: "ở ngoài chín châu có tám dần ("bát dần")" ở ngoài bát dần thì có bát hoằng, ngoài bát hoằng thì có bát cực" Dần là nơi xa nhất của tám phương. Gọi là "Nhạc sơn", tương truyền ở Hà Nam có chùa Nhạc Sơn là nơi bắt nguồn của Bát Cực quyền nên mới lấy tên là Nhạc Sơn.
    Bát cực quyền bắt đầu từ ai, theo ghi chép thì có hai thuyết: một thuyết nói do đạo sĩ họ Lại dạy nghề cho Ngô Chung người thôn Hậu Trang Khoa, huyện Khánh Vân, tỉnh Hà Bắc, còn thuyết kia báo Trương Nhạc Sơn người Hà Nam truyền cho Ngô Chung. Ngô Chung truyền nghệ cho con gái là Ngô Vinh. Về sau nhà họ Ngô di cư đến trấn Mạnh thôn, huyện Thương tỉnh Hà Bắc, do đó Mạnh Thôn dần trở nên nơi truyền bá Bát cực quyền.
    Đặc điểm kỹ pháp của Bát cực quyền: giá thức ngắn nhỏ tinh luyện, động tác nhanh mạnh, kình lực khỏe, đổi hất ép dựa, hất lắc đột kích, lấy khí thực lực, lấy tiếng giúp thế, khí thế kiếp người. Ra tay lẹ như tên bắn, bước thọc như đục đá, lên mạnh xuống cứng, đốt(tiết) ngắn, thế hiểm. Khi diễn luyện bắt đầu thì uy mạnh như hổ, bình tĩnh như gấu, mạnh mẽ như ưng, xoay chuyển như rắn.
    Các bài chủ yếu là: bát cực giá nhỏ, bát cực quyền (còn gọi là bát cực đối tiếp), sáu đầu khuỷu, bát cực giá mới, bát cực cương kình, bát cực hai trục, bát trận quyền v.v.. về khí giới thì có lục hợp đại thương , đâm nhau đại lục hợp là chính.
  3. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    9. Thông bối quyền ?" Còn gọi là "Thông tý quyền"
    Về mặt ý nghĩa của quyền "Thông bối"
    Thông bối quyền (lưng) và "tý" (tay) cùng nghĩa, lấy thông suốt làm chủ tựa như không nguyên tắc khác nhau. Thông bối quyền phần lớn nhấn mạnh và lấy lưng vượn (viên bối) hay tay vượn (viên tý) để thủ thế nên xưa còn gọi là "Thông bối viên hầu" (suốt lưng khỉ vượn), "Bạch viên thông tý" (Vượn trắng suốt tay). Thông bối quyền lưu truyền khá rộng, lưu phái cũng lắm. Từ "Bạch viên thông bối" ra, còn "Ngũ hành thông bối", Lục hợp thông bối, Phách quải thông bối, Lưỡng dực (hai cánh ) thông bối, Thông bối 24 thức v.v... Lưu truyền tương đối sớm nhất ở Sơn Tây là Hồng Động thông bối cũng là một lưu phái thuộc hệ thống Thông bối quyền.
    Đặc điểm kỹ pháp của thông bối quyền là: thế thức động tác mở rộng khép lớn, liên hoàn dày đặc, vươn hông hất lưng (yêu bạt bối), phóng dài đánh xa, lắc bả vai rung cổ tay, phát kình lãnh đạm, đánh đòn nhanh nhẹn âm thanh vang lừng, né tránh linh hoạt, bộ pháp khép chân, mắt ưng thần vượn, khí thế hoàn chỉnh.
    Các bài chủ yếu là: Bạch viên thông bối, Ngũ hành thông bối, Hoạt diệp thông bối, Phách quải thông bối, Thái cực thông bối, Ngũ hầu (5 khỉ) thông bối v.v...
    10. Phiên tử quyền
    Còn gọi là phiên tử (lật ngược) phiên quyền (chữ phiên này khác chữ phiên trên, phiên là lượt, hồi, thứ).
