1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiếu Lâm Hồng Gia -Võ đường Chu Há - tầng 2. [chủ đề nhiều người đọc, được mod lyhl giới thiệu thán

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi yeuvothuat, 05/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    hê hê, có ngay
    $$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$
    Phương pháp luyện công của Hồng quyền có 6 bước:
    1. Luyện ?oNgũ hành kiều thủ? trang công: Trát mã bộ trang (tức đứng Trung bình tấn, bao gồm cả: tấn chữ nhất ?o¾?, tấn chữ nhị ?o=?, quị bộ - tức quỳ gối), kết hợp luyện Phách kiều (gọi là Kim kiều), tức đập bổ cánh tay từ trên xuống dưới. Luyện Động kiều (còn gọi là Mộc kiều), yêu cầu cẳng tay (kiều thủ) cao mà thẳng; luyện Bảo kiều (còn gọi là Thủy kiều), yêu cầu cẳng tay gập lại mà
    nằm ngang. Luyện Kê kiều (còn gọi là Hỏa kiều), yêu cầu cẳng tay nhọn mà cao. Luyện trực quyền ?" đấm thẳng (còn gọi là Thổ kiều), yêu cầu cánh tay bằng ngang và thẳng. Yếu lĩnh của nó là : kiều đánh ra có kình lực. Bộ tấn chìm xuống chắc chắn, tinh thần tập trung, tập trung khí lực.
    2. Luyện ?oNgũ hành kiều thủ tương sinh? kiều công: Phách kiều chuyển đánh sang Bảo kiều; Bảo kiều chuyển đánh sang Động kiều; Động kiều chuyển sang đánh Kê kiều; Kê kiều chuyển đánh sang Trực kiều; Trực kiều chuyển sang đánh Phách kiều.
    - Yếu lĩnh: tay kiều thủ cần nhanh mạnh, linh hoạt, cứng mạnh như sắt, xoay chuyển kiều thủ để hóa giải đòn đánh của đối phương.
    3. Luyện ?oNgũ hành kiều thủ tương khắc? công phu ở eo: Phách kiều phá Động kiều, Động kiều phá Trực kiều; Trực kiều phá Bảo kiều; Bảo kiều phá Kê kiều; Kê kiều phá Phách kiều.
    - Yếu lĩnh: dùng khí để tụ lực, mượn âm thanh phát khí thúc đẩy lực. Khi sử dụng kình, đạp chân, vặn eo, để phát lực qua eo và chân, làm cho cẳng tay (kiều thủ) và đòn đấm ra được mau lẹ, mạnh mẽ và có lực. Tay ?" mắt - thân và bộ chân nhịp nhàng như rồng chuyển động, chú trọng việc đối luyện.
    4. Luyện Hổ trảo công: trồng chuối, 2 tay thành hổ trảo chống xuống đất để tăng cường sức cánh tay và đầu ngón tay.
    5. Luyện Thiết sa chưởng: cắm ngón tay vào thiết sa (mạt sắt) và vỗ đánh bàn tay vào thiết sa cho đến khi đầu ngón tay và bàn tay thành thô cứng, lực dồn vào ngón tay và bàn tay.

