1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiếu nữ đánh cờ vây - Sơn Táp

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Coltpard, 13/06/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Marmu

    Marmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    4.661
    Đã được thích:
    0
    11.
    Mười ngày sau, tôi nhận được một bức thư của anh Lữ. Anh cho biết đã xin được hộ chiếu của Trung Hoa nội địa (1) và lúc tôi đọc thư của anh thì anh đã đi Bắc Kinh.
    Tôi cảm thấy một nỗi buồn là lạ. Tôi ra quảng trường Thiên Phong, nơi những người chơi cờ vây vẫn thản nhiên đắm chìm trong niềm say mê của họ.
    Hồi còn nhỏ, tôi thường đi theo anh Lữ khắp nơi anh chơi cờ. Một lần anh bị sốt và gục ngã trên bàn cờ. Tôi đánh thay anh và thắng trận ấy. Chiến thắng này khiến tôi trở thành cô gái duy nhất được chấp nhận trong giới mê cờ.
    Năm tháng qua đi và tôi khắc khoải nhìn hoàng hôn của tuổi thơ trôi qua không bao giờ trở lại.
    Anh Lữ không hiểu tôi. Anh muốn tôi đi theo anh trong thế giới của người lớn mà chẳng biết rằng cái thế giới đầy huênh hoang và buồn chán đó khiến tôi khiếp sợ.
    -------------------------
    (1) : Vì Mãn Châu thường được gọi là "xứ ngoài Trường thành" nên vùng phía trong Trường thành được gọi là "nội địa ". Từ năm 1932, sau khi Mãn Châu tuyên bố độc lập, người Nhật đặt ra cơ chế hộ chiếu để có thể kiểm soát tốt hơn việc đi lại trong vùng họ cai trị và phần còn lại của Trung Quốc.
    Được marmu sửa chữa / chuyển vào 22:51 ngày 19/06/2005
  2. Marmu

    Marmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    4.661
    Đã được thích:
    0
    12.
    Có lệnh mới chuyển xuống. Để ngăn không cho bọn khủng bố được tiếp tế, chúng tôi phải đốt tất cả các kho thóc trong làng chúng tôi đi qua.
    Sau cơn tàn phá, làng mạc trông tăm tối như một nấm mồ. Tiếng gió gào lẫn vào tiếng khóc của nông dân, họ gục xuống đờ đẫn trước những giàn lửa đỏ rùng rùng khói đen.
    Từ ba tháng nay, rừng ngập tuyết ngăn cách chúng tôi với thế giới bên ngoài. Bạo lực ngày càng gia tăng trong binh lính. Họ nốc rượu và hục hặc lẫn nhau. Màu trắng, màu xám, ánh tuyết hắt lên, các cuộc hành quân vô tận khiến chúng tôi trượt dần vào điên loạn. Hôm kia, một viên cai đã cởi phăng quần áo và bỏ chạy. Chúng tôi tìm thấy anh ta ngất xỉu trong một khe núi và buộc phải quấn dây vào cổ để lôi anh ta về. Tôi như mê đi trong tiếng chửi rủa, những tiếng cười xói lói của anh ta và nhận thấy những ý tưởng ấy cũng quay cuồng trong đầu óc mình như một điệp khúc không dứt.
    Trong khi chờ đợi sự điên rồ đến gặm nhấm dần dần, chúng tôi vẫn tiếp tục tiến lên trong tuyết để đi về phía tuyết.
    Được marmu sửa chữa / chuyển vào 22:50 ngày 19/06/2005
  3. Marmu

    Marmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    4.661
    Đã được thích:
    0
    12.
    Có lệnh mới chuyển xuống. Để ngăn không cho bọn khủng bố được tiếp tế, chúng tôi phải đốt tất cả các kho thóc trong làng chúng tôi đi qua.
    Sau cơn tàn phá, làng mạc trông tăm tối như một nấm mồ. Tiếng gió gào lẫn vào tiếng khóc của nông dân, họ gục xuống đờ đẫn trước những giàn lửa đỏ rùng rùng khói đen.
