1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiếu Lâm Trần Gia Quyền [chu?? đê?? được nhiê??u ngươ??i đọc, do mod Lyhl giới thiệu tháng 02/

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi hongvienanh, 15/12/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    kết bài này của bác HVA nhất!
  2. PlayOne

    PlayOne Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Bài viết:
    2.004
    Đã được thích:
    0
    Theo em hiểu thì môn phái của bác lối đánh sẽ uyển chuyển, bay **** hơn Thiếu Lâm khác?
    Topic trên em thấy Bác Anbinh1 nói bác có khả năng đánh và tập trên cột sắt? theo bác cột sắt liệu có thích hợp bằng cột gỗ và tre không?
    Nếu đặc trưng môn phái này là sự liên hoàn? vậy nếu đánh trên sàn nhỏ như vậy thì liệu có đánh liên hoàn được không? có sơ hở không nếu cứ đánh liên hoàn?
  3. hongvienanh

    hongvienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2007
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Vàng 1: Cũng tùy bạn à, tùy từng đối thủ sẽ có cách ứng dụng quyền pháp khác nhau. Ứng dụng Thiếu Lâm Trần Gia Quyền có khi là theo lối đánh của Thiếu Lâm Hồng Gia Quyền nhưng cũng có lúc lại theo lối của Thiếu Lâm Quyền. Không loại trừ khả năng có trường hợp vận dụng Thái Cực Quyền.
    Vàng 2: Vì điều kiện của tôi không thửa được mộc nhân nên tôi tập với cây, cột gỗ hay cột đá của nhà chùa hoặc là cột sắt. Tính chất tập theo hình thức gì thì cũng tương đương như nhau thôi bạn à.
    Vàng 3: Đánh trên diện tích nhỏ sẽ dễ dàng hơn khi thực hiện các thao tác ra đòn liên hoàn, có lần tôi ứng dụng với diện tích rộng thì đối phương có không gian để tránh né và lùi xa hơn... như vậy thì đòn đánh sẽ bị thất thoát nhiều hơn. Bởi lối đánh của tôi là mong cho đối phương trụ lại đỡ đòn hoặc chí ít ra là di chuyển với khoảng cách ngắn nhưng vẫn có thể chặn đỡ được đòn đánh của tôi... như vậy thì tôi mới có thể thi triển những đòn kế tiếp một cách chính xác được.
    Trong quyền pháp cũng như luyện tập ứng dụng của tôi thì tay công và tay thủ luôn luôn song hành với nhau. Tay trên tay dưới, tay trong tay ngoài, tay ra tay vào... quyền pháp thì đã vậy nên khi ứng dụng thực tế phải luôn tuân thủ, chỉ có đối thủ nào có trình độ tương đương hoặc hơn tôi mới có thể phá được lối đánh đó. Mà quyền pháp căn bản đã vậy thì không thể nói là sơ hở được, mà nên nói là ai nhanh hơn tôi và ai có kỹ thuật hơn tôi mà thôi.
    Tôi nghiệm ra:
    _ Nhiều khi người ta phải rình đối phương sơ hở ở đâu mới tung đòn vào nơi đó hoặc là khi thấy đối phương thủ thế thì họ phải tìm cách lừa để đối phương sơ hở mới ra đòn. Nhưng tôi thì dụng lối Trong Hở Có Kín - Trong Kín Có Hở nên cho dù đối phương có sơ hở hay thủ thế kín tôi vẫn vào đòn một cách tự nhiên (kể cả vào đòn thẳng nơi thủ thế của họ) như dòng suối đang tuôn chảy, không có cầm giữ và ngắt quãng (trừ khi bị đối thủ hóa giải được chuỗi đòn đó). Không cần biết là phía trước là như thế nào hết cả, nói cho dễ hiểu là không có tâm lý sợ hãi khi đứng trước đối phương. Bởi khi đó tôi không bao giờ nghĩ là phải đánh thắng họ và phải hạ gục họ. Cứ đánh và đánh thôi... cho dù họ có đánh gục mình thì cũng là để học hỏi và trau dồi kinh nghiệm cho bản thân là chấm hết à
  4. PlayOne

