1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiếu nữ Hà Nội - Bao giờ cho đến ngày xưa!

Chủ đề trong '7X - Chi hội Hà Nội' bởi littlesmile, 20/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Thiếu nữ Hà Nội - Bao giờ cho đến ngày xưa!

    Nội dung dưới đây là một phần bài báo "Nhớ Hà Nội xưa" - Đối thoại với Giáo sư sử học Lê Văn Lan nhân 50 năm ngày giải phóng thủ đô, bài của Lê Sơn - Trọng Hiếu được đăng trên báo Pháp Luật TP HCM ngày 08.10.2004. Gặp gỡ và tiếp xúc của tôi với cô gái Hà Nội làm tôi thấy rằng nên chuyển nội dung này để mọi người cùng bàn luận và hành động.

    Tôi không sinh hoạt trong box 7x Hà Nội vì vậy tôi xin lỗi nếu đã có chủ đề trùng.




    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 19:55 ngày 20/02/2005
  2. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    * Trong suy nghĩ của rất, rất nhiều người bây giờ, thiếu nữ Hà nội là một biểu tượng huyền ảo, tựa như ?osương khói mờ nhân ảnh?. Vậy một khái quát của riêng GS về con gái Hà thành với đầy đủ những nét khu biệt về văn hoá là thế nào ?
    + Không theo văn hoá bình dân
    * Nói vậy nghe trừu tượng quá, GS có thể so sánh, dẫu là đơn giản, giữa con gái bây giờ và thời xa xưa ấy ?
    + Còn gì mà so sánh. Tôi không rõ những người con gái Hà Nội học trường Trưng Vương ngày xưa giờ đây nhìn con, cháu mình thì họ sẽ cảm nghĩ gì. Trước đây, những con người ấy hấp thụ một nền văn hoá chính thống, bác học, có thể gọi là văn hoá Thăng Long. Bên cạnh đó, họ được học hành, được dạy dỗ trong một môi trường thuần khiết, tinh khôi (hiểu theo nghĩa bóng) để trở thành những con người có nhân cách và trí tuệ, được mọi người tôn trọng. Còn hiện nay, đúng là ? bao giờ cho đến ngày xưa! Có một lần tôi được mời làm thành viên ban giám khảo cuộc thi người đẹp ở thủ đô. Về ngoại hình thì thí sinh của mình tuyệt vời lắm, khi nói thì cũng kỹ thuật lắm như biết khéo léo mào đầu bằng những lời chúc sức khoẻ ban tổ chức ? Nhưng lúc trả lời câu hỏi của tôi là ở đền Bà Kiệu có tượng đài gì thì cô gái đáp đó là tượng đài ?othà chết không chịu hy sinh? (tượng đài thực tế ghi là ?oCảm tử cho tổ quốc quyết sinh?, riêng GS Lan cho rằng phải viết theo nguyên văn lời của Hồ Chủ tịch là ?oQuyết tử? mới chuẩn xác)
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 19:50 ngày 20/02/2005
  3. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    * Phải chăng sự đánh giá ấy quá khắt khe, thưa GS? Hà Nội vốn là đất kinh kỳ, nhân tài bốn phương sẽ quần tụ và tất yếu tao nên sự đan kết, giao thoa văn hoá giữa các vùng miền khác nhau. Vậy, duy trì một quan niệm bất biến về văn hoá Hà Nội và người Hà Nội đâu phải là hướng tiếp cận hay ?
    + Người ta thường nói đây là nơi hội tụ, đúng thôi, tôi không phản đối. Nhưng xin nhớ cho rằng hội tụ thì phải có sàng lọc, chọn lựa chứ không phải lấy cái hay thì vơ luôn cả cái dở vào. Như thế thì mất nhiều hơn là được, mà thực tế đã chứng minh như vậy rồi đấy thôi.
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 19:56 ngày 20/02/2005
  4. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    * Một nền văn hoá mạnh có khả năng đề kháng, chống lại sự du nhập những nhược điểm của văn hoá ngoại lai. Thưa GS, dường như văn hoá Hà Nội có vẻ quá yếu ớt trước những ?ocơn bão? mới chỉ ở cấp bình thường ?
    + Thực tế thì đã có trường hợp như vậy. Sau khi giải phóng Sài Gòn, người ta suốt ngày chỉ nghĩ đến ba thứ: ti vi, tủ lạnh, Honda. Còn bây giờ thì như tôi đã nói, nó thực dụng quá mức rồi. Ở đây có nhiều nguyên nhân nhưng tôi nghĩ nền văn hoá nào cũng phải có chỉ đạo, có định hướng ở bên trên.
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 19:51 ngày 20/02/2005
  5. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    * Một cái nhìn lạc quan của GS về Hà Nội sau này, nó có thể vẫn giữ được những gì tinh tuý nhất, nhuần nhị nhất ?
    + Tôi không muốn nói đến khía cạnh kinh tế, vì nó khá lên lắm rồi. Ai ai cũng muốn làm giàu. Còn về văn hoá, tôi nghĩ rằng vẫn còn một số người có đầy đủ những gì thuộc về những chuẩn mực ngày trước. Hy vọng họ có thể gây ảnh hưởng lên lối sống của những người xung quanh.
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 19:57 ngày 20/02/2005
  6. x31

