1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiếu Lâm Hồng Gia -Võ đường Chu Há - tầng 2. [chủ đề nhiều người đọc, được mod lyhl giới thiệu thán

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi yeuvothuat, 05/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Vài năm sau, Trần Hưởng theo Lý Hữu Sơn lên núi La Phù Sơn ở Quảng Đông, bái phỏng cao tăng Thiếu Lâm ẩn cư hoàn tục là Thái Phúc từ phía Nam xuống. Thái Phúc ngang hàng với Chí Thiện Thiền Sư, do lập tổ chức Phản Thanh phục Minh, sau khi thất bại, phải ẩn tránh nạn ở nơi thâm sơn La Phù sơn. Khi Trần Hưởng cùng Lý Hữu Sơn đến Thâm Sơn tự thì gặp một lão tăng đang quét rác, bèn hỏi thăm chỗ ở của Thái Phúc, xin ông chỉ dẫn để gặp mặt. Lão tăng mời 2 người ngồi đợi ở nhà ngang bên cạnh, còn bản thân thì đến chỗ đất trống ở sân chùa bổ củi đun nước pha trà. Chỉ thấy ông dùng cạnh bàn tay đánh toác khúc cây to bằng miệng chén sau đó xé ra thành miếng củi nhỏ, rồi chậm rãi đem chúng ra nhóm lửa mà không đề cập đến chuyện hướng dẫn đi gặp. Trần và Lý gặp phải sự lạnh nhạt khá lâu, không kìm được nóng giận, Lý Hữu Sơn bay lên đá ra một cước đem theo một tảng đá lớn bằng chiếc cối ở dưới chân bay về hướng vị tăng già, chỉ thấy lão tăng duỗi một tay ra đón lấy, rồi lập tức ném xuống đất, ngập sâu hơn thước, Trần và Lý thấy vậy thì vô cùng kinh ngạc, Lý Hữu Sơn hổ thẹn bỏ đi, Trần Hưởng vẫn nán lại, cầu xin lão tăng thu làm môn đồ, lão tăng đưa ra điều lệ ràng buộc tạm thời, khiến ông sau 10 năm luyện thành công phu mới cho hạ sơn, Trần Hưởng liền nhận lời. Vị lão tăng này chính là tông sư Thái Phúc của môn Thái gia quyền.
    Trần Hưởng ở La Phù Sơn, hễ mặt trời mọc thì dậy tập luyện, mặt trời lặn thì nghỉ, sau 10 năm công phu thànhtựu mới hạ sơn. Năm 34 tuổi trở về quê mở trường dạy võ. Từ đó, ông đem tinh hoa của 3 nhà quyền pháp là Thái môn, Lý môn, Phật môn khổ luyện suốt nửa đời người hòa hợp thông suốt, sáng chế thành một môn võ mới. Uống nước nhớ nguồn, để kỷ niệm ân đức của các vị thầy 3 môn võ trước kia, ông mới đặt tên cho nó là ?oThái Lý Phật quyền?. Năm 1850, Tăng Quốc Phan đã từng tới du thuyết Trần Hưởng, nhưng bị Trần cự tuyệt. Nhưng năm 1856 Trần Hưởng vẫn làm Khai mộ khách cho Dực Vương Thạch Đạt Khai, giúp đỡ cho phong trào cách mạng Thái bình Thiên quốc. Sau khi cuộc cách mạng bị thất bại, ông qua Hồng Kông rồi tới châu Mỹ truyền dạy võ nghệ. Môn võ này từ thời Trần Hưởng đến nay đã lưu truyền trải qua hơn 140 năm, chi phái phát triển mạnh mẽ, trở thành một đại lưu phái quyền thuật ở Lĩnh Nam, Quảng Đông.

  2. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Hiện nay môn võ này phân bố ở các thành phố Quảng Châu, Phật Sơn, Triệu Khánh, Phiên Ngung, Nam Hải, Giang Môn, Tân Hội, Trung Sơn, Trạm Giang của tỉnh Quảng Đông và Nam Ninh, Bạch Sắc, Ngô Châu, Bắc Hải, thuộc khu tự trị dân tộc Tráng của tỉnh Quảng Tây. Môn võ này không chỉ ở khu vực Quảng Đông mà tại Hồng Kông, Ao Môn, Đài Loan cho tới một dải ở khu vực Đông Nam A như Singapor, Philippin, Indonexia, Malaixia cũng khá thịnh hành, lại còn ảnh hưởng tới các quốc gia ở Anh, Pháp, Italia, Nhật. Đời cận đại môn này được lưu hành khá rộng rãi.