    Từ ba tháng nay, rừng ngập tuyết ngăn cách chúng tôi với thế giới bên ngoài. Bạo lực ngày càng gia tăng trong binh lính. Họ nốc rượu và hục hặc lẫn nhau. Màu trắng, màu xám, ánh tuyết hắt lên, các cuộc hành quân vô tận khiến chúng tôi trượt dần vào điên loạn. Hôm kia, một viên cai đã cởi phăng quần áo và bỏ chạy. Chúng tôi tìm thấy anh ta ngất xỉu trong một khe núi và buộc phải quấn dây vào cổ để lôi anh ta về. Tôi như mê đi trong tiếng chửi rủa, những tiếng cười xói lói của anh ta và nhận thấy những ý tưởng ấy cũng quay cuồng trong đầu óc mình như một điệp khúc không dứt.
    Trong khi chờ đợi sự điên rồ đến gặm nhấm dần dần, chúng tôi vẫn tiếp tục tiến lên trong tuyết để đi về phía tuyết.
    Được marmu sửa chữa / chuyển vào 22:50 ngày 19/06/2005
  4. Marmu

    Marmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    4.661
    Đã được thích:
    0
    13.
    Tôi buồn chán trong trường trung học nữ sinh.
    Nền giáo dục quốc gia nhào nặn ra các cô gái cầu kỳ rởm và các bạn tôi ngày nào đó sẽ trở thành các bậc nữ lưu thời thượng. Đứa xinh nhất trong bọn là Hương, có đôi lông mày tỉa kỹ tới mức trông như hai nửa vầng trăng trên đôi mắt. Nó nhăn lông mày, nó nhíu lông mày, nó dãn lông mày. Niềm vui giả tạo của nó, tiếng cười điệu đà của nó cũng chẳng che đậy được nỗi bất ổn của tuổi dậy thì.
    Châu, đứa xấu nhất trong bọn, lại có mái tóc dài nhất lớp. Nét mặt không đều của nó chỉ cho phép nó diễn đạt mọi việc với vẻ khinh miệt và đanh đá. Ấy thế mà lại thành cái duyên riêng. Mọi người kể rằng mẹ nó là cháu của một thống chế, khỏe như một đô vật Mông Cổ, dân thủ đô cũng phải e ngại sức mạnh của bà.
    Giờ ra chơi, cả bọn bàn về nào là tài tử điện ảnh, nào là váy xống, đồ trang sức, hôn nhân, rồi các cuộc tình bí mật của hoàng hậu. Chẳng ai đọc văn học mới và những lời phê bình độc địa về một xã hội thối rữa. Chẳng ai nhắc nhở gì tới thời sự chính trị đang càng ngày càng xuống dốc. Chúng tôi chuyền tay nhau các tiểu thuyết tình sướt mướt. Xứ Mãn Châu độc lập ngăn cách chúng tôi với phần còn lại của nước Trung Quốc. Đây quả là một nhà máy ngọt ngào, nơi các con tằm dệt nên các ổ kén mỏng manh trước khi chết trong một nồi nước sôi sùng sục.
    Sau buổi học, tôi ra quảng trường Thiên Phong. Cờ vây đưa tôi vào thế giới hành động. Các nước cờ luôn thay đổi khiến tôi quên đi sự tẻ nhạt thường ngày.
    Ở trường, bọn bạn tôi gọi tôi là đồ ngoại đạo. Chúng coi việc tôi mê cờ vây như một bệnh điên ngoại nhập. Còn các tay chơi cờ tỏ ra rất độ lượng và chấp nhận trò ngông cuồng của một cô bé con là tôi.