    Nguyên tên là Thiểm Phiên (né lật), tục gọi là Phiên tử quyền là loại quyền thuộc dòng đánh gần, giáp lá cà. Thích Kế Quang danh tướng đời Minh trong "Kỷ hiệu tân thư - Quyền Kinh tiệp yếu biên" nói: "...Bát thiểm Phiên có 12 đoản. Loại này cũng là hay trong hay vậy". Trong 32 thế hấp thu chiêu thế của Phiên Tử quyền có đương đầu pháo, nữu loan trửu (chặt khủy loan), kỳ cổ thế (thế cờ trống) v.v...
    Trước kia Phiên tử quyền chủ yếu lưu truyền ở Hà Bắc (huyện Cao Dương), đến cuối đời Thanh truyền lên Đông Bắc, mấy chục năm lại đây chủ yếu lưu truyền ở Hà Bắc, Liêu Ninh, Cam Trúc, Thiểm Tây v.v... khá thịnh hành. Gần đây Phiên tử quyền lưu truyền tương đối mạn ở Tây Bắc, Đông Bắc, cả hai nơi này thuộc cùng một mạch nhưng về kình lực và vẻ ngoài lại hơi khác nhau. Quyền lưu truyền ở Tây Bắc từng kinh qua "Thông bị kình" đã được giản dị hóa, chú ý phần nhiều hông phát lực, hùng hậu một khí. Quyền lưu truyền ở Đông Bắc phần lớn lại chú ý một khí dứt khoát nhanh.
    Về bài bản của Phiên tử quyền có: trạm trang phiên (đứng tấn lật), Tụy thủ phiên (tập trung tay), Kinh thủ phiên (nhẹ tay), Lôc tủ phiên (cướp tay), Kiện trung phiên (lật khỏe). Một giải Hà Bắc lưu truyền lục thủ phiên, Yến thanh phiên. Vùng Tây Bắc như Cam túc v.v... lưu truyền Mã gia phiên ( quyền nhà họ Mã), Ưng trảo phiên (vuốt Ưng) v.v... Vùng Đông Bắc thì lưu truyền Long hình phiên (hình rồng), Ngư dược phiên (cá vọt) v.v...
    Về khí giới thì có bát bộ liên hoàn tiến thủ đao (đao tiến thế liên hoàn tám bước), miên chiến đao (đánh liên miên) v.v....
    Đặc điểm là: Thế thức động tác ngắn nhỏ tinh vi, phát kình nhanh mạnh, quyền pháp dày đặc, giá thế cúi phục né tránh động, động tác chỉ một khí (một lần hít thở) là thành vì thế quyền ngạn mới bảo: "Phiên tử nhất quải tiên" (lật mình một lần cất roi). Về phương pháp công phòng yêu cầu liên miên, mềm, lỏng, gọn, ẩn ở trong (nội tàng) v.v... Cước pháp thì phần lớn dành trung, hạ bàn, coi trọng hông, vai, háng , chân ... trong việc huấn luyện công phu (công phu chân) sao cho linh hoạt đa biến cũng như tay, vận dụng thoải mái dễ dàng.
    11. Yến thanh quyền
    Còn gọi là "Nghê tông quyền, Mật tông quyền (Mật tông là một dòng tu kín trong đạo Phật), Mê lộ quyền (đường bí hiểm),Mê tông nghệ (vết chân bí hiểm) mượn tên nhân vật Yến Thanh trong Thủy Hử truyền lại. ở đời đã có thuyết "Đông là Yến Thanh (Chỉ vùng Sơn Đông), Tây là Nghê Tông (chỉ vùng Hà Nam)". Hoắc Nguyên Giáp nhà võ học nổi tiếng (1869-1910) người huyện tĩnh hải Hà Bắc luyện lại gọi là Mê Tông nghệ, Trương Diệu Đình ở Thương Châu Hà Bắc truyền môn này gọi là Yến Thanh quyền. ở Thanh Châu Sơn Đông lại gọi là Yến Thanh thần chùy, một giải Thiên Tân truyền môn này lại gọi là Yến Thanh thập Bát phiên (18 lần lật của Yến Thanh).