    Thái Lý Phật quyền có đặc điểm là đã hấp thu được 3 môn võ chủ yếu là Thái gia, Lý gia và Phật gia để lập thành một môn võ thuật. Đặc điểm vận động của nó là: thân hình ngay ngắn, vai lỏng eo linh hoạt, động tác trải rộng thoải mái, phạm vi hoạt động rộng, mau lẹ linh hoạt, cương nghị dũng mãnh. Khi ra đòn biên độ động tác rộng, có nhiều đòn chân, giỏi về nhẩy nhót, khung đòn vung rộng, sử dụng hỗn hợp đòn dài và ngắn, dùng cả trường kiều lẫn đoản kiều. Bộ pháp đứng rộng, vững chắc nhiều biến hóa dang mở ra 2 bên trái phải. Động tác vươn duỗi, giương cung mở qua trái và phải. Đòn chân đá ra cấp tốc mà ẩn kín, có khá nhiều đòn đá ra mang tính co duỗi, tay chân phối hợp gắn bó; kình lực sung túc, thế hùng lực mạnh, có cái thế như dời non lấp biển.
    Môn này xuất quyền cương kình mạnh mẽ, sức bột phát mạnh, trong mềm kèm có cứng, phát kình ra lẫn lộn cả dài và ngắn. Thường hít vào súc tích kình lực, thở ra thét lớn với 3 âm chính là ?oyù, de, yi?, vì thế có câu: ?oNghe 3 tiếng thét có thể biết đó là môn đồ phái Thái Lý Phật?.
    Thái Lý Phật quyền nội dung rộng; tính hoàn chỉnh, tính hệ thống cũng rất cao. ?oKhương tử chùy? là thủ hình độc đáo của môn võ này. Thủ pháp dùng quyền, chưởng, kiều thủ làm chủ. Thủ pháp yêu cầu kết hợp 3 tầm dài, vừa và ngắn, giương cung qua trái phải, ra đòn như bánh xe xoay chuyển, thế nối tiếp nhau, biến hóa khôn lường. Động tác cơ bản nổi bật của nó có: xuyên (luồn, xỏ), lao (vớt), quải (treo), thiên (cắm, cài) , tảo (quét), sáp (cắm).
    nguồn:sưu tầm trên net
  3. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Quyền pháp có trực xung (đánh thẳng tới), hoành xung (đánh ngang), trực tảo (quét thẳng), hoành tảo (quét ngang), tà tảo (quét xéo), lập tảo (quét đứng).
    Chưởng có: công chưởng (đánh chưởng), sản chưởng (sắn cạnh bàn tay), phao (hất, ném), thác (nâng lên).
    Kiều có: trầm kiều, triệt kiều, công kiều, triều kiều. Dùng kiều cả trường lẫn đoản.
    Môn quyền này không chỉ có thủ pháp phong phú, mà động tác thoái (cước) pháp cũng nhiều kiểu nhiều dạng, bay nhảy nhiều, chủ yếu có: tiền thích (đá về trước), trắc thích (đá về một bên), hoành thái (đạp giẫm ngang), hậu đinh (đá ghim về sau), đơn phi thoái và tiễn đàn (song phi). Thủ pháp và thoái pháp phối hợp với nhau có thể khiến cho động tác được thoáng đãng, dũng mãnh linh hoạt.
    Bộ hình bộ pháp có Mã, Hư, Quải, Tán, Nữu (vặn).
    Thân hình thân pháp có thám thân (chồm người), ngưỡng thân (ngửa người), bãi yêu (lắc eo).
    Lý luận cơ bản về quyền thuật của Thái Lý Phật quyền là: ?othập yếu? (10 điều cần thiết) tức là, cần được thầy chỉ dẫn, cần khổ luyện, cần ?ođương đầu thủ bất thiện?, cần dứt tuyệt chuyện nam nữ, công việc bổ thực (bổ dưỡng ăn uống), cần nắm bắt tiêu đả lực (lực xỉa phóng bàn tay), cần tăng trưởng khí, cần không nhường nhịn kẻ địch, cần rèn luyện bộ tấn lâu ngày. Khi vận động, chủ trương chú trọng về bộ pháp, có câu nói: ?oLuyện tốt bộ tay không bằng luyện giỏi cách di chuyển?.
