1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ.......... Cái nhìn mới về thơ ............ hay là làm thế nào để trở thành một nhà thơ cỡ như Vi

Chủ đề trong 'Những người thích đùa' bởi anhhaham, 24/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haibacninh

    haibacninh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    Up nào. Tiếp đi thôi, haham ơi. " Dòng nước ấm trôi về miền dĩ vãng " cũng đã lâu rồi, ngấm hết xuống đất rồi .... mà sao vẫn chưa tiếp tục thế.
  2. anhhaham

    anhhaham Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2002
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    0
    Thôi, nói nhiều mà làm gì, giáo trình dài dòng là giáo trình nhạt nhẽo. Ta nên bước sang phần thực hành để áp dụng luôn những kiến thức đã học vào bài thơ sắp làm.
    Để bắt đầu làm một bài thơ kiểu thực-sự-đúng-phong-cách-sư-phụ-VTL, đề nghị các học viên chuẩn bị tinh thần nghiêm túc. Ai có nhu cầu gì thì nhanh chóng xin phép ra ngoài để mọi thứ được trở về với "miền dĩ vãng" của nó. Ổn định chỗ ngồi và chăm chú, giờ thực hành xin được bắt đầu.
    Hôm nay, tại đây (chưa rõ là đâu!), tôi sẽ cùng các bạn đi vào thế giới của những bài thơ (cứ cho là thơ đi!) theo thể loại mà sư phụ thường chế tác. Sở dĩ tôi dùng từ chế tác vì rồi đây các bạn sẽ hiểu công việc này nó tinh vi và tỉ mỉ thế nào. Đừng nghĩ bạn chỉ cầm cái bút, ngoáy ngoáy vài dòng là thơ sẽ tòi ra dưới ngòi bút của bạn. Đừng nghĩ bạn đi đi lại lại, mông lung suy nghĩ, bóp trán (và một số thứ khác!) là tứ thơ sẽ tới. Cũng đừng nghĩ nàng thơ sẽ rảo bước tới bên bạn, cầm tay dí dí mài mài trên những trang giấy trắng để rồi thơ từ đó tuôn rơi. Làm thơ vất vả lắm. Đặc biệt ở đây không có nàng thơ nào hết. Nàng thơ chỉ là sản phẩm tượng tượng ra của mấy nhà thơ già giàu trí nghĩ suy. Dạng thơ này không cho phép mấy cô phất phơ trong cõi mơ lượn lại lượn đi làm ảnh hưởng tới tầm tập trung của người chế tác. Ở đây và ở thể loại thơ này chỉ có Chàng Thơ. Dù đôi lần nghiên cứu đọc tài liệu tìm hiểu các công trình của nhiều bậc chí sĩ văn thơ, dù dùng Google và nhiều công cụ tìm kiếm trực tuyến khác, và xin thú thật đã hỏi thử 1080 và đề nghị bên công an giúp đỡ, nhưng bản thân tôi đây vẫn chưa được nhìn thấy Chàng Thơ một lần. Qua cảm nhận hết sức chân thành, xuất phát từ tấm lòng của một người luôn ngưỡng mộ thể loại thơ này, tôi đồ rằng Chàng Thơ hẳn phải là một chàng trai hoặc trẻ hoặc già, điểm dễ nhận ra là chàng ở trần (không thấy nói gì đến phần dưới!). Chàng luôn lượn đến bên nhà thơ để cho thuê cảm xúc, để làm cho nhà thơ "rần rật" và nhiều cảm xúc khác rất bất lịch sự khi kể ra đây, trong giờ học nghiêm túc này. Rồi cũng đột ngột như khi đến chàng bốc khói ngay tắp lự, bỏ lại đằng sau nhiều vũng cảm xúc mà sau khi đắm chìm lặn ngụp trong đó, sư phụ của chúng ta đã làm ra cái gọi là thơ.
    Để giờ học được thực sự bắt đầu, tôi xin phép đi vào phần đặt tên. Đừng vội nhìn tôi bằng con mắt nghi ngờ như thế, xin lỗi, tôi biết rằng bạn đã tốt nghiệp trường viết văn Nguyễn Du, nhưng xin bạn hiểu cho đây không phải là thứ văn thơ được viết ra từ lý trí. Cảm xúc, vâng, cảm xúc mới là tất cả bạn ạ. Đúng là ở trường bạn được dạy rằng nên làm thơ trước rồi đặt tên dựa trên tổng thể sau, tôi hiểu cách làm thơ chính thống đó lắm chứ. Nhưng ở đây tên bài lại được đặt ra trước để dẫn nguồn cảm xúc, để rồi tuỳ cảm hứng, tuỳ tâm trạng hoặc có thể tuỳ thuộc vào cái tên ấy mình chưa sáng tác bao giờ mà làm ra một bài cho đủ bộ. Vâng, cảm ơn bạn đã nhìn ra chỗ khác, xin phép cho tôi đi vào phần đặt tên cho một bài thơ. Vầng, một La Mã, "Tên bài và mối liên quan đến cảm xúc nếu có".
    .........thế cái đã, đang bận......
  3. anhhaham

