1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiếu Lâm Hồng Gia -Võ đường Chu Há - tầng 2. [chủ đề nhiều người đọc, được mod lyhl giới thiệu thán

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi yeuvothuat, 05/06/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Chào newdom, tôi chỉ là học trò cũ của thầy há thôi
    Tôi cũng có tìm hiểu về hệ thống quyền cước của hồng gia bên nhánh của hồng hi quan, hoàng phi hồng và cũng thấy có sự khác biệt rõ với hệ thống của chúng tôi , thể hiện ngay ở các bài quyền .Trình độ về kiến thức võ học của tôi hơi kém, mong bạn thông cảm . Có cậu Thonline là môn sinh của võ đường, cậu đó chắc chắn trả lời được nhiều thắc mắc của newdom.
    Về nguồn gốc của hồng gia chúng tôi thì thật sự chúng tôi ko biết được nhiều. Chỉ biết rõ là bắt nguồn từ cụ Lân, thân phụ của Cụ Tô
    Còn trước đó cụ Tô học của ai thì rất khó xác định chính xác
    Khi có điều kiện kinh tế, chúng tôi sẽ sang quảng tây để tìm hiểu thêm về nguồn gốc của môn phái mình, còn hiện giờ thì cứ tạm thời lấy cụ lân và cụ tô làm gốc
    Mục đính của tôi khi pot thông tin về nam quyền chỉ để giúp anh em võ đường dễ dàng trau dồi thêm kiến thức về võ học mà thôi, ko hề có ý này ý khác. Có gì ko đúng bạn cứ góp ý , chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe
  2. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Thành viên nào có ý định gây hiềm khích thì các mod cứ trừng phạt thẳng tay, cho leo cột dài ngày thì sẽ ko còn cơ hội dở chứng nữa, các mod ko còn phải vất vả del bài
    Chúc các mod mạnh khỏe
  3. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    III. Đặc Điểm Và Phong Cách Chủ Yếu Trong Nam Quyền
    Môn Nam quyền lấy hình thức vận động bằng bài bản làm chủ, thông qua luyện tập bài bản mà các kiểu thân hình, thủ hình, bộ hình và các động tác về thân pháp, bộ pháp, thoái pháp, thủ pháp, nhẩy nhót, nhào lộn, té ngã có được quan hệ hữu cơ với nhau, tiến hành được rành mạch không bị lộn xộn.
    1. Phong cách chủ yếu của Nam quyền
    Nam quyền thoát thai từ Thiếu Lâm, khởi nguồn từ Thiếu Lâm quyền pháp, sau cùng biến hóa thành một Nam quyền có chỗ khác biệt với Thiếu Lâm quyền pháp. Quá trình này, thực chất là sự biến đổi về phong cách và đặc điểm. Khi hình thành, sở dĩ gọi là Nam quyền chính là do có sự khác biệt về phong cách với các lưu phái khác. Các phái Nam quyền khác nhau có phong cách khác nhau. Như Hồng quyền yêu cầu mã bộ thấp, chú trọng sức mạnh và độ nhanh của kiều pháp; Lưu gia quyền thì đòi hỏi tấn thoái mau lẹ, linh hoạt đa biến; Lý gia quyền thì chú trọng sự linh hoạt, đòn thế liền nhau tung ra như vũ bão ; ?
    Trong khá nhiều môn phái Nam quyền, tuy có phong cách độc đáo khác nhau nhưng nhìn chung, phong cách chủ yếu của Nam quyền được thể hiện qua các mặt sau:
    1) Động tác đơn giản thực dụng, không màu mè: Trong Nam quyền dù là đơn luyện hay bài quyền đều là lời ngắn ý rõ, nắm bắt được ngay, thế thủ không múa may, động tác mang tính thực chiến mạnh. Đòn thế trong Nam quyền đòi hỏi đánh ra ở cự ly ngắn nhất, kình lực tập trung nhất và phạm vi vận động trong khả năng nhỏnhất, từ đó mà đạt đến hiệu quả tấn công cao nhất.