    Nhân vật có tính đại biểu của môn võ này là Hà Minh Khôn, phó chủ tịch hiệp hội võ thuật thành phố Bạch Sắc, tỉnh Quảng Tây và Hà Vĩnh Quang, người đã mấy lần tham gia đại hội biểu diễn giao hữu võ thuật toàn quốc và đã giành được khen thưởng ưu tú.

    nguồn :sưu tầm trên net
  4. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Quyền pháp của Thái Lý Phật tổng cộng có 49 (38) bài quyền, chia ra 3 cấp là sơ cấp, trung cấp và cao cấp, tiến dần theo thứ tự đi từ dễ đến khó, hiện nay còn có:
    - Bài quyền sơ cấp: Tiểu mai hoa, Triệt hổ quyền (chưởng), Tiểu thập tự, Nhị thập pháp, Hợp chưởng quyền, Nam trang, Đạt ma quyền, Tứ môn kiều, Mã luân chùy, Tẩu mã sinh (Tẩu sinh mã)(10 bài).
    - Bài quyền trung cấp: Khấu đả (Thập tự khấu đả), Thập nhị lộ quyền, Chùy đả, Bình quyền, Đại thập tự, Bát quái tâm, Đại bát quái, Mai hoa bát quái (8 bài).
    - Bài quyền cao cấp: Đại thập chiến quyền, Đạt đình bát quái, Trang đả, Bạch mô quyền, Túy thất bát tiên, Phật chưởng (quyền), Hổ hình, Hạc hình, Sư hình, Ngũ hình, Thập hình (11 bài).
    Bài binh khí có khoảng 32 bài (?oTrung Quốc võ thuật bách khoa toàn thư? nói có 63 bài) : Đơn yêu đao, Tiểu mai hoa song đao, Tả hữu thập tam thương, Câu liêm thương, Song hịêp đơn côn, Trừu sát bát quái côn, Thanh long kiếm, Phi long mai hoa song kiếm, Phương thiên kích, Tiểu kim cương bá, Đồng chùy, Kim long nhuyễn tiên.
    Đối luyện có 22 bài (theo ?oTrung Quốc võ thuật bách khoa toàn thư? thì có 44 bài) cả quyền và binh khí : Ngũ hình đối sách, Bạch mô quyền và Xà hạc quyền đối sách, Tứ môn kiều đối sách, Song hiệp đơn côn và Đại hồng kỳ côn đối sách, Đơn yêu đao đối anh thương đối sách, Tam nhân đối sách, Tứ nhân đối sách.
    Ngoài ra còn có 22 bài các kiểu về phép luyện tấn (trang pháp), có: Mã trang, Xứng trang, Tam tinh trang, Xuyên long trang, Đại khai môn trang, Luyện bộ trang, Đại bát quái trang, Đại mai hoa quyền trang, Mai hoa đao trang, Bát quái côn trang, Tiểu trúc lâm trang.
    Môn võ này áp dụng công pháp luyện công như :?oNội kình?, ?oKhí giới xuyến tử?, ?ođánh bao cát? và đánh ?omộc nhân trang?. Công pháp chủ yếu để luyện ?onội kình? là đứng trụ Mã bộ trang, dùng ý niệm tụ khí ở Đơn điền, khí tụ lâu dần sẽ sinh ra lực, rồi dùng lực ấy để phát xuất tới quyền, chưởng và cùi chỏ. Cứ theo cách đó tập đi tập lại cho đến khi công lực tới mức thâm hậu.
    Trang pháp (luyện bộ mã) có 18 bài: Mã trang, Xứng trang, Tam tinh trang, Xuyên long trang, Luyện bộ trang, Đại mai hoa quyền trang, Bát quái côn trang.

