1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiếu lâm Vịnh Xuân quyền.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi dungntqnvn, 31/05/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Na`y, ta.i sao ba''''c la.i mi~a mai nhu* the^'''' ? Ba''''c la` Vove hay vovit (be^n Vietsontrang) hay mo^n sinh G (cu?a VVN com) pha?i kho^ng na`o ?
    Tui tha^''''y ba''''c Vove la` nho? mo.n, tie^?u ta^m, tha^''''y ngu*o*`i ta`i gio?i thi` tu*''''c gia^.n, ghen ti., no''''i xa^''''u ngu*o*`i ta ! Thu*? ho?i ba''''c dda~ la`m ddu*o*.c gi` nhu* cu. dda.i su* Nam Anh chu*a ?
    DDa.i Su* la` ngu*o*`i va(n vo~ song toa`n, ddu*o*.c 2 nha(m tri.u nha^n da^n Canada tie^''''n bo^. bie^''''t dde^''''n. Cu. vu*`a la` DDa.i Lua^.t Su* Ta^.p Su*., vu*`a la` DDa.i Vo~ Su* Wing Chun, la.i la` Gia''''o Su* DDa.i cu?a tru*o*`ng Da.i Ho.c danh tie^''''ng nha^''''t Canada. Kho^ng nhu*~ng the^'''' cu. co`n ra^''''t no^?i tie^''''ng ve^` khoa a(n no''''i va` su*. thu hu''''t ddo^''''i tu*o*.ng ! La` 1 Vie^.t Kie^`u luo^n hu*o*''''ng ve^` To^? Quo^''''c va` co^.i nguo^`n ne^n dda~ ga^`n 60, cu. va^~n co`n ve^` VN xin cu*o*''''i vo*....Na`y, kho^ng pha?i da.ng DDa`i Loan dda^u nhe'''' !. Phu nha^n cu?a DDa.i Su* la` Hoa Ha^.u kie^m Ngu*o*`i Ma^~u dda^''''y.
    MSGvovit tui the^` quye^''''t no^''''i chi'''' tha`y Nam Anh.
    Cuo^''''i tua^`n qua, tru*o*''''c ba`n tho*` Ba''''c va` Tam Tha''''nh Mac Le Mao, tui dda~ ca(''''t tie^''''t vi.t ma` the^` ddo^.c ra(`ng
    "Ne^''''u kho^ng ve^` VN cu*o*''''i vo*. Hoa Ha^.u hay A'''' Ha^.u (ke''''m tha`y NA 1 ti'''' cu~ng ddu*o*.c) hay ddo^''''i tu*o*.ng tu*o*ng xu*''''ng nhu* the^'''' thi` tui se~ kho^ng bao gio*` la`m Sa''''ng To^? mo^n pha''''i Quo^''''c Vo~. Ma(.c cho chu''''ng no'''' ga`o, tui se~ nha^''''t ddi.nh kho^ng. Du` cho Thu? Tu*o*''''ng co'''' la^.p mo^n pha''''i dde^? ca.nh tranh vo*''''i Si` Lat hay Muy Thai (kho^ng da''''m tranh vo*''''i Trung Cuo^''''c hay Ha`n Cuo^''''c dda^u nhe''''), va` mo*`i tui ra la`m Chu*o*?ng Mo^n, tui se~ nha^''''t wuy''''t tu*` cho^''''i. Pha?i lo cho xong vu. kia dda~ , 1 step at a time ! Tui wuyt no^''''i chi'''' tha`y Nam Anh."
    Co'''' ba''''c na`o dda^y thuo^.c die^.n "con O^ng cha''''u Cha", wen nho*''''n, thi` la`m o*n go*?i ca''''i tho^ng ba''''o na`y cu?a tui cho va(n pho`ng TT nhe''''.