    2) Khí thế dũng mãnh, mạnh mẽ dữ dội: Nam quyền đòi hỏi phát lực mạnh bạo mà vững chắc, trước khi phát kình phải bế khí súc kình, cơ bắt thu cứng; lúc phát kình cơ bắp buông lỏng, sử dụng sức mạnh hông đùi, lấy khí đẩy lực, kình lực phát ra dũng mãnh, chuỗi động tác phải nhất quán, liên tục, khí thế dữ dội như lời quyết: ?oHô hát tắc phong vân biến sắc, khai quyền tắc sơn nhạc băng đồi? (Hét một tiếng, gió mây đổi sắc, vung quyền lên, đồi núi vỡ tan).
    3) Bộ pháp vững chắc, ít nhảy nhót, trọng quyền hơn trọng cước :
    Bộ hình của Nam quyền gọi là ?omã?. Yêu cầu ?oổn mã? (bộ chắc) tức bấm 5 đầu ngón chân xuống đất, chân rơi xuống đất như mọc rễ, bộ hình lúc hoàn thành cần ?oổn như thiết tháp, tọa như sơn? (đứng vững như tháp sắt, ngồi chắc như núi). Còn về bộ pháp thì lại yêu cầu linh hoạt, chắc chắn, khiến cho hạ bàn của Nam quyền vững mà không trì trệ. Nam quyền chú trọng mã bộ vững chắc, bình ổn, cứng cáp có lực, tấn pháp như cây mọc rễ, nhằm làm cho thân pháp vững vàng, quyền pháp mạnh mẽ, đạt đến ?oThủ thị đồng chùy, cước thị mã? (Tay là chùy đồng, chân là ngựa).
    Do Nam quyền có các đặc điểm bộ pháp vững chắc, quyền cứng, thế mạnh, ít nhẩy nhót, nhiều đòn ngắn, giỏi về phiêu thủ (chọc xỉa), dùng âm thanh, khí thúc đẩy lực mà có chổ khác biệt với những phái võ lưu truyền ở các vùng phía Bắc Trung Quốc, cho nên giới võ lâm mới có câu nói ?oNam quyền Bắc cước? qua đó có thể thấy Nam quyền ít sử dụng cước pháp, đòn thế từ tay chiếm nhiều, biến hóa đa dạng. Nam quyền không đề xướng bay nhảy hay tấn công mục tiêu cao.
    Nam quyền tuy đa dạng về chủng loại, mỗi loại có đặc điểm phong cách khác nhau, nhưng nhìn chung đều lấy đánh ngắn (đoản đả) làm chính, sở trường về đòn tay (thủ pháp), vì vậy giang hồ có câu ?oNam quyền Bắc cước?. Nam quyền yêu cầu đòn tay phải biến hóa mau lẹ, ít dùng đòn đá, tiến hoặc thoái đều chắc chắn từng bước, cực ít các đòn bay nhảy tấn công mục tiêu cao. Động tác linh hoạt đa biến, chặt chẽ có thứ tự, mạnh mẽ cương kình, đòn phát ra kèm theo tiếng thét, lấy khí trợ lực.
    Nam quyền có khá nhiều phong cách, mỗi nơi tự có một phong cách riêng nhưng nói chung cũng không ngoài hai loại hình lớn như sau:
    ??Một loại là hàm hung hàm hung (hóp ngực), bạt bối (dạt lưng về sau), hạ chìm vai, thòng cùi chỏ xuống, thu mông lại, đòn tay ngắn (đoản kiều), tiểu mã (đứng bộ hẹp), giỏi về phát đoản kình. Cho nên mỗi khi luyện tập thường yêu cầu hóp bụng để tích trữ kình, hạ chìm vai, co cánh tay, thu lại trước phát ra sau. Khi ra
    đòn thì bước tới phát kình đánh ra. Thân chuyển theo bộ, phát đòn tùy theo bộ. Bộ pháp hay dùng: Bán mã bộ, Cân bộ, hư bộ. Bộ đứng hẹp, động tác gấp rút.
