1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiếu nữ đánh cờ vây - Sơn Táp

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Coltpard, 13/06/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuonphong

    cuonphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    chiến tranh, đất nước nào củng vậy, câu chuyện viết có lối thoát không hay lắm.
  2. gaixuongrong84g

    gaixuongrong84g Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0

    " Em tên là ...
    Nhưng tôi đã kịp bóp cò..."
    " Phù phiếm của phù phiếm là hai lần phù phiếm , Và con người ta là gì giữa cái sống và cái chết ???"
    _ cái chết của hai nhân vật không tên , tôi nghĩ đây là một dụng ý của tác giả , một triết lý nhân sinh về sự sống
    ------------->Tất cả đều là phù phiếm , chỉ có tình yêu là có thật !!!
  3. long_lanh_lung_linh

    long_lanh_lung_linh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2004
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    TÍnh cách của 2 nhân vật đều mạnh mẽ và rõ ràng. Họ yêu nhau qua cách đánh cờ, hiểu và biết về nhau chỉ qua từng nước cờ vây mà mỗi ngày họ cùng nhau chơi. Tình yêu đến thật lạ. Đúng với một câu mà tớ thích, đại khái là Tôi yêu em mà không cần biết khi nào và vì sao.
    Tớ thấy một cái kết như vậy là được. Cuối cùng họ đã là của nhau, bởi thự sự họ đã yêu và hiểu nhau từ rất lâu rồi.
  4. MrLeon