    PlayOne Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Bài viết:
    2.004
    Đã được thích:
    0
    1. Như vậy theo em hiểu cách đánh của môn phái này biến hóa tùy thuộc theo đối thủ? Lấy đối thủ làm trọng tâm để lựa chọn lối đánh hiệu quả nhất?
    2. Em nghĩ khác bác một chút, mặc dù ngày xưa chỉ dám đấm đá vào cột sắt có bọc vỏ lốp ô tô nhưng em thấy rõ sự khác biệt. Đó chính là sự đàn hồi. Tùy loại mộc nhân hay cột có loại đàn hồi khác nhau, nó sẽ tạo sự cảm giác và độ nhậy khi đánh người thật.
    3. Lối đánh này của bác em cảm thấy đúng là lối đánh dành cho người châu Á, nhỏ bé như con gà Tre nhưng bám lấy thắt lưng địch mà đánh. Môn phái Nhất Nam cũng có quan điểm giống như này, đánh phạm vị nhỏ cực tốt.
    4. Hồi xưa khi trào lưu ushu và silat xuất hiện tại VN, em để ý thấy Thiếu Lâm thường được chọn vào tao lu còn các môn phái khác vào tán thủ hoặc silat. Phải chăng tính đối kháng của Thiếu Lâm vẫn có gì đó bay ****, vòng vèo hơn?
  5. hongvienanh

    hongvienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2007
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Ý thứ nhất của bạn: Bạn nói đúng đó
    Ý thứ hai của bạn: Điều này để nói trên này thì dài dòng lắm bạn à, tôi đã nói rồi: Vì không có điều kiện để thửa mộc nhân nên tôi phải đánh vào cây, cột hoặc cột sắt. Nhưng khi đánh vào những vật như thế thì phải lựa đòn, không thể đấm và không thể dùng một số thế đá nhất định. Bởi độ cứng và khả năng không thể đàn hồi của cây, cột hoặc cột sắt khiến cho ta không thể thực hiện được những cú đấm và đá như vậy. Khi đó thì chỉ có thể đấm và đá vào bao cát hoặc cột gỗ hay cây có quấn giẻ, quấn sợi dừa khô mà thôi. Khi tập đánh vào cây, cột hoặc cột sắt ta có thể ứng dụng những đòn như: Chỉ, chảo, chưởng, cạnh bàn tay, mu bàn tay, cách tay, chỏ, thiết tiêu cước...
    Ý thứ ba của bạn: Đúng là như vậy.
    Ý thứ tư của bạn: Wushu là môn võ được Trung Quốc hệ thống để đưa vào quảng bá trên bình diện của thế giới như Giải vô địch thế giới, châu lục (Á, Âu, Phi, Mỹ... ), giải khi vực, tương tự như Liên đoàn Karatedo, Liên đoàn Taekwondo, Liên đoàn Judo, Liên đoàn Aikido, Liên đoàn Kendo...Trong Wushu có hai hình thức là biểu diễn (quyền, binh khí, đối luyện) và đối kháng (đấu luyện). Trong biểu diễn của Wushu có chia rõ nét thành ba hệ thống quyền pháp đặc trưng của nền Võ thuật Trung Quốc, đó là:
    _ Trường quyền, côn thuật, đao thuật... (thuộc dòng võ phương Bắc Trung Quốc _ Thiếu Lâm Bắc Phái).
    _ Nam quyền, nam côn, nam đao... (thuộc dòng võ phương Nam Trung Quốc _ Thiếu Lâm Nam Phái).
    _ Dưỡng sinh (thuộc Thái Cực Quyền).
    Những bài quyền của Wushu đã được chắt lọc các chiêu thức từ nhiều môn phái của Trung Quốc mà phần lớn là từ Thiếu Lâm Bắc Phái, Thiếu Lâm Nam Phái và Thái Cực Quyền. Ta có thể dễ dàng nhận thấy là các đòn đánh đã được giản lược để bớt đi tính nguy hiểm, bởi ý tưởng của Trung Quốc là thiết lập một môn võ mang nét đặc trưng của nền võ thuật Trung Quốc nhưng vẫn phải tuân thủ tính thể thao _ để đưa môn wushu sánh vai cùng các môn võ khác của Nhật, Hàn Quốc... trên các giải thi đấu lớn của thế giới. Nhưng cái chính là để quảng bá võ thuật Trung Quốc trên toàn thế giới. Điều này cho thấy tại sao mà các môn võ của một số nước được thành lập sau cả võ thuật Trung Quốc như Liên đoàn như Karatedo, Taekwondo, Judo... lại được thế giới biết đến nhiều hơn và số lượng người tập cũng đông hơn. Những môn võ này đã được đưa vào chương trình thi đấu của Olimpic, các giải thế giới, châu lục và khu vực trước cả Wushu nhiều năm.
    Ở nước ta hiện nay: Để huấn luyện được những vận động viên Taolu là vô cùng mất nhiều thời gian và công sức. Bởi hệ thống quyền pháp của Wushu để thực hiện được là vô cùng khó, vậy nên các vận động viên Taolu thường được tuyển chọn từ bé và mất nhiều năm để huấn luyện. Còn bên Sanshou thì có dễ dàng hơn trong tuyển sinh và đào tạo. Nhưng vấn đề chính thì cả Sanshou và Taolu đều cần có tố chất tốt của người vận động viên. Vì là do tố chất nên việc tuyển chọn vận động viên vào Taolu hay Sanshou là do con mắt và sự trải nghiệm của ban tổ chức. Chứ không nhất thiết phải cứ là Thiếu Lâm thì mới vào Taolu đâu bạn.
    Ta để ý kỹ sẽ thấy: Các bài quyền, binh khí và đối luyện của Thiếu Lâm Quyền trên núi Tung Sơn của tỉnh Hồ Nam - Trung Quốc mang nhiều nét hoa mỹ và bay **** (các bài càng cao thì càng như vậy). Và vì thế sẽ ảnh hưởng đến lối đánh của võ sĩ Thiếu Lâm là điều tất nhiên rồi
  6. PlayOne