    ??Một loại khác là ưỡn ngực, sụp thấp eo, thu bụng, rút gọn mông, trường kiều (đòn vươn dài), chân đứng rộng, giỏi về phát trường kình. Khi luyện tập loại quyền này, yêu cầu thân người ngay ngắn, bộ pháp vững chắc, động tác vươn xa, biên độ cần lớn. Trước khi phát kình thì hạ chìm eo, rùn xuống. Lợi dụng việc chuyển bộ, vặn eo đồng thời mượn việc sử dụng sức lực của eo và chân, làm cho kình lực cấp tốc thông qua lưng, cánh tay mà dồn tới mặt quyền, đưa kình lực mạnh mẽ tới để mà phát ra, làm cho sức lực đựơc thông thuận.
    Do đòn tay dài, bộ mã rộng khiến cho động tác được dang mở, cứng mạnh và có lực, bộ tấn vững vàng, thân thể yên ổn, khí thế hùng hậu.
    Tuy môn Nam quyền có các kiểu phong cách khác nhau, nhưng thủ hình và bộ hình về cơ bản lại giống nhau. Về thủ hình, có: quyền, chưởng, chỉ, trảo, câu, kiều. Đặc biệt nhất trong số đó là kiều pháp, đây là đặc điểm chỉ có ở môn Nam quyền. Trên cơ bản, các phái võ thuộc hệ thống Nam quyền khi thể hiện đều có kiều pháp nhất là trong môn Hồng gia quyền. Về bộ hình có: Mã bộ, Cung bộ, Hư bộ, Quỵ bộ, Cân bộ, Điệp bộ, Độc lập bộ, Bán mã bộ, Kỵ long bộ.
    được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 19:38 ngày 15/06/2008
  4. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0

    2. Nhịp Điệu Tiết Tấu Của Nam Quyền
    Tiết tấu và phong cách có mối quan hệ tương hỗ trong võ thuật. Nắm bắt tiết tấu giỏi hay dở có ảnh hưởng đến phong cách võ thuật. Tiết tấu trong Nam quyền hình thành và thể hiện trong sự thống nhất các mặt đối lập như động - tĩnh, nhanh - chậm, cương - nhu, hư - thực; biểu hiện của tiết tấu thể hiện phong cách. Tiết tấu của Nam quyền thể hiện rất rõ ràng, là động hay là tĩnh, là cương hay là nhu, hình thành nên phong cách Nam quyền trầm ổn, phân minh, mạnh bạo, đơn giản.
    3. Đặc Điểm Chủ Yếu Của Nam Quyền
    Tuy Nam quyền có nhiều môn phái phong phú đa dạng, nhưng đều có đặc điểm chung. Đặc điểm chung chủ yếu của các phái loại Nam quyền như sau: thế quyền cứng mạnh, bộ pháp vững chắc, động tác giản dị gẫy gọn, động tác ở thượng chi khá nhiều, đòn chân và nhảy nhót khá ít, thân ở trung ương, tiến lui 8 mặt, kình cứng, có lực, thường vận kình khiến cho cơ bắp nổi vồng lên. Mỗi lần trước khi phát kình đều nín thở tích trữ kình, cơ bắp rút chặt lại; khi phát kình thì thả lỏng cơ, mượn sức lực của eo và chân để cho kình lực phát ra. Yêu cầu eo, chân và cánh tay thông suốt, nhất trí, làm cho sức lực đạt tới thuận lợi. Dùng phát thanh thở bằng miệng để hỗ trợ việc phát lực. Có lúc phát một đường kình mạnh, nhân thế phát ra tiếng kêu, đồng thời đem hơi độc ở trong người thải ra ngoài, cho nên mới có câu: ?oThổ khí tu khai thanh? (Hơi thở ra cần phải phát ra tiếng kêu).
    Đặc biệt nó có thể đề cao năng lực chiến đấu tấn công phòng thủ đánh bám sát tầm gần.Nam quyền trọng về tấn công, chiêu thức mạnh mẽ mau lẹ, linh hoạt, ra đòn mau, liên tục. Nó yêu cầu tay đánh ra phải nằm ở vị trí chính giữa người, chú ý bảo vệ lối ra vào, phản xạ mau mắn, giống như tục ngữ võ thuật nói: ?oXúc tắc biến, phát như tiễn? (Đụng tới là biến chiêu, ra đòn như tên bắn), chạm tới phát ra liền, phát ra như tên bắn.
