1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiếu Lâm Hồng Gia -Võ đường Chu Há - tầng 2. [chủ đề nhiều người đọc, được mod lyhl giới thiệu thán

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi yeuvothuat, 05/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Trong lúc biến chiêu chuyển thế, nổi bật lên hai chữ ?olinh? và ?okhoái? (linh hoạt và mau lẹ). Lý luận của Thái Gia quyền : trên tấn công và phòng thủ, lực chủ yếu chạy theo tuyến đường hình tam giác để có lợi cho đòn đạp ngang cản trở sự tấn công và phát kiều thủ (đòn tay) ra công kích đối thủ, ?otĩnh thì có thế, động thì có pháp?. Đề xướng lấy ?otinh, khí, thần? xúc tiến việc tấn công. Động tác biến hóa tuân theo nguyên tắc ?ocó trên tức có dưới, có trước tức có sau, có trái tức có phải?. Kỹ thuật chiến đấu chú trọng ?oChủ công thiên môn, ly kiều thưởng công, tiêu thân tá lực? (Nghĩa là: Chủ yếu đánh vào trắc diện, đánh nhanh không cần đỡ, không cần niêm bám tay địch, nghiêng người về một bên tránh né mượn lực).

  2. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0

    Phương pháp cơ bản công của môn võ này có:
    - ?oTrạm trang công?: đứng trụ Mã bộ (trung bình tấn). Kết hợp dựa việc đạo dẫn khí dựa theo đường kinh lạc, khí tụ thành lực, mượn âm thanh và khí thúc đẩy việc phát ra các kiểu công lực của kiều thủ khi đứng Mã bộ.
    - Còn có ?oLuyện bộ công?: là dựa vào luyện bước chạy dựa theo tuyến đường hình chữ ?ochi? (Z), yêu cầu có ý thức vận dụng nội lực khống chế bộ pháp và thân mình, cần ?oý phải liên tục?, ?ovận kình không ngừng?, giữ cố định hình thể động tác khi bước chạy, nên duy trì trọng tâm ở khoảng giữa 2 chân, hóp ngực, rút lưng lên
    (hàm hung bạt bối), thả lỏng vai, hạ chìm cùi chỏ, thân người nghiêng xéo về phía đối phương.
    - Ngoài ra còn có các cách thức huấn luyện khác như: luyện ?oĐả sa bao? (đánh bao cát) bằng đòn đấm thẳng (xung quyền), luyện ?othính giác? để thính kình (nghe kình lực) cùng với công phu ?oNhục thanh? (nhục: thịt, bắp thịt; thanh: âm thanh, tiếng) để
    luyện cách phòng ngự.
    Bộ hình thường dùng chủ yếu : Cao tứ bình mã, Quỵ bộ, Yết bộ; bộ pháp lấy Tam giác mã, Sáp bộ làm chủ.
    Trong thủ hình nổi bật là Phượng nhãn quyền, thường lấy các thủ pháp: quải, sáp, tiêu quyền, tảo chưởng, đỉnh chưởng, sáp chỉ làm chủ yếu.

  3. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0

    Bài bản quyền thuật hiện tại có: Thái Gia quyền, Nhất chi hương, Song long xuất hải, Tam môn khiêu, Tứ môn quyền, Tứ môn đỉnh đả, Tứ môn tứ đỉnh, Ngũ mã tuần thành, Thất tinh quyền, Bát tiên quá hải, Thái Gia bát khấu, Thập tự, Thái Lý quyền , Lý ngư vĩ, Hùng kê triển xí thủ quyền, Mãnh hổ hạ sơn, Vọng lầu, Bát tu, Thái
    hoa quyền, Thập tự quyền, Quyền trửu thủ, Lục liên quyền, Liễu toái mai, Bách điểu quy sào, Lưỡng nghi tứ tượng quyền ?
    Bài bản binh khí hiện còn có: Xanh kỳ côn, Mai hoa đoản côn, Đại khải côn, Thất tinh côn, Đơn đầu côn, Song đầu côn, Xí đao, Thần (bầy tôi, quan) đao, Tứ môn đao, Lục lộ tiêu đao, Liễu diệp tuyền phong đao, Đơn đao, Song đao, Tam xoa bá (chĩa ba), Thái gia tam thỉ đại ba, Tiêu, Đắng (ghế), Hầu tử xuất động, Bá đầu, Thiết ngưu chàng lan . Côn thuật (cách đánh côn) của môn này chuyển biến mau mắn, dùng động tác tấn công điểm thích (gõ, thọc), hoành tảo (quét ngang), trừu phách (kéo về, đập bổ) làm chủ.