    Cách đây hai mươi năm, sau khi kết hôn, cha tôi đã thuyết phục được ông nội cho cha đi học bên Anh. Một năm sau, khi đi du học về, cha trở nên Âu hóa và dám thách thức cả truyền thống. Cha giao Nguyệt Châu chị tôi cho bà nội và đưa mẹ tôi đi theo mình trong các chuyến đi sang tây. Tai tiếng đồn tới tận Bắc Kinh nơi hai gia đình sinh sống. Ông ngoại là một viên quan đã về hưu, bèn cắt đứt quan hệ với ông nội vốn vẫn còn đang tại chức ở một vị trí cao trong triều. Tôi sinh ra trong sương mù thành Luân Đôn. Nỗi khó chịu về việc sinh ra không đúng chỗ này thể hiện trong tính đỏng đảnh của tâm hồn bị quấy đảo của tôi. Tiếc thay là tôi chẳng còn nhớ gì về thời còn bé tí xíu ấy nữa. Sau khi đế chế tan rã, hai cụ ông lại làm lanh với nhau do cùng căm ghét phe cộng hòa. Họ gần như chết đồng thời. Cha mẹ tôi về nước hịu tang và tuân theo lời bà nội rời Bắc Kinh về thành phố này, nơi tổ tiên tôi đã xây nhà nghỉ đi săn.
    Bà nội cứ ao ước được thấy hòa bình, bà chết sau ngày khởi chiến 18 tháng chín năm 1931. Năm ngày sau khi thấy trận, binh lính Trung Quốc rút chạy về thành phố chúng tôi. Họ phá cửa, chiếm nhà và đưa lính bị thương vào nhà.
    Lính Nhật vây hãm thành phố. Đạn pháo nổ như giã giò kéo dài tới ba ngày. Một quả bom rơi trúng nhà chúng tôi và phần lớn đồ gỗ quý giá được đem đốt trong đống lửa ăn mừng. Quân đội Trung Quốc đầu hàng và chúng tôi không nhìn thấy binh lính nữa. Có tin đồn rằng ba nghìn người đã bị xả súng giết hết phía bên ngòai thành phố.
    Sau khi bà mất, cuộc sống trở lại nhịp xưa. Người Nhật lập nên một thị trưởng mới. Các chiến lũy trong thành phố mất dần. Cờ của kẻ thù phấp phới trên các nóc nhà. Cửa hàng của người Nhật mở khắp nơi và trong các quán ăn, tấm che cửa truyền thống bằng vải trắng được thay bằng các tấm cải in chữ Nhật. Từng tốp phụ nữ Nhật tóc chải sáp bới cao sau gáy dạo chơi trong phố. Khổ váy kimônô chật khiến họ phải bước từng bước ngắn, tiếng guốc lọc cọc trên hè.
    Chúng tôi phải xây lại nhà mới. Lạm phát làm chúng tôi nghèo đi. Mẹ cho các cô hầu nghỉ việc bớt và chỉ giữ lại một người làm bếp cùng một người giúp việc nhà. Giới quý tộc sa sút nhường chỗ cho đám giàu mới nổi và niềm vui ồn ào huênh hoang của họ. Khách sạn, cửa hàng sang trọng, nhà hàng lịch sự thi nhau mở. Chưa bao giờ phố xá chúng tôi lại sầm uất đến thế.
    Cha mạ tôi mỗi người đều tìm ra cách để trốn tránh thực tế. Cha dốc sức soạn thảo một cuốn tổng luận về thi ca Anh còn mẹ làm lại bản thảo của cha, nắn nót từng nét chép lại những từ ngoáy vội.
    Mẹ khóa kỹ các kỷ vật ngoại quốc trong một chiếc hộp. Tôi tranh thủ lúc mẹ đi vắng để lấy trộm chiếc chìa khóa giấu trong một chiếc lọ. Ảnh, quần áo, thư từ, các mảnh vải in hình kỳ lạ tỏa một mùi hương ngây ngất. Chẳng phải mùi xạ, mùi trầm, cũng chẳng phải mùi hoa, mùi cây quan thuộc của xứ chúng tôi, mùi hương lạ đưa tôi vào một thế giới khác.