    Thế quyền xen kẽ động tác nhanh và chậm, dùng cả đòn ngắn và dài, cứng và mềm trợ giúp nhau, lấy cứng (cương) làm chủ, kình lực dũng mãnh, kết hợp mau chậm. Lúc nhanh thì động tác mau lẹ rõ ràng, lúc chậm thì trầm ổn có lực, lúc cương thì khẩn trương, nhu thì duỗi dài.
    Chiêu thức của Nam quyền đều lấy biến hóa của thủ pháp làm chủ, thường dùng ?ođoản mã trắc thế? (bộ hẹp, thế xoay nghiêng), cho hạ bàn (bộ tấn) vững chắc, yêu cầu ?okhí quán Đan điền?, kình cứng tiến đánh, như rắn nuốt mồi. Về thủ pháp thì yêu cầu linh hoạt nhiều biến hóa, khéo và hiểm đi với nhau, dùng cả hư và thực (giả và thật), còn dùng phép đánh áp gần tỳ đẩy kết hợp với thủ pháp đánh trên lấy dưới đầy biến hóa, chiêu thức tiếp nối nhau thành vòng tròn liên hoàn. Trên biến hóa chiêu thức tuy các nhà có sự khác nhau, nhưng chủ yếu không ngoài: xung, phách, khảm, tỏa(ngăn), khấu, điêu, thiết, vân, tạp, triên, phong, án, tỏa (khóa), lâu, sáp, lao, kháo, rồi tùy sự biến hóa của chiêu thức có thể phân biệt ra cao thấp, tiến lui, ra vào, công thủ. Về kỹ thuật yêu cầu ?otiêu trung đới án? (dùng ngón tay xỉa vào cổ họng địch, rồi lập tức ấn chưởng xuống, lực dồn vào ức
    bàn tay, đánh vào vùng tim của họ), trong án có ẩn tàng phong, trong phong có áp, trong áp kèm có điêu, trong điêu ẩn tàng trảo, trong trảo có triền, trong triền kèm kháo, trong kháo có liều, trong liêu có thết, trong thiết có vân, trong vân kèm có phách, trong phách ẩn tàng tạp, ?oquyền vô không phát? (không đấm ra xuông), ?othủ vô không hồi? (tay không thu về xuông). Ra đòn nếu không xung (đấm thẳng) thì phách (đấm bổ), không sáp (cắm) thì là lâu (ôm). Mỗi một chiêu phát ra đều phải ngầm chứa kình xoay vòng, tay thu về nếu không trảo (chụp) thì là điêu (ngoắc), không phong thì là tỏa, lấy cương khắc chế nhu, thấy lực thì hóa lực, thấy lực thì phát sinh lực, dùng trực kình (kình đi thẳng) phá hoành kình (kình đi ngang), tay đánh ra như thẳng mà không phải thẳng, còn giữ lại chỗ dư để quay trở về, hai cánh tay quấn quýt như dây leo, hai bàn tay như đầu rắn. Trên kỹ thuật chiến đấu, Nam quyền yêu cầu gặp kẻ mạnh thì tránh mũi nhọn của họ, như tránh sự xung kích của ngọn sóng; gặp kẻ yếu thì chèn vào chỗ yếu ấy, nắm giữ thời cơ có lợi, tiến hành tấn công. Tránh mạnh đi vào chỗ yếu, đánh vào chỗ hiểm của nó. Khi chiết chiêu (hóa giải đòn), đối với kẻ dùng thế cứng mạnh thì nhân theo thế ấy, dùng đòn mạnh đánh trả lại; đối với kẻ dùng lực cứng mạnh thì mượn lực của họ, mà thuận thế đi tới. Âm đến cực điểm thì dương sinh, ra đòn bất ngờ để đánh thắng địch. Dùng quyền chưởng đánh tầm xa, chỏ gối thúc chèn, đòn tay ngắn tự coi. Yêu cầu hai chỏ không rời sườn, hai quyền không dời tâm (tim), thủ giữ thiên môn (vùng đầu), khép kín địa khố (hạ bộ), phòng thủ chặt 3 đường trên, giữa, dưới. Tiến thì mạnh, thường dùng ?otrắc phong đạp hồng môn? (xoay người qua một bên bước ngay tới giữa hai chân địch ) mà vào; lui thì linh hoạt, đòn từ cao tới thì dùng khiêu thác (xỉa lên, nâng) hóa giải, đòn tầm ngang đi tới thì lan cách
