1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

thiếu lâm tự ngôi chùa võ thuật.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi nguyenvantruongvn, 06/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    vậy thì bạn không biết đến truyền thuyết này rồi .bạn chắc không biết rằng đạt ma sư tổ là người ấn độ sao?ông đã đem võ thuật ấn độ vào trung quốc để dạy các nhà sư với mục đích để họ có sưc khoẻ và khả năng tự vệ khi đi truyền đạo ,bởi ngày đó đạo phật còn bị nép vế so với các đạo khác ,vì vậy thường thì các nhà sư bị các người theo đạo khác đánh đập vì họ cho rằng đó là tà đạo.
    bạn đã đọc bài viết của tôi về chùa thiếu lâm chắc có đoạn nói vể lịch sử gần 1500 năm mà so với truyền thuyết phật thích ca thì cách quá xa đúng không nhưng bạn không biết rằng phật không có tuổi sao?và cũng có tài liệu cho rằng bồ đề đạt ma là hiện thân của đức thích ca .giống như ở việt nam vua trần nhân tông theo truyền thuyết là thiền sư từ đạo hạnh đó ban.
    tôi cũng được đọc một số tài liệu cho rằng trước đây võ công thiếu lâm thiên về cương sau do một nhà sư quansát cây liễu mới tìm ra đạo lý lấy nhu chế cưong từ đó võ công thiếu lâm mới mềm mại như ngày nay.
    các bạn có thể tham khảo tạp chí võ thuật số 7 hay8 gì đó sẽ biết đat ma ***** là ai
    [trường tlt]
  2. DHN

    DHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, rắc rối phết nhỉ., sắp tới có bác nào sáng lập ra Già Lâm Việt Nam thì chưa biết chừng lại được coi là hiện thân của cụ Bồ Đề Đạt Ma chứ lị (kidding)
    Các bác cứ ca ngợi ông ấy quá đi chứ theo tớ thì võ thuật Trung Hoa có từ lâu lắm trước cả khi ông ấy tới TQ. Cái đuwợc nhất là việc đưa Thiền vào võ thuật và hệ thống hoá các bài tập khí công theo hướng tổng hợp rõ ràng chứ không huyên fbí như yoga.
    Mà nói thật là chúng ta đa phần đọc theo sách dịch cả hi hi, "tam sao thất bản", thui thì bỏ các yếu tố huyền thoại đi. Võ công THiếu Lâm có sự đóng góp của nhiều người chứ ông BD** chỉ là người dựng được 01 cái nền thôi.
    nothing is forever
  3. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    tôi biết tôi sai rồitại tôi đọc cuốn bồ đề đạt ma sự thật và truyền thuyết có đoạn bồ đề đạt ma sự thật và truyền thuyết có đoạn nói về bồ đề đạt ma là hoá thân của phật thích ca họ còn chưng minh một cách rất thuyết phục làm tôi hiểu lầm bỏi chưa đọc đến phần sự thật và chót gửi tối qua đọc tiếp mới thấy mình sai xin lỗi cả bõ nhé
    giờ tôi xin nói qua về đức đạt ma nhé thiền sư bồ đề đạt ma tên ấn độ là bodhidharma sáng lập chùa thiếu lâm sau khi sang trung hoa truyền giáo250 sau công nguyên ,còn tổ nguồn của thiếu lâm theo tuần báo le point đăng phóng sự về chốn tổ của võ thiếu lâm là một làng quê hẻo lánh ở phía đông nam ấn độ thuộc tỉnh madras vậy thì võ công thiếu lâm có nguồn gôc từ võ công án độ phát triển thành
    [trường tlt]
  4. humanaterer

    humanaterer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Chân thành cảm ơn mọi người đã cho tôi biết nhiều về Tổ.
    Well, tớ cũng từng đọc "Đường mây qua xứ tuyết", "hành trình về với phương đông", nhưng dựa vào đâu mà có người bảo vị minh sư kia là Tổ???
    humanaterer
  5. humanaterer

    humanaterer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Nhưng nói gì thì nói, nếu những ai tin thuyết luân hồi thì đó cũng chỉ là một kiếp sống của tổ.
    humanaterer
  6. nguyenvanha

    nguyenvanha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0

    GIÁO SƯ VŨ ÐỨC
    NGUỒN GỐC:
    Theo truyền thuyết, vào thời thượng cổ, tại Ấn Ðộ, phần đông dân bản xứ và các tu sĩ rất hâm mộ luyện tập môn võ tay, được gọi là "Cửu Long". Mãi đến thời Phật lịch, trên đường du hành truyền bá Phật pháp, các thiền sư Ấn Ðộ, ngoài đức tin và đạo hạnh, còn cần đến một bản lãnh võ công để tự vệ và vượt qua những chướng ngại nơi núi rừng, sông biển đầy gian hiểm với hút dữ, cường sơn đạo tặc. Từ đó hình ảnh võ thuật được xuất hiện nơi chốn thiền môn. (Theo tài liệu giảng huấn của thiền sư Thiện Tâm, sáng tổ Võ Lâm Ðạo Việt Nam 1930).