    Đặc điểm của Yến Thanh quyền là nhẹ nhàng mau lẹ, thi triển phiêu dật (nhàn hạ thoải mái), trọng công phu trọng khéo léo, đủ cả cứng mềm. Về thủ pháp thì chủ yếu là móc, ôm, ngắt, vuốt, bọc, vồ, gác, ép, chú trọng kỹ pháp cầm nã.
    Về thoái pháp (bộ pháp : tấn pháp - cước pháp) chủ yếu là đá, điểm, móc, treo, quấn, quét, cắt, hất cả đến khều âm cước xé giữa hai chân, liên hoàn dậm, tránh chân (đóa tử cước) biểu thị yêu cầu tập trung vào một điểm mà đề cập tới cả tám phương.
    Về thân pháp thì lấy giấu, né, vặn, lắc làm chính (tàng, thiểm, ninh, đẩu), còn bộ pháp thì lấy nhảy dọc, bắt lén (tung, khiêu, thâu, móc) làm chính. Coi trọng đòn chân, trừ các phép thường dời, đè, đá, dựa ra còn có đá bao, đá cọc gỗ v.v.. Trong các bài dùng khuỷu với động tác chân và vọt lật, trong thực sự thì chú trọng mượn thế thuận sức, ra (đòn) lúc không để ý. Trong quyền quyết nói: "Thấy cứng rụt tay về, về tay vào tay lén, , tay lén mà ngắt tay, ngắt tay vào ôm tay"
    "kiến cương nhi hồi thủ
    hồi thủ nhập thâu thủ
    thâu thủ nhi thái thủ
    thái thủ nhập thâu thủ"
    Về bài bản có Mật Tông mẫu quyền (mẹ Mật Tông), luyện thủ quyền, đại tiểu ngũ hổ quyền, Mật tông trường quyền, Yến thanh quyền, Yến Thanh giá, Yến thanh thần chùy, Yến thanh phiên tử, Yến Thanh chưởng, tam bộ giá, bát dả quyền, tứ lộ bôn đả (chạy đánh bồn đường) v.v...
    Về khí giới thì có Yến Thanh đao, Yến Thanh quải, Minh đường đao, Thanh Long Kiếm, Nhị Lang côn, Đối với sách tán thủ thì có Yến Thanh tam đả, Yến thanh thập đả, Yến thanh thập tứ thủ, Ngũ hoa miên quyền (quyền mềm như bông), Bán tỵ phong đoản đả (đánh gần nửa tránh gió), Lý ngoại chiến (đánh trong ngoài), Nghênh diện đối (nghênh mặt đón v.v...
    Ngoài ra còn khinh công, ngạnh công, bảo kiện công (loại công phu dưỡng sinh).
  4. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    Hình Ý Quyền
    Hình ý quyền "hình, thần kiêm bị" Hình ý quyền là một loại quyền trong võ thuật , còn gọi là "tâm ý quyền", "tâm ý lục hợp quyền" hoặc vắn tắt là "Lục hợp quyền". Về tên gọi của Hình ý quyền cũng có nhiều cách nói khác nhau : có người cho rằng vì loại quyền này yêu cầu "tâm, ý thành ở bên trong, tay chân cơ thể hình ở bên ngoài ", ngoại hình và nội ý phải thống nhất cao độ, do đó mới đặt tên là "Hình ý quyền". Có người lại cho rằng loại quyền này có ý tượng hình, lấy phép làm quyền, biểu hiện sự đặc sắc của nhiều loại động vật như hổ thì dũng mãnh, khỉ thì nhanh nhẹn, v.v.. mà thành tên. Về nguồn gốc của hình ý quyền, theo nhiều người khảo chứng thì do Cơ Long Phong (có chỗ gọi là Cơ Long Phụng, vì hai chữ Phong và Phụng viết dễ lẫn nhau) người Bồ Châu tỉnh Sơn Tây sáng tác ra, cho tới nay đã có hơn 300 năm lịch sử. Tuy vậy lại có người bảo do Nhạc Phi đời Tống sáng tác ra.
