1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiếu Lâm Hồng Gia -Võ đường Chu Há - tầng 2. [chủ đề nhiều người đọc, được mod lyhl giới thiệu thán

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi yeuvothuat, 05/06/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0

    Được yeuvothuat sửa chữa / chuyển vào 00:46 ngày 07/06/2008
  2. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    xóa do trùng
    xin lỗi anh em nha
    Được yeuvothuat sửa chữa / chuyển vào 00:57 ngày 07/06/2008
  3. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0

     
    Vừa được người bạn cho một tài liệu nói về Nam quyền
    Hồng Gia mình cũng thuộc dòng Nam quyền nên tôi mạnh dạn pot lên đây cho anh em đồng môn ai chưa đọc thì tìm hiểu thêm
    Do máy tính có vấn đề về phông chữ nên anh em chịu khó đọc nhá
    A. NHẬN BIẾT NAM QUYỀN
    I. Phạm Trù Và Khái Niệm Về Nam Quyền
    Võ thuật là hình thức thể dục dân tộc lành mạnh được lập thành bởi quyền thuật, bài bản binh khí và các phương pháp rèn luyện hữu quan. Nó có lịch sử lâu đời, nội dung phong phú đa dạng, là di sản văn hóa của người dân lao động. Nam quyền là một thứ võ trọng yếu mang nét đặc sắc của dân tộc phương Nam, được tích lũy liên tục và trở nên phong phú trong quá trình thực tế chiến đấu và lao động sản xuất lâu dài của mọi người, ở trong và ngoài nước đều có được thanh danh khá cao.
    Nó là tên gọi chung của Quyền thuật lưu truyền chủ yếu ở các tỉnh
    phía Nam của T.quốc. Do nó lưu truyền ở Phúc Kiến, Quảng Đông,Quảng Tây, Hồ Nam, Triết Giang, Giang Tô, Tứ Xuyên, GiangTây, là các tỉnh ở phía Nam Trung Quốc cho nên mới có tên như vậy
    được Minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 13:24 ngày 15/06/2008
  4. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0

    Nhân loại ở trong thời kỳ viễn cổ sống trong sự uy hiếp của dã thú hung mãnh, điều kiện sinh hoạt tàn khốc, ép buộc loài người phải dựa vào trí tụê và thể lực của chính mình, vận dụng các phương pháp mang tính kỹ xảo động tác đánh quyền đá cước, tránh né, quật ngã có ý thức với dã thú hung mãnh hoặc chiến đấu với kẻ địch tới xâm phạm. Thứ động tác tấn công phòng thủ có ý thức ấy, là cơ sở hùng hậu cho việc xây đắp hình thành nên lưu phái Nam quyền. Chiến tranh liên miên đời cổ đại ở Trung Quốc đã dấy lên ý thức rèn luyện kỹ thuật chiến đấu tấn công phòng thủ của võ thuật trong mọi người, thêm với việc tuyên truyền việc võ nghệ, chế độ mộ quân chọn tướng của tầng lớp thống trị qua các đời, đã có sức xúc tiến cho sự phát triển của kỹ thuật tấn công phòng thủ trong võ thuật. Nhân dân phương Nam vì để thích ứng cho việc diễn luyện trong hoàn cảnh địa lý
    phức tạp ở vùng núi, ven biển, nơi gần với sông hồ, bến nước, nên kỹ thuật tấn công phòng thủ trong võ thuật lưu truyền ở phương Nam dần dần phát triển thành môn Nam quyền lấy hai chân đứng vững chắc làm gốc, đôi tay linh hoạt nhiều biến hóa, động tác cương kình có lực.
    Theo sử liệu hiện có, từ ?oNam quyền? xuất hiện sớm nhất trong bộ sách ?oGiang Nam kinh lược? quyển thứ 8 phần ?oBinh khí tổng luận? của võ tướng Trịnh Nhược viết vào năm Long Khánh thứ 2, đời Minh (1568). Trong đó có thuật về mục quyền pháp rằng: ?oGọi là Triệu gia quyền (Tống Thái Tổ tam thập lục thế, Vu Hồ hạ Tây Xuyên nhị thập tứ thế), gọi Nam quyền (gồm 4 đường: như phong, như tế, như tấn, như thoái), quyền pháp này mau lẹ như gió, nhanh như chớp. Nam quyền có lịch sử khá lâu đời và có nhiều trường phái. Theo ghi chép trong một cuốn sách là ?oTiểu tri lục? viết vào đời Minh (1386-1644) có nói: ?oMười một nhà sử dụng quyền?, ?o17 nhà sử dụng thương?, sử dụng quyền có ?oTriệu gia quyền?, ?oNam quyền?, ?oCâu quải quyền?, ?oPhi quải quyền?, ?. thì Nam quyền là một trong số ấy. Tức là chậm nhất thì đến thế kỷ 14, 15 nó cũng đã hình thành quyền phái độc lập. Có thể thấyNam quyền ít nhất đã xuất hiện từ hơn 400 năm về trước. Hệ thống của nó hình thành và phát triển rộng rãi
    khoảng cuối đời Minh, đầu đời Thanh.
    được Minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 13:26 ngày 15/06/2008
  5. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0