    Mơ mộng khiến tôi càng thêm ưu sầu.
  5. Marmu

    Marmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    4.661
    Đã được thích:
    0
    13.
    Tôi buồn chán trong trường trung học nữ sinh.
    Nền giáo dục quốc gia nhào nặn ra các cô gái cầu kỳ rởm và các bạn tôi ngày nào đó sẽ trở thành các bậc nữ lưu thời thượng. Đứa xinh nhất trong bọn là Hương, có đôi lông mày tỉa kỹ tới mức trông như hai nửa vầng trăng trên đôi mắt. Nó nhăn lông mày, nó nhíu lông mày, nó dãn lông mày. Niềm vui giả tạo của nó, tiếng cười điệu đà của nó cũng chẳng che đậy được nỗi bất ổn của tuổi dậy thì.
    Châu, đứa xấu nhất trong bọn, lại có mái tóc dài nhất lớp. Nét mặt không đều của nó chỉ cho phép nó diễn đạt mọi việc với vẻ khinh miệt và đanh đá. Ấy thế mà lại thành cái duyên riêng. Mọi người kể rằng mẹ nó là cháu của một thống chế, khỏe như một đô vật Mông Cổ, dân thủ đô cũng phải e ngại sức mạnh của bà.
    Giờ ra chơi, cả bọn bàn về nào là tài tử điện ảnh, nào là váy xống, đồ trang sức, hôn nhân, rồi các cuộc tình bí mật của hoàng hậu. Chẳng ai đọc văn học mới và những lời phê bình độc địa về một xã hội thối rữa. Chẳng ai nhắc nhở gì tới thời sự chính trị đang càng ngày càng xuống dốc. Chúng tôi chuyền tay nhau các tiểu thuyết tình sướt mướt. Xứ Mãn Châu độc lập ngăn cách chúng tôi với phần còn lại của nước Trung Quốc. Đây quả là một nhà máy ngọt ngào, nơi các con tằm dệt nên các ổ kén mỏng manh trước khi chết trong một nồi nước sôi sùng sục.
    Sau buổi học, tôi ra quảng trường Thiên Phong. Cờ vây đưa tôi vào thế giới hành động. Các nước cờ luôn thay đổi khiến tôi quên đi sự tẻ nhạt thường ngày.
    Ở trường, bọn bạn tôi gọi tôi là đồ ngoại đạo. Chúng coi việc tôi mê cờ vây như một bệnh điên ngoại nhập. Còn các tay chơi cờ tỏ ra rất độ lượng và chấp nhận trò ngông cuồng của một cô bé con là tôi.
    Cách đây hai mươi năm, sau khi kết hôn, cha tôi đã thuyết phục được ông nội cho cha đi học bên Anh. Một năm sau, khi đi du học về, cha trở nên Âu hóa và dám thách thức cả truyền thống. Cha giao Nguyệt Châu chị tôi cho bà nội và đưa mẹ tôi đi theo mình trong các chuyến đi sang tây. Tai tiếng đồn tới tận Bắc Kinh nơi hai gia đình sinh sống. Ông ngoại là một viên quan đã về hưu, bèn cắt đứt quan hệ với ông nội vốn vẫn còn đang tại chức ở một vị trí cao trong triều. Tôi sinh ra trong sương mù thành Luân Đôn. Nỗi khó chịu về việc sinh ra không đúng chỗ này thể hiện trong tính đỏng đảnh của tâm hồn bị quấy đảo của tôi. Tiếc thay là tôi chẳng còn nhớ gì về thời còn bé tí xíu ấy nữa. Sau khi đế chế tan rã, hai cụ ông lại làm lanh với nhau do cùng căm ghét phe cộng hòa. Họ gần như chết đồng thời. Cha mẹ tôi về nước hịu tang và tuân theo lời bà nội rời Bắc Kinh về thành phố này, nơi tổ tiên tôi đã xây nhà nghỉ đi săn.