    Đầu đời Thanh, Hình ý quyền được truyền bá rất rộng rãi ở Sơn Tây, Hà Nam, Hà Bắc. Gần trăm năm nay, danh thủ nối nhau. Năm 1914, nhà Hình ý quyền là Hách Ân Quang qua thăm Nhật Bản dạy cho các học sinh du học ở Nhật, do đó đã đưa Hình ý quyền giới thiệu ra nước ngoài. Hiện nay Hình ý quyền không chỉ phát triển ở các nơi trên cả nước, mà ở Đông Nam Á, Nhật Bản, Châu Mỹ ... cũng đều có tập luyện Hình ý quyền đồng thời còn có cả đoàn thể và báo chí chyên môn.
    Hình ý quyền lấy Ngũ Hành quyền (phác, bằng, toản, pháo, hoành tức bổ, hất, chọc, đập, gạt) và thập nhị hình quyền (quyền 12 hình tức long, hổ, hầu, mã, kê, yến, xà, đà, thai, ưng, hùng, báo tức rồng, hổ, khỉ, ngựa, gà, én , rắn, kỳ đà, la, ưng, gấu, báo) làm gốc quyền cơ bản.Về trang pháp thì lấy "tam thế thức" mã, cung, hư bộ làm gốc. Các bài múa đơn luyện có: Ngũ Hành liên hoàn, Tạp thức chùy Bát thức quyền, Tứ bả quyền, Thập nhị hồng trùy, Xuất nhập động, Ngũ hành tương sinh, Long hổ đấu, Bát tự công, Thượng trung hạ bát thủ.
    Về đối luyện quyền thì có tam thủ pháo, Ngũ hoa pháp, An thân pháo, Cửu sáo hoàn. Luyện tập khí giới lấy đao, thương, kiếm, côn làm chủ; phần lớn lấy tam hợp, lục hợp, liên hoàn, tam tài để gọi tên. Một giải Hà Nam lưu hành Hình ý quyền phần lớn gọi là "tâm ý quyền". Quyền pháp lấy "thập đại hình" (mười hình lớn là long, hổ, kê, ưng, xà, mã, miêu, hầu, dao, yến tức rồng, hổ, gà, ưng, rắn, ngựa, mèo, khỉ, diều, én) và "tứ quyền bát thức" làm quyền pháp cơ bản. Về trang pháp có Kê thoái trang (tấn chân gà), Ưng hùng trang (tấn ưng gấu). Bài bản đơn luyện thì có Long hổ đấu thập hình hợp nhất (mười hình hợp nhất), Thượng trung hạ tứ bả ( bốn ngón (quyền) trên, giữa, dưới) v.v..
    Các nơi lưu hành Hình ý quyền trừ nội dung có chỗ khác nhau ra, về mặt phong cách cũng có chỗ đặc sắc riêng. Hình ý quyền ở một giải Hà Bắc quyền thế thư triển, ổn mạnh chắc chắn. Hình ý quyền lưu hành ở Sơn Tây thế quyền gấp gáp, kình lực tinh kéo. Hình ý quyền ở một giải Hà Nam thì thế quyền dũng mãnh , khí thế hùng hậu.
    Hình ý quyền có các đặc điểm sau: Giản dị gọn gàng, chất phác thực tế, tự nhiên. Về động tác thì phần lớn là đến thẳng đi thẳng, một co một duỗi, tiết tấu rõ ràng, chất phác thực tế không có hoa hòe hoa sói, có cái đẹp ở chỗ tự nhiên.
    Động tác nghiêm mật gấp gáp, "ra tay như dũa thép, xuống tay như câu liêm", "hai khuỷu không lìa sườn, hai(bàn) tay không lìa tâm (tim)"; khi phát quyền thì vặn , quấn, đục, xoay, với thân pháp, bộ pháp kết hợp chặt chẽ, toàn thân trên dưới giống như đang vặn thừng không chút lơi lỏng.