    Được MSGvovit sửa chữa / chuyển vào 06:03 ngày 04/06/2004
  2. quan65

    quan65 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Các bac khó tính quá, VX ai chả là cao thủ, cứ gì ông Nam Anh.
    Các bác cứ nhận là cao thủ đi, em xin làm lùn thủ.
  3. quan65

    quan65 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Các bac khó tính quá, VX ai chả là cao thủ, cứ gì ông Nam Anh.
    Các bác cứ nhận là cao thủ đi, em xin làm lùn thủ.
  4. gemmenoire

    gemmenoire Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2002
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0
    Nghĩa là nửa năm nữa bác sẽ ra đây phải ko ạ??? Bao h ra bác bao trước cho mọi người nhé...lúc đó lão DHN cũng ở VN rồi....cố gắng lôi ông dungntqnvn, VXDTA..... ra gặp mặt nữa cho đồng bộ...he he he.....
  5. gemmenoire

    gemmenoire Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2002
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0
    Nghĩa là nửa năm nữa bác sẽ ra đây phải ko ạ??? Bao h ra bác bao trước cho mọi người nhé...lúc đó lão DHN cũng ở VN rồi....cố gắng lôi ông dungntqnvn, VXDTA..... ra gặp mặt nữa cho đồng bộ...he he he.....
  6. ntinca

    ntinca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2004
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác!
    Nguyễn Tế Công là người đã truyền bá VX vào VN nhưng những thông tin về cuộc đời, sự nghiệp của ông có vẻ như còn quá ít (ít nhất là đối với mình). Mong các bác bớt chút thời gian sưu tầm thêm thông tin về cụ.
    [​IMG]
    Yuen Chai-Wan (Nguyễn Tế Công) còn được gọi là Dao Pei Chai sinh năm 1877 tại Phật Sơn. Khi còn nhỏ hai anh em họ Nguyễn rất ham mê võ nghệ. Cha của họ, ông Yuen Chong-Minh là một thương gia giàu có sở hữu một xưởng làm pháo hoa trên đường Zhenbei.
    [​IMG][​IMG][​IMG]
    Các võ sư Vĩnh Xuân lúc bấy giờ thu học phí rất cao. Muốn khuyến khích các con mình, Yuen Chong-Minh quyết định dành một khoản gia tài nhỏ để mời quyền sư nổi tiếng Phổ Bá Quyền dạy Vĩnh Xuân cho hai con.
    Phổ Bá Quyền
    Phổ Bá Quyền, đôi khi còn được gọi là Kwok Bo-Kuen, học Vĩnh Xuân từ Hoàng Hoa Bảo và Đại Hoa Diện Cẩm tại Phật Sơn. Ở đó ông làm một vị bộ đầu vào cuối triều nhà Thanh. Rất nổi tiếng về kiến thức sâu sắc về võ thuật và Vĩnh Xuân Quyền, trong một số lời kể ông sở trường về song đao. Sau nhiều năm luyện tập chuyên cần với Phổ Bá Quyền và đã có được một nền tảng võ công xuất xắc, họ còn thiết tha học thêm nữa, và điều đó đã dẫn họ đến Phùng Tiểu Thanh.
    Phùng Tiểu Thanh
    Phùng Tiểu Thanh quê ở Shunde, Quảng Đông - học võ với Đại Hoa Diện Cẩm tại Quảng Châu, sau đó ông làm bộ đầu ở đó. Theo một lời truyền kể khác thì Phùng Tiểu Thanh đến từ một tỉnh phía bắc và học Vĩnh Xuân Quyền của Ah Kam tại Zhaoqing.
