1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiếu nữ đánh cờ vây - Sơn Táp

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Coltpard, 13/06/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    8.
    Bọn khủng bố luôn chuồn thoát chỉ trong gang tấc và chúng tôi phải đón năm mới giữa bầy sói và cáo.
    Tuyết hôm nay rơi chồng lên tuyết hôm qua. Chúng tôi dồn đuổi kẻ thù cho tới khi nào chúng cạn kiệt lương thực và đạn dược thì thôi.
    Biết làm sao tả được mùa đông khắc nghiệt ở miền Bắc Trung Quốc? Nơi đây, gió hú rền rĩ và cây cối oằn xuống dưới sức nặng của tuyết. Rừng thông nom giống như những bia mộ nguyệch ngoạc màu trắng màu đen. Thỉnh thoảng một con hươu đực hoặc một con nai đốm lẩn lướt hiện ra. Chúng nhìn chúng tôi ngạc nhiên, rồi lủi nhanh.
    Chúng tôi đi. Chỉ sau một tiếng đồng hồ, cố gắng quá sức làm chúng tôi ngạt thở vì nóng. Ròi chưa kịp lấy lại sức thì cái lạnh đã ùa vào trong các áo măng tô và làm chân tay chúng tôi tê cứng.
    Kẻ thù xảo quyệt và quen thuộc địa hình hơn chúng tôi, thường tấn công bất ngờ rồi rút lui. Và mặc dù chịu tổn thất, chúng tôi vẫn tiếp tục dấn thân vào cuộc đua sức chịu đựng này.
    Kẻ nào thắng được sự kiệt quệ sẽ thắng trong cuộc săn đuổi này.
  2. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    9.
    Chúng tôi bắt đầu ván cờ trong một góc phòng khách vào lúc bình minh, khi ngày chưa rạng. Anh Lữ cả đêm không ngủ. Mắt anh đỏ vằn máu, tóc tai bờm xờm, anh uống hết tách trà này tới tách trà khác cho tỉnh ngủ, và thờ dài liên tục. Sáng nay, sau hai ngày đi thăm và cúng bái trong thành phố, ba mẹ tôi bận đồ truyền thống để tiếp khách. Dù có đóng kín của phòng, chúng tôi cũng không thoát được màn chào hỏi. Mọi người cứ cho gọi chúng tôi liên tục. Lúc thì phải quỳ xuống chúc mừng năm mới phát tài phát lộc, lúc thì chỉ cần cúi chào cũng đủ. Người lớn bao giờ cũng thích được khen. Được khen thì họ hài lòng và cho chúng tôi các phong bao lì xì màu đỏ và ai cũng nói giông nhau: " Các cháu, cầm tiền đi mua kẹo nhé!"
    Mỗi khi quay về bàn cờ, Lữ khinh miệt vứt phong bao lên bàn. Để trêu tức, tôi mở các phong bao của mình và vừa đếm vừa bình phẩm luôn mồm.
    - Thôi đi, em có phải trẻ con nữa đâu.
    Tôi nhăn mặt thay trả lời.
    - Em sắp mười sáu tuổi rồi, anh cáu kỉnh nói. Tuổi này như người khác là đã làm vợ làm mẹ rồi.
    - Thế anh định cưới em chắc?
    Và tôi phá ra cười.
    Lữ sầm mặt.
    Đến trưa, nào trống, nào kèn, nào pháo nổ đùng đùng làm rung cả nhà. Tôi nhìn ra cửa sổ, qua đầu tường thấy các vũ công nam nữ mặc quần áo đỏ, lênh khênh trên các cây cà kheo đang nhấp nhô trên không trung giữa đám lá.
    Lữ bịt tai lại. Cái thứ âm nhạc quần chúng này đáng lẽ phải làm tôi rối trí thì lại càng khiến tôi tập trung hơn. Ánh sáng mùa đông như làm dậy thêm sắc màu vui tươi trong phố, luẩn quẩn trên bàn cờ. Lễ lạt chỉ làm tôi xa cách hơn với phần còn lại trong thiên hạ. Sự cô độc của tôi như một cuộn lụa đỏ cất kỹ dưới đáy hòm gỗ.