    Trầm tĩnh, ổn định mau lẹ, thân ngay bộ, vững. Yêu cầu ngực nở bụng thực, khí trầm đang điền, cương mà không cứng đờ, nhu mà không mềm xèo, kình lực thi triển trầm thực. Mau lẹ hoàn chỉnh. Hình ý quyền yêu cầu "lục hợp" tức là tam hợp với ý, ý với khí hợp, khí với lực hợp (gọi là nội tam hợp), vai và háng hợp, khuỷu và gối hợp, tay và chân hợp (giọ là ngoại tam hợp). Về động tác thì cường điệu phép (pháp) thân trên, tay chân cùng đến, một phát là đến, một tấc (đã) là trước (ý muỗn chỉ tốc độ và độ dài hơn đòn của đối phương). Trong "quyền phổ" có ghi: "Nổi như gió, rơi như tên, đánh ngã (đối thủ) rồi vẫn hiềm còn chậm". Hình ý quyền coi trọng tam tiết, bát yếu. Tam tiết (ba đốt) là: đốt ngọn nổi, đốt giữa theo, đốt gốc đẩy. Kể về toàn thân thì đầu và tay (chi trên) là đốt ngọn, thân mình là đốt giữa, chi dưới (chân) là đốt gốc. Ngay một bộ phận cơ thể cũng có thể chia nhỏ ra thành ba đốt. Lấy tay làm ví dụ, khi ra đòn nắm tay là đốt ngọn, cẳng tay (dưới) cả khuỷu là đốt giữa, cánh tay trên với vai là đốt gốc. Thể hiện tam tiết cốt để đảm bảo toàn thân hoàn chỉnh thành một thể thống nhất, nội ngoại hợp nhất.
    Tám điều cần ( bát yếu) là: Đỉnh (đẩy lên trên, tức là "đầu phải đảy lên chỏm, chưởng phải đẩy ra trước, lưỡi phải đảy lên hàm ếch, để nối hai mạch nhâm, đốc"). Khâu khép vào, "vai phải khép, mu bàn chân bàn tay phải khép, (hai) hàm răng phải khép"). Viên (là tròn, tức là "ngực, lưng, hổ khẩu khớp nối ngón tay cái và ngón tay trỏ phải tròn"). Mẫn (là nhạy, tức tâm phải nhạy; chân phải nhạy; tay phải nhạy"). Bão (là ôm giữ, tức là "đan điền phải giữ (khí), tâm phải giữ ý sáng suốt, hai khuỷu phải giữ (sườn) "). Thùy (chúc đầu xuống, xuôi xuống, tức vai phải xuôi, khuỷu tay phải xuôi, khí phải xuôi" -- thuận ). Khúc (là gập lại, tức là "cánh tay gập, chận phải gập, cổ tay phải gập"). Đỉnh (là cứng cỏi tức "kình (lực) phải cứng cỏi, xương sống phải cứng thẳng, đầu gối phải thẳng cứng"). Có như thế mới bảo đảm được các bộ vị, tư thế của thân thể thi triển chính xác.