    Nhưng đó không phải là khái niệm về ?oNam quyền? hiện nay. Tuy nhiên nhờ đó có thể biết rằng, Trung Quốc rộng lớn, phương Nam phương Bắc khác nhau rất lớn về địa hình, khí hậu, tố chất cơ thể, do đó các nơi đã hình thành võ thuật căn cứ vào đặc điểm của địa phương mà sáng chế ra loại quyền pháp thích hợp với bản địa.
    Nam quyền hiện nay dùng để chỉ nhiều chủng loại, môn phái quyền thuật lưu truyền ở vùng Giang Nam rộng lớn, các vùng phía Nam và lưu vực sông Trường Giang - Trung Quốc, có phong cách khác hẳn so với quyền thuật phía Bắc. Do dòng chảy rộng, phạm vi truyền bá rộng rãi, lâu ngày hình thành nên rất nhiều thể loại quyền thuật và môn phái. Nếu lấy địa lý mà phân thì đại thể có: Quảng Đông Nam quyền, Quảng Tây Nam quyền, Phúc Kiến Nam quyền, Triết Giang Nam quyền, Hồ Nam Nam quyền, Hồ Bắc Nam quyền, Giang Tây Nam quyền, Tứ Xuyên Nam quyền, trong đó Quảng đông, Quảng Tây và Phúc Kiến Nam quyền là thể hiện tính đại biểu cao nhất.
    Sau khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa, Nam quyền được xếp là một tiết mục trọng điểm trong thi đấu võ thuật vào năm 1960, tiếp đó còn được đưa vào tại liệu giảng dạy trong trường Võ thuật ở Học viện thể dục. Trong những năm thi đấu biểu diễn võ thuật toàn quốc, nó đều chiếm giữ một địa vị trọng yếu, thu hoạch được sự phát triển rộng rãi.
    Nam quyền là bộ phận trọng yếu hợp thành Wushu Trung Quốc, hơn mấy chục năm qua, theo đà phát triển của Wushu, Nam quyền cũng ngày càng phổ biến rộng rãi. Năm 1960, Trung Quốc đưa Nam quyền vào một trongnhững hạng mục thi đấu của Wushu. Trong các giải võ thuật mang tính quốc gia nhiều năm qua, Nam quyền chiếm vị thế quan trọng cả về biểu diễn lẫn đối kháng.
    Trong các cuộc thi đấu giải thưởng võ thuật châu Á lần thứ nhất năm 1987, đại hội võ thuật châu Á lần thứ 10 vào năm 1990, cùng với cuộc thi đấu giải thưởng võ thuật thế giới lần thứ nhất vào năm 1991 nó đều được xếp vào hạng mục thi đấu.
    Năm 1989, Hiệp hội võ thuật Trung Quốc được sự ủy thác của Hội liên hiệp võ thuật châu Á đã tổ chức bộ phận chuyên môn soạn thảo ?oBài quyền thi đấu Nam quyền? và tham gia chính thức trong Á vận hội lần thứ 11. Năm 1992, Hiệp hội võ thuật Trung Quốc soạn thảo các bài thi đấu đặc sắc của Nam quyền như Nam đao, Nam quyền, Nam côn, được Viện nghiên cứu Wushu của Ủy ban TDTT quốc gia và Trung tâm quản lý hoạt động Wushu Trung Quốc thẩm định kỹ thuật, công nhận là môn thi đấu chính thức trong Wushu Trung Quốc, được dùng làm hạng mục thi đấu toàn năng Nam quyền trong thi đấu vận động võ thuật toàn quốc lần thứ 7.
    Gần đây Nam quyền phát triển rộng rãi không chỉ ở miền Nam mà cả miền Bắc Trung Quốc và nước ngoài. Duy trì thường xuyên việc tiến hành luyện tập Nam quyền có thể cường tráng gân cốt, phát triển cơ bắp, khỏe mạnh nội tạng. Bởi vậy nó không những chỉ được nhiều người ở T.quốc yêu thích, mà còn có ảnh hưởng rất lớn ở các nước Đông Nam Aù. Tại Singapore, Malaysia, Phillipines, Indonesia, Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan,v. vv.., người yêu thích Nam quyền ngày càng đông, các tổ chức Nam quyền ra đời ngày càng nhiều, với rất nhiều sách báo được xuất bản.
