1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiếu Lâm Hồng Gia -Võ đường Chu Há - tầng 2. [chủ đề nhiều người đọc, được mod lyhl giới thiệu thán

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi yeuvothuat, 05/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    2. Tạo Nền Vứng Chắc - Luyện Công Phu Cơ Bản
    Ngạn ngữ võ thuật nói rằng: ?oVị học quyền, tiên luyện công? ?" Luyện công trước khi học quyền. Hay ?oLuyện quyền bất luyện công, đáo lão nhất trường không? - Luyện quyền mà chẳng luyện công, đến khi nhắm mắt cũng không có gì - Công phu căn bản là khởi đầu để học Nam quyền. Muốn học giỏi Nam quyền phải có công phu căn bản làm cơ sở. Công phu cơ bản, ấy là: Thể năng tố chất, kiều lực, tý công (tay), yêu công (eo hông), trang công (bộ tấn), thoái công (chân). Nam quyền ra quyền dữ dội, cương mãnh, nên chú trọng đến kiều lực và tý lực, phát triển sức mạnh và độ nhạy bén của đòn tay, người mới học không thể bỏ qua đặc điểm này.
    Lại có câu: ?oLuyện quyền bất luyện yêu, chung cứu nghệ bất cao?- Luyện quyền mà không luyện eo hông thì rốt cuộc nghề cũng không cao - Nam quyền trọng đòn tay, lực phát từ eo hông, lấy eo hông làm ?omáy phát nổ? để hoàn thành các động tác tay, do đó eo hông chiếm vị trí rất quan trọng, yêu cầu phải linh hoạt đến mức tối đa. Cũng vậy, do Nam quyền đòi hỏi mã bộ phải vững chắc nên phần trang công rất được chú trọng nhằm tạo thế ?ovững như Thái sơn?, thể hiện đặc điểm trầm ổn, vững vàng trong Nam quyền.
    Tóm lại, có thể lực, kiều lực, tý lực, yêu lực và mã bộ tốt làm cơ sở thì mới có thể
    học tốt Nam quyền từ đơn luyện, chuỗi động tác, bài quyền đến giao đấu, thể hiện rõ nét đặc điểm và phong cách của Nam quyền.

  2. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    3. Nắm Bắt Đặc Điểm Vận Động Của Nam Quyền
    Nam quyền yêu cầu tay, mắt, bộ, tinh thần, khí lực phải phối hợp mật thiết với nhau, vận động một cách khẩn trương, dồn dập nhưng có tiết tấu. Lúc luyện yêu cầu tĩnh tâm, tinh thần sảng khoái, trầm khí súc kình, lấy khí đẩy lực, lấy eo phát kình, thân hình ngay chính, bộ pháp vững chắc. Đó là đặc điểm vận động của Nam quyền.
    Ngoài ra cần phải chú ý đến mấy điểm sau:
    a) Kiều và Kiều pháp là nội dung cơ bản để phân biệt Nam quyền với các lưu phái khác, ?oKiều? phải cứng rắn mạnh mẽ, nắm bắt được đặc điểm của các loại Kiều pháp: Trầm kiều, Triệt kiều, Phách kiều, Giá kiều, Tiễn kiều, Xuyên kiều, Cổn kiều; sử dụng kiều pháp thích hợp, linh hoạt, kết hợp luyện tập kiều pháp với thân
    pháp, bộ pháp.
    b) Các môn quyền thuật khác thường chú trọng cả đòn tay lẫn đòn chân, một bộ pháp phối hợp một hoặc 2 đòn tay. Nam quyền thì khác. Trong Nam quyền, có khi sử dụng rất nhiều đòn tay khác nhau trên bộ hình không thay đổi suốt quá trình diễn luyện, đây là đặc trưng rõ nhất của Nam quyền so vơi các môn phái khác.

  3. Freeman72

    Freeman72 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    1.315
    Đã được thích:
    0
    Hấp dẫn tôi xuống tập ở chỗ thầy Há chính là bộ tay rất biến hoá Đôi chân di chuyển lắt léo và linh hoạt rất uy mãnh và đẹp Điều này khác hẳn với những gì tôi đã biết trước đây.
  4. Freeman72

    Freeman72 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    1.315
    Đã được thích:
    0
    Ảnh cháu Nguyễn Bật Tiến Đạt tại giải trẻ võ cổ truyền vừa rồi.
    [​IMG]
  5. Freeman72

    Freeman72 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    1.315
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  6. Freeman72