    Hình ý quyền còn bao hàm cả lý luận về giao đấu và nội dung kỹ thuật chiến thuật phong phú. Nó nhấn mạnh dám đánh sẽ thắng, ý thức chiến đấu dũng cảm xông lên. Quyền phổ dạy : "Ngộ địch hữu chủ, lâm nguy bất cụ" ("Gặp địch giữ chủ động, gặp nguy chẳng sợ"). Về tư tưởng chiến thuật, có chủ chương mau lẹ đột ngột, tự ta làm chủ, khi giao đấu thì "thừa cơ bất bị nhi công chi, do cơ bất ý nhi xuất chi" (tức "thừa cơ (họ) không chuẩn bị mà tấn công, do cơ hội (họ) không để ý mà ra đòn"), về mặt kỹ thuật công phòng hình ý quyền đề xướng "cận đả khoái công" (đánh gần, tấn công nhanh): "Tiến là né, né là tiến, bắt tất cầu xa". Hình ý quyền chủ chương bảy ngọn quyền đầu, vai, khuỷu, tay, háng, gối, chân đều cùng dùng, gặp đâu cũng phát đòn "xa thì dùng tay, gần thì dùng khuỷu; xa nữa dùng chân, gần hơn dùng gối". Đồng thời còn yêu cầu kết hợp hư thực, biết mình biết người, thức cơ mà làm, không nên câu nệ kỹ thuật thành chương pháp, làm thế nào để "quyền mà không có quyền, có ý mà không cố ý, không cố ý tức là ý thật" mới được coi là công phu thượng thừa. Trong lý luận chiếu đấu của Hình ý quyền có sáu nguyên tắc tức là công ( sự khéo léo, xảo diệu), thuận( tự nhiên), dũng (quyết đoán), tật (mau lẹ, đột ngột), lang (không nương tay, chẳng dung tình), chân (khiến địch không sao trốn thoát), sáu cách này gọi là "sáu phương ảo diệu".
    Hình ý quyền chú trọng huấn luyện sức lực. Công phu bước một là "xây dựng cơ bản, khỏe mạnh thân thể, kiến cho xương cốt rắn như sắt đá", về kỹ thuật đề cao tạo cơ bản thật tốt gọi là công phu "minh kình" (kình lực rõ). Bước hai yêu cầu luyện "ám kình và hóa kình công phu" (công phu có kình lực ngầm và hóa giải kình lực ) yêu cầu toàn thân hoàn chỉnh, cương nhu giúp nhau, tinh thần tập trung, hình thần hợp nhất, lấy ý dẫn dắt cơ thể, lấy khí phát lực. (Theo chu trình cao của công phu là "dùng tâm điều ý, dùng ý dẫn khí, dùng khí thúc kình, dùng kình phát lực"). Có thể thấy Hình ý quyền đối với các công năng sinh lý của các bộ phận trong cơ thể đều có yêu cầu tương đối cao.
    Động tác Hình ý quyền ngay ngắn, không dựa dẫm, phép đánh có thể nhu có thể cương, người có thể chất khác nhau đều có thể tùy sức mình mà tập luyện. Những năm lại đây cũng được chọn dùng vào thể dục y học chữa bệnh.
  5. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Những thông tin về Hồng Gia của bác VA đưa lên đối với tôi hiện nay là mới và hay. Tuy nhiên đoạn trích dẫn trên, theo ý của tôi (tôi chắc đến 90%) là đang nói về Tứ Bình Mã chứ không phải là Chảo Mã Tấn.
    Chỉ có vài góp ý nhỏ cho chủ đề thêm tươi. Bác Viên Anh đừng nhảy tưng tưng lên làm... tôi sợ.
  6. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    Không tin là trên đây nói đến môn sinh Hồng Gia đứng Hư Bộ đến nửa giờ trở lên à ? Ra Hà Nội đi ..... tôi cho làm quen với một môn sinh Hồng Gia đứng Kỵ Mã Bộ hơn 1000 phút đó !