    Bà nội cứ ao ước được thấy hòa bình, bà chết sau ngày khởi chiến 18 tháng chín năm 1931. Năm ngày sau khi thấy trận, binh lính Trung Quốc rút chạy về thành phố chúng tôi. Họ phá cửa, chiếm nhà và đưa lính bị thương vào nhà.
    Lính Nhật vây hãm thành phố. Đạn pháo nổ như giã giò kéo dài tới ba ngày. Một quả bom rơi trúng nhà chúng tôi và phần lớn đồ gỗ quý giá được đem đốt trong đống lửa ăn mừng. Quân đội Trung Quốc đầu hàng và chúng tôi không nhìn thấy binh lính nữa. Có tin đồn rằng ba nghìn người đã bị xả súng giết hết phía bên ngòai thành phố.
    Sau khi bà mất, cuộc sống trở lại nhịp xưa. Người Nhật lập nên một thị trưởng mới. Các chiến lũy trong thành phố mất dần. Cờ của kẻ thù phấp phới trên các nóc nhà. Cửa hàng của người Nhật mở khắp nơi và trong các quán ăn, tấm che cửa truyền thống bằng vải trắng được thay bằng các tấm cải in chữ Nhật. Từng tốp phụ nữ Nhật tóc chải sáp bới cao sau gáy dạo chơi trong phố. Khổ váy kimônô chật khiến họ phải bước từng bước ngắn, tiếng guốc lọc cọc trên hè.
    Chúng tôi phải xây lại nhà mới. Lạm phát làm chúng tôi nghèo đi. Mẹ cho các cô hầu nghỉ việc bớt và chỉ giữ lại một người làm bếp cùng một người giúp việc nhà. Giới quý tộc sa sút nhường chỗ cho đám giàu mới nổi và niềm vui ồn ào huênh hoang của họ. Khách sạn, cửa hàng sang trọng, nhà hàng lịch sự thi nhau mở. Chưa bao giờ phố xá chúng tôi lại sầm uất đến thế.
    Cha mạ tôi mỗi người đều tìm ra cách để trốn tránh thực tế. Cha dốc sức soạn thảo một cuốn tổng luận về thi ca Anh còn mẹ làm lại bản thảo của cha, nắn nót từng nét chép lại những từ ngoáy vội.
    Mẹ khóa kỹ các kỷ vật ngoại quốc trong một chiếc hộp. Tôi tranh thủ lúc mẹ đi vắng để lấy trộm chiếc chìa khóa giấu trong một chiếc lọ. Ảnh, quần áo, thư từ, các mảnh vải in hình kỳ lạ tỏa một mùi hương ngây ngất. Chẳng phải mùi xạ, mùi trầm, cũng chẳng phải mùi hoa, mùi cây quan thuộc của xứ chúng tôi, mùi hương lạ đưa tôi vào một thế giới khác.
    Mơ mộng khiến tôi càng thêm ưu sầu.
  6. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    Thật không gì vui bằng được chia xẻ, được ủng hộ, và được cùng làm việc...
    Lao động làm ta quên đi những nỗi đau.
    Thanks all!
    CC;
  7. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    Thật không gì vui bằng được chia xẻ, được ủng hộ, và được cùng làm việc...
    Lao động làm ta quên đi những nỗi đau.
    Thanks all!
    CC;
  8. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    14
    Thế là cuối cùng cũng xong! Sau một tháng miệt mài săn đuổi trong núi rừng, chúng tôi đã xua được quân khủng bố vào rọ. Bị bao vây bên bờ một vực thẳm, có họa mọc cánh chúng mới có thể thoát.
    Chúng tôi đã dùng hết phần lớn lương thực dự trữ từ lâu. Trong khi chờ tiếp viện, chúng tôi chia xẻ phần ăn. Mỗi người từ nay có thể đếm được trên đầu ngón tay sô bánh lương khô được chia, để rồi sẽ nuốt dần, chiêu bằng tuyết.
    Trưa hôm qua, chúng tôi hết đạn, chúng tôi bèn quyết định cắm lưỡi lê lao vào bọn Trung Quốc.