    Sau bữa cơm trưa, anh Lữ chìm trong suy tư. Thỉnh thoảng anh chùi vài giọt nước mắt lạc loài nơi khóe mắt. Cũng không thể giả ngu mãi được, tôi im. Sự im lặng như món mì lạnh không muối, tỏa ra trên bàn cờ vây.
    Anh họ dường như lúng túng, tì cằm lên tay và không ngớt thở dài. Khoảng mười chín giờ anh phạm phải một sai lầm. Đến tối, chẳng chờ cho cờ hết, tôi chỉ cho anh biết anh đã thua và chúng tôi phải giữ lời đánh cuộc.
    Anh đẩy ghế đứng dậy.
    Sáng hôm sau, người ta báo cho tôi biết anh đi. Tàu chạy chín giờ. Tôi còn kịp thời gian gặp anh. Trên sân ga, anh chờ tôi nói những lời hối hận. Còn lâu. Tôi chẳng việc gì lại phải đi nài nỉ. Làm thế chỉ tổ khuyến khích cơn dở hơi của anh. Anh đã xúc phạm tôi, anh phải chịu phạt. Sau này tôi sẽ viết cho anh, tôi sẽ gọi anh về với tôi khi những khát khao không trong sáng của anh đã nhường chỗ cho sự khiêm nhường của kẻ chiến bại.
  3. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    9.
    Chúng tôi bắt đầu ván cờ trong một góc phòng khách vào lúc bình minh, khi ngày chưa rạng. Anh Lữ cả đêm không ngủ. Mắt anh đỏ vằn máu, tóc tai bờm xờm, anh uống hết tách trà này tới tách trà khác cho tỉnh ngủ, và thờ dài liên tục. Sáng nay, sau hai ngày đi thăm và cúng bái trong thành phố, ba mẹ tôi bận đồ truyền thống để tiếp khách. Dù có đóng kín của phòng, chúng tôi cũng không thoát được màn chào hỏi. Mọi người cứ cho gọi chúng tôi liên tục. Lúc thì phải quỳ xuống chúc mừng năm mới phát tài phát lộc, lúc thì chỉ cần cúi chào cũng đủ. Người lớn bao giờ cũng thích được khen. Được khen thì họ hài lòng và cho chúng tôi các phong bao lì xì màu đỏ và ai cũng nói giông nhau: " Các cháu, cầm tiền đi mua kẹo nhé!"
    Mỗi khi quay về bàn cờ, Lữ khinh miệt vứt phong bao lên bàn. Để trêu tức, tôi mở các phong bao của mình và vừa đếm vừa bình phẩm luôn mồm.
    - Thôi đi, em có phải trẻ con nữa đâu.
    Tôi nhăn mặt thay trả lời.
    - Em sắp mười sáu tuổi rồi, anh cáu kỉnh nói. Tuổi này như người khác là đã làm vợ làm mẹ rồi.
    - Thế anh định cưới em chắc?
    Và tôi phá ra cười.
    Lữ sầm mặt.
    Đến trưa, nào trống, nào kèn, nào pháo nổ đùng đùng làm rung cả nhà. Tôi nhìn ra cửa sổ, qua đầu tường thấy các vũ công nam nữ mặc quần áo đỏ, lênh khênh trên các cây cà kheo đang nhấp nhô trên không trung giữa đám lá.
    Lữ bịt tai lại. Cái thứ âm nhạc quần chúng này đáng lẽ phải làm tôi rối trí thì lại càng khiến tôi tập trung hơn. Ánh sáng mùa đông như làm dậy thêm sắc màu vui tươi trong phố, luẩn quẩn trên bàn cờ. Lễ lạt chỉ làm tôi xa cách hơn với phần còn lại trong thiên hạ. Sự cô độc của tôi như một cuộn lụa đỏ cất kỹ dưới đáy hòm gỗ.
    Sau bữa cơm trưa, anh Lữ chìm trong suy tư. Thỉnh thoảng anh chùi vài giọt nước mắt lạc loài nơi khóe mắt. Cũng không thể giả ngu mãi được, tôi im. Sự im lặng như món mì lạnh không muối, tỏa ra trên bàn cờ vây.