    MrLeon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Hì. Tôi mới đọc xong truyện này mấy tuần trước. Lục tủ sách của ông anh và bắt gặp, cũng không ngờ là anh tôi ngày thường thực dụng, dễ nổi nóng, suốt ngày lao đầu vào làm ăn, học tập mà cũng dành chút thời gian để đọc 1 cuốn tiểu thuyết có cái tên lãng mạn như vậy. Tò mò quá thế là trấn đọc luôn.:D
    Quả thật truyện đọc lúc đâu sẽ thấy nó trôi qua nhẹ nhàng, đọc thấy thoải mái nhưng chưa đến độ phê, thấy đặc biệt mỗi ở chỗ cách ***g câu chuyện của 2 nhân vật chính với nhau theo đúng chu kỳ từng chương, từng chương, cách viết luôn ở ngôi thứ nhất.. Nhưng tại sao mà mình lại cứ bị cuốn theo?!
    Càng đọc lại cang thấy thân thiết với cô gái, càng đọc lại càng đồng cảm với thằng cha sĩ quan. Có lẽ chính cách xưng hô ở ngôi tôi lại càng làm người đọc hiểu rõ tính cách của từng nhân vật.
    Nhiều người nhìn vào gã sĩ quan thì thấy hắn quá lạnh lùng nhưng tôi thì lại thấy rất bình thường, công nhận là có chút lạnh lẽo nhưng không phải là quá. Hắn là người có triết lý sống khá vững chắc, hòa đồng được với thế giới bên ngoài, sôi nổi và chịu chơi. Hắn đối xử với từng người theo từng phong cách riêng mà hắn coi là đúng.
    - Với ông em thì hắn cố tỏ ra mạnh mẽ, ít thể hiện tình cảm vì hắn nghĩ sau khi mất cha thì gánh nặng người cha sẽ nằm lên vai hắn. Mà phong cách sống của thời xưa thì sự kinh trọng giữa cha và con luôn luôn được đặt cao hơn tình cảm.
    - Với Akiko thì hắn chẳng đoái hoài. Hắn không tìm thấy gi đặc biệt ở cô nàng ngoài sự chịu khó, giống bao người phụ nữ cổ điển khác. Hắn không thể đạt được thỏa mãn về thú vui ******** cũng như thú vui trí óc khi ở cạnh cô nàng.
    - Với Lan thì hắn khinh bỉ mặc dù hắn luôn cố giữ được phép lịch sự tối thiểu. Lan biết là mình chẳng còn vũ khí nào để giữ lại hắn ngoài thân xác nên cô ta luôn luôn cố gắng xử dụng vũ khí đó triệt để. Hắn lại càng khinh bỉ cô ta hơn nữa.
    - Ngược lại, đối với Minh và cô bé nhân vật chính thì hắn lại rất tôn xùng, yêu thì yêu trong im lặng, chỉ cần ngắm nhìn, gặp mặt la đã thấy sung sướng.
    - Hắn tôn xùng cả 2 ở sắc đẹp, nét ngây thơ nhưng đặc biệt đối với Nữ nhân vật chính thì hắn lại mê mẩn trí tuệ, tâm hồn của cô gái. Để ý thì thấy được là lần đầu tiên khi đến đánh cờ thì hắn còn nhớ đến công việc của mình, còn quan sát, suy nghĩ đến những người xung quanh. Về sau thì tất cả đối với hắn chỉ là cô gái thôi, suy nghĩ gì cùng về cô ta, cứ mỗi khi cô ta đến thì hắn lại quan sát từ đầu tới chân rồi phân tích. Yêu theo kiểu thèm khát nhưng không dám đụng chạm.
    Nói chung là đọc tới giai đoạn 2 người đánh cờ với nhau thì đã hiểu là kết thục của truyện sẽ bi thảm rồi. Định gập sách lại không đọc nữa nhưng thấy như thế còn khó chịu hơn, định lật ra xem trang cuối luôn thì lại tiếc mấy trang trước. Thế là lại đọc tiếp.
    Còn về cô gái thì sao? So với gã sĩ quan thì cô ta không có triết lý vững vàng như của hắn. Tất cả những gì cô ta làm đều theo cảm hứng, đều là trong giai đoạn tìm hiểu cuộc đời. Do có trí thông minh tuyệt vời nên cô ta đã phát triển quá nhanh mà chính mình lại không kiểm soát được.
    Nhiều người thấy như thế là bất bình thường nhưng đứng ở vị trí của cô ta thì sẽ dễ hiểu hơn. 1 đứa bé biết chút ít về cuộc sống người lớn, khó hoà đồng được với những người có trí tuệ thấp hơn mình thì sẽ rất tò mò, khao khát về những thứ mình chưa biết. Khi biết thêm 1 chút về những gì mình chưa biết, cảm nhận được chút ít sung sướng thì lại càng tò mò, lại tiến tiếp mà không có ai chỉ đường. Khi đã biết rõ rồi thì chán và tìm ra cách để tiêu khiển. Cô ta chán ngấy thú tiêu khiển bằng thể xác, vì vậy cô ta đã biến thú vui ấy thành thú vui trí tuệ, chơi đùa trên tình cảm của Mẫn và Kinh 1 cách tàn nhẫn. Cuối cùng thi lại bị Mẫn chơi lại, cái giá phải trả cũng khá đắt! Sự dửng dưng về chuyện trinh tiết của cô ta có thể được giải thích là do tính ngây thơ, sự tự tin chứ không phải là do cô bé lớn 1 cách không logic so với tuổi của mình.