  4. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Mệt ròi, để lúc khác pot tiếp cho anh em cùng đọc
  5. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục nào
    $$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$
    4. Lý Gia Quyền
    Lý gia quyền là một loại Nam quyền nổi tiếng lưu truyền ở Lưỡng Quảng. Lý gia quyền có 2 chi phái, phong cách không giống nhau hoàn toàn. Một là ?oTân Hội Lý gia quyền?, hai là ?oHuệ Châu Lý gia quyền?. Hai chi phái này đã ra đời cách nay hơn 200 năm. Lý gia quyền được xếp vào thứ 4 trong Ngũ đại danh gia ở Quảng Đông là chỉ ?oTân Hội Lý gia quyền?.
    - Tân Hội Lý gia quyền: chi này có nhiều ý kiến về nguồn gốc sáng lập. Nhiều người cho rằng môn võ này có nguồn gốc cuối đời Minh, là do Lý Thích Khai, cụ tổ của Lý Ba Sơn, người ở Tân Hội đời Thanh sáng chế ra.
    Ngoài ra còn có một thuyết khác nói là: xuất phát từ danh sư Lý Mã Sơn cuối đời Minh hoặc nói là do Lý Ứng Huy người ở Huệ Châu sáng chế nên.
    Cách nói tuy nhiều, nhưng có thể đáng tin hơn vẫn là thuyết nói do tổ tiên của Lý Hữu Sơn, người ở làng Thất Bảo, Đại Trạch, Tân Hội Quảng Đông sáng lập nên, cho đến nay đã được hơn 200 năm. Bởi vì Lý Hữu Sơn từng tập luyện Lý gia quyền một thời gian dài ở chùa Quang Tự, tỉnh Quảng Đông, cũng từng theo Chí Thiện Thiền Sư ở Nam Thiếu Lâm tập võ. Ông có kỹ thuật cao thâm, sức cánh tay khỏe hơn người thường. Cùng với Hồng Hy Quan ở Phúc Kiến, Lưu Sinh ở Hạ Tứ Phủ, Thái Triển Quang ở Phiên Ngung, Mạc Đại Xương ở Đông Hoàn đều nổi danh trong khoảng năm Đạo Quang đời Thanh, là 5 vị tông sư nổi tiếng ở Lĩnh nam là ?oHồng,
    Lưu, Thái, Lý, Mạc?. Đầu năm Dân quốc (khoảng năm 1912), các người đệ tử đời sau của môn phái là Lý Thế Hàm; An Phúc Long ở Đô An, tỉnh Quảng Tây; Lý Đình Phượng ở La Thành cùng với Lại Thành Dĩ ở Quảng Đông truyền bá Lý gia quyền rộng rãi ở Quảng Tây. Trong số ấy, Lại Thành Dĩ là nổi bật hơn cả, ông vốn có
    tính thông minh, quyền cước binh khí nổi tiếng khắp trong vùng. Trong thập niên 30, ông mở Châu Quang quốc thuật xã ở Hợp Phố, tỉnh Quảng Tây, truyền thụ, nghiên cứu Lý gia quyền. Thông qua tổ chức này, ông đã thu thập tập họp rộng rãi tinh hoa các môn trong võ lâm, tiến hành canh tân đối với Lý gia quyền, làm cho nội dung
    công pháp của môn này được cải tiến rất lớn, sung túc, phong phú và phát triển hình thành môn võ nổi tiếng có phong cách độc đáo. Môn đồ Lý gia quyền rất đông, nổi tiếng nhất có Y Căn Hợp, Trần Hưởng, Lâm Thiệu Càn. Lâm Thiệu Càn từ năm 1853 đi truyền bá võ công ở Cao Châu, Liêm Giang, Hợp Phố. Tân Hội Lý gia quyền chủ yếu lưu truyền ở các vùng Tân Hội, Giang Môn, Quảng Châu, Phật Sơn, Huệ Châu.
    Tân hội Lý gia quyền thuộc trường kiều đại mã, phạm vi ra đòn rộng, bộ pháp linh hoạt, nhảy nhót nhiều, giỏi cước pháp. Thân và bộ xoay về một bên. Thường sử dụng nhiều đòn chỏ, lách bộ, phát kình mạnh mẽ, ra đòn dũng mãnh, cấp tốc, vững chắc, điểm dồn lực chính xác. Yếu quyết môn võ nói : ?oSúc đầu thiếp kiên lưỡng thủ
    ngạnh, Tật lực toát vi tiến bộ hành, Bế hung hổ bối nhị tự mã, Thôn kiên súc phủ tức xuất trửu? (Rút đầu sát vai hai tay cứng, Gom dồn lực để tiến bước đi, Khép ngực lưng hổ tấn chữ nhị, Co vai rút ngực liền ra chỏ) tức là yêu cầu thân pháp co rút chặt thu gom lại, rút nhỏ diện tích thân thể, để tiện cho việc có thể luồn vào chỗ trống để đánh đối phương. Đường lối phát kình thì nhấn mạnh việc trước tích trữ sau mới phát, thu trước phóng ra sau.