    nguồn :sưu tầm trên net
  5. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Xin tạm thời dừng ở đây ,phải ngủ thôi.Mai còn phải tiếp tục con đường cơm áo gạo tiền
  6. udonbeo

    udonbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Anh ơi năm nay em mới lên lớp 10, võ đường có nhận em dạy võ ko ạ, hay là yêu cầu trên 18 tuổi
  7. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Theo anh đuợc biết thì võ đường nhận dạy võ thuật cho mọi người từ 8 tuổi cho đến lúc già
    Lớp 10 thì chú em đúng tuổi để học đó, đến năm 18 tuổi vào ok
    Chúc sớm tìm đuợc lò như ý muốn
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    ?oBát quái thần côn? Tô Tử Quang
    Lão võ sư Tô Tử Quang (1910-1998) sinh quán tại Quảng Tây (Trung Quốc) trong một dòng tộc 8 đời theo nghiệp võ.
    Ngoài dòng võ gia truyền, năm lên 7 ông có căn duyên thụ giáo với Hoàng Phi Hồng (1847-1924) nhân vật tiêu biểu của Hồng Gia quyền suốt thế kỷ XIX - XX. Những năm 30, ông tha phương sang Việt Nam và là người đầu tiên truyền bá Hồng Gia quyền tại Hà Nội. Sinh tiền, ông được võ lâm xưng tụng ?oBát quái thần côn?...
    Xã hội Trung Quốc những năm 20- 30, các thành phố lớn duyên hải khoác lên vẻ phồn vinh hoa lệ bằng tài lực của đế quốc, mại bản. Nó khiến không ít người đổ xô tìm đến Thượng Hải mong có cơ hội đổi đời. Bước vào ga tàu hỏa đi Thượng Hải, trong túi Tô Tử Quang chỉ đủ tiền mua vé. Gần 2 ngày rong ruổi khắp phố phường rộng lớn, bụng cậu thanh niên chưa có lấy hạt cơm. Ngồi bó gối ở góc phố, đầu cậu căng ra đủ thứ cách thử kiếm tiền. Bỗng, một cô gái trẻ đang tìm cách thoát sự truy đuổi của mấy tên côn đồ. Bất ngờ, như định mệnh, cô chạy như bay về phía anh. Với bản năng con nhà võ, chỉ vài chiêu, mấy gã anh chị đã ngã quỵ. Cơn đói đến hoa mắt, anh không thể cưỡng lại lời mời đến nhà để ?otạ ơn? của cô gái tuyệt đẹp. Đến khi ngồi vào bàn ăn, anh mới biết Đường Tiểu Quyên - tên cô gái - là tiểu thư của Đường gia - chủ hãng tàu buôn lớn nhất Thượng Hải. Cũng vì gia thế tầm cỡ, cô luôn là mục tiêu tống tiền của bọn Hắc bang. Thấy anh còn trẻ, võ nghệ xuất chúng, Đường Hải Ba - cha Tiểu Quyên - muốn anh trở thành ?ođại ca? nhóm bảo vệ bến cảng. Đương nhiên anh không thể từ chối cơ hội không thể tốt hơn. Nó như chiếc phao kịp lúc giữa cái thành phố thênh thang tráng lệ nhưng không sẵn bữa ăn cho bất cứ ai.
    Cảm cái ơn ?oanh hùng cứu mỹ nhân?, nàng tiểu thư đa cảm vượt qua mọi rào cản để đến với người hùng trong mộng. Bên cạnh mối tình đẹp như thơ, ?oTô đại ca? còn phải đối mặt với những băng, nhóm găng-tơ chuyên thu tiền bảo kê ở bến cảng. Ngay với Đường gia, anh còn chịu nhiều áp lực không thể cởi bỏ ngày một ngày hai. Có lúc Đường Hải Ba đưa ra tối hậu thư ?oHoặc là cắt đứt quan hệ với Đường Tiểu Quyên, hay là biến khỏi Thượng Hải?. Tử Quang đủ tỉnh táo nhận ra thân phận của mình. Nhưng với Đường tiểu thư, càng bị ngăn cấm, cô như con thiêu thân chỉ biết lao vào mối tình say đắm. Rồi cái gì đến cũng phải đến, một đêm Tử Quang chợt giấc vì cái nóng như hỏa ngục. Anh kịp hiểu ra, mọi cửa nẻo đã bị khóa chặt, trong khi căn nhà đang rực cháy. Thì ra có kẻ muốn giết anh bằng một vụ hỏa hoạn được dàn dựng. Cũng may, lửa cháy đã làm cánh cửa sổ rơi xuống. Và Tử Quang thoát chết trong đường tơ kẽ tóc. Biết không thể xóa bỏ ranh giới giàu nghèo trong đầu kẻ lắm tiền, anh đành đầu hàng số phận. Người ta dúi vào túi anh tấm ngân phiếu và vé tàu đến Hương Cảng. Suốt thời gian ở tô giới của người Anh, Tô Tử Quang từng hai lần đoạt giải quán quân quyền thuật. Đặc biệt côn thuật của ông còn nổi tiếng với danh hiệu ?oBát quái thần côn?.
