1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiếu Lâm Hồng Gia -Võ đường Chu Há - tầng 2. [chủ đề nhiều người đọc, được mod lyhl giới thiệu thán

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi yeuvothuat, 05/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Freeman72

    Freeman72 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    1.315
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  2. Freeman72

    Freeman72 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    1.315
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  3. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    tiếp tục nào
    $$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$
    2. Lưu Gia Quyền
    Còn gọi là Lưu quyền, là một môn võ thuộc hệ Nam quyền của quyền thuật T-quốc,
    đứng thứ 2 trong Quảng Đông Ngũ đại danh gia. Hiện nay lưu hành chủ yếu ở khu vực Trạm Giang, các vùng Liễu Châu, Nam Ninh, Ngô Châu, Bắc Hải, Khâm
    Châu của tỉnh Quảng Châu cùng với Lôi Châu, Cao Châu, Trung Sơn, Liêm Châu, Liêm giang của tỉnh Quảng Đông đều có phân bố Lưu gia quyền.
    Môn võ này có nguồn gốc từ vùng Cổ Liêm Châu (nay là Hợp Phố, tỉnh Quảng Tây), nghe nói là do Lưu Thanh Sơn sáng tạo nên. Một thuyết khác nói là do Lưu Tam Nhãn người Quảng Đông theo hòa thượng Thiếu Lâm học thành rồi sáng lập, truyền thụ lại.
    Theo lời truyền lại là do Lưu Sinh ở Hạ Tứ phủ (sách ?oTrung Quốc bách khoa toàn thư nói là ở Bắc Giang) truyền lại; Khoảng năm Đạo Quang đời Thanh (năm 1821 - 1850), Lưu Sinh, truyền nhân chính tông của Lưu gia quyền ở Hạ Tứ phủ, tỉnh Quảng Đông, không tự mãn cho rằng công phu của Lưu gia quyền của mình đã đến mức thâm hậu, mới đi khắp nơi tìm thầy học thêm, hấp thu tinh hoa các môn võ lâm, phát triển thêm, đưa Lưu gia quyền đến mức càng thêm tinh thâm tuyệt luân. Làm cho ông cùng với 4 người là Hồng Hy Quan ở Phúc Kiến đến; Thái Triển Quang, người ở Phiên Ngu; Trần Hưởng, người ở Đông Mai; Mạc Đại Xương, người ở Đông Hoàn cùng nổi danh chấn động giới võ lâm vùng Lưỡng Quảng, được người đương thời tôn sùng là 5 danh gia lớn ?oHồng, Lưu, Thái, Lý, Mạc?, trở thành một loại quyền thuật chủ yếu lưu truyền ở phía Nam Trung quốc.

  4. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Tuy nhiên theo ?oTrung Quốc võ thuật bách khoa toàn thư? thì tất cả các thuyết trên đều thiếu căn cứ đáng tin. Từ những năm 80 của thế kỷ XX, môn võ này ít thấy truyền dạy. Điều tra gần đây của Tổ chức điều nghiên võ thuật Quảng Đông cho thấy Lưu gia quyền của Hoàng Hữu Hồng luyện tập ở thôn Trường Châu, trấn Thạch
    Kỳ, huyện Trung Sơn là do ông tổ Hoàng Kim (tiến sĩ võ làm quan thị vệ nội cung triều Thanh) truyền lại. Năm 1982, Tiêu Vĩnh Định ở huyện Trung Sơn từng biểu diễn Lưu Gia quyền. Hai vị quyền sư hiện nay là Nông Vinh Bảo và Vi Hiến Khôn ở Liễu Châu, tỉnh Quảng Châu tinh thông môn võ Lưu gia quyền truyền thống của
    tổ tiên nhiều năm truyền lại. Đây là những nhân vật đại biểu của môn võ này.
    Lưu gia quyền có động tác giản dị, kình lực cứng, có lực, hàm hung (hóp ngực) để súc tích khí, sở trường về phát đoản kình, nổi tiếng về đòn ngắn. Đặc điểm của môn này là: Bộ mã (tấn) cũng ngắn (đứng hẹp), bộ hình cao. Đoản kiều đoản mã, bộ pháp tiến lui mau lẹ linh hoạt, đầy biến hóa. Chân bước khắp 4 phía, quyền đánh về 8 phương. Thân chuyển theo bộ pháp, quyền phát ra tùy theo bộ (bước di chuyển). Thân pháp của môn này có nói: ?oMóng con nhện, eo con tôm?. ?oMóng cong nhện? nghĩa là nói kiều thủ mau lẹ giống như con nhện bắt mồi; ?oeo con tôm? tức là có ý hình dung mình mẩy chuyển động linh hoạt, giống như con tôm khi bơi ở dưới sông, thân người đung đưa chuyển động gập duỗi như ý muốn. Đòn tay đánh ngắn, sau khi đánh quyền ra, cùi chỏ hơi co, lấy sự ngắn gọn tinh khéo để nổi danh. Tay và chân phối hợp chặt chẽ, phòng bên trái thì tấn công bên phải, vừa có thể công lại có thể thủ, công thủ đều hay, lập tuyến phòng thủ trong khoảng eo và bụng lên tới đỉnh đầu.
    Thủ pháp của nó gần giống như Hồng quyền, nhưng đường đi nhiều biến hóa linh hoạt hơn, mở ra rộng rãi, bộ mã nhẩy nhót, khác xa với lối ?oĐánh quyền trong khoảng đất trâu nằm? của Hồng quyền. Thường dùng các bộ hình cơ bản là Điếu mã, Đà mã, tránh nghiêng về một bên (trắc thiểm), Lạp mã, thi thoảng có xen lẫn động tác nhẩy nhót. Bộ pháp nhanh ngắn, linh hoạt đa biến, xoay trở 4 mặt. Thân pháp mau lẹ, linh họat.