    II. Nguồn Gốc Nam Quyền Từ Thiếu Lâm
    Võ công Thiếu Lâm Tự khởi từ năm 618, các hòa thượng Thiếu Lâm sau khi bình định loạn Vương Thế Sung thể hiện thần uy, được giới quan gia rất coi trọng, võ phái Thiếu Lâm phát triển rực rỡ vào đời Minh. Võ công Thiếu Lâm Tự vang danh thiên hạ. Quyền pháp Thiếu Lâm cũng theo đó mà truyền bá 4 phương. Trong ?oNgũ tạp trở? quyển thứ 5 của Tạ Khởi Chế đời Minh, có viết: ?oThiếu Lâm Tự ở Hà Nam, quyền pháp thiên hạ vô địch, võ tăng của Thiếu Lâm đi du phương đều có thể một địch mấy chục người?. Giai đoạn này, các môn đồ Thiếu Lâm đi vân du khắp nơi, truyền thụ võ nghệ ở các vùng phía nam, vì vậy quyền pháp Thiếu Lâm phát triển rộng rãi ở phía nam và lưu vực Trường Giang. Do sự khác biệt về hoàn cảnh địa lý, khí hậu cho đến văn hóa, cá tính, ? quyền pháp Thiếu Lâm ở các địa phương này dần dần thay đổi, hình thành nên lưu phái Nam quyền với những đặc tính riêng biệt. Trong quyền phổ cũng như truyền thuyết kể trong các môn phái chính yếu của Nam quyền là Phúc Kiến Nam quyền và Quảng Đông Nam quyền phát triển và truyền bá cực rộng vào đầu đời Thanh, hình thành nên nhiều môn phái khác nhau. Các hệ thống mang phong cách khác nhau của Nam quyền như :Ngũ tổ quyền, Hạc quyền của Phúc Kiến, Hồng quyền, Thái gia quyền của Quảng Đông, ? đều ra đời hoặc công khai truyền thụ vào thời kỳ này.
    Về sự ra đời của Ngũ tổ quyền (thuộc Phúc Kiến Nam quyền), có truyền thuyết thế này: vào thời vua Khang Hy hoặc Càn Long đời Thanh, triều đình nhà Thanh rất sợ uy thế Thiếu Lâm Tự. Để dập tắt ngọn lửa ?ophản Thanh phục Minh?, triều Thanh cho quân đến bao vây tấn công và hỏa thiêu Phúc Kiến Thiếu Lâm Tự. Võ tăng trong chùa chỉ có Chí Thiện thiền sư cùng 4 người nữa thoát được, căn cứ vào quyền thế Thiếu Lâm sáng chế nên Ngũ tổ quyền truyền dạy ở một dải Phúc Kiến. Lại như Hồng quyền là cây cổ thụ trong quyền pháp Quảng Đông, đến nay nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng: quyền pháp, phong cách của Hồng quyền rất tương đồng với ?oThiếu Lâm ngũ quyền?, đây là sự thực không thể tranh cãi.
    Xem xét toàn thể diện mạo Nam quyền, chúng ta có thể phát hiện thấy : Sự ra đời
    và phát triển của Nam quyền không rời khỏi quyền pháp Thiếu Lâm. Chính nhờ có Thiếu Lâm Tự, võ tăng Thiếu Lâm và quyền pháp Thiếu Lâm, nhờ có môn đồ Thiếu Lâm truyền dạy ở phía nam, nhờ có sự tiếp xúc giữa quyền pháp Thiếu Lâm với bản địa mà hình thành nên Nam quyền khác biệt với quyền thuật phương bắc ?oNam quyền Bắc cước?. Nam quyền xuất phát từ Thiếu Lâm.
    được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 19:37 ngày 15/06/2008
  6. BigBroLinh

    BigBroLinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    2.722
    Đã được thích:
    1
    hic....tiếng Thái + Ả Rập à?
  7. hongvienanh

    hongvienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2007
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Tôi đề nghị chấm dứt mọi tranh chấp nặng nhẹ với nhau ở đây .
    Mong anh em thông cảm .
    được Minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 08:27 ngày 07/06/2008
  8. newdom

    newdom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Bài viết:
    816
    Đã được thích:
    0
    Bạn là học trò của Mr. Há hả , ok , vậy là phải gọi cụ Tô Tử Quang ( cụ Sú Tàu) là sư tổ phải không ?! Tôi từng được xem cụ biểu diễn võ công và khâm phục cụ rất nhiều .
    Có một thông tin thế này để các bác tham khảo , thông tin thất thiệt hay không phải tự tìm tòi kiểm chứng . Môn Hồng gia của Chí Thiện thiền sư chính là dòng Hồng gia của Hoàng Kỳ Anh, Hoàng phi Hồng ...Một nhánh của dòng này là Hồng Gia Việt nam do ông Hà Châu là trưởng môn , Bạn có thể tìm hiểu dòng này và họ chứng minh bằng ra cây gia phả của dòng mình.
    Nhưng hệ thống quyền cước , công pháp khác xa với hệ thống của Hồng Gia miền bác do cụ Tô Tử Quang là trưởng môn...điều này đã bao giờ các bạn hỏi sư phụ mình chưa và có tìm hiểu nguồn gốc môn võ của mình là gì không.... ???
    Nếu không biết rõ ngồn gốc môn võ mình học e rằng bạn còn chẳng biết mình đang học cái gì
  9. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Vì lợi ích của mọi TV, tôi buộc phải đặt chủ đề này trong tình trạng kiểm soát bài, chỉ những bài viết tham gia nghiêm túc mới được xuất hiện .
    Anh em có thể khiếu nại nếu chủ đề của mình cũng bị đối phương tấn công . Tôi cũng sẽ xử lý tương tự .
    1 lần nữa, tôi kêu gọi chấm dứt mọi việc tranh chấp .
  10. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    các TV mà ko cẩn trọng trong câu chữ thì các MOD dọn dẹp rồi lại phải dọn dẹp tiếp. yêu cầu các bên liên quan lưu ý :((

Chia sẻ trang này