1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thổ cẩm ??othu hút??? du khách

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi Milou, 11/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Thổ cẩm ?othu hút? du khách

    Thổ cẩm ?othu hút? du khách
    Thế mạnh du lịch đất Ninh Thuận
    Lọt giữa hai khu du lịch biển Cà Ná và Ninh Chữ của Ninh Thuận, đó chính là làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp của đồng bào Chăm. Có lẽ do nằm ở ven quốc lộ 1A và thị trấn huyện Ninh Phước, vì thế 10 năm qua, ngày càng có nhiều đoàn khách du lịch ghé thăm làng. Họ muốn mua tận tay những tấm thổ cầm nhiều hoa văn, màu sắc độc đáo của những cô gái Chăm tài hoa.

    Làng Mỹ Nghiệp gồm có 485 hộ, 3000 khẩu. Hầu hết mọi người dân trong làng đều tham gia nghề dệt truyền thống. Những thân gỗ, tre rừng ngâm về làm khung, go, những giống bông vải rừng, sợi tơ gai cùng thuốc nhuộm ?obí truyền? lấy từ các loài thảo mộc.

    Nhiều khách cho rằng thổ cẩm Mỹ Nghiệp nổi tiếng và ăn khách khắp trong Nam, ngoài Bắc và ra tận nước ngoài, chính là nhờ những đôi tay mềm mại, chăm chỉ và khéo léo của những thiếu nữ Chăm.

    Nhiều nhà nghiên cứu dân tộc và mỹ nghệ thủ công, khái quát rằng những hoa văn, sắc màu trên nền vải thô của Mỹ Nghiệp thực chất là ngôn ngữ giao tiếp, là ?ophương tiện? để nói với khách phương xa về một nền văn hóa tiềm ẩn trong từng viên gạch, mái nhà, núi đồi, suối thác của vùng đất cực nam Trung bộ. Do vậy, nhiều khách nước ngoài mừng như bắt được vàng khi tất bật quay phim, chụp ảnh và mua tận tay những tấm thổ cẩm do chính bà con làm ra. Bà Phú Thị Mỡ đứng đầu một trong nhiều ?otổ hợp? của làng. Bà là người hết lòng truyền nghề cho lớp thanh niên mới lớn. Bà Mỡ cho rằng thổ cẩm của làng đi xa là nhờ các thợ cả hết lòng giữ lại những nét hoa văn đặc trưng. Thổ cẩm Mỹ Nghiệp do vậy khó nhầm lẫn với các làng dệt, các dân tộc khác.

    Trưởng thôn Mỹ Nghiệp, ông Hàm Minh Thiều nhớ lại trước kia hơn 100 ha đất nông nghiệp của thôn không nuôi nổi làng. Từ khi ngành văn hóa, du lịch phát hiện, đã nỗ lực quảng bá thổ cẩm dân tộc, đã góp phần làm khôi phục lại nghề truyền thống. Tiền công cho thợ dệt mỗi ngày được hưởng tới 25.000-30.000đ. Mối lái khắp nơi nườm nượp đến ký hợp đồng đặt hàng. Nhiều hộ lên đến 10 khung dệt, mỗi tháng thu nhập từ 3-5 triệu đồng. Thanh niên nam nữ Chăm lập gia đình đều xây nhà đẹp, sắm xe máy, video. Thiếu niên Mỹ Nghiệp vào trường dân tộc rồi lên đại học cũng là nhờ nghề dệt truyền thống.

    Thế nhưng hơn một năm nay thổ cẩm Mỹ Nghiệp bỗng tiêu thu chậm, khách đặt hàng thưa hẳn. Một số hộ đành phải tháo khung cửi xếp lại. Các thiếu nữ dệt nét mặt ít tươi hơn. Vì sao vậy?

    Ông Hàm Minh Thiện tâm sự đầy vẻ ưu tư: thấy hàng Mỹ Nghiệp bán chạy, nhiều doanh nghiệp có vốn đã đến mô phỏng, về ?othiết kế? trên các máy dệt tân tiến. Các loại vải này đều được giới thiệu là hàng thổ cẩm, được chưng bày ở nhiều trung tâm bán hàng lưu niệm của các khu du lịch lớn! Ðáng nói hơn cả là giá các loại hàng này chỉ bằng 1/4 sản phẩm dệt thủ công. Khách du lịch ít quan tâm vẫn cứ mua về làm quà ?olưu niệm?. Làm sao trả lại thổ cẩm giá trị đích thực, khôi phục làng dệt truyền thống Mỹ Nghiệp? Một cán bộ Sở thương mại - du lịch địa phương cho biết: chính quyền sẽ cố gắng thực hiện ý kiến vận động các khách sạn, khu du lịch trưng bày, giới thiệu thổ cẩm Mỹ Nghiệp thứ thiệt cũng như củng cố các hình thức hợp tác để nâng cao sức sản xuất của làng.

    Tuy nhiên, quan trọng nhất, theo ý kiến của nhiều người, phải có những cơ quan tâm huyết đứng ra xúc tiến lập một thương hiệu riêng, đăng ký độc quyền cho thổ cẩm Mỹ Nghiệp cũng như các sản phẩm truyền thống độc đáo của nhiều làng dân tộc khác. Cũng nên mạnh dạn đưa các nhãn hiệu độc quyền ra thương trường quốc tế. Thế nhưng ngành nào, cơ quan nào hoặc tổ chức, cá nhân nào sẽ đứng ra tư vấn hoặc hỗ trợ những người nông dân vốn chỉ biết chăm chỉ, cần cù lại rất ít hiểu biết thông tin, thị trường ở một vùng đất cách xa các trung tâm văn hoá, thông tin?


    Thời báo Kinh tế Việt Nam
    Hạnh Nguyễn - (06/12/2002)

Chia sẻ trang này