1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ Bút tre... "chẻ" đón chào Noel, năm mới - cả Tết Tây, Tết ta và mọi dịp trong năm :D

Chủ đề trong 'Tuyên Quang' bởi maybeU, 24/12/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. maybeU

    maybeU Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    5.175
    Đã được thích:
    1
    Xin phép lại nói thật tiếp: thơ bạn mình ko dám so bì, nhưng mà ko đúng chất Bút tre lắm.
    Nhắc nhé: không phải cứ nhắc đến chuyện ấy mới là Bút tre. Mà thực chất của Bút tre là: làm người ta tưởng là nói đến chuyện ấy nhưng thực ra nội dung cực kỳ trong sáng, giản dị, mộc mạc, hoặc chí ít, cũng làm người ta phải hiểu theo 2 nghĩa, cả nghĩa trong sáng lẫn nghĩa mà bạn có dụng ý.
    Thế nhá! Vẫn đang trong tâm trạng nói thật, không kìm được.
  2. Doinui

    Doinui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2010
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Trời ơi, lại còn có khái niệm "chất Bút Tre" nữa cơ à? Nhiều người không gọi thơ Bút Tre là thơ, mà chỉ gọi là vè. Loại thơ này hiểu rộng chứ không chỉ hạn hẹp ở "chuyện ấy" như bạn nghĩ đâu! He he... Khái niệm "thơ bút tre" (không viết hoa) vẫn còn luôn được tranh cãi đấy... Song nếu bạn muốn topic này chỉ đề cập đến chuyện "ấy ấy" thì cũng okie!
  3. maybeU

    maybeU Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    5.175
    Đã được thích:
    1
    Bỏ qua về vấn đề đọc hiểu tiếng Việt ở đây, mình chỉ xin khẳng định 3 điều:
    1. Khái niệm là cái do con người nghĩ ra, do đó, nếu trước đó chưa có, thì không có nghĩa là sau đó, nó sẽ không có. Huống gì, "bể học mênh mông, quay đầu... cũng khó thấy bờ", bạn đừng nghĩ cái bạn không biết thì có nghĩa là cái đó không có.
    Tuy nhiên, việc khái niệm "chất Bút tre" có tồn tại hay không thì cũng không quan trọng bằng việc bạn có hiểu điều đó nghĩa là gì hay không. Nếu bạn không hiểu thì mình sẽ rất hân hạnh mà tiếp tục giải thích với bạn.
    2. Về thơ và vè:
    Như trên đã nói, khái niệm chỉ là tương đối. Nếu phải tranh cãi thế nào là thơ thì ra khối vấn đề đấy.
    Nhưng trong topic và điều kiện thời tiết hôm nay (khá mát mẻ), mình không có ý định làm bạn rát tai về mớ lý thuyết hiện đại về "thơ" và các loại thơ.
    Tuy nhiên, nếu bạn có nhã hứng thì có thể search Google về "thơ", bạn sẽ tìm được khá nhiều điều lý thú đấy ạ.
    Mình cũng không có ý định tranh cãi xem Bút tre là thơ hay vè, vì khi mình đặt tên topic này, thì mình mặc nhiên đã thể hiện quan điểm của mình về thể loại Bút tre rồi, thiết nghĩ, bạn không cần khẳng định lại rằng bạn cũng nghĩ đây là thơ với mình (theo việc bạn gọi Bút tre là thơ trong câu "Loại thơ này hiểu rộng chứ không chỉ hạn hẹp ở "chuyện ấy" như bạn nghĩ đâu" thì mình tạm đoán như vậy).
    3. Về chuyện "ấy ấy":
    Rất vui vì bạn có cùng quan điểm với mình. Vậy là mình đã lo thừa rồi.
    Chắc mấy câu trên của bạn là nhằm để so sánh sự khác biệt giữa thơ Bút tre và thơ - tưởng - là - Bút tre thôi phải không?
    Rất mong được tiếp tục thưởng thức thơ của bạn!
  4. ThietDK

    ThietDK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
  5. Doinui

    Doinui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2010
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Dạo này lâu lâu không "ấy ấy" nên đầu óc chả có gì... "ấy ấy" cả. Viết tạm một câu... nhưng mà sao nó vẫn cách xa "ấy ấy" wá:
    Xuống Tuyên Quang dạo phố lòng
    vòng em hãy nhớ mua xong hẵng về!
  6. maybeU

    maybeU Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    5.175
    Đã được thích:
    1
    Ơ hình như là vẫn chưa hiểu ý nhau nhỉ?
    Mình đòi Bút tre phải có "ấy ấy" bao giờ mà đằng ấy cứ nặng lòng với ấy ấy?
    Chỉ cần thế này thôi nhé, cũng là rất vui này:
    1. Trông xa một đống đen sì
    Đến khi gần lại ấy thì là than;
    2. Con đò dịch đít sang ngang
    Bên kia có một cái làng thò ra;
    ....
    Đấy, thế cơ mà!
    Nếu vẫn nghĩ mình trước sau bất nhất thì đọc lại 2 post trước của mình nhé, mình không đòi "ấy", mà chỉ nói với bạn, muốn giống Bút tre thì phải làm cho người ta tưởng mình định "ấy" mà hóa ra không phải "ấy" (một khía cạnh của Bút tre thôi, không phải tất cả. Đặc điểm của Bút tre là dân dã, bình dị, vui cười).

Chia sẻ trang này