    Anh họ dường như lúng túng, tì cằm lên tay và không ngớt thở dài. Khoảng mười chín giờ anh phạm phải một sai lầm. Đến tối, chẳng chờ cho cờ hết, tôi chỉ cho anh biết anh đã thua và chúng tôi phải giữ lời đánh cuộc.
    Anh đẩy ghế đứng dậy.
    Sáng hôm sau, người ta báo cho tôi biết anh đi. Tàu chạy chín giờ. Tôi còn kịp thời gian gặp anh. Trên sân ga, anh chờ tôi nói những lời hối hận. Còn lâu. Tôi chẳng việc gì lại phải đi nài nỉ. Làm thế chỉ tổ khuyến khích cơn dở hơi của anh. Anh đã xúc phạm tôi, anh phải chịu phạt. Sau này tôi sẽ viết cho anh, tôi sẽ gọi anh về với tôi khi những khát khao không trong sáng của anh đã nhường chỗ cho sự khiêm nhường của kẻ chiến bại.
  4. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    Các bạn đọc thân mến,
    Cảm ơn sự nhiệt tình theo dõi của các bạn! Đây thật sự là một tiểu thuyết rất hay và xúc động. Mình tin là các bạn sẽ thích.
    Nếu có bạn nào hiện có quyển sách này trong tay, làm ơn type và post giúp mình với. Trong vài ngày tới mình sẽ không thể post tiếp được.
    Hẹn gặp lại các bạn vào thứ Hai tuần sau. Hứa là sẽ post thật nhanh khi có thể.
    Một lần nữa xin cảm ơn và chúc các bạn vui vẻ!
    CC.
    P/S: (Thế mà chẳng bạn nào tặng sao cho mình ư, tủi thân quá! Hu hu... )
  5. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    Các bạn đọc thân mến,
    Cảm ơn sự nhiệt tình theo dõi của các bạn! Đây thật sự là một tiểu thuyết rất hay và xúc động. Mình tin là các bạn sẽ thích.
    Nếu có bạn nào hiện có quyển sách này trong tay, làm ơn type và post giúp mình với. Trong vài ngày tới mình sẽ không thể post tiếp được.
    Hẹn gặp lại các bạn vào thứ Hai tuần sau. Hứa là sẽ post thật nhanh khi có thể.
    Một lần nữa xin cảm ơn và chúc các bạn vui vẻ!
    CC.
    P/S: (Thế mà chẳng bạn nào tặng sao cho mình ư, tủi thân quá! Hu hu... )
  6. mua_dong_ha_noi

    mua_dong_ha_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2005
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn bác nhiều lắm ý ạ.em đang muốn đọc truyện này,vì thấy bảo hay lắm,tự nhiên hôm qua lại thấy bác post lên,thực sự em rất xúc động.
    thôi thì em vote cho bác,coi như món quà của em nhá.kính bác mấy
    Được mua_dong_ha_noi sửa chữa / chuyển vào 19:59 ngày 15/06/2005
  7. mua_dong_ha_noi

    mua_dong_ha_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2005
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn bác nhiều lắm ý ạ.em đang muốn đọc truyện này,vì thấy bảo hay lắm,tự nhiên hôm qua lại thấy bác post lên,thực sự em rất xúc động.
    thôi thì em vote cho bác,coi như món quà của em nhá.kính bác mấy
    Được mua_dong_ha_noi sửa chữa / chuyển vào 19:59 ngày 15/06/2005
  8. Marmu

    Marmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    4.661
    Đã được thích:
    0
    truyện hay quá, hôm qua vừa phải đi mua về xong, để mình post tiếp vậy.
    ----------------------------------------------------------------------------
    10.
    Trung đội của tôi bao vây một ngôi làng chìm trong tuyết. Khi biết chúng tôi đến, đàn bà, đàn ông, trẻ con đều bỏ trốn. Chỉ còn lại vài ông già rúc trong các nếp nhà tranh trông tang thương hơn trong vài thứ tô điểm sơ sài cho dịp tết.