  2. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    6. Luyện đánh ?oMộc nhân? : Khi đã thâm hậu được 5 thứ công pháp ở trên, thì có thể tập luyện đánh ?o mộc nhân trang?, lấy một cột gỗ làm thân mình, dùng trúc chế thành tay và chân, tạo thành một ngừơi gỗ cao như người thường, sao cho khi tay hay chân của nó bị xô dạt đi thì đều có thể bật được trở lại vị trí cũ. Khi luyện
    công, đứng ở phương hướng tay và chân của mộc nhân, mặt đối diện với mộc nhân. Dùng các kiều kiều pháp, trảo pháp và thoái pháp, gạt đỡ hóa giải đòn tấn công bằng tay, chân của mộc nhân vào bản thân, tức vừa phòng thủ vừa tấn công, đánh nhau với mộc nhân, luyện tập tay, mắt, thân và bộ chân, tập nhiều lần.
    - Yếu lĩnh luyện công: linh hoạt cơ động, cứng và mềm giúp lẫn nhau, chú ý cả tấn công và phòng thủ, thân pháp nhịp nhàng. Chú trọng (đánh trong tưởng tượng) vào các huyệt vị hiểm yếu của đối phương.
    Nguyên lý võ thuật của môn Hồng quyền : lấy theo hình tượng ?oLong, Xà, Hổ, Báo, Hạc, Sư, Tượng, Mã, Hầu, Bưu?, lấy cách ?ođánh huyệt? làm mục đích chủ yếu. ?oĐiểm huyệt công phu tu tử tế, Tam quan không xứ phóng hoành chùy?. Nghĩa là: Công phu điểm huyệt phải tỉ mỉ, phóng quyền đánh ngang vào Tam quan (tức là 3 huyệt quan trọng là: Vĩ lư, Giáp tích, Não hậu). Chú trọng việc luyện khí, dùng khí thúc đẩy lực, quyền đánh mạnh như sấm sét. Nguyên tắc tấn công là :
    ?oHoành kiều phá mã thuận lực truy,
    Âm dương tẩu thiểm đoạt trung ương,
    Thập cá hạ quan cửu cá không,
    Đả nhân mục đích tại kỳ trung?.
    Nghĩa là:
    Hoành kiều phá mã (bộ tấn) thuận theo lực mà truy đuổi. Chạy né qua 2 bên, giành lấy vị trí chính giữa, 10 cửa (chỗ quan trọng) bên dưới (có tới) 9 cái trống không, mục đích đánh người nằm trong ấy.
    Còn có:
    ?oThủ hộ thiết môn tu quan khẩn,
    Xuất môn quyền đấu khởi nhượng tình,
    Ma cốt tinh linh tại tiết gian,
    Biến hóa linh thông tứ môn cố?.
    Nghĩa là:
    Bảo vệ cửa nẻo (phòng thủ) phải chặt chẽ, đòn đấm ra chớ nương tay, sự tinh nhạy trong lúc va chạm nằm ở từng khúc xương, biến hóa linh hoạt thông suốt đánh ra 4 phía (tứ môn).
    Nội dung Hồng quyền rất phong phú, những bài quyền mang tính tiêu biểu chủ yếu có:?oThập hình quyền?, ?oCương nhu quyền?, ?o36 thủ diệu đả?, ?oKim tỏa quyền?, ?oTẩu liên quyền?, ?oTứ hùng quyền?, ?oKim ti quyền?, ?oHồng gia 1- 2- 3 độ liên đấu quyền?, ?oTam chiến Thiết phiến quyền?, ?oCông tự phục hổ quyền?.
    Nội dung Hồng quyền Quảng Đông chủ yếu bao gồm có hệ thống các đường: ?oThiết tuyến quyền?, ?oTam tiến quyền?, ?oNhị long tranh châu?, ?oDạ hổ xuất lâm?, ? Những hệ thống các đường quyền cao cấp hơn có: ?oNgũ hình quyền?, ?oThập hình quyền? (gồm hệ thống các đường : long, xà, hổ, báo, hạc, sư (sư tử), tượng (voi), mã (ngựa), hầu (khỉ) và biêu - hổ nhỏ, cũng gọi là bưu), ?oChàng đả quyền?, ?oHổ hạc song hình quyền?, ?oVạn tự quyền?.
    Bài bản binh khí có: Đại trảm tứ môn đao, Thập điểm côn, Thượng song đầu côn, Trung lan côn, Hạ lan ban, Hạ song đầu côn, Đơn đầu côn, Song đầu côn, Thiết bao kim côn, Bát quái côn, Hồng gia phục hổ côn, Tiên môn đào, Hồng gia đao pháp độ 1 - 2 - 3, Thanh long đao, Hồng gia song đao, Tuyết hoa cái đỉnh song đao, Hồng gia bà pháp độ 1 - 2 (bồ cào) ?
    Bài quyền đối luyện có: Thập nhị liên quyền, Nam Thiếu Lâm Hồng quyền đối luyện, Lục hợp côn đối luyện, Bổng đối luyện, ?