    Vào năm 520, Bồ Ðề Ðạt Ma, ***** thứ 28 của Thiền Tông Ấn Ðộ đến Trung Hoa rồi dừng chân nơi cổ tự Thiếu Lâm, núi Tung Sơn huyện Ðặng Phong tỉnh Hồ Nam. Sau chín năm "Diện Bích Tham Thiền" nơi đây, ngài đã khai sáng cho Trung Hoa hai nền quốc kỹ tuyệt học và hình ảnh kỳ tài của ngài được suy tôn bất diệt, như một sáng tổ của Thiền Tông Trung Hoa và võ thuật Thiếu Lâm Tự.
    Chính nhờ vào phép tham thiền "Diện Bích", một kỹ thuật "Quán Tâm trong tĩnh lặng" hay "mặc chiếu", ***** đã giác ngộ, cảm nhận được cái sức mạnh siêu linh của tâm hồn nằm tiềm tàng trong cơ thể con người. Cái sức mạnh siêu linh vĩ đại này, nếu người ta biết cách khổ luyện, để tập trung thức tỉnh nó, sẽ trở thành một lợi khí dũng mạnh, bén nhạy nhất và hữu dụng vô cùng tận trong võ thuật thượng thừa.
    Do đó Bồ Ðề Ðạt Ma đã sáng tác ra môn "Tẩy Tủy", một đại pháp môn nội dẫn được áp dụng vào võ học siêu đẳng. Về sau, người ta gọi là "Nội Công Tâm Pháp", một phương pháp tu luyện để phát huy nội lực, qua ba giai đoạn chính yếu: Ðiều Thân, Ðiều Tức, và Ðiều Tâm.
    Cũng như qua hình ảnh mệt mõi của các môn đồ không đủ sức chịu đựng trong những buổi tập thiền định đầy gió lạnh của mùa Ðông băng tuyết, Bồ Ðề Ðạt Ma sáng chế ra môn "Dịch Cân", một pháp môn ngoại dẫn áp dụng vào võ học nội công trung đẳng, gồm có 12 phép tập luyện thân thể nhằm phát huy sức mạnh gân thịt, và đã thông kinh mạch để đưa khí huyết sung mãn từ ngoài vào bên trong các phủ tạng. Do đó, môn "Dịch Cân" ngoài hiệu quả cường tráng thân thể, nó còn giúp tiêu trừ các chứng bệnh bên trong phủ tạng.
    Ngoài ra, Bồ Ðề Ðạt Ma còn truyền dạy cho tất cả môn đồ các cấp về "Thập Bát La Hán Môn", gồm có 18 động tác căn bản về quyền cước để khỏe mạnh tây chân tự vệ.
    Sau đây, tác giả Quảng Từ Lão Ni đã đề cập đến Ðạt Ma trong pho sách "Võ Thuật Tùng Thủ":
    "... Vào một sáng tinh sương mùa đông lạnh lẽo, toàn ngôi chùa Thiếu Lâm chìm đắm trong sương mù âm u của núi rừng Tung Sơn.
    Từ trong tịnh thất, Ðạt Ma ***** bừng tỉnh cơn thiền trong tiếng động mạnh của cánh cửa sổ bị gió thổi đập mạnh vào tường. Ngài bước nhanh qua thiền viện, thiền đường vắng lạnh trong không khí yên tĩnh siêu nhiên. Gần ba chục môn đồ ngồi bất động như ba chục pho tượng nhập đại định, trong tư thế "Kiết già phụ tọa". ***** quan sát toàn diện khung cảnh. Mỗi người tuy phảng phất vẻ tịnh tu nhưng gương mặt hôm nay sao biểu lộ sự cố gắng cùng cực, không có được sự bất động vô tâm như bao ngày trước. Từng cơn gió lướt qua, nhiều người phải nghiến chặt răng, tay bắt ấn quyết liệt trong cử chỉ kềm chế tối đa. Trời rét lạnh như băng đá, máu dồn lên đầu, gương mặt các môn đồ đều đỏ lên, khắc khổ. ***** chợt hiểu. Vì không đủ nội lực phấn đấu với khí hậu, tiết trời bất thường của mùa đông, đầy sơn lâm chướng khí.nên tất cả đều đang ở torng tình trạng khẩn trương, có thể dẫn đến nội thương, tổn hại nguyên khí, làm cản trở bước đường tu tập. ***** tự nghĩ: Ngài phải có trách nhiệm và hành động.
    Sau đó, mỗi ngày trong chương trình tu học, đầu có giờ tập luyện "Thập Bát La Hán Môn" và "Dịch Cân" do chính ***** giảng huấn."