    Sáng nay, bình yên lạ thường bao phủ khắp núi rừng. Gió ngừng không thổi. Trong yên tĩnh, có tiếng gà gô kêu. Tôi ngồi viết di chúc, những lời vĩnh biệt làm thần kinh tôi dịu lại.
    Tôi chậm rãi rút gươm ra khỏi vỏ và dùng khăn mùi soa lau lưỡi gươm. Chưa bao giờ tôi thấy lưỡi thép tôi từ đầu thế kỷ 16 này lấp lánh đến thế. Xưa kia nó đã chặt biết bao đầu kẻ địch để phục vụ cho tổ tiên tôi. Nay nó là chiếc gương phản chiếu sự trong sạch đầy đe dọa của cái chết.
    Đột nhiên, có tiếng kèn xung trận. Chỉ một bước tôi đã nhảy ra khỏi chiến hào và lao về phía kể thù trong tiếng kêu chiến đấu. Trên đỉnh núi lao về phía kẻ thù trong tiếng kêu chiến đấu. Trên đỉnh núi vẫn im lìm. Không một bóng người, một người lính ra hiệu chỉ xuống: cách khoảng trăm mét về phía dưới, các xác chết nằm rải rác trong tuyết trắng. Trước khi lao xuống vực, bọ phỉ còn ném tất cả vũ khí, xác chết, người bị thương xuống đó.
    Tôi chợt hiểu vì sao khoảng trưa hôm qua, sau một hồi đọ súng dữ dội, phe địch chợt im tiếng.
    Đạn dược cả hai phe cùng cạn kiệt một lúc, và cả hai phe đều không biết rằng bên kia cũng hết đạn như mình. Tất cả chúng tôi đều mấp mé gần kề sự suy kiệt.
    Người Nhật đã chọn vinh quang tong hành động còn người Trung Quốc chọn vinh quang trong cái chết. Hành động anh hùng lẫm liệt với việc tự sát tập thể của họ bị vẩn lên như một lời chế diễu của số phận. Tự sát sớm là một sự đầu hàng đáng xấu hổ. Nền văn minh Trung Hoa qua nhiều thiên niên kỷ đã sản sinh ra vô vàn triết gia, nhà tư tưởng, nhà thơ. Nhưng chẳng ai trong số họ hiểu được sức sống không gì thay thế được của cái chết.
    Chỉ có nền văn minh của chúng tôi, dù khiêm tôn hơn; là đã đạt tới điều cốt lõi: hành động cũng là chết và chết cũng là hành động.
  9. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    14
    Thế là cuối cùng cũng xong! Sau một tháng miệt mài săn đuổi trong núi rừng, chúng tôi đã xua được quân khủng bố vào rọ. Bị bao vây bên bờ một vực thẳm, có họa mọc cánh chúng mới có thể thoát.
    Chúng tôi đã dùng hết phần lớn lương thực dự trữ từ lâu. Trong khi chờ tiếp viện, chúng tôi chia xẻ phần ăn. Mỗi người từ nay có thể đếm được trên đầu ngón tay sô bánh lương khô được chia, để rồi sẽ nuốt dần, chiêu bằng tuyết.
    Trưa hôm qua, chúng tôi hết đạn, chúng tôi bèn quyết định cắm lưỡi lê lao vào bọn Trung Quốc.
    Sáng nay, bình yên lạ thường bao phủ khắp núi rừng. Gió ngừng không thổi. Trong yên tĩnh, có tiếng gà gô kêu. Tôi ngồi viết di chúc, những lời vĩnh biệt làm thần kinh tôi dịu lại.
    Tôi chậm rãi rút gươm ra khỏi vỏ và dùng khăn mùi soa lau lưỡi gươm. Chưa bao giờ tôi thấy lưỡi thép tôi từ đầu thế kỷ 16 này lấp lánh đến thế. Xưa kia nó đã chặt biết bao đầu kẻ địch để phục vụ cho tổ tiên tôi. Nay nó là chiếc gương phản chiếu sự trong sạch đầy đe dọa của cái chết.