    anhhaham Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2002
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    0
    Trước khi bước vào phần một La Mã, tôi xin nói đôi tí chuyện dông dài ngoài lề về thể loại thơ mà các bạn sắp được học. Phần nói thêm cũng là để các bạn được chuẩn bị tinh thần tốt hơn, hiểu rõ hơn về thể loại thơ này, đặng chế tác cho thật tốt.
    Thơ Linh, ừ, đó là một thể loại thơ không niêm luật, được viết nên từ những cảm xúc chân thành của một con người, một cá thể sống. Khác với các cụ thời cổ lỗ thường vày vò một cách thảm hại mớ tóc búi để tìm ra cho mình một tứ thơ đắc địa, sao cho vần vèo chuẩn xác. Tôi tự nghĩ rằng nếu thời phong kiến xưa một nhà thơ có lỡ vi phạm luật giao thông đường bộ thì hình phạt cao nhất mà cụ phải chịu là làm một bài thơ đúng điệu Thất Ngôn Bát Cú, Đường Luật là cùng. Tội lỗi được xử phạt thật xứng đáng, đâu cần phải 20 năm tù như bây giờ. Nhà thơ nào trình độ có hạn sẽ mất tới 30 năm hoặc hơn để hoàn thành tác phẩm. Hình phạt như thế càng đánh vào ý thức của người tham gia giao thông, chỉ một lỗi nhỏ cũng có thể mắc tù chung thân như thường.
    Thời này, cái lối làm thơ bất tuân niêm luật, thậm chí phỉ nhổ vào ngữ pháp không còn là độc quyền của Vi sư phụ. Tiếng Việt đẹp thật, trong sáng thật, ngữ pháp rắc rối thật cũng chả là cái đếch gì với một số nhà chế tác thơ. Đừng giật mình tự hỏi mình đang đọc cái quái gì khi bắt gặp những câu thơ được viết với ngữ pháp tiếng Nhật, nghệ thuật đấy, đừng cười kẻo người ta coi thường. Bạn hãy trầm trồ khen một vài điểm nếu chưa hiểu gì hết (như những người xung quanh!) ví dụ như "Thơ hay thật, không có lỗi chính tả nhé, xuống dòng nhịp nhàng thật, bố cục đều và tương quan sắp xếp khá đẹp giữa các khổ thơ, thánh thật, tài thật đấy !!!..."
    Tôi hình như chưa bao giờ chê thơ của sư phụ dở cả. Tôi cũng chắc chắn chưa bao giờ kêu kiểu thơ này d-â-m như một số kẻ chuyên a dua theo bài, vẫn thường thấy trên đôi ba diễn đàn khác. Ở đây ta phải sòng phẳng mà nói rằng có nhiều bài đọc khá được, đó là những bài viết với tâm trạng thật của một cô gái, một cá thể sống toàn vẹn. Nhưng (chữ nhưng đáng ghét!) có nhiều hơn nữa là những bài mang tính phô trương, hoành tráng hoá vấn đề, viết vội khi cảm xúc vừa xuống xe và đang đi vệ sinh ở ven đường. Phần sau dở dở này làm lu mờ phần trước vốn đã khá ổn, khiến cho một số kẻ a dua a tòng khác (chị Huệ già ngộ chữ lắm mồm ở talawas là một ví dụ!) đọc vội rồi kết luận là vớ vẩn, là cái thứ thơ dâm tồi tệ của một con bé tinh tướng muốn nhanh nổi. Tôi cho rằng để có thể nhận xét được một cách xác đáng nhất về thơ sư phụ, cần có một hội đồng học giả gồm toàn những bậc chí sỹ trình độ tối thiểu là phó Tiến sỹ, ngồi quây quần lại như người ta họp Cuốc Hội mà bàn, mà luận. Lại công bằng tiếp mà nói rằng nếu không có phần bị nhiều người chê trách kia, chắc gì thiên hạ đã phân biệt được ai là ai giữa nhà thơ Vi Thùy Linh và một con mẹ nhà quê Vi Thị Linh bán giấy vụn nuôi mười ba con ăn học đại học tử tế.
    "Hoa Thuỳ Linh
    Đàn đàn mũi tên bay từ giữa hai đùi
    Bắn nát sự cam phận "
    Làm nghề bán giấy vụn thì dẫu có nuôi mười ba chứ có đẻ thêm một đứa tốt nghiệp đại học tại chức, và hai đứa trung cấp đi nữa, cũng chẳng thể nào đủ trình độ để mà viết ra những vần thơ như thế. Thương hiệu của Linh đã được khẳng định, dễ nhớ, dễ hiểu và dễ nhầm lẫn đối với một số bậc Hủ Nho đáng kính.
    Chết thật, lan man quá, giảng bài kiểu này mà giáo vụ biết thì chỉ có nước trừ tiền. Xin phép đi vào phần một La Mã, một nhỏ, a nhỏ, ý thứ nhất "Tầm quan trọng của tên bài".
    Như các bạn đã biết

    ......... thế đã ...............