    Thời kỳ sơ khởi của võ thuật Thiếu Lâm bắt đầu từ đó. Sau khi Bồ Ðề Ðạt Ma qua đời, các môn đồ Thiếu Lâm dựa vào 18 động tác căn bản của "Thập Bát La Hán Môn" và 12 phép tập vận động của "Dịch Cân" để khai triển thêm nhiều thế căn bản và đường quyền thế võ tự vệ.
    Mãi đến triều đại nhà Nguyên (1260 - 1368), Thiền sư Viên Trường Quang, tuổi năm mươi, trước khi gia nhập Thiếu Lâm Tự nguyên là một thanh niên khỏe mạnh, giỏi võ nghệ, thuộc gia đình giàu có. Viên Trường Quang dựa vào 18 thế căn bản "Thập Bát La Hán Môn" của Ðạt Ma biến chế ra một hệ thống quyền cước với bảy mươi hai thế căn bản gọi là "Thất Thập Nhị Quyền Công". Sau đó, Viên Trường Quang còn xuống núi hành hiệp vàkết giao vớinhiều danh sư để thử nghiệm ưu khuyết điểm của "Thất THập Nhị Quyền Công".
    Một hôm, Viên Trường Quang được kết giao với một lão sư, Lý Thanh tuổi ngoài sáu mươi. Trong trận đấu giao hữu, lão sư Lý Thanh vơi thân thủ nhanh nhẹn đã kềm chế được ngọn đá dũng mãnh của đối phương, đồng thời dùng thế song chỉ của hai ngón tay phải điểm huyệt, làm đau tê buốt bàn chân đá của Viên Trường Quang.
    Sau đó, Lý Thanh giới thiệu Viên Trường Quang với Bát Dự Phong, một người bạn thân của ông tuổi năm mươi, đương kim vô địch võ thuật nổi danh lúc bấy giờ tại các vùng Sơn Tây, Hồ Nam và Hồ Bắc. Ba người bạn gặp gỡ tâm đầu ý hợp. Cùng nhau vào chùa Thiếu Lâm ngày đêm nghiên cứu võ thuật. Với căn bản của "Thập Bát La Hán Môn" và "Thất Thập Nhị Quyền Công" của Thiếu Lâm, ba người cùng hợp tác chế thêm một trăm bảy mươi động tác căn bản quyền cước, được phỏng theo đặc tính và bộ pháp chiến đấu của "Linh Thú Ngũ Hình" như: Long Hổ, Báo, Xà, Hạc. Tất cả đã tạo nên một nền tảng sơ khởi cho võ thuật Thiếu Lâm, được truyền bá rộng rãi từ xưa đến nay.
    Kỹ thuật huấn luyện:
    Võ thuật Thiếu Lâm được người Trung Hoa xem là "ngoại gia quyền" vì được du nhập từ nước ngoài (Ấn Ðộ) vào, do ***** Bồ Ðề Ðạt Ma sáng tạo tại chốn thiền môn nhằm để tăng cường sức khỏe thân tâm, và tự vệ. Ngoài việc tập luyện võ thuật, môn sinh còn phải tuân hành mười điều tâm niệm sau đây:
    1 - Phải chuyên cần tập luyện võ thuật.
    2 - Chỉ được dùng đến võ thuật trong trường hợp phải tự vệ.
    3 - Phải giữ phép lịch sự và kính nhường với những bậc thầy và cao niên.
    4 - Phải đối xử tử tế, và có lòng thành tín với các đồng bạn.
    5 - không nên tự ý khoe khoang võ thuật trước mặt mọi người và không được nhận lời thách đấu của bất cứ ai.
    6 - Không bao giờ gây chiến trước.
    7 - Không nên dùng rượu và thịt.
    8 - Không làm việc tà dâm.
    9 - Không nên có những tánh: công kích, gian tham, và tự phụ.
    10 - Chỉ dạy võ thuật cho những người có đức hạnh tốt.
    Về kỹ thuật huấn luyện, tổng quát gồm có bốn bộ môn căn bản: Quyền cước, Binh khí, Nội ngoại Thần Công và Huyệt Ðạo Kinh Mạch. Trước tiên, bô môn quyền cước được xem là nền tảng sơ khởi trong việc huấn luyện võ thuật. Sau đó, môn sinh mới được lần lượt học tập đến các bộ môn Binh khí (như côn, thương, kích, đao, kiếm), môn Nội ngoại thần công (gồm các bí quyết tập kuyện công phu như khí công nội dẫn, ngoại công như ngạnh công và nhuyển công gồm có các phương pháp công phu luyện tập sức mạnh các ngón tay chỉ công: Nhất chỉ thiền, Long Trảo công, ngọa hổ công,... luyện lực ở cạnh vàlòng bàn tay; Chưởng Công: Thiết sa Chưởng, Thôi sơn chưởng, Trúc diệp chưởng,... luyện về khinh công và phi hành, luyện về Thiết quyền và Thiết tý, luyện về Thiết cước và Thiên cân trụy, luyện về những công phu đặc dị mình đồng da sắt,...), Môn Huyệt Ðạo và Kinh Mạch (các phương pháp điểm và giải huyệt bí truyền áp dụng vào chiến đấu đã thương và cứu tử hoàn sanh).