  6. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Bài quyền lưu hành chủ yếu có : Ngũ liên thủ, Trung lục liên, Tiêu đả, Đoản khấu, Tam thập lục trửu; Binh khí có Tý ngọ liên hoàn côn, Song đầu đại quyển điểm côn, Kim tỏa liên hoàn song đao.
    - Huệ Châu Lý gia quyền : Chủ yếu lưu truyền ở Huệ Châu, Huệ Dương, Sán Vĩ. Nghe nói người sáng lập là Lý Nghĩa (biệt danh là Tồn Nghĩa) ở thôn Hỏa Địa, gần ngoại thành vùng Huệ Châu. Lý Nghĩa sinh năm Càn Long thứ 13 đời Thanh (năm 1748), ông đã theo cha là Lý Cửu học võ từ nhỏ, 9 tuổi đã theo cha phiêu bạt
    giang hồ, đến núi La Phù bái thiền sư Ngọc Long họ võ nghệ, tiến bộ rất nhanh. Sau lại bái quyền sư phương bắc là Trần Câu Tức làm thầy. Sau khi học thành thì trở về Huệ Châu, thôn Hỏa Địa mở trường dạy võ, truyền cho cao đồ là Lý Long (biệt danh là Lý Hoàn, sách ?oTrung Quốc võ thuật bách khoa toàn thư? lại nói là Lâm Tuyên). Lý Long truyền cho 4 đệ tử là Lý Quốc Huy (biệt danh Kim Bảo), Lý Quốc Bưu, Lý Tố và Nghiêm Vũ (sách ?oTrung Quốc võ thuật bách khoa toàn thư? lại nói 4 người này là Lý Quốc Huy, Lý Quốc Bưu, Lý Quốc Sơn và Lý Tố Ni, đây là đời thứ 3. Lý Quốc Huy lại truyền cho Lý Quan Thọ, Lý Đàm Cẩm, Lý Triệu Khôn, Lý Đới, Lý Phát, gọi là đời thứ tư. Cho đến nay, môn này đã có lịch sử được hơn 200 năm).
    Do Lý Nghĩa có công phu kỹ thuật môn võ của hai miền Nam Bắc, cho nên môn Hụê Châu Lý gia quyền của ông sáng chế nên có đủ đặc điểm Nam quyền Bắc cước hòa trộn lại, lấy đơn bộ (sách Trung Quốc võ thuật bách khoa toàn thư? lại nói là ?ođơn kiên? ?" một bên vai), trắc thân, (xoay người về một bên), hư bộ làm chủ, chú trọng công thủ, chưởng pháp biến hóa nhiều, hay bay nhảy, giỏi cước pháp, động tác mau lẹ, nổi danh bởi sự linh hoạt đầy biến hóa. Bài quyền chủ yếu có: Bát quái quyền, Tam môn quyền, Thạch tôn quyền, Tiểu thập tự, Đại thập tự, Xích luyện quyền, Tán thủ quyền. Bài binh khí có : Đơn đầu côn, Song đầu côn, Đơn song đầu côn, Trung lan côn, Trường long côn, Ca vũ song đao, Bà đầu (Cào cỏ), Thiết xích, Đại đao tiên.