    Theo những lời kể trong môn Thiếu Lâm Vĩnh Xuân (weng chun ?" môn bắt nguồn từ thời kì đầu dạy võ của ông). Khi còn trẻ ông học nghề tại một hiệu may ở Phật Sơn. Một ngày kia một diễn viên Hồng Thuyền là San Kam (Đại Hoa Diện Cẩm) đến tiệm nơi Phùng học việc để may một bộ quần áo. Phùng Tiểu Thanh, lúc đó tuổi trẻ bồng bột, đã gây sự với người khách hiền lành đó. Chỉ sau ba lần đo đất chàng trai trẻ đã học được bài học của mình. Chứng kiến võ công của Sam, Phùng Tiểu Thanh liều lĩnh xin được làm học trò. Sau một thời gian thử thách, Phùng cuối cùng đã được chấp nhận làm học trò của Đại Hoa Diện Cẩm.
    Trong những năm đầu, Phùng Tiểu Thanh dạy Thiếu Lâm Vĩnh Xuân (weng chun) cho con ruột là Phùng Đình và các học trò như Dong Suen, anh em họ Lô, Dong Jik và những người khác. Các học trò của ông đã truyền bá môn võ trong vùng Quảng Đông (ở đó nhiều người đã tham gia bảo vệ xóm làng khỏi sự cướp bóc và được mệnh danh ?otrường côn vương?) và các nước vùng trong vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore...
    Võ công của Phùng Tiểu Thanh được biết đến nhiều trong cộng đồng Vĩnh Xuân, ngay cả trong các chi nhánh khác. Trong bài báo Cha tôi - Diệp Vấn, Diệp Chuẩn đã liệt kê tên của Phùng Tiểu Thanh cùng với Hoàng Phi Hồng (Hồng gia), Trần Hùng Sinh (Thái Lý Phật) và Lương Tán là một trong các võ sư nam quyền nổi tiếng tại Phật Sơn. Phùng đặc biệt được biết đến với côn pháp Lục điểm bán côn. Diệp Chinh, trong một cuốn băng video về côn pháp Vĩnh Xuân, đã kể về một câu truyện về việc Phùng Tiểu Thanh trao đổi côn thuật với Lương Tán tại một tiệm trà. Moy Yat, trong một bài tiểu luận về Vĩnh Xuân Lục điểm bán côn đã viết, có lần ông có hỏi thầy mình là Diệp Vấn về trình độ côn pháp tại Phật Sơn, trong khi Diệp không thể chắc chắn ai là người giỏi nhất, ông có nhận xét là Phùng Tiểu Thanh có những ngón tay rất mạnh mẽ ông chưa bao giờ thấy.
    Phùng Tiểu Thanh sống, dạy võ và được chăm sóc taị gia đình họ Nguyễn cho đến khi mất lúc 73 tuổi. Anh em họ Nguyễn và các đồng môn tổ chức lễ tang cho ông. Sau đó anh em họ đi theo những con đường khác nhau. Năm 1936* Yuen Chai-Wan (hay còn được gọi là Dao Pei Chai) sang Việt Nam. Tại Việt Nam Yuen Chai-Wan (tên gọi ở Việt Nam là Nguyễn Tế Công) truyền dạy Vĩnh Xuân tại Hà Nội trước khi chuyển vào nam và mất năm 1960.
    * Có tài liệu cho rằng ông sang Việt Nam từ năm 1907, có thể đây là thời gian ông đi bảo tiêu qua biên giới Việt Trung.
    (Nguồn tư liệu: http://vinhxuan.org/phorum/viewtopic.php?t=7)
  7. ntinca

