1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiếu ...luật ! Làm sao đây ? - Vấn đề xây dựng pháp luật

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 11/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Thiếu ...luật ! Làm sao đây ? - Vấn đề xây dựng pháp luật

    Trả lời 1 cuộc phỏng vấn của phóng viên VietNamNet, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn văn An đã cho biết đại ý :
    Cho tới nay, chỉ có khoảng 200 luật được thông qua so với nhu cầu là khoảng 800 luật .
    Nếu QH làm việc như phương cách cũ thì phải mất 50 năm , với phương thức mới thì nhanh gấp đôi, nhưng gấp đôi cũng phải 25 năm nữa mới xong !

    Thời gian này lâu hay nhanh ? Trong giai đoạn chờ cho đủ luật, chúng ta sẽ phải giải quyết sao nếu căn bản của Pháp Luật là : Không có luật thì không có tội ?

    Ngoài ra, trong 25 năm nữa thì có khi cần thêm cả trăm luật mới cần ban hành do văn minh và tiến bộ khoa học, nhu cầu phát triển xã hội phát sinh ...Vậy thì phải làm sao đây ?

    ---------
    (VietNamNet) - Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XI khai mạc sáng 21/10 là một kỳ họp được đánh giá có nhiều điểm đáng chú ý, cả về cách làm việc của các đại biểu QH, cũng như nội dung được thảo luận và quyết định. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã dành cho phóng viên VietNamNet cuộc trao đổi quanh những vấn đề này.


    Chủ tịch QH Nguyễn Văn An
    - Những điểm đổi mới nào được coi là quan trọng nhất của hoạt động Quốc hội khoá này?
    - Hiện ta mới có tất cả khoảng 200 luật được thông qua, trong khi nhu cầu cần phải có khoảng 700-800 luật. (Có nước có đến hàng nghìn luật). Nếu làm với tốc độ này thì 50 năm nữa mới làm xong luật. Vì thế, QH phải tăng tốc lên rất nhiều mới có thể rút ngắn chặng đường đó lại một nửa: hoàn thành việc này trong 25 năm - bằng quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nâng cao hiệu quả của hoạt động lập pháp là một trong nhiệm vụ quan trọng của hoạt động Quốc hội khoá này. Vì thế, trong thời gian nối giữa kỳ họp lần trước tới lần này, Quốc hội đã có rất nhiều hoạt động nhằm nâng cao số lượng và chất lượng của hoạt động lập pháp. Nhờ sự chuẩn bị kỹ càng, thời gian bàn về các dự thảo luật tại nghị trường cũng ngắn hơn.
    Từ khi có cương lĩnh đổi mới (1991) và Hiến pháp năm 1992, Quốc hội khoá 9 và khoá 10 đã có sự chuyển biến rõ nét. Cụ thể: Chất lượng và hiệu quả hoạt động được tăng cường; Tính chuyên nghiệp được nâng cao; Dân chủ được mở rộng; Tính công khai và minh bạch được tăng cường. Tất cả những điều này đã có tác động tích cực lên quá trình phát triển của đất nước. Những thành tựu chúng ta đạt được trong thời gian qua nhờ nhiều nguyên nhân, trong đó có sự đóng góp của hoạt động lập pháp.
    - Theo Chủ tịch thì chất lượng làm luật hiện nay đã đáp ứng được đến đâu so với yêu cầu?
    - Nhận thức về chất lượng làm luật cũng còn nhiều vấn đề phải bàn. Đội ngũ làm luật của ta nói chung chưa chuyên nghiệp. Riêng Nhật Bản - thượng nghị viện có Cục lập pháp riêng gồm 75 người. Quốc hội của ta chỉ mới có một Vụ xây dựng luật chỉ có mười mấy người, thư viện sách chưa có, thư viện điện tử cũng chưa. Hiện, Quốc hội mới thành lập Ban công tác lập pháp để giảm bớt thời gian bàn về câu chữ trước nghị trường. Phương hướng chung là Thường vụ Quốc hội chỉ quyết những chính sách luật, chữ nghĩa để anh em chuyên trách họ làm.
    Trước kỳ họp này, Quốc hội cũng đã có nhiều công việc chuẩn bị như hội nghị Đại biểu chuyên trách, đưa ra các dự thảo luật để nhân dân góp ý? nhằm tránh triệt để tình trạng ?olàm văn trước nghị trường? (chữ mà các nhà báo hay dùng). Để các đại biểu đều có cơ hội phát biểu trước nghị trường là phát huy dân chủ, phát huy năng lực của người đại biểu dân bầu. Nhưng muốn rút ngắn thời gian làm luật và nâng cao chất lượng của việc làm luật thì phải có đội ngũ đại biểu chuyên trách làm luật. Vài khoá nữa, chắc là chúng ta phải nâng cao đội ngũ đại biểu chuyên trách lên tới 40%.
    - Trong kỳ họp cuối năm nay, đây là lần đầu tiên, Quốc hội thông qua ngân sách. Và việc phân bổ ngân sách được đưa ra công khai để mọi người tranh luận. Thưa Chủ tịch, liệu có tình trạng phiên họp để bàn về ngân sách sẽ biến thể thành phiên họp Chính phủ mở rộng: đại biểu ngành nào, tỉnh nào thì ?ogiành phần hơn? về ngân sách cho ngành đó hoặc địa phương mà họ giữ chức vụ?
    - Năm nay là năm đầu tiên Quốc hội thực tập việc làm chủ ngân sách. Dân làm chủ ngân sách như thế nào? Dân đóng góp thuế, dân có quyền giám sát ngân sách. Việc giám sát này sẽ hạn chế tham nhũng và hạn chế xin cho. Việc này sẽ phát huy dân chủ, công khai. Quan trọng nhất là lý lẽ công khai. Chia cho ai, ngần nào, thì lý lẽ phải thuyết phục.