  3. shimamura

    shimamura Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Bác yeuvothuat ơi cho em hỏi cái này nhé.
    Em không phải là dân học võ bác ạ, thực ra là hồi bé em cũng bị bắt đi học đấy nhưng mà lười quá không đi, nên giờ cũng hơi tiếc.
    Em học chỉ là để cho khoẻ người với cả cũng để tự vệ thôi, dạo này ngoài đường nhiều nghiện quá em cũng hơi sợ, nhưng mà em chưa học võ tẹo nào, mà giờ cũng 22 rồi có muộn không vậy bác? Nói thật là em nhìn mấy em nhỏ nó xoạc, em cũng phát sợ tại em đi đá bóng có lần rách cơ háng, nên hơi bị ám ảnh.
    Em hỏi thật tình, mong bác giúp đỡ cho.
  4. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Chú em mới có 22 mà đã than già ư .Đi tập đê
    Mỗi lứa tuổi có cách tập của mình cho phù hợp , Không thể cứ nhìn thấy đứa trẻ xoạc phát ăn ngay mà mình lại sợ rách cơ. Người lớn phải tập từ từ , ko nên nóng vội thì chắc chắn sẽ được như lớp trẻ
    Mà chú em có 22 thì xoạc xuống hẳn là điều nằm trong tầm tay
    Thế nhé, chúc luyện tập tốt,
  5. Freeman72

    Freeman72 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    1.315
    Đã được thích:
    0
    Hê hê ... có gì đâu.
    Có 2 kiểu xoạc dọc và xoạc ngang, mới tập bạn có thể bám vào một điểm tựa (có thể là 1 cái ghế) nhún dần, nhún dần xuống. Sẽ rất đau trong những ngày đầu tiên, nhưng bạn phải cố gắng, mỗi ngày 1ít. Chăm tập thì chỉ khoảng 2 tuần bạn có thể xoạc xuống hết chạm đất. Để dẻo hơn nữa, bạn có thể kê tiếp 1 chân lên vật gì đó cao hơn (có thể là vài viên gạch) và xoạc tiếp, cho háng mở rộng hơn (võng xuống). Kết hợp với những lúc xoạc căng, bạn cần phải có những lúc thả lỏng cơ, kết hợp với đá hất ngang, hất dọc, đá bạt 2 chiều. Bạn có thể nhờ bạn tập cho kê chân lên vai, và kiễng đứng lên để nhấc chân của bạn cao hơn. Khi đó bạn cố gắng đừng ngả người quá nhiều, tay co lên thủ trước ngực, mục đích để giữ thăng bằng. Chú ý chân trụ phải thật thẳng, mở hết hông, trong lượng dồn trụ trên toàn bộ mặt bàn chân, bám ngón chân xuống. Cuối cùng bạn hãy đứng thẳng lấy tay cầm chân nhấc lên theo 2 tư thế xoạc dọc và xoạc ngang, vẫn không được ngả người nhiều, cố gắng giữ nguyên tư thế đứng 1 chân đó càng lâu càng tốt. Nếu tập tốt, bạn có thể đứng 1chân 10, 15 phút thoải mái Sau đó bạn tập đá các đòn đá khác nhau: đá vòng cầu, đá ngang v.v... thật chậm. Khi hết đòn nhớ dừng chân vài giây rồi mới thu chân về. Tập trung tinh thần vào điểm chạm ở chân (VD đá ngang là điểm ngang cuối gót chân, vòng cầu có thể bằng mu bàn chân hoặc ức bàn chân). Tập được đến như thế là bạn đã có đôi chân khá tốt
    22 tuổi còn thoải mái tập bạn ạ. Chăm chỉ chẳng mấy chốc bạn sẽ có một trình độ kha khá Chúc bạn thành công
  6. hongvienanh

    hongvienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2007
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0

     
    Link hay quá đi ! Cảm ơn nhìu nhìu nha!
     

    được BigBroLinh sửa chữa / chuyển vào 13:12 ngày 02/07/2008
  7. shimamura

    shimamura Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bác đã giúp đỡ em. Có gì sau này mong các bác chỉ bảo giúp. Em đã vote mấy sao cho các bác rồi đấy ạ.
  8. Freeman72

    Freeman72 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    1.315
    Đã được thích:
    0
    Hê hê ... có gì đâu
    Cảm ơn bạn đã vote cho tôi.
    Nhưng nói là một chuyện, không thể chỉ như thế là bạn có thể luyện tập dễ dàng. Bạn nên bái sư và học nghiêm túc từ đầu sẽ có căn bản tốt hơn
  9. Freeman72

    Freeman72 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    1.315
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu với bạn một số đòn đá đẹp mắt
    [​IMG]
    Được freeman72 sửa chữa / chuyển vào 22:41 ngày 02/07/2008
  10. Freeman72

    Freeman72 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    1.315
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

Chia sẻ trang này