    ntinca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2004
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác!
    Nguyễn Tế Công là người đã truyền bá VX vào VN nhưng những thông tin về cuộc đời, sự nghiệp của ông có vẻ như còn quá ít (ít nhất là đối với mình). Mong các bác bớt chút thời gian sưu tầm thêm thông tin về cụ.
    [​IMG]
    Yuen Chai-Wan (Nguyễn Tế Công) còn được gọi là Dao Pei Chai sinh năm 1877 tại Phật Sơn. Khi còn nhỏ hai anh em họ Nguyễn rất ham mê võ nghệ. Cha của họ, ông Yuen Chong-Minh là một thương gia giàu có sở hữu một xưởng làm pháo hoa trên đường Zhenbei.
    [​IMG][​IMG][​IMG]
    Các võ sư Vĩnh Xuân lúc bấy giờ thu học phí rất cao. Muốn khuyến khích các con mình, Yuen Chong-Minh quyết định dành một khoản gia tài nhỏ để mời quyền sư nổi tiếng Phổ Bá Quyền dạy Vĩnh Xuân cho hai con.
    Phổ Bá Quyền
    Phổ Bá Quyền, đôi khi còn được gọi là Kwok Bo-Kuen, học Vĩnh Xuân từ Hoàng Hoa Bảo và Đại Hoa Diện Cẩm tại Phật Sơn. Ở đó ông làm một vị bộ đầu vào cuối triều nhà Thanh. Rất nổi tiếng về kiến thức sâu sắc về võ thuật và Vĩnh Xuân Quyền, trong một số lời kể ông sở trường về song đao. Sau nhiều năm luyện tập chuyên cần với Phổ Bá Quyền và đã có được một nền tảng võ công xuất xắc, họ còn thiết tha học thêm nữa, và điều đó đã dẫn họ đến Phùng Tiểu Thanh.
    Phùng Tiểu Thanh
    Phùng Tiểu Thanh quê ở Shunde, Quảng Đông - học võ với Đại Hoa Diện Cẩm tại Quảng Châu, sau đó ông làm bộ đầu ở đó. Theo một lời truyền kể khác thì Phùng Tiểu Thanh đến từ một tỉnh phía bắc và học Vĩnh Xuân Quyền của Ah Kam tại Zhaoqing.
    Theo những lời kể trong môn Thiếu Lâm Vĩnh Xuân (weng chun ?" môn bắt nguồn từ thời kì đầu dạy võ của ông). Khi còn trẻ ông học nghề tại một hiệu may ở Phật Sơn. Một ngày kia một diễn viên Hồng Thuyền là San Kam (Đại Hoa Diện Cẩm) đến tiệm nơi Phùng học việc để may một bộ quần áo. Phùng Tiểu Thanh, lúc đó tuổi trẻ bồng bột, đã gây sự với người khách hiền lành đó. Chỉ sau ba lần đo đất chàng trai trẻ đã học được bài học của mình. Chứng kiến võ công của Sam, Phùng Tiểu Thanh liều lĩnh xin được làm học trò. Sau một thời gian thử thách, Phùng cuối cùng đã được chấp nhận làm học trò của Đại Hoa Diện Cẩm.
    Trong những năm đầu, Phùng Tiểu Thanh dạy Thiếu Lâm Vĩnh Xuân (weng chun) cho con ruột là Phùng Đình và các học trò như Dong Suen, anh em họ Lô, Dong Jik và những người khác. Các học trò của ông đã truyền bá môn võ trong vùng Quảng Đông (ở đó nhiều người đã tham gia bảo vệ xóm làng khỏi sự cướp bóc và được mệnh danh ?otrường côn vương?) và các nước vùng trong vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore...
    Võ công của Phùng Tiểu Thanh được biết đến nhiều trong cộng đồng Vĩnh Xuân, ngay cả trong các chi nhánh khác. Trong bài báo Cha tôi - Diệp Vấn, Diệp Chuẩn đã liệt kê tên của Phùng Tiểu Thanh cùng với Hoàng Phi Hồng (Hồng gia), Trần Hùng Sinh (Thái Lý Phật) và Lương Tán là một trong các võ sư nam quyền nổi tiếng tại Phật Sơn. Phùng đặc biệt được biết đến với côn pháp Lục điểm bán côn. Diệp Chinh, trong một cuốn băng video về côn pháp Vĩnh Xuân, đã kể về một câu truyện về việc Phùng Tiểu Thanh trao đổi côn thuật với Lương Tán tại một tiệm trà. Moy Yat, trong một bài tiểu luận về Vĩnh Xuân Lục điểm bán côn đã viết, có lần ông có hỏi thầy mình là Diệp Vấn về trình độ côn pháp tại Phật Sơn, trong khi Diệp không thể chắc chắn ai là người giỏi nhất, ông có nhận xét là Phùng Tiểu Thanh có những ngón tay rất mạnh mẽ ông chưa bao giờ thấy.
    Phùng Tiểu Thanh sống, dạy võ và được chăm sóc taị gia đình họ Nguyễn cho đến khi mất lúc 73 tuổi. Anh em họ Nguyễn và các đồng môn tổ chức lễ tang cho ông. Sau đó anh em họ đi theo những con đường khác nhau. Năm 1936* Yuen Chai-Wan (hay còn được gọi là Dao Pei Chai) sang Việt Nam. Tại Việt Nam Yuen Chai-Wan (tên gọi ở Việt Nam là Nguyễn Tế Công) truyền dạy Vĩnh Xuân tại Hà Nội trước khi chuyển vào nam và mất năm 1960.
    * Có tài liệu cho rằng ông sang Việt Nam từ năm 1907, có thể đây là thời gian ông đi bảo tiêu qua biên giới Việt Trung.
    (Nguồn tư liệu: http://vinhxuan.org/phorum/viewtopic.php?t=7)
  8. ntinca