    Tất cả đều được truyền dạy lần lượt từ dễ đến khó, từ cấp bậc thấp lên dần cấp bậc cao hơn. Về bộ môn quyền cước, khởi đầu từ cách tập đứng các thế tấn căn bản đến di chuyển từ bước một (Bộ tấn pháp), đến các đòn thế căn bản đánh đỡ về tay (thủ pháp), và các thế đá căn bản hướng tới trước, phía sau, một bên phải trái (cước pháp). Dần dần tập luyện các bài quyền mẫu, các thế đánh đỡ tự vệ và giao chiến mẫu, từ các bài đấu luyện với nhau, áp dụng từ đơn luyện đến song luyện. Cầm Nả Thủ Pháp học cận chiến để bắt bẻ, khóa tay chân, và vật ngã đối phương. Càng học lên cấp bậc cao, kỹ thuật huấn luyện càng chứa nhiều thế phức tạp, đòi hỏi người môn sinh phải có lòng kiên nhẫn và khó nhọc.
    Tóm lại, võ thuật Thiếu Lâm mang những đặc tính căn bản như công, thủ, phản, biến, nhu, cương, khí, lực,... Về hình thức, quyền pháp di chuyển thường theo một đường thẳng tới lui, lên xuống, trước sau, trái phải. Di chuyển căn bản theo bốn phương, tám hướng, với thân hình biến chuyển có lúc vững chắc như núi thái sơn, có luc mềm dẻo linh động, nhanh nhẹn dũng mãnh như cuồng phong vũ bão. Tất cả đều được phối hợp trong các tư thế đi, đứng, nằm, ngồi, chạy, nhảy, lăn, nhào,... Các đòn thế công hay thủ phải được rõ ràng, dứt khoát, thực dụng, sức mạnh là yếu tố chính yếu, tính uyển chuyển là phụ thuộc. Trong các động tác không được rườm rà, hay khoa trương hoa dạng, để tránh phí sức lực. Các thế tấn công thường nhắm vào các nhược điểm trên cơ thể của đối phương.
    Về sự huấn luyện "Linh Thú Ngũ Hình" được quan niệm rằng đặc tính và bộ pháp chiến đấu của năm loài thú Long, Hổ, Báo, Xà, và Hạc lần lượt được tượng trưng cho sự huấn luyện về tinh thần, bộ xương, sức mạnh, hơi thở, và gân thịt. Năm yếu tố này cần được phối hợp lại thành một đồng nhất thể. Cũng như sự kết hợp cần phải có giữa cứng và mềm (nhu cương), trong và ngoài (nội ngoại), thể chất và tinh thần (thân tâm). Do đó, việc huấn luyện "Linh Thú Ngũ Hình" đòi hỏi một sự cố gắng và kiên nhẫn cao độ, nhằm đạt đến sự ích lợi tối đa cho cơ thể của người tập luyện có những đức tính chính yếu sau đây:
    Thân pháp phải được vững chắc và linh động.
    Tâm pháp phải giữ được bình tĩnh.
    Khí pháp nên được điều hòa hơi thở.
    Nhãn pháp phải được trong sáng, để quan sát rõ ràng cuộc chiến.
    Quyền cước pháp phóng ra khéo léo, dũng mãnh và nhanh nhẹn.
    Ðấu pháp phải biết dùng đến mưu trí trong mỗi tình thế, và nhận định đúng thời điểm để áp dụng phù hợp các đòn thế: công, thủ, phản, biến, nhu, cương, khí, lực,...
    Tất cả là những yếu tố cần thiết trong việc huấn luyện để giúp cho môn sinh Thiếu Lâm giữ thế thượng phong, thủ thắng trước đối thủ.






    h
  7. Tien_Ky_Anh

    Tien_Ky_Anh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Hay tuyệt cú mèo !... Hoá ra Tẩy Tuỷ kinh là cách nói thu rút tinh hoa của nội công...
    Gốc thiêng ấp ủ Nguồn rộng chảy
    Tâm tính sửa sang Đạo lớn sinh
    Tiền Kỳ Anh
  8. nguyen_hung

    nguyen_hung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2002
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Ðạo-Gia Khí Công
    Thai-Tức Pháp
    Nguồn gốc khí công của các giáo phái
    Trước thời Ðông Hán (58 A.D) bộ môn khí công được chia làm hai loại và phương pháp luyện tập hầu như chưa nhuốm màu sắc tôn giáo như vào những thời đại sau này. Một loại được các môn đồ của Lão giáo và Khổng giáo thường xuyên luyện tập nhằm mục đích dưỡng sinh, bảo tồn sức khỏe; loại khác được sử dụng bởi Y-gia trong việc điều trị dưới những hình thức như châm, cứu, án, ma, kết hợp với nhiều động tác để điều chỉnh, quân bình khí huyết hoặc để chữa trị bệnh tật. Sau này khi Phật-giáo được du nhập vào Trung-quốc, một số những kỹ thuật khí công từng được luyện tập bên Ấn Ðộ cũng bắt đầu được lưu truyền tại Trung-hoa. Ðặc biệt vì vua chúa Hán triều đa số là những Phật tử thuần thành, nên Phật-giáo nghiễm nhiên trở thành một tôn giáo chính, nhờ thế nên các chư tăng đã có cơ hội học hỏi một số phương pháp luyện tâm, định thần. Tuy nhiên vì trở ngại về giao thông và truyền thống nên họ đã không thu thập được toàn bộ các phương pháp nói trên.