    PlayOne Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Bài viết:
    2.004
    Đã được thích:
    0
    Em lại có vấn đề tranh luận với bác đây. Em thấy việc đánh lấy đối thủ làm trọng tâm thì thực ra môn phái nào cũng có. Hay nó chính xác hơn nó tùy thuộc và từng võ sĩ, khi tham chiến biết phân tích ngay điểm mạnh, yếu và cách triệt đối phưong hiệu quả nhất.
    Cũng theo em hiểu thì môn phái của bác có vẻ giống như sự kết hợp của 1 người học 2-3 môn phái, sau đó khi tham chiến thì biến hóa tùy tình huống và đối thủ?
  7. hongvienanh

    hongvienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2007
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên, bất kỳ một môn võ nào cũng có những chiến thuật để áp dụng với từng đối thủ.
    Tôi từ xưa đến nay chỉ là đệ tử của Thiếu Lâm Hồng Gia Quyền, chứ không hề học thêm một môn nào khác. Nhưng như tôi đã nói, khi ứng dụng thì mình phải thuần thạo những kỹ năng mà tôi đã tích hợp được trong Thiếu Lâm Trần Gia Quyền.
  8. tvietthanh

    tvietthanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2009
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    HVA viết nhiều bài hay và bổ ích quá, em muốn vote mà mạng lag không vote được. ĐÀnh phải vào topic spam một bài vậy
  9. hongvienanh

    hongvienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2007
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Thôi đi tập thoai
    Xong về tắm, chén cơm và ngủ
    Thế là một ngày đã qua
  10. hongvienanh

    hongvienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2007
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Off vui
    Say cà phê
    Một woman bloger trình diễn chiêu thức của Taekwondo
    Tuyệt

Chia sẻ trang này