  7. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Đối luyện có : thiết xích đối Lỗ châm, Bà đầu đối đơn đao đằng thuẫn, đại đao đối đơn đao đằng thuẫn, quyền đối luyện, không thủ đoạt song đao, Lỗ châm đối thiết xích đằng thuẫn, anh thương (giáo tua đỏ) đối thiết xích tiên.
    Hiện nay, Lý gia quyền phân bố ở các vùng Trung Sơn, Châu Hải, Hà Nguyên, Cao Châu, Quảng Châu, Lão Long ở tỉnh Quảng Châu và Hợp Phố, Khâm Châu, Bắc Hải, Nam Ninh, Hà Trì, Đô An, La Thành ở tỉnh Quảng Tây.
    - Đặc điểm của Lý gia quyền lưu truyền ở Quảng Châu là: chưởng pháp khá nhiều, có lời khen là ?onhất chưởng thắng tam quyền?; thủ pháp chủ yếu có: trầm kiều tiêu thủ, phá bài thủ, phao (quăng, ném), đinh (bám sát), thiên (cắm, cài); bộ pháp có Tứ bình mã, Cung tiễn bộ, Điếu mã, Quải bộ và Khấu nữu bộ; thân hình chia ra đơn biên thân (người hướng về một bên) và trắc thân (nghiêng người).