    Hơn nữa, trong khoảng gần năm thế kỷ Phật-giáo được phổ biến ở Trung-quốc, chỉ có hai vị cao tăng của Phật-giáo Ấn Ðộ được mời sang thuyết giảng về Phật học. Theo sử sách, vị thứ nhất là Pao Jaco (Mỹ-Lệ Phật) và vị thứ nhì là Bồ-Ðề Ðạt-Ma. Tình trạng này đưa đến hậu quả là các tăng ni Trung-quốc hoàn toàn học hỏi, nghiên cứu triết học, giáo lý Phật-giáo qua kinh điển, chứ không được trực tiếp truyền thụ bởi những bậc thầy uyên thâm về kiến thức cũng như về kinh nghiệm tu tập. Nên từ đó những cách thức tu luyện của các giáo sĩ Phật-giáo Trung-quốc đã hoàn toàn khác biệt với giáo sĩ Phật-giáo Ấn-Ðộ. Họ quan niệm rằng phần tâm linh là chính, xác thân là phụ, nên chỉ chú trọng vào việc tôi luyện tinh thần, mà sao lãng phần thể xác. Thêm vào đó, vì chế độ dinh dưỡng thiếu quân bình nên đa số các sư sãi Trung-hoa thời bấy giờ nếu không bệnh hoạn thì cũng yếu kém về thể lực. Tình trạng bi đát này tiếp tục kéo dài mãi cho đến khi Ðạt-Ma sư tổ đặt chân lên đất Trung-hoa vào năm 527 A.D. dưới triều nhà Lương.
    Ðạt-Ma sư tổ ra đời vào khoảng 483 A.D., Ngài nguyên là hoàng tử của một tiểu quốc thuộc miền nam Ấn-Ðộ, sau thoát tục trở thành tăng sĩ thuộc hệ phái Mahayana, thường được xem là một vị Bồ-Tát chuyên cứu độ chúng sanh. Theo sự thỉnh cầu của Lương Ðế, năm 527 Ngài đến Trung-hoa để thuyết pháp. Về sau khi thấy nhà vua và triều đình không đồng ý với những tư tưởng Ngài truyền bá, Ngài đã lui về ẩn thân ở Thiếu-Lâm tự. Tại đây, nhận thấy đa số chư tăng đều ốm yếu và bệnh hoạn, Ngài đã trao tặng họ hai bộ Dịch-Cân kinh và Tẩy-Tủy công, là những phương pháp tu luyện khả dĩ giúp họ thăng tiến trên đường tu tập. Dịch-Cân kinh hướng dẫn các sư tăng làm cách nào để gia tăng thể lực, thay đổi bản chất từ yếu đuối suy nhược đến chỗ tráng kiện. Phương pháp này đã giúp học sau một thời gian luyện tập không những sức khỏe được hồi phục, còn tăng cường thể lực. Hơn nữa khi phối hợp những kỹ thuật của Dịch-Cân kinh với võ thuật, những chiêu thức cũ bỗng trở nên vô cùng dũng mãnh và lợi hại. Riêng môn Tẩy-Tủy công là một phương pháp "rửa" sạch chất tủy, gia tăng số lượng hồng huyết cầu, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, đồng thời trì hoãn lại sự già nua của các tế bào, nhưng quan trọng nhất là những ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ, giúp họ trong việc an định tinh thần, là phần tối quan trọng trong tiến trình tu tập để đạt đến sự giác ngộ. Vì những môn công phu này rất cao về phần lý thuyết và khó luyện tập, nên mỗi thế hệ sư tăng chỉ có một số ít cao đồ được bí mật truyền dạy và thành đạt.
    Cũng vào thời gian này, một tôn giáo khác được khai sinh lấy danh xưng là Ðạo-giáo. Người khai sáng ra tôn giáo này là Học-sĩ Trương Ðạo Lăng. Ông học được phép trường sinh bất lão, vào đất Thục ngụ ở núi Hạc-Minh soạn ra bộ Ðạo thư gồm 24 chương và chuyên làm bùa để trị bệnh. Ông đã kết hợp nền triết học cổ truyền của Lão giáo với giáo lý Phật-giáo như những thuyết về kiếp số, những luật khai độ để lập thành Ðạo-giáo. Chúng ta cũng đừng quên rằng: trước khi Ðạo-giáo ra đời, các học sĩ Lão-giáo đã xuất hiện từ nhiều thế kỷ về trước, vì thế phương thuật thiền định khí công của họ đã đạt đến trình độ thượng thừa, nên dù sau này khi Phật-giáo đã được dung hòa với Ðạo-giáo, chỉ có một số ít những phương pháp tập luyện được biến cải. Còn về mặt thể lực, vì đồng quan điểm với Phật-gia, nên Ðạo-gia cũng không mấy quan tâm và chú trọng.