    .
  4. haibacninh

    haibacninh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    haham ơi, bận gì mà để mọi người chờ lâu thế. Topic thì ... tụt xuống tận.... trang 2 rồi. Tiếp tục thôi.
  5. Look_at_me

    Look_at_me Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2005
    Bài viết:
    693
    Đã được thích:
    0
    Thơ này:
    Cảm lạnh
    Em ngồi
    Bên khung cửa sổ
    Viết thơ tình tặng anh
    Áo mặc phong phanh
    Gió mùa đông rét cóng
    Cảm lạnh
    Cảm xúc vỡ tan tành...
    Không sao
    Mai lại lành
    Có phải vậy không anh?
  6. Silent_knight

    Silent_knight Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    1.753
    Đã được thích:
    0
    Đấy là thể loại thơ chế bút tre, thô tục.... Bạn cần đọc kỹ topic này để cảm nhận được cái thần của thơ mới của sư phụ Vi
  7. anhhaham

    anhhaham Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2002
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    0
    Vầng, xin chào, vầng, xin thứ lỗi vì kẹt xe, dạ vầng, tan kẹt từ lâu rồi nhưng quanh em toàn nhà thơ xịn, em phải đi từ từ kẻo họ bảo mình thích nhanh nổi nên giả vờ đi lạc vào giữa đám. Em chả dám ạ !
    Hừm !

    Chào lớp mình, hôm nay tôi lại tiếp tục với các bạn đến đây, cùng nhau cọ xát và lăn lộn với thơ. Dù đã lâu rồi bỏ lớp, nhưng tôi hy vọng cảm xúc sẽ vẫn đến với chúng ta một cách từ từ.
    Hôm trước tôi dạy đến đâu rồi nhỉ ? À, vầng, phần một nhỏ đúng không, đặt tên chứ gì, ừ, tiếp nhé !
    Một nhỏ
    .
    Bạn biết rồi đấy, cứ làm thơ là không thể bỏ qua khâu đặt tên cho nó, bài thơ nào mà chả có tên. Sáng tác là việc mệt nhọc, việc đặt tên cho bài thơ còn nhọc không thua gì. Bạn không tin ? Thì đấy, nhiều nhà thơ làm xong cả bài thơ thì dễ rồi, nhưng đến phần đặt tên thì không đủ trình độ, đành bỏ đấy và điền vào "Không đề"
    bận
  8. tieu_ta_than2001

    tieu_ta_than2001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Ngồi cả sáng nghiền this topic
    Phục anh haham rất pro
    Lại cũng phục anh em chăm post
    Cho topic này sống mãi nghe nha.
    Lại ngồi cả buổi chiều
    Học làm thơ
    Chắp đi chắp lại dăm ba chữ
    Chẳng thấy thơ đâu chỉ thấy ...ohh Shift
    Lại ngồi nghiền
    Các bài anh Haham post
    Nói dông dài
    Lên miên
    Dậy thế thì
    Sao làm được
    Thơ