  5. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Quyền lý của Lưu gia quyền : trong tấn công, chủ yếu đánh vào eo và bụng, nó có câu ngạn ngữ võ là: ?oYêu phúc không khích trước thực đả? (đánh mạnh vào chỗ hở ở eo và bụng). Đánh địch trong nháy mắt, dồn toàn bộ ý, khí, lực của toàn thân cấp tốc đụng vào điểm tiếp xúc, như trong ngạn ngữ võ nói: ?oSong mã khâm tuyền tật
    công quan?. Chữ ?olinh? (linh hoạt) được chú ý làm nổi bật, như trong yết quyết của môn này nói ?oTiến tự truy phong tiễn, thoái tự lôi điện thiểm, tẩu bộ tu linh hoạt, xuất thủ tự vân yêm? (Tiến lên giống như tên bắn, lui mau như điện chớp, bước chạy phải linh hoạt, ra đòn giống khói mây).
    Môn võ này áp dụng công pháp luyện công ?otrạm trang? (trụ tấn) và ?okích đả sa bao? (đánh bao cát).
    Hiện nay bài bản quyền thuật còn lại có: ?oSong cung phục hổ quyền?, ?oThập bát La Hán?, ?oĐồng tử bái Phật?, ?oQuan Âm tọa liên?, ?oĐại vận thiên?, ?oTiểu vận thiên?, ?oThiên biên nhạn?, ?oThập quyền?, ?oBát đồ công? và ?oLưu gia ngũ hình quyền?.
    Bài bản khí giới hiện nay có: ?oNgũ hành côn?, ?oLưu tinh côn?, ?oLưu gia côn? và ?oLưu gia đao?, ?oNgân xà xuất động? (thiết xích - xích sắt).

  6. chicken_2006

    chicken_2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2006
    Bài viết:
    1.247
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi mấy bức ảnh Ka với Tea, cùng với các bài viết về các môn võ ở trên cũng thuộc hệ thống Hồng gia hả các bác? Hay các bác đưa lên để mọi người có cái so sánh với HG để mở rộng tầm ngắm . Còn nếu không thì đang lạc chủ đề của topic ( hay các bác nghĩ đây là topic nhà tôi, tôi thích post gì thì post ).
  7. Freeman72

    Freeman72 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    1.315
    Đã được thích:
    0
    Đúng là không hổ danh chicken khi hỏi câu này
    Đề nghị chicken đọc lại từ trang 13
  8. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    tiếp tục nào
    $$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$4