    Vào giai đoạn này, sự liên hệ giữa hai giáo phái trở nên rất mật thiết, nên sau khi Ðạt-Ma sư tổ qua đời, Ðạo-gia dần dà cũng nắm được những bí kiếp luyện khí công của Phật-gia. Chỉ vài trăm năm sau, môn Dịch-Cân Kinh hầu như đã được truyền bá rất rộng rãi trong giới Ðạo-gia. Ðến đời nhà Tống (960 A.D.), Thái Cực quyền, một môn nội đan khí công chú trọng đến việc luyện khí được sáng tác bởi Ðạo-sĩ Trương-Tam-Phong trên núi Võ Ðang, đã biến địa danh này trở thành trung tâm điểm của Ðạo-giáo và phái Nội-Ðan khí công. Trong khi đó Thiếu-Lâm tự thường được coi là nơi có nhiều thẩm quyền hơn về môn Ngoại-Ðan khí công.
    Riêng về môn Tẩy-Tủy công tưởng đã bị thất truyền, cơ may xảy ra dưới thời nhà Thanh (1644-1912 A.D.) khi cả Phật-gia lẫn Ðạo-gia đều góp phần vào công cuộc lật đổ triều đại này. Ðể đàn áp và trả thù, rất nhiều đạo sĩ, tu sĩ đã bị bắt bớ, tù đầy, giam cầm, khủng bố và sát hại; số lượng chùa chiền, lăng tự bị quan quân nhà Thanh đốt phá cũng không ít (điển hình là trường hợp chùa Thiếu-Lâmm, núi La-Phù). Một số Ðạo-sĩ, cao tăng may mắn đào thoát được, và để tiếp tục kháng chiến họ bắt đầu truyền dạy những tuyệt kỹ của môn Dịch-Cân kinh và Tẩy-Tủy công cho dân gian. Nhờ vậy cả hai bí kiếp này vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay.
    Ðạo-Gia Khí Công
    Cùng quan niệm như Phật-gia, Ðạo-gia tin rằng căn nguyên của những phiền não thế tục là do thất tình, lục dục mang đến. Muốn chế ngự được những cảm xúc này chúng ta phải tu tập và tôi luyện để thần khí đạt đến được trạng thái an định, độc lập. Từ đó không những giác ngộ, trường sinh bất lão còn có thể làm chủ được định mệnh của mình sau khi lìa thế. Tiến trình luyện tập của Ðạo-gia được chia làm 3 giai đoạn như sau:
    1) Luyện tinh hóa khí:
    Giai đoạn này liên quan đến việc gia tăng và kết tụ nguyên tinh (original essence). Sau đó chuyển hóa tinh thành khí bằng những phương pháp thiền định hay những kỹ thuật nội công theo đúng một chu kỳ là 100 ngày.
    2) Luyện khí hóa thần:
    Sau một thời gian luyện tập, chúng ta sẽ cảm thấy một vùng hơi ấm ở dưới rốn. Ðiều này chứng tỏ rằng khí sau khi đã được chuyển hóa từ dạng nguyên tinh ở thận, bắt đầu hội tụ ở đan điền, được gọi là khí hỏa hay Dương khí. Từ đó khí được truyền dẫn lên vùng thượng đan điền (đầu) để nuôi não và dưỡng thần.
    3) Luyện thần hoàn hư:
    Giai đoạn tu luyện đưa thần trở về với hư không (vô-cực).
    Dịch-Cân kinh và Tẩy-Tủy công cũng được Ðạo-gia coi là những phương pháp giúp chống lại sự già nua, kéo dài tuổi thọ. Trong khi Dịch-Cân kinh tôi luyện phần thân xác, thì Tẩy-Tủy công giúp khí lưu chuyển trong tủy sống, giúp tủy sạch sẽ tươi nhuận. Tủy sống là nơi sản xuất phần lớn số lượng hồng huyết và bạch huyết cầu. Chúng có nhiệm vụ mang những dưỡng chất cần thiết cho việc nuôi dưỡng các tế bào cùng các cơ quan trong cơ thể của chúng ta, đồng thời tẩy trừ, thanh lọc các chất cặn bã và độc tố. Khi hồng huyết cầu tươi tốt hoạt động bình thường, cơ thể chúng ta khỏe mạnh hữu hiệu trong việc chống lại bệnh tật, đình trệ sự già nua. Vì thế đối với Ðạo-gia trên 100 tuổi vẫn chưa được coi là thọ. Tục truyền Lão-tử thọ đến 250 tuổi.