    (ngăn, đỡ), đòn thấp đánh tới thì khảm thiết (chặt, cắt). Nam quyền do chịu sự hạn chế bởi hoàn cảnh địa lý, nên đòn chân dùng trực tiếp vào chiến đấu rất ít, mà đôi chân lấy sự vững chắc làm gốc, linh hoạt làm tinh vi, rơi xuống đất như mọc rễ, để có thể đứng ở chỗ nguy hiểm mà xô đẩy vẫn không bị ngã là hiệu quả. Do chịu
    ảnh hưởng của võ thuật quân đội cổ đại, nên phép đánh dùng lẫn cả đòn ngắn và dài, tay cứng eo chắc, tiến đánh liên hoàn, trong phòng thủ kèm theo phản công. Trong khi đang lui về tránh đối phương tiến công, lợi dụng sự biến hoá của thân pháp, bộ pháp để tránh nhuệ khí của họ, thừa cơ chủ động đánh úp, trong tấn công
    có phòng thủ. Lúc ta tiến công, cũng phải đồng thời tránh né đòn đánh của đối phương, dùng động tác công kích đánh vào tứ chi của đối phương đang đánh tới.
    được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 19:39 ngày 15/06/2008
  5. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị bạn trở về với chủ đề chính của bạn .
    Nếu bạn cũng bàn ra ngoài chủ đề, tôi buộc phải xử lý . Đã del 1 bài của bạn, xét ra nội dung lạc đề và chỉ tạo cơ hội để tranh chấp, chả có lợi ích gì cả . Mong bạn hiểu cho .
  6. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn mod minh trinh đã nhắc nhở
    Tôi sẽ rút kinh nghiệm để ko rơi vào bẫy nữa
    Cám ơn
  7. hongvienanh

    hongvienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2007
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    LẶP BÀI!


    được BigBroLinh sửa chữa / chuyển vào 20:14 ngày 10/06/2008
  8. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    CÁM ƠN VA ĐÃ UP HỘ TOPIC LÊN
    HA HA HA HA HA HA
  9. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0

     
    pot tiếp cho anh em cùng đọc đây
    $$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$
    1. Thủ hình và thủ pháp đa dạng, phong phú độc đáo, dùng nhiều kiều pháp, nhiều biến hóa :
    1) Đa dạng, phong phú độc đáo, dùng nhiều kiều pháp :
    Nam quyền chú trọng vận động và biến hóa đòn tay, do đó kỹ thuật đòn tay có nhiều điểm rất độc đáo. Thủ pháp của Nam quyền rất đa dạng, chủ yếu có: Quyền pháp, Chưởng pháp, Câu thủ (hạc chủy thủ), Trảo pháp, Chỉ pháp, cùng các loại Trửu pháp (phép đánh chỏ), Kiều pháp. Trong đó, Trảo pháp, Chỉ pháp và Kiều pháp là đặc trưng chính yếu để phân biệt Nam quyền với các môn phái khác.
    Trong trảo pháp có: Hổ trảo, Hạc trảo, Long trảo; Chỉ pháp gồm có: đơn chỉ (1 ngón) và song chỉ (2 ngón); Trong quá trình luyện tập môn Nam quyền thường hay dùng khúc xương bên ngoài và bên trong của cẳng tay để dùng trong tấn công hoặc phòng thủ. Cách này, trong thuật ngữ của môn Nam quyền gọi là ?okiều pháp?.
    Cách dùng cánh tay của Nam quyền khá độc đáo, gọi là ?okiều thủ?, vận dụng kiều thủ yêu cầu ?ongạnh kiều?. ?oKiều pháp? là thủ pháp đặc biệt chỉ có riêng ở Nam quyền, tức là duỗi thẳng cánh tay hoặc gập tay lại hình thành dạng ?okiều? (chiếc cầu), tấn công theo hình thức khuyên, bàn, thiết, trầm, đi theo đường vòng, khoanh
    tròn, cắt ra.
