1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiếu Lâm Hồng Gia -Võ đường Chu Há - tầng 2. [chủ đề nhiều người đọc, được mod lyhl giới thiệu thán

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi yeuvothuat, 05/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Giai đoạn sau cùng là đem sự luyện tập kình lực dung hợp trong giao đấu để phát huy kình lực tối đa, trong công, thủ, bộ pháp sẽ linh hoạt hơn, ứng phó nhanh hơn, tốc độ cao hơn. Nam quyền phát kình thông qua chân, eo, hông, lưng rồi phát ra tay.
    Kình lực của Nam quyền sung túc. Khi phát kình cần khí trầm Đan điền, kình lực chìm nặng hồn hậu, lấy thế súc tích kình, kình từ eo sinh, xuống dưới đẩy tới hai chân, lên trên đạt tới tay. Eo, vai, tay, chân cần hợp thuật nhất trí, trong ngoài hợp nhất. Kình có phân ra cứng như sắt, mềm như bông, cứng và mềm hỗ trợ lấn nhau.
    Cứng ở trước lực của họ, mềm ở sau lực của họ, kình lực tiếp nối nhau. Yêu cầu đòn dài lấy đàn kình, thế thấp thì trầm kình, đòn ngắn thì liên kình (kình đi liên tục), tiến thì thổ kình (nhả kình), lui thì hấp kình (kình hút vào), né thì dùng hoành kình, nghiêng người qua một bên thì hợp kình, tùy thế mà biến.
    Kình lại có chia ra minh kình và ám kình, phân biệt phát kình có phát âm và không phát âm. Kình lực cứng mạnh thường dùng phát âm thanh, để hỗ trợ uy lực cho phát kình. Am kình, nhu kình thì không phát âm, để cho được mau lẹ. Minh kình tuỳ theo thời mà sinh, tùy thế mà phát; ám kình theo cơ mà biến hóa, theo thời cơ mà sinh. Tấn công dùng cương kình ở trước, bạo kình (kình mạnh bạo) ở sau. Nếu như bất chợt gặp kẻ địch, cũng cần theo tình thế mà động thủ. Lối phát kình của Nam quyền ở các vùng, lại có sở trường riêng, do có sự chuyên rèn công phu về một đòn chân, lực của một đòn tay hoặc kình của một ngọn chưởng, cho nên trong khi chiến đấu lại có sự viện trợ đặc biệt cho sở trường ấy, quan sát kỹ thuật riêng biệt của môn phái, theo đó mà ứng biến.
    e ) Nhãn Pháp :
    Nhãn pháp là phương pháp phối hợp ánh mắt với động tác, là mắt xích trọng yếu để thể hiện tinh thần võ thuật.
    Nam quyền chủ về tinh thần tấn công cương mãnh nên yêu cầu về nhãn pháp khá cao. ?oMắt theo tay đi, mắt đến tay đến?, ?otập trung, nhanh lẹ, sắc bén? là yêu cầu tối căn bản trong nhãn pháp Nam quyền. Ngoài ra, nhãn pháp Nam quyền còn đòi hỏi phối hợp với thân pháp, tinh thần. Chỉ khi nào đạt đến sự phối hợp chặt chẽ
    thủ pháp, thân pháp, nhãn pháp thì mới thể hiện đầy đủ đặc điểm ngoài và trong của Nam quyền.

  2. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Sắp đến giờ "hoàng đạo", ra quán thoai
    Hẹn khi khác pot tiếp cho anh em cùng xem
  3. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Tài liệu đó tôi đọc nhờ, thành thử không post lên được. Chính vì bài viết lạ như vậy, nên tôi mới nêu ra để các bác cùng bàn. Hôm nào có thời gian tôi sẽ xem lại kĩ hơn.
    @ Freeman: Không biết bài côn, mà hôm bác trình bày ý tưởng ở nhà thày Há, đã xong chưa? Mong hôm nào được xem bác đi bài đó.
  4. Freeman72

    Freeman72 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    1.315
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác đã quan tâm, sự sáng tạo không hề đơn giản. Chưa kể tôi không biết nhiều về kỹ thuật Hồng Gia. Nếu không khéo thì nó trở thành lẩu thập cẩm mất
  5. vovedaynguoi

    vovedaynguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2007
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Sẻi của anh yeuvothuat hay lắm, Tiếp đi huynh, em đang theo dõi đây
    @freeman: khi nào bác hạ cố đi buổi tối trình bày bài đóa cho em xem phát lào
  6. Freeman72

    Freeman72 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    1.315
    Đã được thích:
    0
    @vovedaynguoi:
    Anh thấy thầy Há đang chuẩn bị mở lớp bồi dưỡng kỹ thuật song đấu tự do đấy. Chắc là vào buổi tối, chưa định thời gian cụ thể
  7. Freeman72

