1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiếu Lâm Hồng Gia -Võ đường Chu Há - tầng 2. [chủ đề nhiều người đọc, được mod lyhl giới thiệu thán

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi yeuvothuat, 05/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vxyNNS

    vxyNNS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2008
    Bài viết:
    877
    Đã được thích:
    1
    Rapidshare chỉ là cái host cho download thôi bác ạ. Nếu để là rapidshare thì cũng như không để thôi
  2. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    Hihi, ra hiệu sách có 01 quyển " Nam quyền ..."
  3. vovedaynguoi

    vovedaynguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2007
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Cãi nhau làm gì các bác ơi
    Mục đích chính của anh yeuvothuat là pot để cho những anh em nào chưa có thời gian hoặc chua có cơ hội đọc có thể dễ dàng tìm hiểu thêm về ktvt thôi mà .Như em chẳng hạn nè
    Tiếp tục đi huynh Em vẫn đang theo dõi đây
  4. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Chào tất cả anh em, lâu rồi ko được lên đây cũng khó chịu lắm
    Thời buổi bão giá mà, ko cố gắng ko được
    Theo nguyện vọng của vài anh em, tôi pot tiếp nào
    Tui cũng bỏ luôn ý định ghi nguồn gốc là rapidshare theo ý kiến của anh em, tui còn gà mờ nên cũng ko biết rapidshare là gì
    $$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$
    5. Mạc Gia Quyền
    Mạc gia quyền đứng thứ 5 trong Quảng Đông Ngũ đại danh gia, đã có lịch sử hơn 200 năm. Về nguồn gốc có 3 thuyết:
    - Một, tương truyền là do Tụê Chân Chí Thiện Thiền Sư ở chùa Thiếu Lâm Phúc Kiến truyền thụ lại. Cuối đời Thanh, Mạc Sĩ Đạt (Đạt Sĩ ?), người ở Đông Hoàn, tỉnh Quảng Đông tới Thiếu Lâm Tự tham gia tổ chức phản Thanh phục Minh, đồng thời theo Chí Thiện Thiền Sư học tập nhiều năm, học được môn võ này. Về sau, ông tiến hành canh tân đối với môn võ, lấy kỹ thuật võ của ông tổ truyền lại hòa hợp với nó làm thành một khối, sáng chế nên Mạc gia quyền. Sau khi thành nghề, ông trở về thôn Nguyên Cương ở huyện Đông Hoàn, chiêu thụ môn sinh truyền dậy võ nghệ, thu nhận Mạc Định Như làm đệ tử. Mạc Định Như lại truyền cho Mạc Thanh Kiều.

    - Một thuyết khác lại nói là Chí Thiện Thiền Sư ở chùa Thiếu Lâm Phúc Kiến sáng lập vào năm Gia Khánh thứ 15 đời Thanh (1810), trước tiên truyền cho Mạc Già (Thứ) Giao người huyện Hải Phong, phủ Hụê Châu, tỉnh Quảng Đông. Mạc Già Giao công khai truyền thụ cho các môn đệ ở thôn Hỏa Cương, Đông Hoàn, Quảng Đông là Mạc Đạt Thụ, Mạc Định Như, lại thu nhận Mạc Tứ Quý, Mạc Thanh Kiều ở Mạc Gia Thôn, huyện Quy Thiện làm học trò, sau đó Mạc Lê Thắng, Mạc Lượng Tài ở thôn Nguyên Cương, huyện Đông Hoàn là đệ tử đời thứ 3 của môn võ này. Trải qua sự luyện tập, trau dồi của họ mà hình thành nên môn Mạc gia quyền.
    - Thuyết thứ 3 nói là do Mạc Đại Xương truyền thụ lại.
    Hiện nay môn võ này lưu truyền ở các vùng Đông Hoàn, Đông Quan huyện Bảo An, Huệ Châu, Phật Sơn, Thuận Đức, Tân Hội, Quảng Châu của tỉnh Quảng Đông cùng với các vùng Ngọc Lâm, Khâm Châu, Ngô Châu của tỉnh Quảng Tây. Hiện nay đã truyền bá đến các quốc gia và khu vực ở Hồng Kông, Ao Môn, Mỹ, Anh và Đông Nam Á.