    3. Thái Gia Quyền
    Thái Gia quyền là một môn quyền thuật nổi tiếng lưu truyền ở Lưỡng Quảng, đứng thứ 3 trong Quảng Đông Ngũ đại danh gia, lưu truyền chủ yếu ở các vùng Trung Sơn, Trạm Giang, Mậu Danh, Hóa Châu, Cao Châu, Thủy Đông, Giang Môn, Trung Sơn, Phật Sơn, Phiên Ngung, Tòng Hóa, Hóa Huyện, Hoa Huyện, Nam Hùng, Thiều Quang, Quảng Châu, Đài Sơn, Tân Hội thuộc Quảng Đông. Hiện nay, các vùng Việt Tây Nam ở Quảng Đông và Quế Đông Nam ở Quảng Tây đều có lưu truyền Thái Gia quyền.
    Tương truyền là do cao tăng Thái Phúc ở Thiếu Lâm Tự sáng chế nên, truyền từ Phúc Kiến đến Quảng Đông. Khoảng năm Gia Khánh đời Thanh (khoảng năm 1796 -1820), Thái Phúc xuống phía Nam, truyền dậy võ nghệ ở La Phù Sơn, tỉnh Quảng Đông, đệ tử của ông là Thái Triển Quang, người ở Phiên Ngu học được chân truyền.
    Sau khi thành nghề, Thái Triển Quang chưa thỏa mãn về công phu thâm hậu của mình, vẫn đi 4 phương tìm thầy học thêm, hấp thu tinh hoa của các môn võ lâm khác, làm sung túc và phát triển thêm nội dung công pháp, ,kỹ thuật của Thái Gia quyền cổ xưa ban đầu, trở thành một trong 5 đại danh gia quyền thuật ở Lĩnh nam là ?oHồng, Lưu, Thái, Lý, Mạc?. Võ công của ông cũng tăng trưởng tiến bộ, vào khoảng năm Đạo Quang (khoảng năm 1821 -1849), cùng với Hồng Hy Quan ở Phúc Kiến, Lưu Sinh ở Hạ Tứ Phủ, Lý Hữu Sơn ở Tân Hội, Mạc Đại Xương đều nổi danh trong giới võ lâm, được tôn là Ngũ đại danh quyền tông sư.

  9. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0

    Lại có một thuyết khác nói là do Thái Bá Đạt truyền thụ.
    Theo ?oThiếu Lâm quyền thuật mật quyết? của Tôn Ngã Trai Chủ Nhân trước tác, thì vào năm Sùng Chính triều Minh, Thái Cửu Nghi ở Quảng Đông sau khi học thành với Nhất Quán thiền sư ở Thiếu Lâm Tự thì trở về sáng lập ra môn này. Ngô Đồ Nam trong ?oQuốc thuật khái luận? viết rằng: ?oĐến khi Cửu Nghi qua đời, họ Mạc dốc
    lòng dốc sức truyền thừa sư pháp ? đến nay quyền phái Quảng Đông có 5, Thái, Mạc đứng thứ 2 vậy?.
    Theo ?oTrung Quốc võ thuật bách khoa toàn thư? thì môn này do Thái Triển Quang truyền lại vào đầu năm Càn Long đời Thanh (khoảng năm 1740). Còn các thuyết khác đều không đáng tin.
    Xã trưởng Lưu Xương Nguyên của võ thuật xã ?oAnh Võ Đường? ở thành phố Liễu Châu và quyền sư Ngô Tú Thanh, người ở Quý huyện là truyền nhân chính tông của Thái Gia quyền tinh thông quyền cước và binh khí của môn Thái Gia quyền, đây là 2 nhân vật đại biểu của môn võ này.

  10. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Thái Gia quyền lấy đoản đả làm chủ, phát đoản kình, trong cương có nhu, thế lặng dừng thì vững chắc, chạy lách và tràn qua trả lại di động nhẹ nhàng linh họat, tính tấn công phòng thủ mạnh. Thái gia quyền thiện nghệ ?otrường kiều đại mã?, phát trường kình, động tác có bức độ lớn, bộ pháp vững chắc. Lúc xuất chiêu chú trọng trầm vai che chắn, chiêu thức nối liền nhau, ra đòn liên tiếp như bão táp mưa sa, chuyên phá mã bộ đối phương khiến đối phương không thể lui được. Lúc phòng thủ thường thoái bộ lách người né tránh hoặc vừa lui vừa phảnn kích quyết liệt. Đặc điểm vận động của nó là: Trường kiều (đánh ra xong, cùi chỏ duỗi thẳng ra hết mức), đại mã (bộ hình đứng thấp), giỏi về phát trường kình (phát kình ra xa), biên độ động tác rộng, bộ pháp vững chắc.

Chia sẻ trang này