    Freeman72 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    1.315
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Đọc lại một cuốn sổ tay võ thuật, thấy nói là Thiếu Lâm Hồng Gia khác với Hồng Gia Quyền.
    Dòng Hoàng Phi Hồng là Hồng Gia Quyền
    Dòng Thiết Kiều Tam là Thiếu Lâm Hồng Gia.
    Các bác có ý kiến gì không?
  8. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Bác tlbp có thể pot tài liệu đó lên cho chúng tôi biết được ko
    Tôi tìm hoài trên net nhưng vẫn chưa thấy được dẫn chứng liên quan đến ý kiến của bác đưa ra
  9. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    tiếp tục nào
    $$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$4
    c) Nam quyền chú trọng đòn tay, ít dùng đòn chân. Vì vậy cước pháp Nam quyền không nhiều, đòn đá đơn giản, thường cao không quá vai.
    d ) Ý- Khí - Kình - Lực :
    Ý ở đây là hoạt động tư duy nhằm điều chỉnh, chi phối, nắm bắt các động tác trong diễn luyện Nam quyền; khí là phương pháp phối hợp hô hấp với động tác trong vận động; lực là kình lực đặc thù trong vận động võ thuật, nó là một loại hoạt lực (sức) sản sinh trong sự phối hợp, điều chỉnh của ý và khí. Tục ngữ nói: ?oÝ động khí động, khí động lực động?, hợp nhất ý, khí, lực là yêu cầu cơ bản của Nam quyền. Phương pháp ?olấy ý dẫn khí, lấy khí đẩy lực? đại diện cho đặc điểm vận động căn bản nhất trong Nam quyền, người mới học nên nắm bắt điểm này. Nam quyền yêu cầu ?othủ kỳ tâm? (phòng thủ vùng tim), chú trọng ý không chú trọng khí, chú trọng khí không chú trọng lực, lấy ý thức chi phối động tác; yêu cầu ?ođoạt kỳ khí? (giành lấy khí thế), cho rằng khí có thể đề cao năng lực hoạt động và doanh dưỡng cơ thể, làm cho tinh thần người ?othủ khí? được đầy đủ, ý chí chiến đấu tăng gấp bội, uy lực động tác có thể phát huy khí thế bàng bạc. Cho nên, các nhà tương đối coi trọng đối với việc ?oluyện khí?.
    Quyền kinh nói rằng: ?oGốc của lực ở chân, phát ở đùi, chủ thể ở eo hông, thành hình ra ở tay?. Nam quyền chú trọng công phu đòn tay nên rất coi trọng việc tập luyện phát kình lực. Phát kình lực giỏi hay dở có ý nghĩa rất quan trọng. Ứng dụng của kình lực, lúc nào nhu, lúc nào cương, lúc nào phô ra, lúc nào ẩn vào, ... là mấu chốt để đánh giá công phu Nam quyền.

  10. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Nam quyền rất chú trọng đến việc phát kình. Kình lực của nó phát ra thông qua phần chân, phần eo, phần lưng, phần cánh tay để dồn tới mặt quyền. Muốn làm cho kình lực thông thuận thì eo, lưng, chân và cách tay cần phải linh hoạt nhịp nhàng, làm liền một mạch. Như khi làm các động tác : cái quyền, tảo quyền, quải quyền, triệt kiều, phách kiều, thường là đồng thời chuyển từ cung bộ sang mã bộ hoặc từ Mã bộ chuyển qua cung bộ. Phải lợi dụng sự xoay chuyển của eo và chân mà tăng mạnh thêm lực phát ra. Khi làm động tác đấm thẳng (xung quyền), đàn quyền (đấm bật tới), trước tiên cần co chỏ, thu quyền về bên eo, sau đó xoay cánh tay vào trong cho lòng quyền hướng xuống rồi tùy theo chuyển động của eo và chân dắt kình xoắn tới mà phóng quyền ra trước hoặc bắn ra trước. Có vậy mới tăng mạnh được lực phát ra.
    Ngoài ra, kình lực của môn Nam quyền còn có 2 loại là Trường kình và đoản kình. Phát trường kình là trong khi phát kình ra, phần eo và cùi chỏ duỗi thẳng ra hết mức, dồn kình lực tới mặt quyền. Phát đoản kình thì làm cho vai, cùi chỏ ẩn rút lại, vai hạ chìm, co cùi chỏ, dùng eo phát kình ra, làm cho kình lực đạt tới mặt quyền thật cấp tốc.
    Phát kình trong Nam quyền chia làm: trường kình và đoản kình, niêm kình.
    - Khi phát trường kình, phần lớn phối hợp với trường kiều đại mã, tầm hoạt động
    rộng, cánh tay duỗi thẳng, phần vai, chỏ đều thẳng hết mức để kình lực đạt đến mặt quyền;
    - Lúc phát đoản kình thì thường phối hợp đoản kiều tiểu mã, mau lẹ, nhanh nhẹn, cánh tay thường co và đòn phát ngắn; trầm vai hạ chỏ, phát kình từ eo hông để kình lực đạt đến mặt quyền nhanh nhất;
    - Niêm triền kình đòi hỏi vai, chỏ, cổ tay đều trầm xuống và buông lỏng, mềm dẻo mà có đoản kình.
    Phương thức phát kình tuy khác nhau nhưng ứng dụng là một, đều phải: phát kình thông thuận, không ngừng trệ; phát kình tự nhiên, khí lực quán thông. Muốn như vậy thì chân, hông, lưng, tay phải phối hợp nhịp nhành và linh hoạt. Các động tác như: cái quyền, tảo quyền, quải quyền, triệt kiều, phách kiều, ? thường phối hợp với cung bộ chuyển mã bộ hoặc mã bộ chuyển cung bộ, lợi dụng sự xoay chuyển chân, eo hông mà tăng lực phát.
    Thực hiện xung quyền, đàn quyền, trước tiên phải co khuỷu tay thu quyền về hông, sau đó xoay cánh tay vào trong cho lòng quyền hướng xuống, tiếp đó xoay chân, eo hông, đánh xoáy quyền ra trước để tăng uy lực. Khi phát kình yêu cầu trước tích trữ sau mới phát; thu trước, phóng ra sau, ?oSúc kình như trương cung, phát kình như phóng tiễn? (Tích trữ kình giống như giương cung, phát kình ra như buông tên).
    Thông thường, tập kình lực lúc đầu là áp dụng bộ pháp mã bộ, lấy động tác đơn thủ chậm mà mạnh làm chính. Tập lâu ngày, eo hông, tay phối hợp nhịp nhàng, kình lực từ trong thể hiện ra ngoài, trong ngoài hợp nhất, đây là giai đoạn luyện tập tĩnh lực. Đến giai đoạn thứ 2, thủ pháp, bộ pháp dần dần mở rộng, trên dưới trái phải, tốc độ dần dần tăng nhanh, kình lực chuyển hóa trong thủ pháp, bộ pháp, thân pháp và vẫn lấy ngoại lực là chính.

Chia sẻ trang này