  5. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    xóa do trùng,thao tác máy tính hơi kém
    Được yeuvothuat sửa chữa / chuyển vào 22:10 ngày 25/07/2008
  6. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Đặc điểm của Mạc gia quyền là: chú trọng lách người nghiêng vai, điếu cước mã, thủ pháp kín đáo, đòn tay thường dùng trửu pháp (chỏ). Quyền pháp cương mãnh, kết hợp đòn ngắn và dài, đánh tầm xa và gần, kết hợp tấn công phòng thủ chặt chẽ. Quyền đánh ra xong, cùi chỏ không duỗi thẳng. Bộ pháp linh hoạt, thường sử dụng khiêu bộ (nhảy), động tác đằng không bay nhảy và nhào lộn ôm vật khá nhiều.
    Thi triển cả nhuyễn và ngạnh (cứng và mềm), phối hợp lẫn nhau, trong cứng có ẩn mềm, cứng và mềm tương trợ nhau. Thót bụng, hàm hung để giữ khí, chuyên về phát đoản kình, đề xướng ?oViễn công cận đả? (xa công gần đánh). Khá nhiều đòn chân, cước pháp thường sử dụng là: đăng pháp (đạp thẳng), xanh kê cước, hổ vĩ cước, xuyên tâm cước, đính cước, câu liêm cước, hậu đàn cước, phiên thân cước, hậu đăng cước, lăng không song trắc xủy. Nhà võ nói ?oMạc gia giảng thoái pháp? là ý nói môn này dùng nhiều đòn chân. Ca quyết môn võ nói: ?oQuyền hành như hổ thế, cước (thoái) pháp cao trung đê, thân linh bộ hoạt lực, trường đoản kình câu tề? (Quyền đi ra như tư thế con hổ, chân đá cao - vừa - thấp, thân và bộ linh hoạt, đủ cả kình ngắn dài).

    nguồn: sưu tầm trên net
  7. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Thủ pháp chủ yếu có: xung quyền, xanh quyền, công kiều, áp chưởng, hoành trửu, liên tiêu thủ, linh long thủ, tam giác thủ;
    Thân hình dùng chủ yếu là ?otrắc thân tà kiên? (hướng người về một bên, vai lệch xéo) và ?otả kiều hữu đơn chi? (kiều thủ trái chống đỡ bên phải).
    Mạc gia quyền hiện còn có các bài: Mạc gia quyền, Mạc Hại Chính tông quyền, Trang quyền, Tam Chi Bút toái thủ, Song Long Xuất Hải, Trực Thế, Bạch hổ quyền, Hắc hổ quyền, Cốc huyệt quyền, Nhân tự trường (trương) quyền, Kiều đầu quyền, Tứ môn quyền, Tận tiễn quyền, Lực trọng quyền, Tái chiến quyền.
    Binh khí có: Lạc địa côn, Mạc gia đại bà, Đả đơn chi, Trung bàn côn, Hồi long thương, Nhị long (lang) côn.
    Ngoài ra còn có luyện bài đối luyện và bài tập mã bộ trạm trang.

    Nguồn: sưu tầm trên net
  8. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    tiếp nào
    $$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$4
    6. Phật Gia Quyền
    Là một môn võ Nam quyền nằm trong võ thuật T.quốc. Theo truyền thuyết thì môn này được học từ cửa Phật, cho nên có tên như vậy. Khoảng năm 1814, Trần Viễn Hộ người ở thôn Kinh Mai, huyện Tân Hội, tỉnh Quảng Đông từ chùa Khánh Vân trên đỉnh Hồ Sơn ở Triệu Khánh tập võ có được thành tựu, sau đó trở về lại quê cũ mở lò dậy võ. Từ đó môn võ này bắt đầu được lưu truyền trong dân gian. Trần Viễn Hộ đem Phật gia quyền truyền cho cháu của mình là Trần Hưởng, về sau Trần Hưởng đem 3 nhà quyền thuật là Phật gia, Lý gia, Thái gia hòa trộn kết hợp lại, sáng chế ra môn Thái Lý Phật quyền độc đáo. Lương Thiên Trụ (còn có tên là Lương Phương Ngũ), người ở La Định, tỉnh Quảng Đông là người tập Phật gia quyền nổi trội hơn người, đã từng tham gia thi đấu võ đài do Trung ương quốc thuật quán tổ chức ở Nam Kinh trong niên đại thập niên 20 - 30, đạt được danh hiệu vô địch.
    Phật gia quyền lưu hành chủ yếu ở các vùng Quảng châu, Triệu khánh, Thiệu Quan, Tân Hội, Phong Khai, La Định, Tân Hưng.