    Lại bảo là không logic lắm khi cô bé lại bỏ trốn cùng Kinh. Nhưng tôi thấy với tâm lý của cô ta thì như vậy cũng dễ hiểu. Khi mẹ nói về việc ăn mặc và suốt ngày chơi cờ của mình, cô ta đã đoán ngay rằng, có lẽ mẹ đang xác định cho tương lai của mình đây, có lẽ sắp phải chống lầy mất rùi. Lúc đó cô ta mới hoảng sợ và muốn trốn thoát. Rất bình tĩnh trong xuy xét nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống, cô ta đã chọn Bắc Kinh để chạy trốn và có 2 ứng cử viên để tháp tùng.
    Nặng kí nhất chính la anh chàng sĩ quan, cô đoán được phần nào về tình cảm của anh ta đối với mình, đã hiểu rõ tâm hồn anh ta, biết rằng anh ta sẽ không coi trọng chuyện trinh tiết lắm. Va cô đã không lầm, vì cô mà hắn có thể bỏ đi tất cả. Tiếc thay gã ngu (theo suy nghĩ của cô ta lúc đó) đã từ chối.
    Thế là đành chọn phương án 2, hạ sách, đi cùng với Kinh vì Kinh cũng đã biết về chuyện tình cảm của cô với Mẫn mà vẫn yêu cô nên không cần lo lắng.
    Với cách phân tích tâm lý dài dòng văn tự ở trên thì tôi thấy là những hành động của 2 người hoàn toàn logic, hoàn toàn hợp với tính cách của cả 2.
    Gã sĩ quan luôn đối xử với người khác theo cách mà hắn nghĩ là họ đáng được nhận.
    Cô gái thì chỉ thích tiêu khiển, nhiều người vô tội đã thành con cờ trong tay cô ta. Đến cuối mới hiểu mình cũng chỉ là con cờ thôi.
    Hihì! Hoá ra cũng gặp Bác cuonphong ở đây. Em có quan điểm khác với Bác mất roài. Em thấy truyện này đúng là chỉ có 1 loại lối thoát duy nhất, đó là kết thúc bi thảm (cho người đọc thui):
    - 1 người chết 1 người sống
    - cả 2 cùng chết
    Sơn Táp đã chọn giải pháp hay nhất: cả 2.
    Thử tưởng tượng là 2 người bằng 1 phương pháp tuyệt diệu nào đó đã trốn thoát và sống cùng nhau, họ sẽ không thể hạnh phúc. Chàng trai thì sẽ suốt ngày dằn vặt, đau khổ vì mình đã phản bội Tổ Quốc, cô gái thấy vậy cũng sẽ rất đau buồn, nhưng chẳng lẽ lại để hắn tiếp tục chiến đấu, chống lại Tổ Quốc mình???!!! Sống thế thì sớm muộn gì cũng tan vỡ thôi. Cái chết chính là cách làm thay đổi thế giới quan nhanh nhất, chỉ vài phút thôi.
    Nhưng đúng là Sơn Táp cũng hơi tàn nhẫn khi cho thêm 2 chi tiết: cô gái nói dở câu "Em tên là..." và gã sĩ quan không kịp chết theo kiểu Samurai. Nếu bỏ 2 chi tiết ấy đi thì có lẽ người đọc sẽ phần nào được an ủi là họ đã ra đi mà không nuối tiếc.
    Mời bạn đọc Sông Đông êm đềm của Sholokhov. Tương tự thoai.
    Đọc những truyện tả thực về chiến tranh mới hiểu, quân ta quân địch đều không tốt cũng như đều không xấu. Quân đi xâm chiếm có lý tưởng riêng của mình, họ nghĩ họ đúng mặc dù có thể họ đã bị lừa. Quân bảo vệ lãnh thổ của mình thì chiến đấu vì lòng yêu nước là rõ rồi. Nhưng quan trọng là cả 2 bên đều gây thương tổn cho nhân dân. Những chuyện như cướp bóc, giết người, hiếp dâm,... thì bên nào cũng gây ra thôi, may ra thì bên giữ nước làm ít hơn thôi.
    Đọc xong truyện này thì tôi vừa tức giận, vừa thoả mãn vì tiểu thuyết hay quá. Chỉ tội chưa đủ làm mình khóc. Mình có khuyên mọi người cũng nên xem film Pan''''''''s Labyrinth, nói ra thì ngượng nhưng film này đã làm mình không chỉ khóc mà là thổn thức mất 5, 10 phút. Xem lại vẫn thấy cay cay. Cũng về chiến tranh.
    Bài viết dài dòng văn tự quá nhưng vẫn phải viết ra để xả xì-trét.
    Được MrLeon sửa chữa / chuyển vào 16:41 ngày 22/01/2007
    Được MrLeon sửa chữa / chuyển vào 16:44 ngày 22/01/2007
  5. thohocviec

    thohocviec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2005
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    em không thích chuyện này lắm,nhân vật xây dựng thì hay mà kết thúc lại quá chán.............tác giả thật ngây thơ ac..
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này