    Nhưng rồi như định mệnh, bước chân hồ hải đã đưa ông đến với Việt Nam. Ở Hà Nội, ông lăn lộn đủ thứ nghề mưu sinh trước khi dạy võ vào năm 1964. Người Việt từng biết võ thuật Trung Hoa từ rất sớm. Nhưng công phu Hồng Gia hoàn toàn mới lạ để người Hà Thành chinh phục. Quyền pháp không hoa mỹ, trái lại thiên hướng tấn công áp đảo, biểu thị sự mạnh mẽ, cuốn hút. Đòn ngắn, tấn thấp, tính thực dụng rõ nét ở đấu pháp áp sát nặng tính sát thương. Những bài quyền Trấn môn, Ngũ hình quyền, Thập hình quyền, Hổ hạc song hình quyền, Thiết tuyến quyền, Phá sơn hồng gia quyền... lập tức mê hoặc người hâm mộ. Suốt thời gian nhận Việt Nam là quê hương thứ hai, ông đã đào tạo nhiều võ sư tài năng cho làng võ Việt. Hiện nay, chỉ riêng tại Hà Nội đã có hơn 10 câu lạc bộ Hồng Gia do các môn đệ tiếp nối sự nghiệp phát triển võ học của ?oTô sư phụ?.

    CHẤN HUY
  9. newdom

    newdom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Bài viết:
    816
    Đã được thích:
    0
    Bác bảo với bác Chấn Huy từ từ cho em kiểm chứng cái đã . Anh em nhà em nhiều người học cụ Sấu ( Tô Tử Quang ) lâu niên tại nhà cụ ở TT Nguyễn Công Trứ . Bản thân em cũng được thọ giáo cụ Tô mà nghe bài viết của bác CH như sét đánh ngang tai
    Thưa các ACE , yêu lắm cũng đừng có đưa người ta lên tận trời xanh đến lúc nhận ra mình chẳng có chân lý , buông ra người ta lơ lửng chín tầng trời không biết mình rơi về đâu , Cụ ở nơi chín suối cũng chẳng ngậm cười được nữa . Người ta học võ lấy cái hay cái tốt cho mình , hay dở do tự bản thân thôi chứ thày có giỏi mà trò chẳng học thì ra đường gặp hoàn cảnh cũng đành nuốt nhục
    Đây lại "thấy người sang bắt quàng làm họ" tưởng vơ cái sang vào người nhưng có ngờ đâu thể hiện cái lòng tham thô thiển
    Hoàng Phi Hồng danh tiếng lắm nhưng của nhà người ta để người ta dùng cớ gì vơ váo vào mình ...định đánh đu vào cái giá trị của tiền nhân mà sống người ta mới làm cái điều tệ hại như vậy , sao nghề võ lại có những con người tởm như thế nhỉ ?!
  10. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Tác giả Chấn Huy là nhà báo hay làm " nghề võ" ? Chắc gì bác ấy đã làm "nghề võ", sao bác vội cảm thán thế?
    Tôi đọc trên trang web của Bình Dương thấy bài này thì copy sang đây để anh em tham khảo, bàn luận.
    Bác chưa nghe nói đến chuyện cụ Tô có học Hoàng Phi Hồng, không có nghĩa là cụ Tô không học Hoàng Phi Hồng. Cho nên thấy thông tin như vậy thì cũng nên bình tĩnh kiểm chứng. Ngay cả học trò của cụ Tô cũng chưa chắc biết hết mọi chuyện, nếu cụ không kể.

Chia sẻ trang này