    Nhằm mục đích tôi luyện Thân, Tâm. Ðạo-gia đề ra 3 đường lối để luyện tập:
    1) Kim Ðơn Ðại Ðạo: Ðường lối này hướng dẫn cách luyện tập tự bản thân vì cho rằng chúng ta có thể đạt được sự trường sinh bất lão hay giác ngộ tự bản thể của mỗi cá nhân.
    2) Tính Mệnh Song Tu: Phương pháp này đòi hỏi phải có đối tượng giúp chúng ta trong việc luyện tập để quân bình khí. Con người phần đông khí vốn đã không cân bằng. Người thì Dương khí quá vượng, kẻ thì Âm khí quá suy. Nếu chúng ta biết cách trao đổi khí lực với người khác, chúng ta có thể trợ giúp cho nhau để cùng thăng tiến torng việc luyện tập. Ðối tượng có thể cùng phái tính hoặc ngược lại.
    3) Ðạo Ngoại Dược Giáo: Cách này chuyên dùng dược liệu để vận hành và kiểm soát khí lực trong khi luyện tập. Những vị như sâm, nhung thường được sử dụng để bào chế phương dược. Theo một số đông Ðạo-sĩ, dược liệu cũng có nghĩa là khí. Có thể trao đổi hoặc tiếp nhận do đó họ chủ trương lối sống khoáng dật.

  9. nguyen_hung

    nguyen_hung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2002
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Qua những cách thức luyện tập kể trên, sau đời nhà Tống (960-1367) Ðạo-gia lại chia làm hai phái rõ rệt:
    Chính Diêu Phái:
    Phái này cực lực lên án việc luyện khí công với đối tượng cùng phái hoặc khác phái tính là trái với luân thường, đạo lý. Họ chủ trương như Phật-gia: phương thức dẫn dắt đến sự giác ngộ là tôi luyện chính bản thân mình. Nếu tập luyện với người khác bất kể phái tính nào, cũng sẽ làm tâm trí mất đi nét thanh tịnh gây trở ngại cho việc tu tập.
    Thái Dược Phái:
    Phái này chủ trương tu luyện cho thân xác khỏe mạnh và trường thọ để tiêu dao trên cõi trần hoàn chứ không đặt nặng phần tâm linh, nên họ lý luận rằng: nếu kết hợp cả 3 đường lối kể trên, không những đạt được kết quả mau chóng, còn rất thực tế và hữu dụng. Phái này còn được mệnh danh là phái "Thần Tiên Ðan Ðỉnh".
    Thai-Tức Pháp
    hay Tiên-Thiên Tức Pháp
    Con người khi còn là một bào thai trong lòng mẹ, tiếp nhận dưỡng khí và những dưỡng chất cần thiết cho việc phát triển và nuôi dưỡng cơ thể từ cuống rốn (umbilical cord) qua sự chuyển động vào ra của bụng theo từng nhịp thở. Lối hô hấp này vẫn tiếp tục từ lúc mở mắt chào đời cho đến những năm tháng đầu của tuổi thơ ấu (7,8 tuổi). Theo dòng thời gian, qua cách ẩm thực bằng miệng, cách hít thở không khí bằng mũi, sự chuyển động của bụng từ từ giảm dần rồi ngưng hẳn, nhường chỗ cho lối hô hấp bằng phổi. Cách thở tự nhiên này tuy đã mang lại một số lượng dưỡng khí đáng kể, cũng như tẩy trừ thán khí ra khỏi cơ thể để giúp cho các tế bào tăng trưởng, các cơ quan hoạt động bình thường, dù sao vẫn còn tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng, lề lối sinh hoạt của từng cá nhân hầu có được một sức khỏe tương đối khả quan. Nhưng cũng không kéo dài được tuổi thọ vì chúng ta chỉ sử dụng hoàn toàn khí tiên thiên mà không phát triển được khí hậu thiên hằng tiềm ẩn, chất chứa trong bản thể của mỗi người ngỏ hầu bồi dưỡng cho khí tiên thiên theo tuổi tác ngày càng hao tổn. Chợt đến khi đứng tuổi, khí tiên thiên suy kiệt, sức đề kháng của cơ thể suy giảm, chính là lúc ngoại tà dễ dàng xâm nhập gây nên bệnh tật, nêu không kịp thời ngăn chận và chữa trị, có thể dễ dàng đi đến chỗ thương, vong.