    Chúng tôi tập hợp họ lại giữa làng. Quần áo ít ỏi, họ quấn thân hình gầy guộc trong những tấm chăn vá víu và giấu ánh mắt ngu độn dưới lớp mũ mùa đông. Họ run rẩy, rên rỉ, tìm cách làm chúng tôi động lòng thương. Tôi cố nói với họ bằng tiếng quan thoại nhưng họ chẳng hiểu gì và trả lời tôi bằng thứ thổ ngữ thật khó nghe. Tức mình, tôi chĩa súng lục dọa họ. Đột nhiên, ba người trong đám họ phủ phục xuống, bám vào chân tôi và kêu than vô tội bằng thứ tiếng quan thoại chuẩn nhất. Quá kinh tởm, tôi nện báng súng để gỡ mình khỏi tay họ. Nhưng họ lại ôm chặt hơn và dập đầu vào bụng dưới tôi.
    Quân tôi cười tan khi thấy tôi lúng túng. Tôi bảo một tên :
    - Đồ ngu, tới gỡ cho tôi chứ.
    Nụ cười của hắn chuyển thành cái nhăn mặt. Hắn nhanh nhẹn gỡ súng khỏi vai và xọc lưỡi lê vào chân một lão già.
    Người bị thương hét lên vì đau đớn, lăn ra đất. Hai người kia kinh hoảng ngã bật ra sau. Tôi hoàn hồn sau cú sốc, quát lên :
    - Đồ khốn, suýt nữa làm tôi bị thương !
    Những kẻ vây quanh lại cười sặc như điên.
    Sự độc ác của binh lính chúng tôi bắt nguồn từ một nền giáo dục khắc nghiệt. Tát, đấm, chửi bới là những hình phạt hàng ngày dành cho trẻ con. Trong quân ngũ, để rèn luyện sự tuân phục, sĩ quan đánh lính dưới quyền đến tóe máu hoặc dùng loại roi tre đặc biệt để quật vào mặt lính cho tứa máu ra.
    Nhưng hành hạ người vô tội khiến tôi ghê tởm. Tôi thương hại những người nông dân Trung Quốc sống trong ngu tối, nghèo đói và bẩn thỉu này. Là người hiền lành, họ sẵn lòng tuân theo dù là hoàng đế người Mãn Châu, hay lãnh chúa Trong Hoa, hoặc hoàng đế Nhật Bản, miễn là được no bụng mỗi ngày.
    Tôi ra lệnh cho lính băng bó cho ông già bị thương và đưa họ về nhà. Chúng tôi lục soát nhà họ và lấy luôn phần lương thực dự trữ cho tới hạt cuối cùng. Tôi hứa sẽ trả lại cho họ nếu cho chúng tôi biết chỗ trốn của quân khủng bố.
    Tờ mờ sáng hôm sau, có người đến thức chúng tôi dậy.
    Cái đói đã mở mồm anh ta. Chúng tôi đi ngay, lao vào cơn bão tuyết mà không chờ trời sáng hẳn.
  9. Marmu

    Marmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    4.661
    Đã được thích:
    0
    truyện hay quá, hôm qua vừa phải đi mua về xong, để mình post tiếp vậy.
    ----------------------------------------------------------------------------
    10.
    Trung đội của tôi bao vây một ngôi làng chìm trong tuyết. Khi biết chúng tôi đến, đàn bà, đàn ông, trẻ con đều bỏ trốn. Chỉ còn lại vài ông già rúc trong các nếp nhà tranh trông tang thương hơn trong vài thứ tô điểm sơ sài cho dịp tết.
    Chúng tôi tập hợp họ lại giữa làng. Quần áo ít ỏi, họ quấn thân hình gầy guộc trong những tấm chăn vá víu và giấu ánh mắt ngu độn dưới lớp mũ mùa đông. Họ run rẩy, rên rỉ, tìm cách làm chúng tôi động lòng thương. Tôi cố nói với họ bằng tiếng quan thoại nhưng họ chẳng hiểu gì và trả lời tôi bằng thứ thổ ngữ thật khó nghe. Tức mình, tôi chĩa súng lục dọa họ. Đột nhiên, ba người trong đám họ phủ phục xuống, bám vào chân tôi và kêu than vô tội bằng thứ tiếng quan thoại chuẩn nhất. Quá kinh tởm, tôi nện báng súng để gỡ mình khỏi tay họ. Nhưng họ lại ôm chặt hơn và dập đầu vào bụng dưới tôi.