    Đây là tài liệu của một môn sinh Hồng Gia hiện đang ở trong Sài Gòn vừa mới gửi cho tôi , tôi trích lên đây để mọi người tham khảo . Chứ mà nói cho đúng chữ của dân am hiểu về võ Tầu thì phải là Kỵ Mã Bộ - thế tấn trông như khi cưỡi ngựa vậy - chứ Tứ Bình Mã là 100% An Nam rồi
    Ậy ! Tý nữa thì quên : Hư Bộ chứ không phải Chảo Mã Tấn nếu muốn chơi chữ nha
    Được hong_vien_anh sửa chữa / chuyển vào 10:43 ngày 17/03/2007
  7. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    Dear Vien Anh,

    Toi biet Hong Gia cua cu To Tu Quang khong phai le nhanh Hong Gia La Phu Son, thay cua toi cung co noi cho toi biet dieu nay roi

    Ban xem lai tai lieu dich tu tieng Anh ve Hong Gia Hong Hy Quan ma toi da dich va gui cho ban, ban se thay rang trong tai lieu nay co noi rat nhieu ve cac nhanh Hong Gia khong thuoc He thong cua Hong Hy Quan va he thong bai quyen cung khac hoan toan, vi du nhu Hong Gia cua Phuong The Ngoc hoc tu ong ngoai cua minh la Mieu Hien, Hong Gia cua Thiet Kieu Tam truyen lai cho Lam Phuc Thanh, Thiet Kieu Tam la nhan vat cung ngang ve voi Hong Hy Quan va Lam Phuc Thanh da hoc Thiet Tuyen Quyen tu Thiet Kieu Tam va sau do day lai cho Hoang Phi Hong

    Toi co trong tay hai ban dich tai lieu Cong Tu Phuc Ho Quyen va Thiet Tuyen Quyen cua Lam The Vinh, nhung toi noi that voi ban la khong the nao hoc duoc tu hai quyen sach nay, hon nua toi con thay rang bai Thiet Tuyen Quyen khong hay lam nhu nguoi ta don thoi xua nay, neu khong muon noi la bai nay rat la do va kem coi nhu loi cua cu Ha Chau noi cho toi biet rang cu da loai bo luon bai nay luon trong he thong Hong Gia cua cu, cu con noi rang bai Cong Tu Phuc Ho Quyen chua phai la bai hay trong he thong Hong Gia Hong Hy Quan, ma bai Pha Son Quyen moi that su la tinh tuy nhat trong he thong nay

    That tinh toi cung khong biet phai noi the nao, nhung toi dang co gang suu tam quyen thuat cua nhung he phai Thieu Lam Nam Phuc Kien ma Hong Gia chi la mot trong do de nghien cuu va he thong lai that sau sac, do la y thich cua toi va toi lam khong vi danh tieng ma cung khong vi bat ky dieu gi ngoai mot dieu duy nhat: toi la mot nguoi rat yeu thich quyen thuat Thieu Lam (ca Bac Phai va Nam Phai)

    Toi co noi rang toi co y dinh he thong lai quyen thuat Hong Gia, nhung ban dung nghi rang toi se gom cac he thong Hong Gia lam thanh mot he thong duy nhat, dieu do khong bao gio co vi toi tich hop va giu nguyen moi mot he thong rieng biet trong mot he thong lon la Hong Gia

    Hen gap lai ban

    Le Long
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Chứ mà nói cho đúng chữ của dân am hiểu về võ Tầu thì phải là Kỵ Mã Bộ - thế tấn trông như khi cưỡi ngựa vậy - chứ Tứ Bình Mã là 100% An Nam rồi
    Ậy ! Tý nữa thì quên : Hư Bộ chứ không phải Chảo Mã Tấn nếu muốn chơi chữ nha
    [/quote]
    Thôi thì cứ gọi là Trung Bình và Chảo mã cho dân dã các bác ạ. Gọi là Hư bộ thì diễn ta được cả ý. Gọi Chảo mã thì diễn tả được hình.
  9. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Thôi thì cứ gọi là Trung Bình và Chảo mã cho dân dã các bác ạ. Gọi là Hư bộ thì diễn ta được cả ý. Gọi Chảo mã thì diễn tả được hình.
    [/quote]
    http://images.google.com.vn/images?hl=vi&q=Sei+Ping+Ma&btnG=T%C3%ACm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh&gbv=2
    Sei Ping Ma đọc tiếng Quảng Đông là Xi Phìng Mạ phiên ra Hán - Việt là Tứ Bình Mã. Tên gọi chả có gì là An Nam 100% cả chỉ có mượn chữ mà gọi tên thôi. Nếu tôi không nhầm thì bác VA viết nhiều chữ hơn tôi.
  10. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    [​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này