    Đột nhiên, có tiếng kèn xung trận. Chỉ một bước tôi đã nhảy ra khỏi chiến hào và lao về phía kể thù trong tiếng kêu chiến đấu. Trên đỉnh núi lao về phía kẻ thù trong tiếng kêu chiến đấu. Trên đỉnh núi vẫn im lìm. Không một bóng người, một người lính ra hiệu chỉ xuống: cách khoảng trăm mét về phía dưới, các xác chết nằm rải rác trong tuyết trắng. Trước khi lao xuống vực, bọ phỉ còn ném tất cả vũ khí, xác chết, người bị thương xuống đó.
    Tôi chợt hiểu vì sao khoảng trưa hôm qua, sau một hồi đọ súng dữ dội, phe địch chợt im tiếng.
    Đạn dược cả hai phe cùng cạn kiệt một lúc, và cả hai phe đều không biết rằng bên kia cũng hết đạn như mình. Tất cả chúng tôi đều mấp mé gần kề sự suy kiệt.
    Người Nhật đã chọn vinh quang tong hành động còn người Trung Quốc chọn vinh quang trong cái chết. Hành động anh hùng lẫm liệt với việc tự sát tập thể của họ bị vẩn lên như một lời chế diễu của số phận. Tự sát sớm là một sự đầu hàng đáng xấu hổ. Nền văn minh Trung Hoa qua nhiều thiên niên kỷ đã sản sinh ra vô vàn triết gia, nhà tư tưởng, nhà thơ. Nhưng chẳng ai trong số họ hiểu được sức sống không gì thay thế được của cái chết.
    Chỉ có nền văn minh của chúng tôi, dù khiêm tôn hơn; là đã đạt tới điều cốt lõi: hành động cũng là chết và chết cũng là hành động.
  10. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    15
    Tết Năm mới; thể theo phong tục mới du nhập từ phương tây, sẽ là buổi mở màn của mùa vũ hội.
    Chị tôi lấy một trong các bộ đầm kiểu Âu của chị để mặc cho tôi. Sau khi rẽ ngôi lệch, chị lấy sáp vuốt tóc tôi. Rồi chị mở hộp đồ trang điểm. Chỉ trong một tiếng đồng hồ, tôi chẳng còn nhận ra mình nữa. Mặt tôi trắng như đồ lót mới tẩy. Mi mắt tôi sẫm hơn cánh **** đêm. Lông mi giả rung rinh khiến tôi nom như sắp khóc.
    Trên quảng trường tòa thị chính, các dây hoa lấp lánh tựa sao. Xe ngựa, xe hơi lướt đi trên tuyết rồi từ đó tuôn ra các nhà quý phái chống can bịt vàng, các phu nhân và tiểu thư quấn lông thú, tóc uốn, môi hờ hững ngậm chiếc tẩu lọc thuốc lá bằng ngà.
    Một khu rừng thông ngăn cách khách sạn Hoàng gia với thế giới dân thường. Từ chập tối; người ta đã quét tuyết trên một lối đi nhỏ ngoằn ngoèo giữa bóng tối và ánh sáng run rẩy của các ngọn đuốc. Tuyết ánh trên ngọn cây. Bóng những người phục vụ mặc áo choàng đỏ nổi bật trên nền sáng lạnh lẽo của cửa kính.
    Cánh cửa xoay đẩy tôi vào một gian sảnh rộng mênh mông. Các cột sơn son đỏ vút lên tới vòm trần, từ đó rủ xuống biết bao chùm đèn pha lê, nom tựa như những ngọn lửa pháo hoa. Trên tường, núi rừng, biển uốn lượn, mặt trời ngắm mặt trăng trong khi lũ hạc cất cánh bay lên hòa vào mây.