    Freeman72 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    1.315
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  8. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    B. NHỮNG MÔN PHÁI CHỦ YẾU CỦA NAM QUYỀN
    Do Nam quyền trải qua diễn biến lâu dài, chịu ảnh hưởng của nhân tình, phong thổ các vùng khác nhau, cho nên ở các vùng cũng đã hình thành nên rất nhiều các hệ phái võ có phong cách đặc sắc riêng biệt.
    - Nam quyền ở Quảng Đông : Chỉ riêng ở một tỉnh Quảng Đông, thấy trong sách võ thuật đã có 5 nhà lớn là Hồng gia quyền (chữ ?oHồng? do chữ ?othủy?viết cạnh chữ ?ocộng?, nghĩa là: to lớn), Lưu gia quyền, Thái gia quyền, Lý gia quyền, Mạc gia quyền, (gọi tắt là Hồng, Lưu, Thái, Lý, Mạc) với hàng trăm bài bản. Ngoài ra
    còn có:Thái Lý Phật quyền, Hổ hạc song hình quyền, Hiệp gia quyền, Vịnh Xuân quyền (chữ ?oVịnh? do chữ ?okhẩu? ghép với chữ ?ovĩnh?);
    - Nam quyền ở Quảng Tây có: Châu (còn gọi là Chu) gia quyền, Đồ long quyền, Tiểu sách đả;
    - Nam quyền ở Phúc Kiến có: Hồng, Lưu, Hạc quyền, Ngũ tổ quyền, Thái tổ quyền, La Hán quyền, Mai Hoa trang, Thanh long quyền, Trang hoa quyền, Liên Thành quyền, Long tôn, Địa thuật khuyển pháp (Địa thuật
    quyền), Vịnh gia quyền (chữ ?oVịnh? do chữ ?othủy? viết cạnh chữ ?ovĩnh?); Vịnh Xuân quyền,Vĩnh Xuân bạch hạc quyền, Tượng hình.
    - Nam quyền ở Triết Giang phân biệt phong cách tùy theo từng vùng đất mà có: Hồng gia quyền (giống Hồng gia của Quảng đông), Hắc hổ quyền, Kim cương quyền; Ôn Châu nam quyền, Cương nhu quyền, Trung Lan quyền, Ngũ kê quyền, Hắc hổ quyền, Túc sơn quyền, Đoản thủ cao trang quyền, Kim thương quyền.

  9. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    - Nam quyền ở Hồ Nam có các hệ phái: Tứ gia (4 nhà) Ô, Tiết, Thẩm, Nhạc (Ô gia, Tiết gia quyền, Thẩm gia quyền, Nhạc gia giáo), Vu gia quyền, Hồng gia quyền (giống Hồng gia Quảng đông), Phong, Thủy, Hỏa quyền..
    - Nam quyền ở Hồ Bắc có 8 môn (Bát môn) Nam quyền là: Hồng (Hồng môn
    quyền - giống Hồng gia quyền Quảng đông), Ngư, Khổng, (Ngư môn quyền, Khổng môn quyền) , Phong, thủy, Hỏa, Tự, Hùng.
    - Nam quyền ở Tứ Xuyên có: Nga Mi quyền, Dư gia, Bạch Mi, Tam thập lục bế thủ và Bát môn Nam quyền là: Tăng, Triệu, Đỗ, Hồng, Hóa, Tự, Hội, Nhạc.
    - Nam quyền ở Giang Tây có các hệ phái: Tự môn, Ngạnh môn, Tam thập lục lộ (36 đường) Tống Giang quyền, Hổ quyền, Lý, Khách gia.
    Ngoài ra còn có Nam quyền ở Giang Tô, Nam quyền ở Ôn Châu, Nam quyền ở Đài Châu. Ở Ôn Châu, Đài Châu và các địa phương khác đều có chỗ khác nhau. Nam quyền ở Giang Tô cũng có khác biệt tùy theo các vùng đất mà có: Thuyền quyền, Tô (Tô Châu), Tứ (Vô Tứ), Thường (Thường châu), Hỗ (Thượng Hải). Phố
    Đông nam quyền, Giang Tô Nam quyền ở Thượng Hải, đều là lưu phái Nam quyền ở các vùng.

  10. yeuvothuat

    yeuvothuat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Nội dung của Nam quyền vô cùng phong phú, có trên trăm bài quyền.
    Khí giới của loại Nam quyền chủ yếu có: côn (Nam côn), Đại can (côn lớn), Tứ môn đao, Mai hoa đao, Hợp tử đao (còn gọi là Song hợp đao), Song đao, Tam tiêm xoa (chĩa ba), Đơn giản, Song giản, Liễu công quải, Phủ (rìu), Mâu, Thuẫn (lá chắn), Bà (bồ cào), lại có cả cách sử dụng binh khí hiện đại như: đòn gánh, cuốc, ban đắng (ghế đẩu) để tấn công phòng vệ.
    Phép luyện các khí giới này đều hội đủ đặc điểm của loại Nam quyền, và cũng giống như môn quyền thuật của Nam quyền là thực dụng và mau lẹ. Nó vừa có thể luyện một mình, vừa có thể đối luyện, như mâu đối thuẫn, mâu đối đại can, hoặc đòn gánh đấu ghế đẩu.

Chia sẻ trang này