    Quân tôi cười tan khi thấy tôi lúng túng. Tôi bảo một tên :
    - Đồ ngu, tới gỡ cho tôi chứ.
    Nụ cười của hắn chuyển thành cái nhăn mặt. Hắn nhanh nhẹn gỡ súng khỏi vai và xọc lưỡi lê vào chân một lão già.
    Người bị thương hét lên vì đau đớn, lăn ra đất. Hai người kia kinh hoảng ngã bật ra sau. Tôi hoàn hồn sau cú sốc, quát lên :
    - Đồ khốn, suýt nữa làm tôi bị thương !
    Những kẻ vây quanh lại cười sặc như điên.
    Sự độc ác của binh lính chúng tôi bắt nguồn từ một nền giáo dục khắc nghiệt. Tát, đấm, chửi bới là những hình phạt hàng ngày dành cho trẻ con. Trong quân ngũ, để rèn luyện sự tuân phục, sĩ quan đánh lính dưới quyền đến tóe máu hoặc dùng loại roi tre đặc biệt để quật vào mặt lính cho tứa máu ra.
    Nhưng hành hạ người vô tội khiến tôi ghê tởm. Tôi thương hại những người nông dân Trung Quốc sống trong ngu tối, nghèo đói và bẩn thỉu này. Là người hiền lành, họ sẵn lòng tuân theo dù là hoàng đế người Mãn Châu, hay lãnh chúa Trong Hoa, hoặc hoàng đế Nhật Bản, miễn là được no bụng mỗi ngày.
    Tôi ra lệnh cho lính băng bó cho ông già bị thương và đưa họ về nhà. Chúng tôi lục soát nhà họ và lấy luôn phần lương thực dự trữ cho tới hạt cuối cùng. Tôi hứa sẽ trả lại cho họ nếu cho chúng tôi biết chỗ trốn của quân khủng bố.
    Tờ mờ sáng hôm sau, có người đến thức chúng tôi dậy.
    Cái đói đã mở mồm anh ta. Chúng tôi đi ngay, lao vào cơn bão tuyết mà không chờ trời sáng hẳn.
  10. Marmu

    Marmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    4.661
    Đã được thích:
    0
    11.
    Mười ngày sau, tôi nhận được một bức thư của anh Lữ. Anh cho biết đã xin được hộ chiếu của Trung Hoa nội địa (1) và lúc tôi đọc thư của anh thì anh đã đi Bắc Kinh.
    Tôi cảm thấy một nỗi buồn là lạ. Tôi ra quảng trường Thiên Phong, nơi những người chơi cờ vây vẫn thản nhiên đắm chìm trong niềm say mê của họ.
    Hồi còn nhỏ, tôi thường đi theo anh Lữ khắp nơi anh chơi cờ. Một lần anh bị sốt và gục ngã trên bàn cờ. Tôi đánh thay anh và thắng trận ấy. Chiến thắng này khiến tôi trở thành cô gái duy nhất được chấp nhận trong giới mê cờ.
    Năm tháng qua đi và tôi khắc khoải nhìn hoàng hôn của tuổi thơ trôi qua không bao giờ trở lại.
    Anh Lữ không hiểu tôi. Anh muốn tôi đi theo anh trong thế giới của người lớn mà chẳng biết rằng cái thế giới đầy huênh hoang và buồn chán đó khiến tôi khiếp sợ.
    -------------------------
    (1) : Vì Mãn Châu thường được gọi là "xứ ngoài Trường thành" nên vùng phía trong Trường thành được gọi là "nội địa ". Từ năm 1932, sau khi Mãn Châu tuyên bố độc lập, người Nhật đặt ra cơ chế hộ chiếu để có thể kiểm soát tốt hơn việc đi lại trong vùng họ cai trị và phần còn lại của Trung Quốc.
    Được marmu sửa chữa / chuyển vào 22:51 ngày 19/06/2005
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này