    Chị tôi lôi tôi tới một chiếc bàn và gọi cho tôi ly cà phê sữa, thức uống thời thượng mà ta phải dùng trong những nơi như thế này. Dàn nhạc đang đệm cho một nữ ca sĩ vấy lấp lánh kim tuyến. Thân hình cô ta uốn éo như một con rắn đang bị thôi miên. Từ cái cổ trắng nõn nà vang lên giọng ca rên rỉ.
    Rồi anh rể tôi mời chị tôi, cả hai bước lên sàn nhảy. Tay trong tay, mắt nhìn vào mắt, họ đẹp và thanh lịch biết bao. Họ tiến lên, lùi lại, xoay tròn và xoay tròn. Nhạc dồn dập hơn. Chị tôi cười, má đỏ, và để mình cuốn trôi đi tron vòng xoay. Điệu van kết thúc trong tiếng vỗ tay. Anh rể tôi âu yếm hôn lên vai chị. Trái tim tôi se lại. Ai mà biết được rằng anh ta đã làm khổ chị biết bao nhiêu?
    Tôi đưa mắt qua các dãy bàn và bắt gặp Hương đang quan sát tôi từ nãy giờ. Cô bạn cùng lớp khẽ gật đầu ra hiệu. Tôi chỉ những muốn độn thổ để giấu cái bộ mặt hóa trang kinh dị của mình. Liệu ngày mai nó sẽ kể chuyện này ra sao ở lớp đây? Khéo mà cả lũ chúng nó sẽ tha hồ nhạo tôi.
    Tôi càng lúng túng hơn khi Hương ra hiệu mời tôi tới bàn nó. Tôi từ từ đứng dậy. Khi tới gần; tôi nhận ra mớ phấn dầy phủ trên má nó. Nó mặc chiếc áo đầm để hở toàn bộ lưng. Kiểu ăn mặc này khiến tôi yên tâm, ít ra mình không phải là tên hề duy nhất ở đây.
    Một anh chàng nhường chỗ cho tôi và đi tìm thêm ghế. Hương giới thiệu các bạn nhưng nom bạn nào cũng lớn tuổi quá. Nó nhiệt thành nói chuyện với tôi và lần đầu tiên tôi thấy cái lối ăn nói kiểu cách của nó có duyên. Tôi thấy không ghét nó nữa và thổ lộ với nó nỗi chán ngán của tôi với cái đám người giả dối và điệu đà này.
    Nó nhìn tôi một lúc rồi chìa li cho tôi.
    - Uống đi, nếu không cậu vẫn sẽ chỉ là kẻ ngoại đạo.
    Rượu sâm banh bốc trong cổ và làm tôi phát ho. Tôi vui lên. Được Hương khuyến khích, tôi dám ngước mắt lên và nhìn lại khi đàn ông nhìn tôi. Một người mời tôi nhảy, trong tay anh ta, tôi bước đi như một con gấu. Tôi quay về chỗ Hương và bị lây ngay bởi tiếng cười lăn lóc của nó. Cái con bé này trước đây tôi không ưa nay đã trở thành đồng lõa.
    Ra khỏi khách sạn tôi vẫn còn say và đòi phải được đi bộ ra xe. Chị tôi mắng nhưng rồi thấy ý này cũng hay. Phải cho tôi hết say trước khi về tới nhà chứ.
    Một cái bóng nổi lên từ trong chiều sâu của khu rừng thông. Một cái xác trần truồng, tay đặt trên bụng đang chằm chằm nhìn trời.
    Hè vừa rồi, liên đoàn kháng chiến đã tấn công các đoàn tàu địch. Người Nhật bèn cho đốt các cánh đồng dọc theo đường sắt. Từ đó, từng đàn nông dân kiệt quệ lang tahng trong thành phố chúng tôi để xin vài hạt gạo. Kẻ bất hạnh này là một trong số họ, chắc chắn đã chết đói. Xác chết thì làm sao bảo vệ được mình. Những kẻ ăn mày khác chắc đã lột hết quần áo anh ta.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này