    ntinca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2004
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Đầu thế kỷ 20, có một người tên là Tế Công, người đương thời thường gọi là Tài Cống hay Cống Xếnh Xáng . Ông sang Việt Nam vào khoảng 1907, tung tích được khép trong bí mật cho tới những năm của thập kỷ 40 nhiều người mới biết tới. Ông là một trong những cao nhân võ học của thế kỷ 20 với rất nhiều huyền thoại .
    Tôn sư Tế Công, người được coi là tôn sư của Vịnh Xuân Việt Nam. Một thời gian khá dài Cống Xếnh Xáng bảo tiêu một số chuyến đường dài, mạn Vân Nam ?" Quý Châu sang ta . Trong các chuyến đi bảo tiêu và buôn bán qua biên giới, có một người Việt tháp tùng và coi đó như là học trò đầu tiên của Tài Cống . Ông có dạy một số học trò và đều là bậc thày cả. Ở Hà Nội, ông Tài Cống có truyền cho một số học trò, trong đó có 7 người gộp lại làm một lớp chính qui đầu tiên . Ngoài những người trong bức ảnh lịch sử mà anh Đỗ Tuấn còn lưu trữ được, ông Tài Cống còn dạy cho bác Ngô Sỹ Quý, một nhạc công mà sau này chi phái Vịnh Xuân của Ngô gia cũng khá phát triển ở cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong 15 năm trở lại đây.
    [​IMG]
    Trong ảnh: người đứng cạnh ông Cống là anh con trai, người đứng đầu tiên bên trái, lớn tuổi nhất là bác Phùng (Độc Long Nhỡn) vốn cũng từng làm bảo tiêu, tính khí khảng khái, nóng như lửa, cuối đời bác có làm bảo vệ cho trường PTTH Việt Nam ?" Cu Ba. Bác Phùng qua đời năm 1986, thọ hơn 90 tuổi và truyền ngôi cho Đỗ Tuấn chấp chưởng, đó là một hoạ sĩ, thương binh, học trò cưng của bác. Cạnh bác Phùng là bác Lâm, bác Nghi... người đứng cuối cùng trong ảnh là bác Tiển ở 35 Gia Ngư, người đóng góp về bộ môn Vịnh Xuân nhiều nhất ở Hà Nội, vốn vóc người nhỏ bé, khuôn mặt hiền từ lại ít tuổi nhất. Có lẽ các dụng cụ tập luyện như mộc nhân, mộc thủ... xuất hiện ở Hà Nội là từ bác Phùng và bác Tiển. Trước năm 1954, bác Tiển có dạy một số môn sinh. Lớp lớn nay còn ?ochơi? như võ sư Phan Dương Bình, tục danh là Bình Bún không rõ do dẻo hay dính mà thành tên. Lại có giai thoại là có lần Phan tiên sinh biểu diễn Xúc cốt công thu nhỏ người chui vào nằm vừa trong cái thúng đựng bún mà thành tên (!), hai đại đệ tử được làng võ Hà Nội biết đến danh là anh Nhâm và anh Lễ, sau đó là lớp các anh sắp lục tuần như ông Sinh (con trai bác), anh Xuân Thi...
    Năm 1955, tôn sư Tế Công theo dòng người di cư vào miền nam Việt Nam, ông có thu nhập thêm một số môn đồ nữa và ít năm sau qua đời. Các truyền nhân của ông Cống ở phía nam bành trướng môn phái yếu hơn phía bắc.
    Lần theo dấu vết của tôn sư Tế Công môn Vịnh Xuân, tôi còn gặp được nhiều người có dính dáng đến con đường ông đi qua, lưu lại những dấu vết mà những môn sinh Vịnh Xuân đầy trân trọng
    (Nguồn tư liệu: http://vinhxuan.org/phorum/viewtopic.php?t=4)
  9. ntinca