    x31 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    545
    Đã được thích:
    0
    Mời bạn đọc "Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan"
  7. x31

    x31 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    545
    Đã được thích:
    0
    Bạn đọc "40 năm nói láo" của Vũ Bằng chưa ?
  8. x31

    x31 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    545
    Đã được thích:
    0
    Bạn đọc "Phố" của Chu Lai chưa ?
  9. 2lan9

    2lan9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Sống ở đời phải biết mình là ai chứ!
    Nghe câu này chưa?
    Các chú muốn tìm một bóng dáng thiếu nữ Hà nội cho riêng mình?
    Rất đúng, anh hoan nghênh.
    Nhưng các chú tự soi lại bản thân mình trước khi đòi hỏi nhỉ?
  10. robinhood_seoul

    robinhood_seoul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Anh nghĩ chú đang nhầm nhọt sang trồng trọt thế nào ấy nhỉ, ở đây đang bàn về hình tượng người phụ nữ cơ mà. Chú lại quay sang chủ đề chọn ng yêu hay sao ấy nhỉ.
    Theo tui thì người phụ nữ ở thời đại hiện nay thì phải có dáng dấp của thời hiện tại chứ. Xin đừng đem cái chuẩn mực đạo đức xưa mà áp dụng với con người thời nay. Phụ nữ ngày nay tự tin hơn, tự chủ hơn và mạnh mẽ hơn. Cũng không nên chỉ lấy vài ví dụ cụ thể để quy cho toàn bộ được. Ngày xưa rất ít người được học hành và nói riêng phụ nữ thì càng ít. Do đó sự thuần khiết trong giáo dục là đương nhiên. Cũng phải nói thêm rằng có những chuẩn mực đạo đức của người phụ nữ, đặc biệt đối với xã hội Á Đông đến bây giờ vẫn không thay đổi.
    [quocte]Ở đây có nhiều nguyên nhân nhưng tôi nghĩ nền văn hoá nào cũng phải có chỉ đạo, có định hướng ở bên trên.
    [/quocte]
    Cái này thì tui đồng ý. Sẽ phải giáo dục cho thế hệ trẻ, và có giải pháp phổ biến rộng khắp về văn hoá.
    Các vị lớn tuổi lúc nào cũng kêu gào lên là bao giờ cho dến ngày xưa. Bóng đá cũng vậy mà văn hóa cũng thế. Theo tôi thì tôi nghĩ cái gì cũng phải gắn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Không thể đem cách hiểu của thời đại này gắn cho thời đại khác được.
    @X31: Rốt cuộc thì bạn đang định nói gì thế, hay định khoe là tôi đã đọc những cuốn này rồi, có ý kiến gì thì chia sẻ anh em cùng hiểu biết chứ cứ thế này thì để tôi liệt kê luôn cả cái list dài dằng dặc cho bạn đọc nhé.

Chia sẻ trang này