  9. anhhaham

    anhhaham Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2002
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    0
    Khủng khiếp, phải nói rằng quá đỗi khủng khiếp khi tự nhiên vớ được mấy bài thơ của một tác giả đang khá "nổi tiếng". Đọc xong mấy bài này tự dưng thấy từ "tận đáy lòng" vô cùng ân hận vì đã từng nghĩ thơ của Vi sư phụ là khủng khiếp nhất rồi. Tác giả này có tên là Nguyễn Thúy Hằng khá nổi (tai) tiếng với bộ sách "Thời hôm nay, khoái cảm và điên rồ hợp lý".
    Thơ chị như sau (trích)
    viết lên chiếc vú
    những ngón tay
    quấy nhiễu ngả tư con quạ
    biết thầm thì
    dịch chuyển
    nói tục
    trong đêm
    sau khi rời người cô ta để lại vết máu
    ---------
    nhảy lên đầu ngón chân
    đường thịt va chạm
    lười biếng, chảy trong hầm tối
    tôi đã đi đến nơi
    trên mặt sàn hình con ngựa
    lớp lớp
    mùi
    quay quay
    trên chóp
    lưỡi nhọn
    luồn thẳng
    chúng_cười_chất nhờn_tung cửa
    chạy rông
    những mặt vú phủ lên những miệng vú
    ----------
    hết biết ...................
    Xin lỗi đã mở đầu giờ học này với một thông tin quá ư là chán ngán, nhưng chẳng qua cũng chỉ là để anh chị em trong lớp mình có thêm cái nhìn về thế giới văn học đang hiện diện, về những con người đang khát khao nổi tiếng bằng văn thơ xung quanh ta.
    Thế mới biết rằng thơ của họ Vi chẳng phải là một thứ độc quyền, viết thế đầy người có thể viết, cảm thế đầy người có thể cảm, và nổi thế dĩ nhiên đầy người có thể nổi.
    Thơ luôn là thứ ngôn ngữ của cảm xúc, là lời nói từ tấm lòng, bật ra từ những thăng hoa trong tâm tưởng. Thứ thơ trên chưa hẳn đã đại diện cho cảm xúc của nhà thơ, có thể lắm chứ. Hình như nó là thứ ngôn ngữ của cục súc, là bế tắc từ cỗ lòng, bật ra từ những dồn nén trong lúc đau bụng.
    Đi vào thơ ca không dễ, nhất là đối với những người có đôi bàn chân to bè, thô thiển, xỏ thứ guốc mộc sơn phết màu mè rẻ tiền và giả tạo. Tiếc rằng trong khuôn khổ một topic dạy làm thơ này, tôi không có dịp cùng các bạn dạo chơi trong thế giới của thi ca thực sự. Chúng ta chỉ có thể cùng nhau nhảy lò cò bên vách tường của thể loại thơ nói chung mà thôi. Và lúc này đây, thay vì ngồi xếp bằng thư thái trên chõng tre, mắt nhắm nghiền thư giãn, thả hồn trôi vào cõi thiên thai, mở rộng lòng để lắng nghe những cảm xúc bất tận chợt ùa về.... chúng ta lại xắn quần lên, ngồi bó gối, bóp đầu nhăn trán đoán xem liệu cái gì bay ra từ giữa hai đùi Vi sư phụ mà ngài đã tế nhị nhắc tới trong thơ.
    Chết thật, đúng là cái đãng trí của người đang đi vào cõi thơ Linh, tôi quên mất là đang giảng đến phần đặt tên cho một bài thơ.
    Để cho thiên hạ luôn phải sửng sốt vì thơ ta nói chung, ta nên đặt ra cho bài thơ của mình một cái tên thật ấn tượng, ảo diệu và vô cùng khó hiểu. Đây không phải là chỗ cho "Sóng", "Thuyền và biển", "Bên kia sông Đuống" hay "Hạt gạo làng ta", những cái tên dạng đại loại như thế đã có người nổi tiếng xài hết mất rồi. Ta phải bóp trán tìm ra những cái khác. Sư phụ Vi là một người đặt tên thơ khá hiền (dù nội dung có thể ngược lại). Nhưng rõ ràng để nổi hơn sư phụ, ta cần phải trang bị cho thơ những cái tên dữ dằn hơn, hoành tráng hơn, khó hiểu hơn, thể hiện tuốt luốt luôn nội dung của bài. Một số cái tên bạn có thể tham khảo :"Giao tinh" "Khớp mùa thai", "Đồng linh hài", "Nhục cảm dương", "Thụ mầm khát", "Đêm hài nguyệt", "Tinh cuồng cuối hạ", "Xúc cảm màu huyết", "Nộ hơi người", ?oCửa mình hoang?......
    Khó quá phải không, đặt tên đã khó chứng tỏ bước vào thi ca không dễ. Bạn hãy ngẫm nghĩ, cố gắng tìm những từ gì có vẻ thơ thơ một chút, mênh mang một chút, u mê một chút và khốc liệt một chút, rồi ghép vào với nhau, thế là tên bài thơ ra đời.
    Có thể bạn hỏi tôi "Đặt tên thế nhỡ tí nữa khó quá không làm được phần nội dung thì sao?". Đã bảo bạn nên bình tĩnh, việc này có giáo viên phụ trách, bạn không phải lo.
    Bài tập về nhà: Hãy kể ra một số tên bài thơ mà bạn cho rằng sẽ gây ấn tượng, đủ sức tiếp bước Vi sư phụ !

    Các bạn nhớ làm bài tập đầy đủ, chúc các bạn thành công.
    Buổi học kết thúc tại đây, hẹn buổi sau tiếp tục .

  10. jealous_girl

    jealous_girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2005
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Tớ hỏi thăm tẻo, tối qua (30/3), bạn có dự buổi giới thiệu cuốn này ở Viện Goethe?

Chia sẻ trang này