    Riêng đối với bộ môn khí công, hơi thở là một trong những yếu tố quan trọng trong việc truyền dẫn khí lực một cách có hiệu quả. Khi chúng ta hít vào, động tác này có liên hệ đến hành Thủy vì chúng ta nhiếp khí vào sâu trong tủy sống nơi nguồn khí lực được tồn trữ. Ðiều này làm giảm bớt khí lực tụ ở gân và cơ bắp khiến Dương khí được điều hòa. Ngược lại động tác thở ra liên hệ đến hành Hỏa vì chúng ta dẫn khí đến gân, cơ bắp cùng da thịt để tác động đến chúng, khiến cơ thể ở trạng thái thuần Dương. Nếu cơ thể luôn ở trạng thái thuần Dương thì khí hỏa sẽ đốt cháy gân, cơ bắp và da thịt. Nếu ở trạng thái thuần Âm thì hàn khí sẽ bao trùm lấy cơ thể. Muốn quân bình Âm Dương (thủy, hỏa) chúng ta phải luyện tập để điều hòa được hơi thở. Thai-Tức pháp hay Tiên-Thiên tức pháp của Ðạo-gia nằm trong "Lục tự đại khai tiên thiên" của chương trình Vô-cực công cao cấp không những giúp chúng ta điều hòa được Thủy Hỏa, còn là một phương pháp giúp chúng ta quay về với lối thở thời son trẻ để hồi phục lại nguồn khí tiên thiên.
    Tuy nhiên, giống như trường hợp đứa bé từ lúc sơ sinh còn nằm trong vòng tay mẹ, phải biết lật, biết ngồi, biết bò, rồi mới biết đứng, đi, chạy nhẩy. Tiến trình hoàn nguyên cũng đòi hỏi chúng ta phải trở gót bước lần qua từng giai đoạn, cộng với nhiều công phu luyện tập, để có thể loại bỏ dần dần những tập quán từ lâu đã được lý trí dẫn dắt hoặc chỉ định.

    Phương Pháp Luyện Tập
    Thai-Tức pháp của Hồng-Gia Việt-Nam
    Sau khi Dương khí đã được tích tụ ở đan điền, giai đoạn kế tiếp là luyện tập để duy trì nguồn khí lực này. Nói về cách thức luyện tập, Ðạo-gia tạm dùng hình ảnh cỗ bánh xe được luân chuyển bằng giòng nước lũ hoặc như tia lửa nơi ngọn mỏ hàn của người thợ bạc, được điều chỉnh bằng những nhịp chân đều đặn trên "con cóc" để giúp chúng ta mường tượng ra được Thai-tức pháp. Riêng Hồng-Gia quyền vốn theo khuynh hướng Tiên/Phật hợp tôn, nên trong pháp điều tức của môn phái cả hai lối thở nghịch và thuận của Ðạo-gia lẫn Phật-gia đều được sử dụng.
    Thực hành
    1. Lập tấn Thái-âm, hai tay đan vào nhau đặt trước bụng.
    2. Ðặt đầu lưỡi chạm vào hàm trên, hóp bụng xả hơi ra hết (tống thán khí).
    3. Khi đã xả hết hơi, từ từ phình bụng ra một nửa, hít khí trời vào đầy bụng dưới.
    4. Khi đã hít khí trời đầy bụng dưới, phình bụng ra hết, đoạn thở ra, xả hết hơi như buông một tiếng thở dài. Từ từ hóp bụng trong khi vẫn tiếp tục thở ra, bắt đầu lại một chu kỳ từ bước thứ 3.
    Một khi Thai-tức pháp (điều tức) được phối hợp với những kỹ thuật nội công (điều thân), và tấn Thái-âm (điều thần), sự tổng hợp này không những sẽ giúp hành giả đạt đến sự hiệp nhất của Tinh, Khí, Thần, còn rất hữu ích trong việc luyện Thiên-Cân-Trụy tấn, là một thế tấn vững chãi như bàn thạch, nặng ngàn cân khó bề xoay chuyển. Vì những lý do kể trên, khi luyện Thai-tức pháp thay vì ngồi bán già hoặc kiết già Hồng-gia quyền chủ trương đứng tấn Thái-âm. Thế tấn này không những tạo một đường thẳng từ huyệt Bách Hội đến huyệt Hội-âm (hư linh đỉnh kình) có lợi cho việc nâng đỡ tinh thần, còn luôn luôn đi đôi với khí trầm đan điền có ích cho việc ổn định trọng tâm của thân. Tương truyền khi luyện Thai-tức pháp viên thành, hơi thở của hành giả sẽ nhẹ như tơ trời. Ðây chính là gia đoạn để chuẩn bị điều Tâm. Tâm ở đây phải hiểu là nhân-tâm và nhân-đạo bao hàm trong triết lý Tam-Tài được thể hiện qua đạo sống thuần phác, đôn hậu, đầu đội trời chân đạp đất của người Việt-Nam, mà Hiền-Triết Nguyễn-Du đã từng đề cao từ trăm năm trước: "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài".
    Mặc-Hạnh
    nhìn thế giới trong lòng một hạt cát
    và bầu trời trong cánh hoa rơi
    giữ vô cùng trong lòng bàn tay
    và vô tận trong một giờ ngắn ngủ
  10. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    trời ơi nhầm chủ đề rồi nguyẽn hùng ơi!
    [trường tlt]

Chia sẻ trang này