    Để tránh tình trạng này thì phải làm kỹ với các nghành, các địa phương. Điều quan trọng nhất là Chính phủ phải bảo vệ được lý lẽ của mình trước Quốc hội. Công khai, minh bạch là mục đích lớn nhất của chúng ta. Phải có những định mức, tiêu chí, tiêu chuẩn để phân bổ ngân sách. Chính phủ bàn, Quốc hội quyết về định mức ngân sách. Năm nay là năm đầu tiên Quốc hội công khai bàn và quyết ngân sách. Dân nộp thuế thì dân phải được giám sát về ngân sách. Phải minh bạch mới hạn chế được nạn tham nhũng, xin cho.

    - Thưa Chủ tịch, cánh cửa nghị trường ngày càng mở rộng để Quốc hội gần với dân hơn và phản ánh được tiếng nói của cử tri nhiều hơn. Theo Chủ tịch, để làm tốt điều đó hơn nữa, chúng ta phải chú ý đến khâu nào nhiều nhất?
    - Là phải mở rộng ?ocửa? Quốc hội hơn nữa đối với báo chí. Tiếp tục phát huy dân chủ, công khai. Bước đầu đã gặt hái được một số thành công: họp thường vụ Quốc hội, Thường vụ chủ trương mời báo chí vào hết. Và báo chí cũng đã công khai mọi vấn đề mà Quốc hội đang bàn để người dân biết. Sau này cái gì đụng đến luật, luật đụng đến dân, phải đưa ra cho dân biết để người dân ý thức được rằng Quốc hội đang làm gì để phát huy quyền dân chủ của người dân.
  2. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    [Vấn đề của chúng ta, theo tôi, không phải là có bao nhiêu luật, quan trọng là chúng ta thực hiện nó như thế nào. tôi nhớ không rõ lắm, hình như Max có nói: Luật không áp dụng trong thực tế thì nó cũng chỉ là mớ giấy lộn.
    Quan trọng là xây dựng được ý thức pháp luật trong mỗi người dân của chúng ta. Đấy, thực tế là nhiều vấn đề có luật rồi mà có thực hiện được tốt đâu. Vậy thì vấn đề đâu chỉ là số lượng.
    Khi tôi sinh ra, mọi người cười, riêng tôi khóc
    Sống làm sao khi tôi chết đi, mọi người khóc, riêng tôi cười
  3. phuongham

    phuongham Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    làm gì mà phải lo lắng đến mức như vậy. cái gì mà không có luật thì không có tội.ngày nảy ngày nay chúng ta thiếu luật thì cũng đã có ai chết đâu. có luật rồi thì cũng chác gì đã tốt . đôi khi làm luật không tốt lại chẳng vẽ đường cho kẻ phạm tội cũng nên. cứ nhìn lại các vụ án liên quan đến hoàn thuế GTGT xem.
    thực ra là bác An nói đến tốc độ pháp điển hoá thôi. chứ thực ra khi mà chua có luật thì chúng ta có Pháp lệnh, nghị định mà. hơn nữa, một thuộc tính quan trọng của pháp luật là thường có sau thực tế cuộc sống đòi hỏi. do vậy, việc chưa đủ là bình thường và như bạn nói là cuộc sống bây giờ đổi thay rất nhanh nhưng QH cũng chỉ Xuân , Thu nhị kì mới họp thì 50 năm vẫn chưa xong kế hoạch của hiện tài là chuyện có thể hiểu được. đây cũng là vấn đề đặt ra với QH để đổi mới phương pháp và chất lượng làm việc. thế mới có cái để ta bàn chứ lại
  4. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Điều quan trọng nhất vẫn là con người, luật quy định chặt chẽ cũng không quan trọng bằng người thực thi pháp luật, nhưng để kêu gọi mọi người cần có ý thức pháp luật thì thật khó khi nhìn đâu cũng thấy có vi phạm.
    Trước tiên nhà nước cần đảm bảo cho người dân được thực sự hưởng các quyền dân chủ, người dân hiểu rõ các quyền mà mình được hưởng chính điều này sẽ tạo điều kiện cho người dân dấu tranh với các hành vi xâm phạm đến trật tự xã hội, xâm phạm đến lợi ích riêng hợp pháp, dần dần hướng người dân đến việc tuân thủ pháp luật khi người dân thực sự thấy các quyền lợi của mình được đảm bảo thực hiện, lúc đó thì mới có thể hy vọng tới ý thức pháp luật.
    còn chuyện thiếu luật.... hệ thống pháp luật Vn khác các hệ thống luật khác, không như hệ thống luật Anh, Mỹ hay châu Âu lục địa để mà nói: cái gì nhà nước không cấm thì người dân được làm....!!! mặc dù đó phải là nguyên tắc của các nhà làm luật.
  5. HOAINAM182

    HOAINAM182 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến của các bác thật xác đáng . Đúng , chúng ta không thể nói thiếu Luật để viện dẫn cho những sai phạm trong con đường phát triển đi lên CNH_HĐH đất nước . Những vi phạm PL ngày càng nhiều như hiện nay , có chăng đó chỉ là do tự mỗi người dân chúng ta còn quá kẹn ý thức về PL , và một phần nào đó là sự vi phạm của những người thực thi PL .
    Trước mắt , và có thể khoảng 15_20 năm nữa , chúng ta mới có thể có đủ các QPPL để điều chỉnh . Vậy thì chúng ta hãy làm sao để mỗi người dân phải thực hiện đúng PL ? Đấy mới chính là câu hỏi cần phải trả lời của các cơ quan thẩm quyền và những người có trách nhiệm .
    TOP OF THE WORLD

Chia sẻ trang này