    ntinca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2004
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Đầu thế kỷ 20, có một người tên là Tế Công, người đương thời thường gọi là Tài Cống hay Cống Xếnh Xáng . Ông sang Việt Nam vào khoảng 1907, tung tích được khép trong bí mật cho tới những năm của thập kỷ 40 nhiều người mới biết tới. Ông là một trong những cao nhân võ học của thế kỷ 20 với rất nhiều huyền thoại .
    Tôn sư Tế Công, người được coi là tôn sư của Vịnh Xuân Việt Nam. Một thời gian khá dài Cống Xếnh Xáng bảo tiêu một số chuyến đường dài, mạn Vân Nam ?" Quý Châu sang ta . Trong các chuyến đi bảo tiêu và buôn bán qua biên giới, có một người Việt tháp tùng và coi đó như là học trò đầu tiên của Tài Cống . Ông có dạy một số học trò và đều là bậc thày cả. Ở Hà Nội, ông Tài Cống có truyền cho một số học trò, trong đó có 7 người gộp lại làm một lớp chính qui đầu tiên . Ngoài những người trong bức ảnh lịch sử mà anh Đỗ Tuấn còn lưu trữ được, ông Tài Cống còn dạy cho bác Ngô Sỹ Quý, một nhạc công mà sau này chi phái Vịnh Xuân của Ngô gia cũng khá phát triển ở cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong 15 năm trở lại đây.
    [​IMG]
    Trong ảnh: người đứng cạnh ông Cống là anh con trai, người đứng đầu tiên bên trái, lớn tuổi nhất là bác Phùng (Độc Long Nhỡn) vốn cũng từng làm bảo tiêu, tính khí khảng khái, nóng như lửa, cuối đời bác có làm bảo vệ cho trường PTTH Việt Nam ?" Cu Ba. Bác Phùng qua đời năm 1986, thọ hơn 90 tuổi và truyền ngôi cho Đỗ Tuấn chấp chưởng, đó là một hoạ sĩ, thương binh, học trò cưng của bác. Cạnh bác Phùng là bác Lâm, bác Nghi... người đứng cuối cùng trong ảnh là bác Tiển ở 35 Gia Ngư, người đóng góp về bộ môn Vịnh Xuân nhiều nhất ở Hà Nội, vốn vóc người nhỏ bé, khuôn mặt hiền từ lại ít tuổi nhất. Có lẽ các dụng cụ tập luyện như mộc nhân, mộc thủ... xuất hiện ở Hà Nội là từ bác Phùng và bác Tiển. Trước năm 1954, bác Tiển có dạy một số môn sinh. Lớp lớn nay còn ?ochơi? như võ sư Phan Dương Bình, tục danh là Bình Bún không rõ do dẻo hay dính mà thành tên. Lại có giai thoại là có lần Phan tiên sinh biểu diễn Xúc cốt công thu nhỏ người chui vào nằm vừa trong cái thúng đựng bún mà thành tên (!), hai đại đệ tử được làng võ Hà Nội biết đến danh là anh Nhâm và anh Lễ, sau đó là lớp các anh sắp lục tuần như ông Sinh (con trai bác), anh Xuân Thi...
    Năm 1955, tôn sư Tế Công theo dòng người di cư vào miền nam Việt Nam, ông có thu nhập thêm một số môn đồ nữa và ít năm sau qua đời. Các truyền nhân của ông Cống ở phía nam bành trướng môn phái yếu hơn phía bắc.
    Lần theo dấu vết của tôn sư Tế Công môn Vịnh Xuân, tôi còn gặp được nhiều người có dính dáng đến con đường ông đi qua, lưu lại những dấu vết mà những môn sinh Vịnh Xuân đầy trân trọng
    (Nguồn tư liệu: http://vinhxuan.org/phorum/viewtopic.php?t=4)
  10. ntinca

    ntinca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2004
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Một vài hộc trò của cụ Nguyễn Tế Công
    [​IMG]
    Cụ Ngô Sỹ Quý
    [​IMG]
    ***** Hải Long
    - Bác nào có năm sinh, năm mất của các cụ nhà ta cho em xin. Thông tin chi tiết càng tốt
    - Theo như em biết, cụ Tế công có một anh con trai, và người học trò khá gần gũi của cụ là Cam Thúc Cường. VẬy những người này hiện nay ở đâu, làm gì vậy?
    - Cụ Tế Công sau khi mất mộ phần được đặt ở đâu? Có ai thắp hương không vậy?

Chia sẻ trang này