    nguồn :sưu tầm trên net
  9. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Nội dung bài quyền chủ yếu có : ?oSong phi hồ điệp?, ?oNội gia quyền?, ?oKim tranh
    quyền?, ?oLa hán quyền? (La Hán xuất động), ?oTiểu liên hoàn?, ?oĐại liên hoàn?, ?oTam thập lục điểm quyền?, ?oPhượng loan quyền?, ?oTam kỳ tinh quyền?, ?oHổ trảo mai hoa quyền?, ?oPhục hổ quyền?, ?oThiết tuyến liên hoàn quyền?.
    Bài bản binh khí có: ?oThái tử kiếm? (Phật gia thái tử kiếm), Đại tượng côn, Ngũ lang bát quái côn, Điếu ha côn, Lan môn trại đao, Kháng long đao, Mai hoa thương, Song giản, Nhuyễn tiên.
    Thủ hình có chủ yếu có: chưởng, trảo, chùy. Thủ pháp có: tiêu, kháng (nâng vác), cát (cắt), trầm (chìm), trùy, phong, phách (vỗ), cầm (bắt), bát (vẹt), quải chùy, phao chùy, phách chùy và song quan thủ
    Phép dùng chân có: Tá mã, Quỵ đảo điệp cước, Thượng mã phi cước, Thượng mã đinh tự trang. Thân pháp có: chuyển thân, Quỵ đảo sáp chưởng.
    Đặc điểm của môn này là: Dùng nhiều chưởng pháp, ít dùng đòn chân; có nhu có cương, phối hợp dùng cả cương và nhu; phát lực dạng âm kình, phong cách riêng biệt. Nhưng cũng chia ra hai phái: một phái lấy nhu làm chủ, lấy cương làm phụ, tay múa lả lướt, mềm như bông, chú trọng thôn thổ phù trầm (nuốt nhả nổi chìm), đột
    nhiên dùng kình, lực dồn tới đầu ngón tay; một phái khác dùng trường kiều đại mã, thẳng tay huơ múa, vận dụng âm kình, khi chạm đến điểm đánh mới tăng thêm lực dùi tới.

    nguồn :sưu tầm trên net
  10. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    tiếp nào
    $$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$
    7. Hiệp Gia Quyền
    Là một trong 13 môn Nam danh quyền Quảng Đông của quyền thuật T.quốc, cũng gọi là Hiệp quyền, trước kia còn gọi là Bạch hạc quyền. Lưu hành chủ yếu ở Quảng Châu, Nam Hải, Thuận Đức thuộc Quảng Đông cho đến vùng Hương Cảng (Hồng Kông), Ma Cao, Ao Môn.
    Tương truyền môn này có từ đời Thanh, do hoà thượng Thiếu Lâm truyền dạy. Hòa thượng phái Lâm Tế là Tinh Long trưởng lão (còn gọi là Kim Câu thiền sư, Đại hịêp Lý Hồ Tử) học được chân truyền, mới vân du từ núi Nga Mi ở tỉnh Tứ Xuyên, đến tỉnh Quảng Đông, tá túc ở chùa Khánh Vân, trên đỉnh Hồ Sơn truyền dạy Hiệp quyền cho tăng nhân Vương Ẩn Lâm (còn có tên là Vương Phi Long). Vương vốn là một trong Quảng Đông võ lâm thập hổ, sau khi đến Quảng Châu thì hoàn tục, lập trường dạy võ ở Toàn Thiện (phố Kiêm Thiện), Hoàng Sa, truyền dạy Tiểu La Hán, Hổ hạc song đấu, Đại La Hán và Hịêp gia đao, thương, côn cho các đệ tử Vương Hán Vinh, Vương Luân, Vương Kính Sơ, Thái Dĩ Công, Vương Lâm Khai, Phan Kim, từ đó Hịêp quyền lưu truyền rộng ở Quảng Đông .

    nguồn :sưu tầm trên net

Chia sẻ trang này