  8. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    - Đặc điểm Lý gia quyền lưu truyền ở Quảng Tây là: trường kiều đại mã, đòn tay dùng cả đòn dài và ngắn. Trắc thân trắc bộ (người và bộ tấn nghiêng về một bên), hoạt bát mạnh mẽ, động tác giản dị, linh họat, thu quyền về nhanh, thường hay dùng khuyên kiều, vụ kiều, nhiễu bộ, tiểu bộ trong lúc tập luyện, bộ pháp linh hoạt, nhiều nhẩy nhót, giỏi về đòn chân. Sử dụng lẫn lộn giữa ?oLý gia quyền, Thái Gia mã, Thái Gia quyền, Lý gia mã?.
    Việc dùng lực chủ yếu trong tấn công và phòng thủ của Lý gia quyền là lấy cách đánh: ?oBàn kiều lậu đả, lậu kiều thâu đả, si kiều mô đả, li kiều phi đả? (Tay khoanh vòng tròn luồn đánh phía dưới, tay luồn phía dưới thì đánh úp, tay quờ quạng thì đánh mò, tay rời ra thì bay đánh). Khi vận động thì chú trọng: ?oChính tà tham sai, nan dị tương sinh, vận khí tuần đạo, phản phúc vô cực? (Ngay và xéo đan xen, khó và dễ sinh ra nhau, vận khí tuân theo khuôn phép, lật trở không đầu mối).
    Lý gia quyền áp dụng công pháp để luyện ?otrang công? là: trước tiên đứng trụ Mã bộ trang, ngưng khí tụ lực, sau đó lấy trang công (bao gồm Mã bộ trang, tẩu trang - tức di chuyển) phối hợp với kiểu kiều thủ (đòn đánh) để luyện tập tấn công và phòng thủ. Khi tẩu trang (di chuyển) thì dùng Lý gia mã (bộ tấn của Lý gia quyền) và vận hành quyền pháp của Thái Gia, còn khi xuất quyền pháp của Lý gia, liền biến đổi sang bộ mã của Thái Gia. Cứ theo cách thức đó mà tập đi tập lại.
    Bài bản quyền thuật của môn võ này hiện còn có: Lý gia quyền, Song long xuất động, Song phượng triều dương, Song môn quỵ địa, Song môn biến, Tứ môn tiết, Tứ môn phong tranh, Tứ môn quải tranh, Tứ môn khảm sát, Tứ lục liên, Trung lục liên, Ngũ liên thủ, Thất liên thủ, Tiêu đả, Đoản khấu, Đoản luyện, Thiết bản áp thành môn.
    Bài bản binh khí hiện còn có: Tiêm môn côn, Đơn đầu côn
    Lão quyền sư nổi tiếng Trần Đồng Tường và Trần Kiên ở huyện Hiệp Phố hiện nay tinh thông Lý gia quyền, là nhân vật đại biểu của môn võ này.

  9. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Lý Quyền
    Là một môn võ thuộc hệ Nam quyền của quyền thuật T - quốc, lưu hành chủ yếu ở các vùng Quảng Đông, Hà Nguyên, Lão Long.
    Đặc điểm kỹ thuật là dùng đòn dài, bộ mã lớn, dùng nhiều Điếu mã, thân và bộ pháp xoay qua một bên, bước vòng quanh, bước ngắn, nhiều nhẩy nhót, giỏi về dùng đòn chân, lấy sự linh hoạt nhiều biến hóa làm đặc trưng.
    Động tác giản dị, hoạt bát uyển chuyển mạnh mẽ. Dùng nhiều thủ pháp đánh theo đường bằng ngang, ra quyền nhanh, thu lại cũng nhanh. Khi luyện tập thì học quyền trước, học cước sau.
    Thủ pháp chủ yếu là dùng trường kiều (cẳng tay đánh ra xa), thủ phao (phao : ném; thủ :tay), đinh (bám sát), sáp (cắm). Dùng nhiều lối khuyên kiều (cánh tay đi vòng tròn), bàn kiều (khoanh cẳng tay).
    Bộ pháp có Tứ bình mã, Mã tiễn bộ, Điếu mã, Quải bộ và Nữu bộ. Thân hình chia ra đơn biên thân (thân chỉ hướng về một bên) và trắc thân (thân xoay nghiêng).
    Môn này có chỗ khác biệt với Lý gia giáo của môn Khách gia quyền, môn võ ấy hoạt động khớp vai khá lớn, bộ chân tiến lui linh hoạt.

    Thời gian tới có nhiều việc bận, khi rảnh rỗi sẽ pot tiếp ngay cho anh em cùng đọc tham khảo
  10. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Có người hỏi tôi những bài tôi pot có nguồn gốc từ đâu, sao ko ghi trích dẫn nguồn
    Xin trả lời : Tôi có được tài liệu này từ một người bạn send cho, hỏi bạn tôi nguồn của tài liệu thì biết là lấy từ người khác và người khác đó lấy trên rapidshare
    Vì vậy từ này ,khi pot bài trong tài liệu này tôi sẽ để nguồn là rapidshare
    Bạn nào cũng có tài liệu giống tôi đang pot và biết nguồn của nó thì xin pm cho tôi để tôi biết và cho vào trích dẫn nguồn
    Cám ơn

Chia sẻ trang này