    Trong kiều pháp có các kiểu : trầm kiều, triệt kiều, phách kiều, giá kiều, tiễn kiều, xuyên kiều, cổn kiều, trừu kiều, v.v? nhằm làm cho ?okiều? được cứng rắn, cần phải thường tập kèm với các dụng cụ bổ trợ khác để rèn luyện công năng của cẳng tay (như dùng cẳng tay đánh vào vật cứng hoặc thân cây). Vì muốn các kiểu đánh bằng kiều sử dụng được linh hoạt cho nên còn cần phải tiến hành luyện tập các kiểu hình thức phối hợp chặt chẽ với thân pháp, bộ pháp.
    được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 19:40 ngày 15/06/2008
  10. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    2) Thủ hình và thủ pháp nhiều biến hóa:
    Trong quá trình luyện tập môn Nam quyền, có rất nhiều trường hợp phải hoàn thành vài động tác tay liên tục trong lúc vẫn giữ nguyên bộ tấn. Như ở động tác thứ 3 đến động tác thứ 6 trong đọan thứ nhất của bài ?oTổng hợp Nam quyền?, chân giữ nguyên ở Mã bộ mà thủ hình có chưởng, chỉ, kiều xuất hiện. Về thủ pháp thì làm liên tục các động tác sáp chưởng, khiêu chưởng, đơn chỉ thủ, trầm kiều. Trong khi ở các môn võ khác, đa số dùng đồng thời cả thủ pháp lẫn bộ pháp, mỗi một bộ pháp đểu chỉ dùng kèm với một hoặc hai thủ pháp mà thôi. Nam quyền thường thực hiện hàng loạt đòn tay liên tục trong khi bộ pháp không thay đổi, vì thế ngạn ngữ võ thuật thường xưng Nam quyền là ?oNhất thế đa thủ?, ?oNhất bộ kỷ biến quyền?. (Một thế đánh có nhiều đòn tay, Một bộ đứng biến đổi tới mấy bộ tay), lại còn có ?onhiều đòn ngắn?. Thủ pháp của Nam quyền có nhiều đòn ngắn, lại nhiều biến hóa, thường ?onhất thế đa thủ? (một thế có nhiều đòn), ?onhất bộ kỷ thủ? (một bộ tấn có vài đòn đánh). Trong vận dụng thủ pháp thường hay co chỏ, để dễ phát đoản kình, cương kình. Nam quyền phần lớn sử dụng đòn ngắn, phát huy thủ pháp ?ongắn 1 tấc, hiểm 1 tấc?, ?omột tay nhiều thế?. Câu tục ngữ trong
    giới võ thuật: ?oNam quyền Bắc thoái? đã thuyết minh Nam quyền rất coi trọng thủ pháp, vừa phong phú về thủ pháp, mỗi thế có nhiều thủ pháp, mỗi bộ biến đổi thủ pháp vài lần, lại nhiều ?ođoản quyền? (đòn đánh ngắn), giỏi về tiêu thủ.
    Bởi vậy đây là điểm biểu lộ nên phong cách độc đáo của môn Nam quyền khác biệt với các môn khác. Nam quyền sử dụng tay là chính, đặc điểm của nó là phạm vi hoạt động hẹp, khác xa với Trường quyền bay nhảy rộng thoáng, cho nên mới có câu ?oNam quyền Bắc cước?, ?oNam quyền trọng thủ pháp, Bắc quyền trọng
    cước pháp?, điều này có liên quan đến địa thế phương nam Trung Quốc nhiều sông rạch, khe núi, ít bình nguyên. Thể hiện đặc điểm rõ nhất của Nam quyền là môn ?oThuyền quyền? thịnh hành ở lưu vực Thái Hồ, có thể biểu diễn đủ các loại chiêu thức trên ván thuyền nhỏ chỉ vài mét vuông. Thuyền quyền cực kỳ mau lẹ, như mèo bắt chuột, phát đòn là trúng đích, chiêu thức như có như không, hư hư thực thực.
    được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 19:41 ngày 15/06/2008

Chia sẻ trang này